Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 130 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
130
Dung lượng
1,31 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG ÁI NHÂN
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN
CÀ MAU(CASES)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301
Tháng 12 năm 2014
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG ÁI NHÂN
MSSV: 4114142
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN
CÀ MAU(CASES)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRẦN QUỐC DŨNG
Tháng 12 năm 2014
ii
LỜI CẢM TẠ
-----o0o----Trở thành sinh viên, được bước vào giảng đường đại học là ước mơ của
biết bao người, trong đó có em. Hạnh phúc biết bao khi được học tập và rèn
luyện chính mình trong môi trường đại học. Trải qua bốn năm học tập trên ghế
giảng đường, em đã học tập được rất nhiều, tích lũy những hành trang vô cùng
quý báu cho cuộc sống. Những điều đó càng làm cho em thêm biết ơn sự chỉ
dẫn tận tình của Thầy, của Cô – người đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức
chuyên môn cho ngành nghề mà em đang học tập. Giờ đây, khi đã trở thành
sinh viên năm cuối, sắp rời xa giảng đường thân thuộc, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến các Thầy, các Cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung
cũng như cac Thầy , Cô khoa Kinh tế -Quản Trị Kinh Doanh nói riêng. Cám
ơn tất cả những Thầy, Cô mà em đã được học với tất cả lòng kính trọng.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Trần Quốc Dũng, người đã tận tình chỉ
dạy, hướng dẫn và chỉ ra cho em thấy những khuyết điểm để em có thể hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Cô, các Chú, các Anh, các Chị trong
Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES) đã giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện để em được tìm hiểu cũng như có số liệu thực tế của
công ty để thực hiên luận văn tốt nghiệp. Và em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Phòng Kế Toán – Đầu Tư của công ty, đến chủ Bỉnh, chị Xuân, chị
Cương…những người đã hỗ trợ cho em rất nhiều trong quá trình thực tập tại
công ty.
Sau cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe cũng như thành công đến các
Thầy, các Cô, các Chú, các Anh/Chị,…Kính chúc tất cả mọi người sẽ luôn
hạnh phúc và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Dương Ái Nhân
i
LỜI CAM ĐOAN
----o0o---Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Dương Ái Nhân
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cà Mau, ngày … tháng … năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian ........................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về không gian ........................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................................................................ 3
2.1.1 Lý thuyết về CPSX và giá thành sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ....... 3
2.1.1.1 Lý thuyết về CPSX ............................................................................. 3
2.1.1.2 Lý thuyết về giá thành sản phẩm ......................................................... 6
2.1.1.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm ................................................. 8
2.1.2 Kế toán chi phí sản xuất.......................................................................... 14
2.1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................. 14
2.1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .................................................... 15
2.1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung ............................................................ 16
2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ........................ 19
2.1.4 Phân tích giá thành sản phẩm ................................................................. 20
2.1.4.1 Tổng quan về phân tích giá thành sản phẩm ....................................... 20
2.1.4.2 Ý nghĩa của phân tích giá thành sản phẩm .......................................... 21
2.1.4.3 Nội dung phân tích giá thành sản phẩm.............................................. 21
2.1.4.4 Tài liệu sử dụng để phân tích giá thành sản phẩm............................... 22
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI ................................. 22
iv
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 23
2.3.1 Phương pháp thu thập và nguồn số liệu .................................................. 23
2.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .................................................. 23
2.3.3 Phương pháp hạch toán ........................................................................... 24
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP....................................... 25
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ................................ 25
3.1.1 Thông tin tổng quát ................................................................................. 25
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 26
3.2 LĨNH VỰC KINH DOANH, SẢN PHẨM DỊCH VỤ .......................... 26
3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ ....................................................... 27
3.3.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 27
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ...................................................... 27
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ........................................................... 29
3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................... 29
3.4.2 Các chính sách kế toán đang áp dụng .................................................... 30
3.5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ........................................ 34
3.5.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2013 ............................................... 34
3.5.2 Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014 ................... 39
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 41
3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................. 41
3.6.2 Khó khăn ................................................................................................. 41
3.6.3 Phương hướng hoạt động ........................................................................ 42
CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY
SẢN CÀ MAU(CASES)................................................................................. 43
4.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ............. 43
4.1.1 Quy trình sản xuất của công ty ............................................................... 43
4.1.2 Quy trình sản xuất các sản phẩm của công ty......................................... 43
4.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM .................................................................................................... 44
v
4.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT ........................................................... 47
4.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................ 47
4.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ........................................................ 51
4.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung ............................................................... 57
4.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................ 61
4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM .................................................................................................... 66
4.4.1 Phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch ................................... 66
4.4.2 Phân tích tình hình biến động giá thành thực tế của đơn vị sản phẩm ... 68
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ
NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ..... 73
5.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.............................................. 73
5.1.1 Đánh giá công tác kế toán ....................................................................... 73
5.1.2 Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm ................................................................................................ 74
5.2 GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐỂ GIẢM GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM..................................................................................... 75
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................. 76
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 76
6.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 77
6.2.1 Đối với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ............... 77
6.2.2 Đối với Nhà Nước................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 79
PHỤ LỤC........................................................................................................ 80
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 81
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... ..98
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................... 115
vi
DANH SÁCH BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 So sánh giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ...................... 8
Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CP Chế Biến và Dịch
Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES) ...................................................................... 34
Bảng 3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm (2012-2014) của
Công ty CP Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau .................................... 39
Bảng 4.1 Tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 7/2014 ............... 48
Bảng 4.2 Tình hình chi phí nhân công trực tiếp tháng 7/2014 ........................ 53
Bảng 4.3 Tình hình chi phí sản xuất chung tháng 7/2014 ............................... 58
Bảng 4.4 Bảng tập hợp chi phí sản xuất của Tôm chính duyệt tháng 7/2014..62
Bảng 4.5 Bảng tập hợp chi phí sản xuất của Tôm tự doanh tháng 7/2014 ..... 62
Bảng 4.6 Bảng tính giá thành sản phẩm Tôm chính duyệt tháng 7/2014 ........ 64
Bảng 4.7 Bảng tính giá thành sản phẩm Tôm tự doanh tháng 7/2014 ............ 65
Bảng 4.8 Tính hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm Tôm chính
duyệt tháng 7/2014........................................................................................... 66
Bảng 4.9 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm Tôm tự
doanh tháng 7/2014 .......................................................................................... 67
Bảng 4.10 Tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm Tôm chính duyệt
giai đoạn 3 tháng (từ tháng 5 đến tháng 7) năm 2014 ..................................... 69
Bảng 4.11 Tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm Tôm tự doanh giai
đoạn 3 tháng (từ tháng 5 đến tháng 7) năm 2014 ............................................ 71
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Phân loại chi phí theo chức năng ...................................................... ..5
Hình 2.2 Cách tính giá thành theo phương pháp công đoạn ........................... 13
Hình 2.3 Sơ đồ tổng hợp tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .............. 15
Hình 2.4 Sơ đồ tổng hợp tài khoản chi phí nhân công trực tiếp ...................... 16
Hình 2.5 Sơ đồ tổng hợp tài khoản chi phí sản xuất chung ............................. 18
Hình 2.6 Sơ đồ kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê KKTX ............... 20
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP Chế Biến và Dịch Vụ Thủy
Sản Cà Mau ...................................................................................................... 27
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán của công ty CASES .......................... 29
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán trên máy tính ..................... 31
Hình 3.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung .................. 32
Hình 4.1 Quy trình sản xuất tôm chính duyệt .................................................. 43
Hình 4.2 Quy trình sản xuất tôm tự doanh ...................................................... 44
Hình 4.3 Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho nguyên vật liệu
.......................................................................................................................... 48
Hình 4.4 Sơ đồ tập hợp chi phí NVLTT tháng 7/2014 của Tôm chính duyệt 50
Hình 4.5 Sơ đồ tập hợp chi phí NVLTT tháng 7/2014 của Tôm tự doanh...... 51
Hình 4.6 Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí NCTT ................................ 53
Hình 4.7 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tháng 7/2014 của Tôm
Chính duyệt ...................................................................................................... 56
Hình 4.8 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tháng 7/2014 của Tôm tự
doanh ................................................................................................................ 56
Hình 4.9 Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất chung ........................ 57
Hình 4.10 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung tháng 7/2014 của Tôm chính
duyệt................................................................................................................. 59
Hình 4.11 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung tháng 7/2014 của Tôm tự
doanh ................................................................................................................ 61
Hình 4.12 Quy trình lập, luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán .................. 61
viii
Hình 4.13 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Tôm chính
duyệt................................................................................................................. 64
Hình 4.14 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Tôm tự
doanh ................................................................................................................ 65
ix
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPSX
:
Chi phí sản xuất
NVL
:
Nguyên vật liệu
CCDC
:
Công cụ dụng cụ
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
BHXH
:
Bảo hiểm xã hội
BHTN
:
Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
TSCĐ
:
Tài sản cố định
DDĐK
:
Dở dang đầu kỳ
CPNVL
:
Chi phí nguyên vật liệu
SP
:
Sản phẩm
SXDD ĐK
:
Sản xuất dở dang đầu kỳ
SXPS
:
Sản xuất phát sinh
SXDD CK
:
Sản xuất dở dang cuối kỳ
NVLTT
:
Nguyên vật liệu trực tiếp
KKTX
:
Kê khai thường xuyên
KKĐK
:
Kê khai định kỳ
GTGT
:
Giá trị gia tăng
NCTT
:
Nhân công trực tiếp
SXC
:
Sản xuất chung
CPSXDĐK
:
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
CPSXDDCK :
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
CCDV
:
Cung cấp dịch vụ
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
TGNH
:
Tiền gửi ngân hàng
IQF
:
Individual Quick Frozen (Cấp đông nhanh từng cá
thể)
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển, cùng với những lợi thế
và tiềm năng vốn có, kinh tế Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình
trên thị trường thế giới. Ngày 01/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO), đây là một bước đệm
quan trọng để kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh hơn. Bên
cạnh những lợi thế có được khi tham gia tổ chức kinh tế lớn này, nhiều doanh
nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều áp lực và khó khăn để khẳng định
và xứng đáng hơn với vị thế đang có của mình. Kinh doanh vốn là một quá
trình cạnh tranh khốc liệt, nơi mà nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp buộc
phải tạo ra những sản mới, ngày một duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài việc tạo ra sản
phẩm chất lượng, việc kế toán xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp
đến giá bán sản phẩm, sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận doanh nghiệp, mà mục
tiêu chính trong kinh doanh vẫn luôn là lợi nhuận. Khi việc xác định chi phí bị
bỏ sót hay xác định các khoản chi phí không hợp lý vào giá thành, sẽ làm cho
giá thành sản phẩm tăng cao, nó sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trên thị
trường của sản phẩm, ảnh hưởng đến doanh thu, đồng thời nó sẽ tồn tại những
rủi ro chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Để một doanh nghiệp có thể
tồn tại lâu dài và phát triển, tạo niềm tin cũng như sự ủng hộ từ khách hàng,
vấn đề chi phí luôn là một vấn đề mà nhà quản trị của bất kì doanh nghiệp nào
cũng nổ lực kiểm soát, đây được xem là một bài toán lớn mà hầu hết các
doanh nghiệp đều đang phải đối mặt. Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu
về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến
và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES), em đã quyết định chọn đề tài: “ Kế
Toán Chi Phí Và Tính Giá thành Sản Phẩm tại Công Ty Cổ Phần Chế
Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES)” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu, đánh giá công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chế Biến và
1
Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES). Thông qua việc phân tích giá thành sản
phẩm, phân tích những ưu điểm và nhược điểm trong công tác kế toán, luận
văn tiến hành đưa ra một số giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm và hoàn
thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của
công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu chung của đề tài, luận văn đi vào các mục tiêu cụ
thể sau:
- Tìm hiểu, đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tháng 07/2014 tại Công ty Cổ Phẩn Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản
Cà Mau (CASES).
- Phân tích biến động giá thành sản phẩm theo các khoản mục chi phí
trong giai đoạn 3 tháng 5,6,7 năm 2014.
- Phân tích ưu, nhược điểm và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác kế toán chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm tại công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy
Sản Cà Mau (CASES).
1.3.2 Phạm vi về không gian
Thời gian thực hiện luận văn: từ 04/08/2014 đến 17/11/2014.
Kỳ kế toán thực hiện trong luận văn: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong tháng 07/2014.
Kỳ số liệu: số liệu trong 3 năm từ 2011 đến 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu,
đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
của 2 mặt hàng tôm chính duyệt và tôm tự doanh của Công ty Cổ Phần Chế
Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES), đồng thời phân tích giá thành
sản phẩm, sự biến động của từng khoảng mục chi phí của 2 mặt hàng tôm
trong tháng 7/2014 tại Công ty.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Theo chế độ kế toán Quyết định 15/2006/QĐ –
BTC ban hành ngày 20/03/2006 và Thông tư 244/2009/TT – BTC ban
hành ngày 31/12/2009)
2.1.1 Lý thuyết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm doanh
nghiệp sản xuất
2.1.1.1 Lý thuyết về chi phí sản xuất
a) Khái niệm về chi phí sản xuất
- Chi phí là khoản tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho một mục
đích, biểu hiện bằng tiền.
- Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa, phát sinh trong quá trình hoạt động.
b) Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có rất nhiều loại, phát sinh rất phức
tạp, đa dạng, thay đổi không ngừng và mang bản chất nhất định theo từng quy
trình sản xuất. Do đó, việc phân loại chi phí sản xuất là nội dung thiết yếu cần
được thực hiện, giúp cho nhà quản trị có thể hiểu rõ bản chất kinh tế của nó,
phục vụ cho việc theo dõi, tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính
giá thành sản phẩm. Từ đó tăng cường công tác quản trị và kiểm soát chặt chẽ
các loại chi phí phát sinh. Một số cách phân loại chi phí sản xuất thường được
áp dụng:
b1) Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
Căn cứ phân loại: căn cứ tính chất, nội dung của chi phí – không phân
biệt chi phí thuộc chức năng kinh doanh nào.
Có 05 loại chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu: là giá trị NVL, CCDC, nhiên liệu, phụ tùng
thay thế.. sử dụng cho kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí nhân công: là tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ), phả trả khác cho công nhân, viên chức trong kỳ.
3
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là giá trị hao mòn của tài sản cố định sử dụng
trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là tiền điện, nước, điện thoại, thuê mặt
bằng,.. sử dụng cho kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí khác bằng tiền: là chi phí tiếp khách, hội nghị,.. sử dụng cho
kinh doanh trong kỳ.
Công dụng:
- Lập dự toán nhu cầu vốn lưu động.
- Lập báo cáo chi phí theo yếu tố của báo cáo tài chính.
b2) Phân loại theo chức năng hoạt động
Căn cứ để phân loại: căn cứ mục đích của chi phí để thực hiện các chức
năng trong kinh doanh.
Có 02 loại chi phí: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
- Chi phí sản xuất
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: có 03 loại chi phí
- Chi phí NVL trực tiếp: giá trị NLV, phụ liệu,.. trực tiếp sử dụng
để sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương, các khoản trích theo
lương và các khoản phải trả khác.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí sản xuất khác ngoài 2 loại như
trên, như chi phí NVL gián tiếp, CCDC, tiền lương nhân viên quản lý, khấu
hao TSCĐ dùng cho sản xuất..
=> Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi
là chi phí chuyển đổi (biến đổi).
=> Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí NVL trực tiếp được gọi là
chi phí ban đầu.
+ Đối với doanh nghiệp xây lắp: có 04 loại chi phí
- Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí liên quan đến hoạt động
của máy thi công – nhiên liệu, tiền lương, phụ cấp của công nhân điều khiển
máy, khấu hao, bảo dưỡng...
4
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí ngoài sản xuất:
Có 02 loại chi phí ngoài sản xuất sau:
- Chi phí bán hàng: là chi phí để tiêu thụ và dự trữ sản phẩm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí hành chính, chi phí quản lý
chung doanh nghiệp.
Công dụng:
- Kiểm soát thực hiện chi phí theo định mức.
- Tính giá thành sản phẩm.
- Định mức chi phí, xác định giá thành định mức.
Chi phí
Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí sản xuất
Chi phí
Chi phí
Chi phí
Chi phí
Chi phí
NVL
nhân
sản xuất
bán
quản lý
trực
công
chung
hàng
doanh
tiếp
trực tiếp
cCHi
Chi phí ban đầu
nghiệp
Chi phí chuyển đổi (biến đổi)
Hình 2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
b3) Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận
Căn cứ để phân loại: căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với kỳ xác
định kết quả kinh doanh. Có 2 loại sau:
- Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với giá trị sản phẩm sản
xuất hoặc hàng hóa mua. Chi phí sản phẩm được tính là phí tổn trong kỳ để
xác định kết quả kinh doanh khi sản phẩm đã tiêu thụ.
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí gắn liền với từng thời kì kinh doanh,
không gắn liền với giá trị sản phẩm như chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
Công dụng: Xác định đúng phí tổn trong kỳ để đánh giá hiệu quả kinh
doanh.
5
b4) Phân loại căn cứ theo cách ứng xử chi phí
Căn cứ để phân loại: dựa vào sự thay đổi của chi phí khi mức độ hoạt
động kinh doanh thay đổi. Gồm 3 loại:
- Biến phí (chi phí khả biến): là những chi phí thay đổi về tổng số khi
mức độ hoạt động thay đổi.
- Định phí (chi phí bất biến): là những chi phí không thay đổi về tổng số
khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi nhất định.
- Chi phí hỗn hợp: là chi phí gồm có hai yếu tố định phí và biến phí.
Công dụng: Hoàn thiện định mức chi phí; giúp lựa chọn mức độ hoạt
động thích hợp, tiết kiệm chi phí trong phạm vi cho phép, giúp phân tích mối
quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận nhằm đề ra chiến lược kinh
doanh phù hợp.
b5) Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Căn cứ để phân loại: căn cứ vào mối quan hệ của chi phí phát sinh đến
mục đích.
Có 02 loại chi phí:
- Chi phí trực tiếp: là chi phí có liên quan đến một đối tượng.
- Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng.
Công dụng: giúp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí chính xác cho các
đối tượng.
c) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi
phí.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là:
- Nơi phát sinh – Phân xưởng sản xuất, công đoạn công nghệ sản xuất...
- Đối tượng chịu chi phí – Sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng...
2.1.1.2 Lý thuyết về giá thành sản phẩm
a) Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất là chi phí sản xuất của một khối lượng, đơn vị thành
phẩm.
b) Phân loại giá thành sản phẩm
6
Tùy theo từng doanh nghiệp, tùy vào đặc điểm kinh doanh, loại hình sản
xuất cũng như sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp sản xuất mà họ sẽ có những
phương pháp tính giá thành khác nhau nhằm phù hợp với đặc điểm kinh doanh
và mang lại lợi nhuận như doanh nghiệp mong muốn. Do đó, ta có nhiều
phương pháp tính giá thành sản phẩm khác nhau, mà cụ thể bao gồm 02
phương pháp phân loại giá thành phổ biến.
b1) Phân loại theo thời điểm xác định giá thành
- Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: phân loại theo thời điểm
có 03 loại giá thành sau:
+ Giá thành sản xuất định mức: là giá thành được tính trước khi sản xuất
cho một đơn vị sản phẩm, theo chi phí sản xuất định mức.
+ Giá thành sản xuất kế hoạch: là giá thành được tính trước khi sản xuất
cho tổng số sản phẩm sản xuất kế hoạch, theo chi phí sản xuất định mức.
+ Giá thành sản xuất thực tế: là giá thành được tính sau khi sản xuất hoàn
thành, theo chi phí sản xuất thực tế.
- Đối với doanh nghiệp xây lắp: giá thành theo thời điểm có 03 loại sau:
+ Giá thành sản xuất dự toán: là tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp dự
toán để hoàn thành khối lượng xây lắp theo giá nhà nước quy định.
+ Giá thành sản xuất kế hoạch: là giá thành dự toán được tính theo điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp xây lắp.
+ Giá thành sản xuất thực tế: là chi phí thực tế để hoàn thành khối lượng
xây lắp.
b2) Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành
Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành bao gồm 02 loại sau:
- Giá thành sản xuất: là chi phí sản xuất của khối lượng thành phẩm.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: Nội dung cấu thành giá
thành sản xuất bao gồm 03 loại khoản mục chi phí sau: chi phí NVLTT, chi
phí nhân công và chi phí SXC.
+ Đối với doanh nghiệp xây lắp: Nội dung cấu thành giá thành sản xuất
bao gồm 04 khoản mục chi phí sau: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử
dụng máy thi công và chi phí SXC.
- Giá thành toàn bộ (Giá thành đầy đủ): là bao gồm giá thành sản xuất và
chi phí ngoài sản xuất của khối lượng thành phẩm tiêu thụ.
7
c) Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm, lao vụ.
d) Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt tiêu biểu của quá trình
sản xuất, có mối quan hệ rất mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng
đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp
đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất trong một kỳ là cơ sở để
tính toán, xác định giá thành của những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn
thành. Việc sử dụng tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp
đến giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau
nhất định, sự khác nhau đó thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.1 So sánh giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất
Giá thành sản phẩm
- Đều là biểu hiện bằng tiền của tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa
- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt của quá trình sản xuất có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá thành sản phẩm sản xuất được tính trên cơ
sở chi phí sản xuất đã tập hợp và số lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ
Liên quan với thời kỳ sản xuất
Liên quan với khối lượng thành phẩm
Riêng biệt của từng kỳ sản xuất
Có thể là chi phí sản xuất của nhiều
kỳ
Phát sinh thường xuyên, liên tục, Phát sinh khi sản xuất đã hoàn thành,
không giới hạn trong quá trình sản cho kết quả nhất định
xuất
Liên quan đến sản phẩm đã hoàn Chỉ liên quan đến sản phẩm đã hoàn
thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ
thành, không liên quan đến sản phẩm
dở dang cuối kỳ
2.1.1.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
a) Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
8
Sản phẩm dở dang hay còn gọi là bán thành phẩm, là những sản phẩm
chưa hoàn tất quy trình công nghệ chế biến, có thể được nhập kho hay được để
tại phân xưởng để tiếp tục hoàn thiện thành sản phẩm hoàn thành.
Các phương pháp phổ biến đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
- Phương pháp đánh giá theo chi chí nguyên vật liệu
Áp dụng phương pháp này nếu chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỉ trọng lớn (thông thường từ 80% trở lên)
trong giá thành sản phẩm. Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo
công thức:
DĐK + CN
DCK =
x
QD
QSP + QD
Trong đó: DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ
CN : Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ
QSP : Sản lượng sản phẩm hoàn thành
QD : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Phương pháp ước lượng tương đương
Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến
chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toongt chi phí sản xuất và sản lượng sản
phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán.
Công thức : QTĐ = QD x %HT
Trong đó: QTĐ : Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
QD : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
HT : Tỷ lệ chế biến hoàn thành
* Trường hợp chi phí sản xuất bỏ vào đầu quy trình công nghệ sản xuất
DĐK + CN
DCK =
x
QD
QSP + QD
Trong đó: DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ
CN : Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ
QSP : Sản lượng sản phẩm hoàn thành
9
QD : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
* Trường hợp chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến
DĐK + CCB
DCK =
x
QTĐ
QSP + QTĐ
Trong đó: DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ
CCB : Chi phí NVL bỏ dần trong quá trình sản xuất
QSP
: Sản lượng sản phẩm hoàn thành
QTĐ : Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
- Phương pháp đánh giá theo định mức chi phí
Phương pháp này thường được áp dụng nếu doanh nghiệp xây dựng được
định mức tiêu hao chi phí cho từng loại sản phẩm và các định mức này ít biến
động. Giá trị sản phẩm dở dang được tính theo công thức:
DĐK = QCK x CĐM x %HT
Trong đó: DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ
QCK : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
CĐM : Chi phí sản xuất theo định mức
HT
: Tỷ lệ hoàn thành
b) Phương pháp tính giá thành sản phẩm
- Phương pháp giản đơn
Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình
sản xuất công nghiệp giản đơn khép kin, tổ chức sản xuất nhiều, quy trình tổ
chức sản xuất ngắn va xen kẽ.
Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và giá trị sản
phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành được tính theo từng
khoản mục chi phí.
Công thức tính tổng giá thành sản xuất thực tế
Z = DĐK + C - DCK
Trong đó : Z : Tổng giá thành sản xuất thực tế
DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ
C : Tổng chi phí sản xuất tập hợp theo từng đối tượng
10
DCK : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Công thức tính giá thành đơn vị
Z
z =
Q
Trong đó: z : Giá thành đơn vị
Z : Tổng giá thành sản xuất thực tế
Q : Tổng sản lượng sản phẩm hoàn thành
- Phương pháp loại trừ chi phí
Công thức
Z = DĐK + C – DCK - CLT
Trong đó: Z : Tổng giá thành sản xuất thực tế
DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ
C : Tổng chi phí sản xuất
DCK : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
CLT : Chi phí cần loại trừ
- Phương pháp hệ số
Trình tự của phương pháp tính giá thành theo hệ số:
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định các hệ số kinh
tế, kỹ thuật (hệ số tính giá thành) cho từng loại sản phẩm, trong đó lấy một
loại sản phẩm làm sản phâm tiêu chuẩn với hệ số là 1.
- Quy đổi sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế thành sản lượng sản phẩm
tiêu chuẩn theo công thức
Q = ∑ Q i x Hi
Trong đó: Q : Tổng sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành
Qi : Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i
Hi : Hệ số kinh tế kỹ thuật của sản phẩm i
11
Công thức tính tổng giá thành từng loại sản phẩm
DĐK + C – DCK
Zi =
x Qi Hi
Q
Trong đó: Zi : Tổng giá thành của sản phẩm i
DĐK : Trị giá dở dang đầu kỳ của sản phẩm i
C : Tổng chi phí sản xuất của sản phẩm i
DCK : Trị giá dở dang cuối kỳ của sản phẩm i
Q : Tổng sản lượng sản xuất
Qi : Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i
Hi : Hệ số kinh tế kỹ thuật của sản phẩm i
- Phương pháp tỷ lệ
Căn cứ tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành
thực tế cho từng quy cách theo công thức sau:
Giá thành thức tế từng tiêu chuẩn phân bổ của quy cách sản phẩm =
Từng quy cách phân bổ x Tỷ lệ giá thành.
- Phương pháp định mức
Phương pháp này thường được áp dụng nếu doanh nghiệp xây dựng được
định mức tiêu hao chi phí cho từng loại sản phẩm và các định mức này ít biến
động. Công thức tính như sau:
Giá thành sản
xuất thực tế
Giá thành
=
định mức
Chênh lệch do
±
thay đổi định mức ±
Chênh lệch do
thoát li định mức
- Phương pháp đơn đặt hàng
+ Điều kiện áp dụng: Sản xuất từng đơn hàng, đơn thuốc, nhiều công
việc khác nhau…
+ Đối tượng tập hợp chi phí: Từng đơn đặt hàng, phân xưởng…
+ Đối tượng tính giá thành: Từng loại sp, chi tiết sp,…
+ Ký tính giá thành: Đơn đặt hàng hoàn thành, thời điểm lập báo cáo tài
chính..
+ Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng là phương pháp được
thực hiện khi sản xuất hoàn tất đơn đặt hàng, nên có sản xuất được thành phẩm
12
nhập kho nhưng chưa thực hiện hoàn tất đơn đặt hàng thì tất cả chi phí sản
xuất đều là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
- Phương pháp công đoạn
NVL trực tiếp
+
Z bán thành phẩm
(GĐ 1)
+
Z bán thành phẩm
(GD n-1)
+
Chi phí chế
Z bán thành phẩm
biến
(GĐ 1)
Chi phí chế
Z bán thành phẩm
biến
(GĐ 2)
Chi phí chế
Z thành phẩm
biến 2
Hình
Hình 2.2 Cách tính giá thành thành phẩm thep phương pháp công đoạn
+ Giai đoạn 1:
Z bán thành phẩm = CPDD ĐK + Chi phí chế biến – CPDD CK
Tổng giá thành đơn vị bán thành phẩm
Z đơn vị bán thành phẩm =
Số lượng bán thành phẩm hoàn thành
+ Giai đoạn cuối
Z thành phẩm (GĐ n) = Z bán thành phẩm (GĐn-1) + DDDK (GĐn) +
Chi phí chế biến (n) – DDCK (GĐn)
Tổng giá thành bán thành phẩm(GĐn)
Z đơn vị thành phẩm =
Số lượng thành phẩm hoàn thành
- Phương pháp kết hợp
Là phương pháp kết hợp của hai hay nhiều phương pháp trên, được áp
dụng cho các doanh nghiệp mà do tính chất tổ chức sản xuất hoặc do đặc điểm
công nghệ đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp hai hay nhiều phương pháp.
Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp kết hợp
với phương pháp tổng cộng chi phí, hay phương pháp tổng cộng chi phí với
phương pháp tỷ lệ…
13
2.1.2 Kế toán chi phí sản xuất (Kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê thường xuyên)
2.1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a) Khái niệm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật
liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản
phẩm.
b) Tài khoản hạch toán
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài
khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí và không có
số dư cuối kỳ.
Kết cấu:
- Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản
phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ.
- Bên Có:
+ Trị giá NVL không hết nhập lại kho.
+ Kết chuyển chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường vào tài khoản
632.
+ Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá NVL thực tế sử dụng cho sản xuất
trong kỳ vào tài khoản 154
Trong những trường hợp NVL xuất dùng cho nhiều loại sản phẩm có quy
cách, phẩm chất khác nhau nhưng không thể xác định được mức tiêu hao thực
tế cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng chịu chi phí) thì kế toán phải tiến
hành phân bổ trị giá nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ theo công thức:
Tổng chi phí NVLTT thực tế
Khối lượng
Mức phân bổ cho
cho từng phát trinh trong kỳ
từng loại
=
x
từng đối tượng
Tổng khối lượng các
đối tượng
đối tượng chịu chi phí
Chứng từ kế toán sử dụng: hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho, phiếu nhập
kho, thẻ kho…
c) Sơ đồ kế toán
14
TK 152
TK 621
TK 152
Vật liệu xuất dùng trực tiếp
Trị giá vật liệu sử dụng
cho sản xuất sản phẩm
không hết cho sản xuất sp
TK 111, 112, 331
TK 154
Trị giá vật liệu mua sử dụng
ngay cho sản xuất sản phẩm
Cuối kỳ kết chuyển và
phân bổ chi phí NVLTT
(Phương pháp KKTX)
TK 133
Thuế GTGT
TK 632
Chi phí NVL vượt trên mức
bình thường
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a) Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, các
khoản phải trích theo lương và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất.
b) Tài khoản hạch toán
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, tài
khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí và không có
số dư cuối kỳ.
Kết cấu:
- Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ
bao gồm tiền lương, tiền công lao động, các khoản trích theo lương...
- Bên Có:
+ Kết chuyển chi phí NCTT vượt trên mức bình thường vào tài khoản
632.
+ Kết chuyển chi phí NCTT trong kỳ vào tài khoản 154.
Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp của riêng từng loại sản
phẩm thì tập hợp theo từng loại sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp của
15
nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trước khi tổng hợp để tính giá thành,
phải phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành theo công thức:
Tổng chi phí NCTT
Mức phân bổ cho
từng đối tượng
Tiền lương theo định
phát sinh trong kỳ
=
x
Tổng tiền lương
mức của NCTT sản xuất
sản phẩm tương ứng
theo định mức
Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công
phiếu thanh toán tạm ứng, bảng kê thanh toán chi phí cho nhân viên hợp
đồng….
c) Hạch toán nghiệp vụ
TK 334, 111
TK 622
TK 154
Tiền lương, phụ cấp phải trả
Cuối kỳ kết chuyển và
cho NCTT sản xuất
phân bổ chi phí NCTT
(Phương pháp KKTX)
TK 3382, 3383, 3384
TK 632
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Chi phí NCTT vượt trên
BHTN cho NCTT sản xuất
mức bình thường
TK 335
Trích trước tiền lương nghĩ
phép của NCTT sản xuất
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
a) Khái niệm
Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng, bộ
phận sản xuất.
16
Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân viên
phân xưởng, chi phí vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài
sản cố định, chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí bằng tiền khác.
b) Tài khoản hạch toán
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung, tài khoản
này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí và không có số dư
cuối kỳ.
Kết cấu:
- Bên Nợ: Chi phí SXC phát sinh trong kỳ.
- Bên Có:
+ Khoản giảm chi phí SXC.
+ Kết chuyển chi phí SXC trong kỳ vào tài khoản 154.
+ Kết chuyển định phí SXC vào tài khoản 632 do mức sản xuất thực tế
bé hơn công suất bình thường.
+ Kết chuyển biến phí SXC vượt trên mức bình thường vào tài TK 632.
Trong trường hợp phân xưởng sản xuất chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm
duy nhất thì toàn bộ chi phí sản xuất chung đó được tính vào chi phí sản xuất
sản phẩm. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình
thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân
bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình
thường. Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá
vốn hàng bán trong kỳ.
Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi
riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tượng hạch toán chi phí là
từng loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng
loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Mức phân bổ
được xác định theo công thức:
Tổng chi phí SXC phát
sinh trong kỳ
Mức phân bổ
cho từng đối
tượng
=
Số đơn vị của đối
x
Tổng số đơn vị của các
đối tượng được phân bổ
theo tiêu thức đã chọn
17
tượng được phân bổ
theo tiêu thức đã chọn
Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu chi, phiếu tạm ứng, bảng thanh toán
tiền lương nhân viên phân xưởng, bảng trích khấu hao TSCĐ…
c) Sơ đồ kế toán
TK 334
TK 627
Chi phí nhân viên
TK 152
Các khoản ghi giảm chi phí
phân xưởng
SXC
TK 338
Các khoản trích theo lương,
TK 154
phải trả cho nhân viên phân
xưởng
Cuối kỳ kết chuyển và phân bổ
TK 152, 153
chi phí SXC
(Phương pháp KKTX)
Chi phí vật liệu, CCDC của
phân xưởng
TK 214
TK 632
Chi phí khấu hao TSCĐ,
dụng cụ sản xuất sản phẩm
Chi phí SXC vượt trên mức
ở phân xưởng
bình thường
TK 142, 242
Chi phí phân bổ dần
TK 631
Cuối kỳ kết chuyển và
TK 111, 112,331
phân bổ chi phí SXC
(Phương pháp KKĐK)
Chi phí dịch vụ mua ngoài,
chi phí khác ở phân xưởng
TK 335
Tính trước chi phí phải trả
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
18
2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (Kế
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)
a) Tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi
phí sản xuất. Có thể là: từng phân xưởng, bộ phận sản xuất; từng loại sản
phẩm dịch vụ, đơn đặt hàng, nhóm sản phẩm cùng loại; từng giai đoạn hay
toàn bộ quy trình công nghệ…
Đối tượng tính giá thành là khối lượng thành phẩm, sản phẩm, dịch vụ đã
được sản xuất hoàn thành mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá
thành đơn vị sản phẩm. Đối tượng tính giá thành có thể là: từng chi tiết sản
phẩm; từng công đoạn của quá trình sản xuất, đơn đặt hàng cụ thể; từng sản
phẩm hoàn chỉnh.
b) Tài khoản hạch toán
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, có chi phí sản
xuất dở dang cuối kỳ, số dư bên Nợ.
Kết cấu:
-Bên Nợ:
+ Chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, sử dụng máy thi công,
SXC, phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
- Bên Có:
+ Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm phẩm nhập kho, chuyển bán.
+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.
+ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sữa chữa được.
+ Kết chuyển hi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Kết cấu:
-Bên Nợ:
+ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
+ Chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, sử dụng máy thi công,
SXC, phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ.
-Bên Có:
19
+ Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm kết chuyển vào tài khoản
632.
+ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sữa chữa được.
+ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 154.
c) Hạch toán nghiệp vụ
* Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 621
TK 154
TK 152
CPSXDDĐK
Giá trị phế liệu thu hồi
Kết chuyển chi phí NVLTT
TK 138
Thu bồi thưởng do
TK 622
làm hỏng sản phẩm
TK 155
Kết chuyển chi phí NCTT
Giá thành thành phẩm
nhập kho
TK 627
TK 157
Kết chuyển chi phí SXC
Giá thành thành phẩm
gửi bán
TK 632
Giá thành thành phẩm tiêu
CPSXCDDCK
thụ
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán theo phương pháp kê KKTX
2.1.4 Phân tích giá thành sản phẩm
2.1.4.1 Tổng quan về phân tích giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm dịch vụ là toàn bộ những chi phí bằng tiền để sản
xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Hay nói
cách khác, giá thành sản phẩm dịch vụ là hao phí về lao động sống và lao động
vật hóa cho một đơn vị khối lượng sản phẩm nhất định được thể hiện bằng
tiền.
20
Có thể nói giá thành sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh toàn diện chất lượng
hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các mặt: trình độ công nghệ, trình độ tổ
chức quản lý, trình độ quản trị..
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường kết
quả sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các
giải pháp kinh tế kỹ thuật mà các doanh nghiệp đã thực hiện. Đồng thời, giá
thành còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp cho người quản
lý có sơ sở đề ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.
2.1.4.2 Ý nghĩa của phân tích giá thành sản phẩm
Trong quá trình sản xuất kinh doanh tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận,
tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp cần phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của giá thành sản phẩm.
- Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp, là căn cứ để doanh nghiệp xác định hiệu quả sản xuất kinh
doanh và đề ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Để quyết định sản xuất
một loại sản phẩm nào đó doanh nghiệp cần phải nắm được nhu cầu thị
trường, giá cả thị trường và điều tất yếu phải biết được chi phí sản xuất và chi
phí tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Trên cơ sở đó xác định
hiệu quả kinh doanh của các loại sản phẩm. Qua đó, doanh nghiệp lựa chọn
loại sản phẩm để sản xuất và quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất nhằm
đạt lợi nhuận tối đa.
- Giá thành là một công cụ quan trọng để kiểm soát tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật. Ý
nghĩa này được thực hiện thông qua việc phân tích sự biến động cơ cấu giá
thành giữa các kỳ.
- Giá thành là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính
sách giá cả của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm.
Do đó, việc phân tích giá thành sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với doanh nghiệp.
2.1.4.3 Nội dung phân tích giá thành sản phẩm
Dựa vào số liệu của doanh nghiệp mà ta tiến hành phân tích giá thành
sản phẩm, việc đánh giá số liệu phân tích là một trong những cơ sở và nội
dung quan trọng của quá trình này:
- Đánh giá chuẩn so sánh: Ta có thể lựa chọn chuẩn để so sánh như giá
thành kế hoạch do công ty đề ra hoặc giá thành năm trước. Từ số liệu thu được
21
năm nay ta sẽ đánh giá xem kế hoạch đề ra có chênh lệch nhiều hay ít so với
thực tế hay giá thành kế hoạch năm nay có biến động so với năm trước hay
không.
- Đánh giá giá thành thực tế: là đánh giá việc tổng hợp và xử lý số liệu để
tính giá thành thực tế. Giá thành thực tế của công ty có thấp hơn năm trước
hay không, nếu cao thì tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Một vấn
đề quyết định sự sống còn của công ty là giá thành thực tế mà công ty sản xuất
có mang tính cạnh tranh so với đối thủ của mình hay không.
2.1.4.4 Tài liệu sử dụng để phân tích giá thành sản phẩm
Dựa vào tài liệu thu thập được tại phòng kế toán của công ty Cổ Phần
Chế biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES).
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI
Trần Tố Uyên (2013). Nghiên cứu “Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính
Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
(ANGIMEX)”, luận văn đại học, Đại Học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu
thứ cấp tại phòng kế toán của công ty. Qua đó, tác giả tiến hành phân tích và
đánh giá thực trạng và công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
An Giang thông qua các khoản mục chi phí, giá thành của công ty trong giai
đoạn 2011-2013 và trong 12/2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Công ty còn
bị ảnh hưởng chi phí sản xuất và giá thành bởi chi phí NVL, yếu tố thị
trường…Từ đó, tác giả đã chỉ ra một số ưu và nhược điểm của công tác kế
toán, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm hoản thiện hơn công tác kế toán
tại công ty.
Trương Kim Thành (2009). Nghiên cứu ”Kế Toán Chi Phí Sản Xuất và
Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Nhập Khẩu
Thủy Sản CADOVIMEX”, luận văn đại học, Đại Học Cần Thơ. Tác giả đã
tiến hành thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kế toán của công ty. Qua đó, tiến
hành đánh giá và phân tích thực trạng kế toán tại công ty thông qua các khoản
mục chi phí, sự biến động chung của chi phí sản xuất qua các năm từ 2005 đến
2007, đồng thời phân tích những biến động của thực tế và kế hoạch của từng
khoản mục chi phí trong 3 năm 2005 đến 2007. Từ đó, nêu ra những tồn tại và
nguyên nhân của sự biến động chi phí tại công ty, bên cạnh đó, tác giả cũng đã
đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao tay nghề công nhân, tạo nguồn nguyên
liệu bền cững cũng như góp phần hạ giá thành sản phẩm, nhằm tạo sự phát
triển bền vững của công ty trong tương lai.
22
Qua lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trước đây đều sử dụng
số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán. Từ đó, các tác giả tiến hành phân
tích kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Do vậy,
nghiên cứu này cũng kế thừa phương pháp nghiên cứu của Trần Tố Uyên
(2013) và Trương Kim Thành (2009) để thực hiện việc đánh giá, phân tích kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Chế
Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES) giai đoạn 2011 - 2013, và tiến
hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán tháng 7 năm
2014.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập và nguồn số liệu
Số liệu được sử dụng để nghiên cứu là số liệu thứ cấp – được thu thập tại
phòng Kế toán – Tài chính của Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy
Sản Cà Mau (CASES) cùng với các số liệu thu thập được trên mạng Internet
và các tài liệu có liên quan về công tác kế toán và tính giá thành sản phẩm tại
công ty.
2.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày,
tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng
nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa vào việc so sánh với
một chi tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng
nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như phân tích và
dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có 02
phương pháp so sánh chủ yếu sau:
+ Phương pháp số tuyệt đối
Là hiệu số giữa 2 chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ
so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh kết quả thực hiện kỳ này
với thực hiện kỳ trước.
Công thức:
Số tuyệt đối = A1 – A0
Trong đó:
23
A0 : Chỉ tiêu kế hoạch
A1 : Chỉ tiêu thực hiện
+ Phương pháp số tương đối
Là tỷ lệ phần trăm của chi tiêu phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện
mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói
lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận
chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó
phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.
Công thức:
Y1
Số tương đối =
* 100%
Y0
Trong đó:
Y1 : Số tuyệt đối kì kế hoạch
Y0 : Số tuyệt đối kì gốc
2.3.3 Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán thực hiện trong luận văn là dựa trên cơ sở hướng
dẫn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Bộ Tài Chính theo chế độ
kế toán Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006 và Thông tư
244/2009/TT – BTC ban hành ngày 31/12/2009 để thực hiện đề tài.
24
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ
THỦY SẢN CÀ MAU(CASES)
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Thông tin tổng quát
Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CP CHẾ BIẾN VÀ DỊCH
VỤ THỦY SẢN CÀ MAU
Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: CA MAU SEAFOOD
PROCESSING AND SERVISE JOINT STOCK CORPORATION.
Tên viết tắt: CASES
Biểu tượng (logo) của công ty:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 2000108952 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp.
Vốn điều lệ: 120.000.000.000 đồng
Trụ sở chính: Số 04, đường Nguyễn Công Trứ, phường 8, thành phố Cà
Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam.
Điện thoại: (07803) 839363 hoặc (07803) 835805
Fax: (07803) 830298
Website: www.cases.com.vn
Email: cases@vnn.vn
Mã cổ phiếu : cases
Mã số thuế: 2000108952
Địa chỉ chi nhánh
+ Tên chi nhánh 1: XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN
SÔNG ĐỐC (Khóm 04, Thị Trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà
Mau, Việt Nam).
+ Tên chi nhánh 2: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ
THỦY SẢN CÀ MAU – CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Khu Công Nghiệp Tắc
25
Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt
Nam).
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau là tiền thân
của Công ty Khai Thác & Dịch Vụ Thuỷ Sản Cà Mau được thành lập theo
quyết định số 307/QĐUB ngày 01/6/2006 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Cà Mau
V/ v : Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ Phần.
Công ty được thành lập trên 10 năm tọa lạc trên địa bàn thành phố Cà
Mau, có tiềm năng nguyên liệu dồi dào với lực lượng lao động có tay nghề chế
biến thủy sản tập trung. Công ty có máy móc thiết bị với công suất chế biến từ
1.000 tấn đến 1.200 tấn thành phẩm thủy sản xuất khẩu trên 1 tháng có chất
lượng tốt theo yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, công ty nằm trên một vùng
đất được thiên nhiên ưu đãi về nguồn lợi thủy sản, là một tỉnh có chiều dài bờ
biển 254km, ngư trường khai thác thủy sản rộng lớn và sông rạch chằng chịt
trong đất liền, cộng với hệ sinh thái rừng ngập mặn đã tạo cho thủy sản địa
phương Cà Mau có trữ lượng lớn nhất cả nước, nhân dân lành nghề nuôi trồng
và đánh bắt thủy hải sản đã tạo nhiều lợi thế phát triển về nguyên liệu của
công ty.
Công ty là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai thác,
chế biến và dịch vụ thủy sản. Trong thời gian qua, công ty đã góp phần cho
ngân sách tỉnh nhà, tạo nguồn ngoại tệ cho Nhà nước và đảm bảo việc làm ổn
định đời sống cho hơn 1.000 lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Công suất khoảng 4.000 – 5.000 tấn tôm/năm, CASES sản xuất và xuất
khẩu các mặt hàng tôm bao gồm: tôm sú, thẻ, PD, PUD,…Bên cạnh đó,
CASES còn sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng khác như mực ống, bạch tuộc,
mực nang… tiêu biểu tháng 11 năm 2012 xuất khẩu đạt 74.892.186 USD.
3.2 LĨNH VỰC KINH DOANH, SẢN PHẨM DỊCH VỤ
- Buôn bán thực phẩm: Sản xuất, kinh doanh hàng thủy sản xuất nhập
khẩu và tiêu thụ nội địa, cung ứng nhiên liệu, nước đá, thu mua, chế biến hàng
nông sản thực phẩm xuất khẩu.
- Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác: Nhập khẩu máy
móc, thiết bị, hóa chất, hàng tiêu dùng và thực hiện một số dịch vụ xuất nhập
khẩu ủy thác.
- Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa: Sản xuất bao bì.
26
(Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được
kinh doanh ngành, nghề đó khi đủ điều kiện kinh doanh. Doanh nghiệp phải
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật).
3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ
3.3.1 Cơ cấu tổ chức
HĐQT
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
P. TỔNG GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH
KINH DOANH
GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
PHÒNG BAN
XNCB SÔNG
XNĐL CC CÀ
CHI NHÁNH
CÔNG TY
ĐỐC
MAU
KIÊN GIANG
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP Chế Biến và Dịch Vụ Thủy
Sản Cà Mau
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
* Ban Giám Đốc
- Tổng Giám Đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi
giao dịch, là người quản lý điều hành công việc và chịu trách nhiệm cao nhất
về mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh: Giúp Giám Đốc quản lý đầu ra sản
phẩm, phụ trách hoạt động kinh doanh của công ty và các mặt công tác được
Tổng Giám Đốc uỷ nhiệm
- Phó Tổng Giám Đốc phụ trách lĩnh vực tài chính: Là người chịu trách
nhiệm quản lý tài chính công ty và các mặt công tác được Tổng Giám Đốc uỷ
nhịêm.
* Phòng Tổ Chức Hành Chánh
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc công ty về công tác quản lý tổ chức,
quản lý nhân sự, các chế độ của người lao động nhằm hình thành và bổ sung
27
một đội ngũ CB.CNV có đủ trình độ năng lực, làm tham mưu về công tác
quản lý hành chính, bảo vệ an toàn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho
CB.CNV công ty.
- Soạn thảo triển khai quy chế làm việc, lập dự thảo điều lệ hoạt động
của công ty.
- Xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng, kế hoạch đào tạo, bảo hộ
lao động, y tế. Bình chọn thi đua, báo cáo thành tích khen thưởng cho cá nhân,
tập thể.
- Thực hiện công tác hành chính, tiếp khách, hội họp, hội nghị khách
hàng.
- Phụ trách quản lý con dấu của đơn vị, tổ chức chặt chẽ công tác văn
thư lưu trữ hồ sơ, tài liệu đúng chế độ quy định.
* Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu
- Tham mưu cho Giám Đốc về việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm, hàng tháng, hàng tuần. Kiểm tra và đôn đốc tiến độ sản xuất
của xí nghiệp, thực hiện công tác tiếp thị và tham mưu cho Ban Giám Đốc
công ty trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước.
- Thực hiện các công việc kinh doanh của đơn vị, quản lý trạm đại diện
ở TPHCM và Hà Nội.
* Phòng Kế Toán Tài Vụ
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc, đồng thời đảm bảo công tác quản lý
tài chính kế toán tại công ty thực hiện đầy đủ, kịp thời.
- Theo dõi thu hồi công nợ kịp thời đầy đủ, chính xác, không để thất
thoát tài sản của công ty.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế khó khăn, vạch ra các phương án tổ
chức trong lĩnh vực tài chính kế toán.
+ Nhà máy nước đá: Sản xuất nước đá phục vụ cho Nhà máy chế biến
TS Đông Lạnh Cảng Cá và các hộ kinh doanh trong Cảng Cá.
+ Các xí nghiệp trực thuộc: Thực hiện công đoạn thu mua và chế biến
sản phẩm theo kế hoạch hàng tuần, tháng, quý, năm do công ty giao.
- Xí nghiệp Chế Biến & Dịch Vụ Thủy Sản Sông Đốc: Là đơn vị chịu
trách nhiệm chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh, chả cá xuất khẩu,
Giám Đốc xí nghiệp tham mưu cho Phó Tổng Giám Đốc công ty về chất
28
lượng sản phảm thuỷ sản, đồng thời tham gia vào các quá trình đàm phán ký
kết hợp đồng xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản. Đây là thành viên chủ lực của công
ty. Hàng năm xí nghiệp đã đóng góp vào các chỉ tiêu kinh tế cho công ty khá
lớn.
- Xí nghiệp Chế Biến Nhà Máy Đông Lạnh Cảng Cá Cà Mau: Là đơn vị
chuyên sản xuất các mặt hàng thủy sản xuất khẩu như: Tôm đông lạnh, mực
đông lạnh, các loại Fillet …
- Chi nhánh Kiên Giang: Là đơn vị chuyên sản xuất chả cá Surimi, mực
đông lạnh, tôm sú nguyên con …
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ
KẾ
KẾ
KẾ
KẾ
KẾ
KẾ
THỦ
TOÁN
TOÁN
TOÁN
TOÁN
TOÁN
TOÁN
TOÁN
QUỸ
NGÂN
THANH
PHẢI
TSCĐ
THÀNH
VẬT
THUẾ
HÀNG
TOÁN
THU
PHẨM,
TƯ,
TIỀN
PHẢI
NVL
CCDC,
MẶT
TRẢ
NVL
PHỤ
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán của công ty CASES
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
- Kế toán trưởng: Chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin
kinh tế và hạch toán kinh tế theo cơ chế quản lý mới, chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Giám Đốc và của cơ quan tài chính về nghiệp vụ chuyên môn.
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp tất cả các chứng từ, tổng hợp số liệu, xác
định lãi lỗ, ghi chép sổ cái, lập báo cáo quyết toán và các báo cáo chung không
thuộc nhiệm vụ của các kế toán khác, giúp kế toán trưởng tổ chức công tác
thông tin trong nội bộ công ty và phân tích các hoạt động kế toán.
29
- Kế toán thanh toán: Theo dõi, mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày, liên
tục theo trình tự các khoản thu, chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ. Tất cả phải cập
nhật vào chương trình kế toán. Các phiếu thu, chi đều có 03 liên, 01 liên giao
khách hàng, 01 liên giao cho thủ quỹ, 01 liên lưu chứng từ gốc.
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi chặt chẽ các khoản tiền của công ty tại
ngân hàng bao gồm: các khoản tiền gửi hoặc chuyển trả nợ, tiền vay và tiền
của khách hàng chuyển trả cho công ty.
- Kế toán phải thu, phải trả: Theo dõi công nợ phải thu, phải trả. Báo cáo
kịp thời thanh toán và thu hồi các khoản nợ.
- Kế toán tài sản cố định: Ghi chép, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời
số hiện có và tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty, tính toán số khấu
hao TSCĐ đồng thời phân bổ chi phí khấu hao và các đối tượng sử dụng
TSCĐ; lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử
dụng và bảo quản TSCĐ.
- Kế toán thành phẩm, nguyên vật liệu chính: Theo dõi tình hình nhập,
xuất, tồn kho thành phẩm, nguyên vật liệu chính. Ghi chép, ảnh ánh thực tế
từng nguồn hàng, chi phí mua bán dựa vào các chứng từ, hoá đơn, phiếu nhập
kho. Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm. Tập hợp các báo cáo thành phẩm
của xí nghiệp, kiểm tra việc tính giá thành phẩm của bộ bộ kế toán thành phẩm
của xí nghịêp đối chiếu giá với bộ phận báo giá của phòng kinh doanh.
- Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu phụ: Theo dõi tình
hình xuất – nhập vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu phụ. Mua hàng, xuất
hàng, theo dõi tồn kho vật tư, công cụ dụng cụ của xí nghiệp: vào sổ chi tiết
vật tư, chứng từ sử dụng là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Kế toán thuế: Theo dõi tập hợp trên sổ cái tài khoản, khai và quyết toán
thuế (Thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân …).
- Thủ quỹ: Quản lý lượng tiền thực có trên sổ sách tiền mặt; Thu và chi
tiền căn cứ vào phiếu thu, chi tiền mặt của bộ phận lập phiếu chuyển sang (kế
toán thanh toán). Đối chiếu số liếu sổ quỹ và sổ kế toán.
3.4.2 Các chính sách kế toán đang áp dụng
- Công ty thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ
Tài Chính ban hành.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam (VNĐ).
30
- Phương pháp trích khấu hao tài sản: Tài sản cố định được tính theo
phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng dự tính của tài sản, tỷ
lệ khấu hao theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày
25/04/2013.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo giá thực tế và chi phí liên
quan.
- Phương pháp xác định giá trị xuất kho: Nhập trước xuất trước (FIFO).
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp nộp thuế GTGT: Thuế GTGT được áp dụng theo phương
pháp khấu trừ.
- Niên độ kế toán: Năm tài chính của công ty được áp dụng từ 01/01 đến
31/12 hằng năm.
- Phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá ngoại tệ: tỷ giá thực tế.
- Hình thức kế toán áp dụng của công ty: ghi sổ bằng máy tính được thực
hiện trên cơ sở hình thức Nhật Ký Chung.
Công ty sử dụng hình thức kế toán bằng Máy Tính để thuận tiện cho việc
xử lý cũng như quản lý thông tin.
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN
SỔ KẾ TOÁN
PHẦN MỀM KẾ
TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN
-Báo cáo tài chính
Máy vi tính
CÙNG LOẠI
-Báo cáo kế toán
quản trị
Ghi chú:
Nhập số liệu hằng ngày
In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán trên máy tính
31
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác
định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo
các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phầm mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký chung …) và các sổ, thẻ kế toán
chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện
các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số
liệu tổng hợp với số lịêu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo
chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán
có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi
đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in
ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ
kế toán ghi bằng tay.
Chứng từ Kế toán
Sổ Nhật ký
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hằng ngày:
32
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
Kiểm tra, đối chiếu:
Hình 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung
Hình thức ghi sổ Nhật Ký Chung theo chế độ Kế toán Quyết Định
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 là phù hợp với công tác kế toán tại Công
ty. Vì là công ty cổ phần có nhiều chi nhánh cũng như nhiều nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong ngày, do đó việc sử dụng hình thức Nhật Ký Chung đem lại
nhiều thuận lợi cho công ty vì số lượng mẫu sổ đơn giản dễ thực hiện, thuận
tiện cho việc phân công lao động kế toán. Việc xử lý nghiệp vụ phát sinh cũng
như công tác quản lý được nhanh, chính xác, đồng thời thuận tiện cho việc
kiểm tra đối chiếu về số liệu kế toán cho từng đối tượng kế toán ở mọi thời
điểm, cung cấp được những thông tin kịp thời cho nhà quản lý.
33
3.5 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH
3.5.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2013
Bảng 3.1 Tình hình kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: 1000 đồng
Stt
Chỉ tiêu
(1)
(2)
Năm
2011
Chênh lệch 2012/2012
2012
1.475.925.020
Tuyệt đối
2013
1.763.159.920
2.207.359.530
Chênh lệch 2013/2012
%
Tuyệt đối
287.234.900
19,44
444.199.610
25,19
%
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
7.552.530
8.855.440
11.258.020
1.302.910
17,25
2.402.580
27,13
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.468.372.490
1.727.304.480
2.196.101.510
258.931.990
17,63
468.797.030
27,14
4
Giá vốn hàng bán
1.338.488.070
1.586.845.800
2.046.417.280
248.357.730
18,55
459.572.200
28,96
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
129.884.420
140.458.680
149.684.230
10.574.260
8,14
9.225.550
6,57
6
Doanh thu hoạt động tài chính
1.724.630
1.947.800
2.715.000
223.170
12,94
767.200
39,39
7
Chi phí tài chính
38.130.640
44.859.580
31.087.330
6.728.940
17,56
(13.772.250)
(30,70)
Trong đó, chi phí lãi vay
32.213.430
39.074.520
25.052.800
6.861.090
21,03
(14.021.720)
(35,88)
8
Chi phí bán hàng
44.690.130
55.223.820
60.333.050
10.533.690
23,57
5.109.230
9,25
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
21.323.450
23.044.380
25.131.210
1.720.930
8,07
2.086.830
9,06
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
27.464.830
19.278.690
35.847.630
(8.186.140)
(19,81)
16.568.940
85,94
11
Thu nhập khác
2.499.640
2.871.140
3.928.970
371.500
14,86
1.057.830
36,84
12
13
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
32.390
2.466.710
24.100
2.847.050
207.010
3.721.960
(8.830)
380.340
(26,08)
15,42
182.910
874.910
758,96
30,73
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
29.931.540
22.125.740
39.569.59 0
(7.805.800)
(26,08)
17.443.850
78,84
15
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
1.515.410
1.659.430
2.967.720
144.020
9,5
1.308.290
78,84
16
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
-
-
-
-
-
-
-
17
18
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
28.416.130
17
20.466.310
20
36.601.870
37
(7.949.820)
3
(27,98)
17,65
16.135.560
17
78,84
85
(Nguồn: Phòng Kế Toán - Tài chính CASES)
34
Nhìn vào báo cáo hoạt động kinh doanh ta thấy: tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty đang trên đà phát triển, đặc biệt là sự phát triển vào năm
2013, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, có sự biến động
không đồng đều giữa các khoản mục chi phí, do đó ta sẽ tiến hành phân tích
để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 3 năm từ
2011 đến 2013.
- Về doanh thu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có
xu hướng tăng nhưng không đều qua các năm. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ tăng trong giai đoạn năm 2011-2012 và tăng mạnh trong giai đoạn
năm 2012 – 2013.
Giai đoạn 2011 – 2012: Doanh thu năm 2012 đạt 1.475.925.020 ngàn
đồng tăng lên 287.234.900 ngàn đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng tương ứng
là 19,44%. Xem xét năm 2011, doanh thu của công ty không cao như mong
muốn là do năm 2011 là năm mà nền kinh tế Việt nam có nhiều biến động,
tình hình lạm phát tăng cao, dẫn đến những khó khăn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, đến năm 2012, do sự ổn định và phục hồi dần của nền
kinh tế thủy sản, số lượng sản phẩm sản xuất tăng cao, công ty có nguồn đầu
ra sản phẩm tôm ổn định, ký kết được nhiều hợp đồng kinh doanh hơn, vì thế
doanh thu của công ty bắt đầu tăng nhanh.
Giai đoạn năm 2012-2013, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
năm 2013 là 2.207.359.530 ngàn đồng, tăng mạnh hơn năm 2012 là
444.199.610 ngàn đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 25,19%, tỷ lệ tăng lên
bằng ¼ tổng doanh thu năm 2012. Năm 2013 là năm đặc biệt thuận lợi đối với
người nuôi trồng thủy sản cũng như đối với chính công ty, bởi năm 2013 là
năm mà nền kinh tế đã bước vào ổn định, tình hình tăng trưởng kinh tế tăng
cao, lạm phát đã được kiềm chế, từ đó thúc đẩy cho sự phát triển của các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với giá tôm nguyên liệu đầu vào tương đối
ổn định, giá cả đầu ra tăng cao là một trong những yếu tố giúp cho doanh thu
của công ty tăng vượt bậc so với năm 2012. Qua đó, ta thấy được, năm 2013
được xem như là một năm phát triển mạnh mẽ của công ty, giúp công ty có
thêm động lực và niềm tin để ngày càng phát triển hơn nữa các mặt hàng thủy
hải sản.
-Về chi phí: có 3 khoản mục chi phí lớn mà công ty cần lưu ý là chi phí
giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nhìn chung ta thấy được các khoản mục chi phí đều tăng qua các năm ,
với các khoản chênh lệch tăng không đều, cụ thể như sau:
35
Giai đoạn năm 2011-2013: Giá vốn hàng bán tăng từ 1.338.488.070 ngàn
đồng năm 2011 lên 1.586.845.800 ngàn đồng vào năm 2012, chênh lệch tăng
là 248.357.730 ngàn đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 18,55%. Giá vốn hàng bán
vào năm 2013 là 2.046.417.280 ngàn đồng, tăng 459.572.200 ngàn đồng so
với năm 2012, tỷ lệ tăng tương ứng là 28,96%. Qua đó, ta thấy giá vốn hàng
bán tăng liên tục qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2013. Nguyên
nhân của sự gia tăng này là do việc sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều
thuận lợi, sản lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, nguồn tiêu thụ rộng lớn
hơn, công ty ký kết được nhiều hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước.
Do đó, việc gia tăng của giá vốn hàng bán là điều dễ hiểu đối với hoạt động
kinh doanh của công ty.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Năm 2011, chi phí bán hàng
là 44.690.130 ngàn đồng, sau đó tăng lên 55.223.820 ngàn đồng vào năm
2012, chênh lệch tăng 10.533.690 ngàn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là
23,57%. Năm 2013, chi phí này tiếp tục tăng lên 60.333.050 ngàn đồng, tăng
5.109.230 ngàn đồng, tỷ lệ tăng là 9,25% so với năm 2012. Với việc sản xuất
tăng nhanh, số lượng sản phẩm tiêu thụ ngày một lớn, do đó chi phí tiền lương
phải trả cho nhân viên bán hàng tăng lên. Ta thấy, năm 2012 có thể là năm mà
công ty đang mới phát triển việc quản lý, kiểm soát khoản mục chi phí này
chưa thật sự hiệu quả nên chênh lệch tăng so với 2011 là 10.533.690 ngàn
đồng, tuy nhiên đến năm 2013 với việc quản lý và kiểm soát tốt nguồn lao
động, khoản mục chi phí này chỉ tăng 5.109.230 ngàn đồng so với năm 2012,
chỉ bẳng ½ so với chênh lệch tăng của năm 2012 với 2011. Đây là một trong
những công tác quản lý chi phí hiệu quả mà công ty đạt được và sẽ tiếp tục
duy trì trong tương lai. Về chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 là
23.044.380 ngàn đồng, tăng 1.720.930 ngàn đồng so với năm 2011, với tỷ lệ
tăng tương ứng là 8,07%, và năm 2013 là 25.131.210 ngàn đồng, tăng
2.086.830 ngàn đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng tương ứng là 9,06%. Nguyên
nhân của sự gia tăng khoản mục chi phí này là do các chi phí phát sinh trong
quá trình kí kết hợp đồng, tiếp đãi đối tác của công ty, các khoản chi phí phát
sinh mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Về lợi nhuận: các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty ta tiến hành xem xét
bao gồm lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: từ giai đoạn năm 2011
– 2013, lợi nhuận gộp luôn tăng nhưng không đều. Năm 2011 lợi nhuận là
129.884.420 ngàn đồng, đến năm 2012 đã tăng lên 140.458.680 ngàn đồng,
chênh lệch tăng là 10.574.260 ngàn đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 8,14%. Năm
36
2013 khoản lợi nhuận này đạt được là 149.684.230 ngàn đồng, tiếp tục tăng
lên 9.225.550 ngàn đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng tương ứng là 6,57%.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự gia tăng của doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ, với sự gia tăng của giá vốn hàng bán qua các năm, ta thấy
được chúng có mối quan hệ mật thiết và quyết định quan trọng đến lợi nhuận
gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: năm 2011 đạt được
27.464.830 ngàn đồng, sau đó lại giảm vào năm 2012 xuống còn 19.278.690
ngàn đồng, giảm đi 8.186.140 ngàn đồng, với tỷ lệ giảm là 29,81% so với năm
2011. Tuy nhiên vào năm 2013, khoản lợi nhuận này lại tăng lên cao, đạt
35.847.630 ngàn đồng, tăng 16.586.940 ngàn đồng so với năm 2012, với tỷ lệ
tăng tương ứng là 85,94%. Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận thuần vào
năm 2012 là do lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ phải bù trù cho
khoản chi phí chính là chi phí tài chính cùng các khoản mục chi phí khác nên
lợi nhận gộp của công ty giảm đáng kể, và thấp hơn so với năm 2011 rất
nhiều, có thể thấy rằng năm 2012 là năm mà công ty phải chịu chi phí tài
chính lớn nhất trong giai đoạn năm 2011 – 2013.
Lợi nhuận khác: Là khoản lợi nhuận có được không phải từ các hoạt
động sản xuất chính của công ty, nó phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài
hoạt động sản xuất chính tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này
thường có tính bất thường và khó kiểm soát được vào các giai đoạn nhưng nó
không ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy
nhiên ta dễ dàng thấy, khoản lợi này đều tăng qua các năm.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2011, lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp là 28.416.130 ngàn đồng, năm 2012 lợi nhuận này
là 20.466.310 ngàn đồng, giảm 7.949.820 ngàn đồng so với năm 2011, tỷ lệ
giảm tương ứng là 27,98%. Năm 2013, lợi nhuận đạt được 36.601.870 ngàn
đồng, tăng 16.135.560 ngàn đồng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng tương ứng là
78,84%. Do năm 2012 là năm mà các khoản mục chi phí mà công ty phải gánh
chịu tăng cao, dù lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhưng
việc bù trừ các khoản mục chi phí làm lợi nhuận trước thuế giảm, dẫn đến lợi
nhận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm theo.
Qua đó, ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát
triển tương đối ổn định trong giai đoạn năm 2011 – 2013. Năm 2011 là năm
công ty phải đối mặt với vấn đề lạm phát tăng cao nên tình hình sản xuất còn
gặp nhiều khó khăn, đến năm 2012 với việc dần ổn định của nền kinh tế thị
trường, công ty bước đầu có những thành công nhất định khi lợi nhuận năm
37
sau cao hơn năm trước, công ty ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế, số lượng
sản phẩm sản xuất ngày một tăng cao. Và năm 2013 là năm đánh dấu bước
tiến mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất của công ty, cùng với việc ký kết được
nhiều hợp đồng, có thêm nhiều đối tác trong và ngoài nước, với việc quản lý
chặt chẽ và lao động, nguồn vốn đã giúp công ty ngày một phát triển vững
mạnh trên thương trường.
38
3.5.2 Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014
Bảng 3.2 Tình hình kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: 1000 đồng
Stt
Chỉ tiêu
(1)
(2)
6 tháng đầu năm
2012
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
3
Chênh lệch 2013/2012
2013
Tuyệt đối
2014
Chênh lệch 2014/2013
Tuyệt đối
%
%
881.580.000
1.103.679.770
1.203.679.710
222.099.770
25,19
99.999.940
8,30
4.427.720
5.629.010
5.929.010
1.201.290
27,13
300.090
5,06
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
877.152.280
1.098.050.757
1.198.050.610
234.398.560
27,14
99.699.860
8,32
4
Giá vốn hàng bán
793.422.200
1.023. 208.640
1.099.872.650
229.785.740
28,96
76.664.010
6,97
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
83.730.080
74.842.115
97.877.960
4.612.780
6,56
23.035.850
23,53
6
Doanh thu hoạt động tài chính
937.900
1.457.500
1.557.510
383.600
39,38
200.100
12,84
7
Chi phí tài chính
22.429.790
15.543.665
17.543.670
(6.886.130)
(30,7)
2.000.010
11,40
Trong đó, chi phí lãi vay
19.537.260
12.526.400
14.526.410
(7.010.860)
35,88
2.000.010
13,76
8
Chi phí bán hàng
27.611.910
30.116.652
30.116.530
2.504.742
9,07
(122)
0,0004
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
11.522.190
12.565.605
14.565.610
1.043.415
9,06
2.000.005
15,91
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
35.668.830
17.551.047
19.518.230
7.911.702
82,07
1.967.183
11,20
11
Thu nhập khác
1.435.570
1.964.485
2.264.490
528.915
36,84
300.005
15,27
12
Chi phí khác
12.050
103.505
109.910
91.455
36,84
6.405
0,28
13
Lợi nhuận khác
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
16
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
18
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
1.423.525
1.860.980
1.975.980
437.460
758,96
115.000
5,81
11.062.870
21.273.007
23.648.790
10.210.137
92,29
2.375.783
11,16
829.715
1.483.860
1.783.860
654.150
78,83
300.000
16,81
-
-
-
-
-
-
-
10.233.160
19.789.147
21.864.930
9.555.987
93,38
2.075.783
10,5
10
18,5
18,301
8,5
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính CASES)
39
(0,199)
Qua bảng tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm giai đoạn từ
2012 đến 2014 của Công ty CP Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau
(CASES), ta thấy:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ 6 tháng đầu năm giai đoạn
2012 - 2014 tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 doanh thu 6 tháng đầu năm
đạt được là 881.580.000 ngàn đồng, sau đó đạt 1.103.679.770 ngàn đồng vào
6 tháng đầu năm 2013, doanh thu đầu năm 2013 tăng 222.099.770 ngàn đồng
so với năm 2012 với tỷ lệ tăng tương ứng là 25,19%. Tiếp đó doanh thu đầu
năm 2014 là 1.203.679.710 ngàn đồng tăng 99.999.940 ngàn đồng so với năm
2013, tỷ lệ tăng tương ứng là 8,3%. Sở dĩ năm 2013 doanh thu 6 tháng đầu
năm tăng nhanh so với năm 2012 là do công ty đã bán được nhiều sản phẩm,
kí kết được nhiều hợp đồng đối với khách hàng trong và ngoài nước.
Chi phí giá vốn hàng bán, ta thấy giá vốn hàng bán tăng qua các năm
tương ứng với doanh thu đạt được, nguồn tôm nguyên liệu đầu vào luôn có
biến động về giá cả, chưa được ổn định, do đó khoảng chi phí này là một
khoản chi phí lớn của công ty qua các năm. Đầu năm 2012, chi phí giá vốn
hàng bán là 793.422.900 ngàn đồng, sau đó đầu năm 2013 khoản chi phí này
đã tăng lên 1.023.208.640 ngàn đồng, tăng 229.785.740 ngàn đồng với tỷ lệ
tăng tương ứng là 28,96% so với đầu năm 2012. Đầu năm 2014, chi phí này
tiếp tục tăng lên 1.099.872.650 ngàn đồng, tăng 76.664.010 ngàn đồng so với
đầu năm 2013 với tỷ lệ tăng tương ứng là 6,97%.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua các năm, đầu
năm 2012 là 70.229.340 ngàn đồng, sau đó đạt 74.842.115 ngàn đồng vào đầu
năm 2013 và đạt 97.877.960 ngàn đồng vào đầu năm 2014. Chênh lệch tăng
nửa đầu các năm 2013 so với 2012 là 4.612.780 ngàn đồng, tỷ lệ tăng tương
ứng là 6,56%, chênh lệch tăng nửa đầu năm 2014 so với 2013 là 23.035.850
ngàn đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 23,53%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh tăng qua các năm, lợi nhuận trước thuế đầu năm 2012 là 11.062.870
ngàn đồng, đầu năm 2013 là 21.273.007 ngàn đồng và đầu năm 2014 là
23.648.790 ngàn đồng. Lợi nhuận sau thuế đầu năm 2013 là 19.789.147 ngàn
đồng tăng 9.555.987 ngàn đồng so với đầu năm 2012 là 10.233.160 ngàn
đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 93,38%. Lợi nhuận sau thuế đầu năm 2014 là
21.864.930 ngàn đồng, tăng 2.075.783 ngàn đồng so với đầu năm 2013 với tỷ
lệ tăng tương ứng là 10,5%.
Qua đó, ta thấy được 6 tháng đầu năm từ 2012 đến 2014, tình hình hoạt
động của công ty vô cùng thuận lợi, khi doanh thu nửa đầu năm sau luôn cao
hơn nửa đầu năm trước, đây là một bước tiến, tạo ra những tiền đề để các cấp
40
quản lý công ty ngày càng mở rộng sản xuất, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản
phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, giúp công ty
ngày càng phát triển, tạo được vị thế cạnh tranh trong khu vực cũng như vươn
xa ra thế giới.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
3.6.1 Thuận lợi
- Doanh nghiệp nằm trong vùng nguyên liệu nên thời gian từ khâu đầu
đến khâu cuối, trong quá trình sản xuất ngắn nên hàng hoá được đảm bảo chất
lượng và độ tươi sống. Đây là một lợi thế của doanh nghiệp, vì thế trong chế
biến xuất khẩu, chất lượng và độ tươi sống của hàng hoá là điều cần thiết của
cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.
- Thiết bị của doanh nghiệp đều mới nên đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Ngoài mặt hàng truyền thống doanh nghiệp còn đầu tư thêm các mặt hàng mới
nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Hàng hoá của doanh nghịêp được xác nhận trên thị trường trong và
ngoài nước và luôn có uy tín trên thị trường kinh doanh hàng nông sản thực
phẩm và hàng thuỷ sản, hải sản xuất khẩu. Chất lượng hàng hoá của doanh
nghiệp luôn đảm bảo, do đó hàng hoá của doanh nghiệp luôn bán được, ít khi
có hàng tồn tại kho với khối lượng lớn trong thời gian dài.
- Lực lượng cán bộ công nhân viên chức là những người có trình độ
chuyên môn cao, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất chế biến các
mặt hàng thủy sản và có tinh thần đoàn kết, cần cù chịu khó đầy nhiệt huyết,
nhiệt tình, quý mến khách hàng luôn được doanh nghịêp quan tâm nâng cao
tay nghề theo từng thời điểm nhất định, đó là một động lực lớn để Công ty
ngày càng phát triển.
- Hiện nay đối với ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thì Công ty
Cổ phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau là công ty đứng trong top 10
thương hiệu thủy sản hàng đầu Việt Nam đi đầu về công nghệ sản xuất và
chiếm lĩnh thị trường, công ty có cá thị trường Nga, Đông Âu, Châu Âu… Sản
phẩm của công ty luôn luôn đa dạng hóa mặt hàng, hình thức mẫu mã bao bì
được cải tiến, đồng thời sản phẩm của công ty không ngừng nâng cao và hoàn
thiện sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Chính nhờ đáp ứng khá tốt nhu cầu của thị trường, nên đời sống của
công nhân lao động trực tiếp cũng từng bước ổn định, gắn bó lâu dài hơn với
CASES.
3.6.2 Khó khăn
41
- Lượng công nhân không ổn định làm cho công tác quản lý lao động gặp
nhiều khó khăn, đồng thời ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của doanh
nghiệp.
- Ngành chế biến thủy sản trong nước luôn gặp khó khăn và Công ty
cũng không ngoại lệ, sản phẩm đầu ra luôn gặp sự cạnh tranh gay gắt, khốc
liệt với các nước cùng khu vực có lợi thế hơn ta nhiều mặt.
- Giá bán sản phẩm giảm liên tục do cạnh tranh giá bán với các nước
khác.
- Nguyên liệu đầu vào của Công ty thì thất thường không ổn định, giá
thu mua nguyên liệu khá cao mặc dù công ty đã đầu tư thêm các máy móc,
thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng nhưng cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu sản xuất để cạnh tranh với các nước trong khu vực.
3.6.3 Phương hướng hoạt động
- Nhằm tăng sản lượng và chất lượng hàng hóa, công ty tiến hành khắc
phục những khó khăn về nguồn nguyền liệu đầu vào, từ đó tiến hành đa dạng
hóa sản phẩm, giảm bớt và dần dần bỏ các mặt hàng có sức cạnh tranh kém,
tăng cường các mặt hàng có sức cạnh tranh và tạo ra nhiều mặt hàng mới.
- Mở rộng sản xuất thúc đẩy cho ngành thủy sản ngày một phát triển,
tăng thu nhập và tạo đầu ra ổn định cho các mặt hàng thủy sản, từ đó nâng
cao năng suất hoạt động và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, giải quyết vấn đề
công việc làm cho lao động địa phương, tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần
xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện và ổn định đời sống của người lao
động.
- Xây dựng thêm các nhà máy hiện đại vừa thu mua vừa sản xuất tại chỗ,
nhằm tạo nơi tiêu thụ ổn định nguồn nguyên liệu cho người nuôi tôm, để họ
yên tâm lao động sản xuất. Đồng thời, tạo ra thêm những sản phẩm thủy sản
đông lạnh chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao đối với các sản phẩm trong
và ngoài nước.
- Bên cạnh đó, công ty đã thực hiện cổ phần hóa để bán cổ phần, bổ sung
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, mua máy móc thiết
bị hiện đại nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất lâu dài của công ty.
42
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY
SẢN CÀ MAU(CASES)
4.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
Công ty tiến hàng thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm cho 2 loại sản phẩm chủ yếu là Tôm sản xuất cho Chính Duyệt và Tôm
tự doanh, kỳ kế toán áp dụng là 1 tháng. Mỗi một kỳ kế toán, công ty sẽ tiến
hành tính giá thành cho từng loại sản phẩm, sau đó tiến hành so sánh với giá
thành kế hoạch để đưa ra những đổi mới, cải tiến nhằm cắt giảm bớt chi phí,
song vẫn đảm bảo chất lượng và đem lại sự hài lòng ngày càng cao cho khách
hàng.
4.1.1 Quy trình sản xuất của công ty
Các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo mô hình khép kín tại các
nhà máy, xí nghiệp riêng biệt cho từng loại sản phẩm. Phòng sản xuất được
khử trùng tuyệt đối, nhân công được trang bị quần áo vô trùng, nhằm hạn chế
tối đa bụi bẩn vào bên trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo chất lượng sản
phẩm sản xuất sạch, đạt đúng tiêu chuẩn đối với mặt hàng thủy sản.
4.1.2 Quy trình sản xuất các sản phẩm của công ty
Hiện tại, công ty đang sản xuất nhiều loại sản phẩm chuyên về tôm với
mẫu mã đa dạng, chất lượng, và trong tương lai số lượng sản phẩm về tôm sẽ
ngày càng phong phú hơn nữa, đảm bảo cao hơn thị hiếu của khách hàng trong
và ngoài nước. Có 2 loại tôm chính mà doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất
là: Tôm sản xuất cho Chính duyệt và Tôm tự doanh.
a) Tôm chính duyệt
Nguyên liệu
Rửa
Bảo quản
Sơ
Rửa
vào
1
nguyên liệu
chế 1
2
Cân lên
Rửa
Lựa tạp chất
Rửa
Sơ
khuôn
5
4
chế 2
Cấp
Tách khuôn
đông
mạ băng
Rà kim loại
Đóng gói
Phân cỡ
Rửa 3
Bảo
quản
43
Hình 4.1 Quy trình sản xuất tôm chính duyệt
b) Tôm tự doanh
NL
Rửa
Bảo quản
Sơ
Rửa
Phân
vào
1
NL
chế 1
2
cỡ
Cân, xếp
Nhúng
Rửa
Xử lý phụ
Rửa
5
gia
4
vòng
Cấp đông
Mạ băng
IQF
Rửa 3
Sơ chế 2
Tái
Rà kim
Đóng
Bảo
đông
loại
gói
quản
Hình 4.2 Quy trình sản xuất tôm tự doanh
4.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM
Công ty sử dụng phần mền kế toán để hạch toán các nghiệp vụ phát
sinh.
Tên phần mềm : Parcific
Các công việc của từng phần hành kế toán trong phần nhập liệu vào
phần mềm: Chứng từ khi được chuyển đến phòng kế toán, xác định chứng từ
đó thuộc phần hành kế toán nào hạch toán thì giao cho kế toán phần hành đó.
Kế toán phần hành nhận và kiểm tra chứng từ hợp lệ và đầy đủ sau đó hạch
toán cập nhật vào phần mềm kế toán.
Trong bộ máy kế toán của công ty có nhiều phần hành kế toán , và mỗi
phần hành kế toán sẽ đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Kế toán tổng hợp: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh – có giá
thành để tính giá vốn hàng bán. Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến
hành hạch toán tổng hợp, lập các biểu bảng kế toán, thống kê, tổng hợp theo
quy định…Thu thập số liệu, chứng từ kế toán để phân tích, tổng hợp và đưa ra
những thông tin chính xác, kịp thời cho người quản lí.
Tổng hợp sẽ tiến hành tổng hợp số liệu của tất cá các chứng từ kế toán
từ các bộ phận kế toán khác -> hạch toán tổng hợp vào mục Kế toán tổng hợp
-> khoản mục phiếu kế toán -> đưa lên biểu bảng, tiến hành thống kế và tổng
hợp theo quy định.
44
- Kế toán TSCĐ: Tổ chức kế toán ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu
một cách đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng về giá trị TSCĐ hiện có.
Phầm mềm kế toán chưa hoàn thiện nên phần quản lý TSCĐ phải theo
dõi riêng lượng, giá trị, nhập xuất, tính khấu hao trên bảng tính Excel, sau đó
hạch toán vào chương trình kế toán phần giá trị.
- Kế toán công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu phụ: Đo lường giá trị tiêu hao
của các nguồn lực đã sử dụng để sản xuất – tính giá thành sản phẩm.
Nếu nhập kho: Hạch toán vào mục mua hàng phải trả -> phiếu nhập
mua hàng dịch vụ (VND/ngoại tệ)/nhập mua hàng khác.
Nếu xuất kho: Hạch toán vào mục Hàng tồn kho -> xuất kho nguyên
vật liệu/công cụ dụng cụ.
Cuối tháng: Vào mục hàng tồn kho kiểm tra số liệu nhập – xuất – tồn
đối chiếu số liệu với nhà máy, xí nghịêp.
- Kế toán thành phẩm, nguyên vật liệu chính: Đo lường giá trị tiêu hao
của NVL chính, xác định số lượng thành phẩm hoàn thành.
Hạch toán vào mục Mua hàng phải trả -> Phiếu nhập mua hàng (nhập
thành phẩm theo list hàng/thành phẩm mua ngoài). Cuối tháng sau khi nhập
hết list hàng, thành phẩm mua ngoài sẽ kiểm tra trên bảng xuất – nhập – tồn để
đối chiếu với số liệu với nhà máy, xí nghiệp.
- Kế toán thanh toán tiền mặt: cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thu
chi tồn quỹ tiền mặt vào sổ quỹ và báo cáo khi cần cho ban giám đốc, kế toán
trưởng, và thực hiện đúng quy định về trách nhiệm và quản lý quỹ tiền mặt.
Hạch toán vào mục: Vốn bằng tiền -> Phiếu Thu/chi tiền mặt
(VNN/ngoại tệ) -> định khoản tuỳ theo từng loại chứng từ.
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi chặt chẽ các khoản tiền của công ty tại
ngân hàng bao gồm: các khoản tiền gửi hoặc chuyển trả nợ, tiền vay và tiền
của khách hàng chuyển trả cho công ty.
+ Khi chuyển trả tiền cho khách hàng (Giấy báo nợ ngân hàng): Hạch
toán vào mục vốn bằng tiền -> Phiếu chi ngân hàng (VND/ngoại tệ).
+ Khi khách hàng trả nợ cho công ty (Giấy báo có ngân hàng): Hạch toán
vào mục vốn bằng tiền -> Phiếu thu ngân hàng (VND/ngoại tệ)
+ Các khoản tiền như: lãi vay, phí chuyển tiền … hạch toán vào mục kế
toán tổng hợp -> Phiếu hạch toán (VND/ngoại tệ).
45
- Kế toán thuế: Theo dõi tập hợp trên sổ cái tài khoản, khai và quyết toán
thuế (Thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân …).
Cuối tháng sau khi khoá sổ, kế toán thuế kiểm tra trên phần mềm mục:
Kế toán tổng hợp -> Báo cáo thuế (mua vào/bán ra) đối chiếu với sổ cái tổng
hợp. Sau đó tập hợp toàn bộ toàn bộ thuế mua vào bán ra của từng kế toán
phần hành rót vào chương trình Kê khai thuế đã được cài đặt sẵn. Ngoài ra kế
toán thuế còn phải tập hợp kiểm tra trên TK 3335 “Thuế Thu nhập cá nhân”
để khai báo thuế với cơ quan Nhà nước.
- Kế toán công nợ phải thu – phải trả: Cung cấp thông tin để hoạch định
và kiểm soát chi phí; Kiểm tra nội dung, số tiền trên phiếu thu/ chi với chứng
từ gốc; Theo dõi công nợ phải thu, phải trả. Báo cáo kịp thời thanh toán và thu
hồi các khoản nợ.
Hạch toán vào mục Bán hàng phải thu/phải trả -> Hoá đơn bán hàng
(VND/ngoại tệ) -> Định khoản tuỳ theo từng loại chứng từ.
* Cách mở sổ chi tiết cho từng loại sản phẩm
Công ty tiến hành mở sổ chi tiết (theo tháng) cho 2 loại sản phẩm: Tôm
Chính duyệt và Tôm tự doanh.
Mở sổ chi tiết cụ thể từng loại sản phẩm đối với TK 1521, TK 154.
Đối với các tài khoản chi phí bao gồm: chi phí NVLTT công ty tiến hành
xác định dựa vào số lượng NVL trực tiếp xuất ra sản xuất, chi phí NCTT được
xác định dựa vào số lượng lao động làm việc tại chính phân xưởng sản xuất,
chi phí SXC được sác định dựa vào chi phí phát sinh chung tại phân xưởng
riêng của từng loại sản phẩm.
* Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Công ty tiến hành các phương pháp hạch toán như sau:
- Tập hợp chi phí kế toán vào cuối kỳ kế toán, cuối mỗi tháng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Phương pháp tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp FIFO.
- Đối tượng tập hợp chi phí: tập hợp theo từng sản phẩm.
- Đối tượng tính giá thành: giá thành được tính theo từng loại sản phẩm.
- Kỳ tính giá thành sản phẩm:
46
+ Quá trình sản xuất tôm thành phẩm có thời gian sản xuất ngắn nên
công ty chọn kỳ tính giá thành là 1 tháng.
+ Vào cuối mỗi tháng, các chứng từ kế toán như: phiếu xuất kho, nhập
kho nguyên liệu, thành phẩm, bảng thống kê thành phẩm, bảng tính lương
nhân viên, biên bản sản xuất….ở mỗi phân xưởng sẽ được gửi về phòng kế
toán công ty. Kế toán tổng hợp tiến hành tập hợp tất cả các chi phí phát sinh
thực tế vào các tài khoản tương ứng (TK 621, 622, 627), kết chuyển vào chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) và tính giá thành cho từng loại sản
phẩm
- Sản phẩm dở dang, phế phẩm cuối mỗi kỳ kế toán được cộng dồn trực
tiếp vào chi phí sản xuất ở kỳ sản xuất tiếp theo.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: theo phương pháp giản đơn.
4.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
4.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
4.3.1.1 Chi phí nguyên vật liệu
Tại phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh chủ yếu là
tôm thẻ chân trắng nguyên liệu các loại. Chính vì thế, công việc tập hợp và
hạch toán chi phí nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc tính giá
thành và phân tích sự biến động giá thành sản phẩm.
4.3.1.2 Chứng từ kế toán và Sổ sách hạch toán
a) Chứng từ hạch toán
Để thực hiện tốt việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công ty sử dụng
các chứng từ như: hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên
bản sản xuất.
b) Sổ kế toán
Kế toán sử dụng tài khoản 621 để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, bên cạnh đó tiến hành mở số chi tiết (theo tháng) chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp cho 2 loại sản phẩm: Tôm sản xuất cho Chính Duyệt và Tôm tự
doanh.
b) Quy trình lập, luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán
47
Phiếu xuất
Biên bản
Thủ kho phân
kho
sản xuất
xưởng
Thẻ kho
Kế toán phân
xưởng
Phòng kế
toán công ty
Sổ chi tiết CPSX cho
Sổ Cái
từng loại sản phẩm
Hình 4.3 Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho nguyên vật liệu
Căn cứ vào yêu cầu hoặc kế hoạch sản xuất, các phân xưởng xác định
được lượng nguyên liệu cần dùng và lập phiếu đề nghị xuất kho để sản xuất.
Dựa vào phiếu đề nghị, bộ phân kho sẽ lập phiếu xuất kho. Căn cứ vào
phiếu xuất kho, kế toán kho sẽ lập biên bản sản xuất, sau đó chuyến đến cho
thủ kho phân xưởng.
Thủ kho phân xưởng sẽ nhận toàn bộ số lượng nguyên liệu do bộ phân
kho chuyển đến; ghi vào thẻ kho. Đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ cho bộ
phận kế toán phân xưởng hạch toán vào phần mềm kế toán bằng máy tính.
Vào cuối mỗi tháng, sẽ chuyển tất cả chứng từ cho phòng kế toán của công ty
để đối chiếu, ghi sổ.
Kế toán công ty nhận chứng từ và phân loại chứng từ để làm căn cứ ghi
số, mở số chi tiết để hạch toán số lượng và giá trị từng loại nguyên liệu và
theo dõi trên bảng nhập, xuất, tồn nguyên liệu hàng tháng. Phần mềm máy
tính tự tính toán đơn giá vật liệu xuất dùng vào cuối mỗi tháng khi thực hiện
việc khóa sổ.
4.3.1.3 Hạch toán nghiệp vụ
a) Hạch toán tổng quát nghiệp vụ
48
Bảng 4.1 Tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 7/2014
Đơn vị tính: đồng
TT Tên nguyên liệu
Tôm Chính Duyệt Tôm tự doanh Tổng cộng
1 Thẻ chân trắng: 50
120.784.450
362.353.350
483.137.800
2 Thẻ chân trắng: 77.1
68.814.905
206.444.715
275.259.620
3 Thẻ chân trắng: 86.5
59.290.350
177.871.050
237.161.400
4 Thẻ chân trắng: 121
75.331.445
225.994.335
301.325.780
....
……………………….
TỔNG CỘNG
……………..
………………..
4.230.119.240 193.484.149.819
……………
197.714.269.059
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau)
Dựa vào bảng số liệu trên để thực hiện nghiệp vụ tổng quát:
- Trong kỳ, khi xuất kho nguyên vật liệu dùng sản xuất sản phẩm Tôm
Chính Duyệt, ghi:
Nợ TK 621 (Tôm chính duyệt) – 4.230.119.240
Có TK 1521 – 4.230.119.240
- Trong kỳ, xuất kho NVL dùng sản xuất Tôm tự doanh, ghi:
Nợ TK 621 (Tôm tự doanh) - 193.484.149.819
Có TK 1521 - 193.484.149.819
- Cuối kỳ, kết chuyển CPNVLTT tập hợp CPSX và tính giá thành cho
từng loại sản phẩm:
+ Tôm Chính Duyệt
Nợ TK 154 – 4.230.119.240
Có TK 621 Tôm chính duyệt) – 4.230.119.240
+ Tôm Tự doanh
Nợ TK 154 – 193.484.149.819
Có TK 621 (Tôm tự doanh) – 193.484.149.819
b) Hạch toán một số nghiệp vụ cụ thể
- Ngày 17/07/2014, theo phiếu xuất kho số XK3-07013, công ty xuất kho
2.849 kg thẻ chân trắng nguyên liệu 50 dùng cho việc trực tiếp sản xuất sản
phẩm Tôm Chính Duyệt, đơn giá 90.600 đồng/kg.
49
Nợ TK 621(Tôm chính duyệt): 258.119.400
Có TK 1521(50): 258.119.400
- Ngày 23/7/2014, theo phiếu xuất kho số XK3-07073, tiến hành xuất
kho 965 kg thẻ chân trắng nguyên liệu 110 để trực tiếp sản xuất sản phẩm
(tôm sản xuất tự doanh), đơn giá 92.000 đồng/kg đã được phòng kế toán công
ty thông qua.
Nợ TK 621(Tôm tự doanh): 88.780.000
Có TK 1521(110): 88.780.000
- Ngày 30/07/2014, theo PNK số 07268, công ty tiến hành nhập kho
nguyên vật liệu đầu vào với giá trị, thẻ chân trắng nguyên liệu 50 số lượng
3.313 kg, đơn giá 127.000 đ/kg; Thẻ chân trăng nguyên liệu 77.1 số lượng
1.485 kg, đơn giá 112.320 đ/kg. Công ty chưa thanh toán cho người bán.
Nợ TK 152 (50): 420.751.000
Nợ TK 152 (77.1): 166.795.200
Có TK 331: 587.546.200
TK 1521 (50)
TK 621
TK 154
628.804. 960
628.804.960
824.914.600
824.914.600
TK1521 (77.1)
TK 1521 (110)
998.053.160
998.053.160
TK 1521(86.5)
779.874.120
779.874.120
599.083.440
599.083.440
399.388.960
399.388.960
TK1521(51.8)
TK1521(121)
4.230.119.240
4.230.119.240
Hình 4.4 Sơ đồ tập hợp chi phí NVLTT trong tháng 7/2014 của Tôm chính
duyệt
50
TK 1521(50)
TK 621
99.196.921.000
TK 154
99.196.921.000
TK 1521 (77.1)
20.702.672.400
20.702.672.400
TK 1521 (110)
44.119.600.000
44.119.600.000
TK 1521 (86.5)
12.347.750.080
12.347.750.080
TK 1521 (51.8)
10.275.057.790
10.275.057.790
TK 1521 (121)
6.850.038.528
6.850.038.528
193.484.149.819
193.484.149.819
Hình 4.5 Sơ đồ tập hợp chi phí NVLTT trong tháng 7/2014 của Tôm tự doanh
4.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
4.3.2.1 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty là những khoản tiền phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong kỳ, bao gồm: tiền lương, tiền
công nhân ăn Ka 3, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương.
Công ty áp dụng các hình thức trả lương như sau:
- Trả lương theo hệ số lương cơ bản đối với từng vị trí/chức danh, kỳ trả
lương theo tháng.
51
Tiền lương = Hệ số lương * Lương cơ bản
- Riêng tiền lương công nhân hợp đồng được trả theo hình thức sản
phẩm, trả theo tháng.
Tiền lương = Số lượng sản phẩm hoàn thành * đơn giá tiền.
Ngoài ra, công ty còn trả lương theo các chế độ như lương nghỉ phép,
lương nghỉ lễ,… và các khoản trợ cấp, ốm đau, thai sản theo chế độ quy định.
Tiền lương được công ty thanh toán vào ngày 10 của mỗi tháng bằng tiền
mặt hoặc chi trả trực tiếp qua thẻ ATM
Theo chế độ hiện hành, ngoài chi phí về lương công ty còn phải trích vào
chi phí các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định sau:
BHXH: trích 18% trên tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất.
BHYT: trích 4% trên tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất.
KPCĐ: trích 2% trên tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất.
BHTN: trích 1% trên tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất.
Tiền lương cơ bản được tính căn cứ vào mức lương tối thiểu do Nhà
nước quy định và hệ số cấp bậc lương của từng công nhân viên trong công ty.
Tổng tiền lương của toàn công ty trong năm sẽ do Hội đồng quản trị ký và xét
duyệt, mức lương được quy định sẽ tỉ lệ thuận với tổng lợi nhuận kế toán sau
thuế. Tùy theo quỹ lương trong năm nhiều hay ít và khả năng ảnh hưởng của
nó đến hoạt động công ty mà Hội đồng quản trị sẽ có kế hoạch phân bổ chi phí
tiền lương cho hợp lý.
4.3.2.2 Chứng từ kế toán và Sổ sách hạch toán
a) Chứng từ kế toán
Để thực hiện việc hạch toán chi phí nhân công, công ty sử dụng các
chứng từ như:
- Bảng chấm công
- Phiếu thanh toán tạm ứng
- Bảng kê thanh toán chi phí nhân viên hợp đồng
- Bảng tổng hợp chi phí tiền lương
b) Sổ kế toán
52
Kế toán sử dụng tài khoản 622 để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp,
mở sổ cái tài khoản 622 đồng thời mở 2 sổ chi tiết (theo tháng) cho 2 loại sản
phẩm: Tôm Chính duyệt và Tôm tự doanh.
c) Quy trình lập, luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán
Phòng hành chính
Kế toán phân xưởng
nhân sự
Bảng chấm công
Phòng Tài chính kế
toán
Ghi sổ chi tiết
Ghi sổ cái
Hình 4.6 Quy trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ chi phí NCTT
Cuối tháng, kế toán các phân xưởng sẽ gửi bảng chấm công của công
nhân về cho phòng Hành chánh nhân sự của công ty để lập bảng tính lương,
phiếu đề nghị thanh toán tiền lương cho từng phân xưởng và tiến hành trích
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo
quy định. Bảng thanh toán lương sau khi đã tính xong và kèm với các chứng
từ có liên quan sẽ chuyển đến cho phòng Tài chính – Kế toán của công ty. Bộ
phận kế toán tiền mặt ghi các bút toán chi trả và tiến hành ghi sổ. Dựa vào
bảng chấm công và phiếu đề nghị thanh toán, kế toán tổng hợp hạch toán các
khoản phải trả cho công nhân, ghi tăng các khoản chi phí phát sinh và kết
chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính giá thành.
4.3.2.3 Hạch toán nghiệp vụ
a) Hạch toán tổng quát nghiệp vụ
Bảng 4.2 Tình hình chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 7/2014
Đơn vị tính: đồng
TT
CHỈ TIÊU
TÔM CHÍNH DUYỆT TÔM TỰ DOANH
1
Lương
2
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
3
Tiền ăn KA 3
TỔNG CỘNG
70.949.115
7.883.186.129
618.758
68.750.502
4.428.419
492.043.515
75.996.292
8.443.980.146
53
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau)
Dựa vào bảng số liệu trên để thực hiện nghiệp vụ tổng quát:
*Tôm Chính Duyệt
Trong kỳ, dựa vào bảng lương, kế toán hạch toán tiền lương, phụ cấp của
CNSX đưa vào chi phí:
Nợ TK 622 (Tôm Chính Duyệt) – 70.949.115
Có TK 3341 – 70.949.115
Trong kỳ, dựa vào bảng trích các khoản theo lương, kế toán hạch toán
trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ của CNSX đưa vào chi phí:
Nợ TK 622 (Tôm Chính Duyệt) – 618.758
Có TK 338 – 618.758
Trong kỳ, kế toán hạch toán đưa tiền ăn KA3 vào chi phí:
Nợ TK 622 (Tôm chính duyệt) - 4.428.419
Có TK 335 - 4.428.419
Cuối kỳ, kết chuyển CPNCTT để tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm:
Nợ TK 154 - 75.996.292
Có TK 622 – 75.996.292
* Tôm Tự doanh
Trong kỳ, dựa vào bảng lương, kế toán hạch toán tiền lương, phụ cấp của
CNSX đưa vào chi phí:
Nợ TK 622 (Tôm tự doanh) – 7.883.186.129
Có TK 3341 – 7.883.186.129
Trong kỳ, dựa vào bảng trích các khoản theo lương, kế toán hạch toán
trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ của CNSX đưa vào chi phí:
Nợ TK 622 (Tôm tự doanh) – 68.750.502
Có TK 338 – 68.750.502
Trong kỳ, kế toán hạch toán đưa tiền ăn KA3 vào chi phí:
Nợ TK 622 (Tôm tự doanh) - 492.043.515
Có TK 335 - 492.043.515
54
Cuối kỳ, kết chuyển CPNCTT để tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm:
Nợ TK 154 - 8.443.980.146
Có TK 622 – 8.443.980.146
c) Hạch toán một số nghiệp vụ cụ thể
Ngày 17/07/2014, theo phiếu xuất kho số XK3-07072, công ty tiến hành
xuất kho CCDC sử dụng cho sửa chữa cho hoạt động sản xuất chung, trị giá
xuất là 10.486.462 đồng,
Nợ TK 627: 10.486.462
Có TK 153: 10.486.462
Ngày 22/07/2014, công ty tiến hành xuất kho 588 kg thẻ chân trắng
nguyên liệu 86,5 để dùng cho việc trực tiếp sản xuất sản phẩm Tôm tự doanh,
đơn giá 106.100 đồng/kg.
Nợ TK 621: 62.386.800
Có TK 152 (86,5): 62.386.800
Ngày 31/7/2014, bộ phận kế toán tiến hành hạch toán tiền công nhân ăn
KA 3 trong tháng 7 theo phiếu chi PC – 0037, kèm theo giấy đề nghị thanh
toán.
Nợ TK 622 – 69.369.260
Có TK 3311 – 69.369.260
Ngày 31/7/2014, theo PHT – 025 kế toán tiến hành hạch toán tiền lương
phải trả nhân công trực tiếp sản xuất Tôm Chính duyệt là 70.949.115 đồng.
Nợ TK 622 – 70.949.115
Có TK 334 (Tôm Chính duyệt) – 70.949.115
55
TK 334
TK 622
70.949.115
TK 154
70.949.115
TK 338
4.428.419
4.428.419
TK 335
618.758
75.996.292
618.758
75.996.292
Hình 4.7 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tháng 7/2014 của Tôm
Chính duyệt
TK 334
TK 622
7,883,186,129
7,883,186,129
492,043,515
492,043,515
TK 154
TK 338
TK 335
68,750,502
8.443.980.146
68,750,502
8.443.980.146
Hình 4.8 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tháng 7/2014 của Tôm tự
doanh
4.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
56
4.3.3.1 Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm các khoản chi phí dùng
chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: tiền thuê gia công tôm, bao bì
đóng gói, vật liệu phụ, hóa chất các loại, chi phí kiểm vi sinh phòng thí
nghiêm…
4.3.3.2 Chứng từ kế toán và Sổ sách hạch toán
a) Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán bao gồm:
- Các phiếu chi
- Phiếu tạm ứng
- Bảng trích khấu hao TSCĐ
- Bảng phân bổ CCDC
b) Sổ kế toán
Kế toán sử dụng tài khoản 627 để theo dõi chi phí sản xuất chung, và
một số tài khoản có liên quan. Tài khoản 627 được mở chi tiết (theo tháng)
cho 2 sản phẩm: Tôm chính duyệt và Tôm tự doanh.
c) Quy trình lập, luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán
Lập phiếu chi
Thủ quỹ phân xưởng
Kế toán phân xưởng
Kế toán tổng hợp
Ghi sổ chi tiết
Hình 4.9 Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất chung
Trong tháng, khi phát sinh chi phí sản xuất chung, kế toán phân xưởng
tập hợp các chứng từ liên quan trình quản đốc phân xưởng xét duyệt. Sau khi
kiểm tra sự hợp lệ của chứng từ, kế toán lập phiếu chi và chuyển cho thủ quỹ
phân xưởng để chi tiền. Sau khi thanh toán, kế toán phân xưởng lập bảng kê
và chuyển về phòng Tài chính – Kế toán của công ty. Tại đây, kế toán tổng
hợp kiểm tra, và ghi sổ chi tiết tài khoản có liên quan. Đến cuối tháng, kế toán
57
tiền mặt tại công ty sẽ tổng hợp chứng từ và thanh toán lại cho phân xưởng, kế
toán tổng hợp tiến hành tập hợp và kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung
vào tài khoản tính giá thành sản phẩm.
4.3.3.3 Hạch toán nghiệp vụ
a) Hạch toán tổng quát nghiệp vụ
Bảng 4.3 Tình hình chi phí sản xuất chung trong tháng 7/2014
Đơn vị tính: đồng
TT
CHỈ TIÊU
1
Lương NV gia công tôm
2
TÔM CHÍNH DUYỆT
TÔM TỰ DOANH
-
4.815.198.376
Bao bì, đóng gói
7.676.922
4.229.689.942
3
Vật liệu phụ, hóa chất
4.671.902
3.528.579.180
4
Chi phí kiểm vi sinh PTN
-
144.737.521
5
Điện lực
6
Nhiên liệu
7
14.958.017
1.372.641.324
1.834.129
229.780.524
Khấu hao TSCĐ
17.580.960
1.367.027.954
8
Chi phí phân bổ CCDC
5.348.892
381.257.438
9
Chi phí sửa chữa
4.266.396
320.327.319
10 Chi phí khác bằng tiền
1.877.159
239.272.647
58.214.377
16.628.512.220
TỔNG CỘNG
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau)
Dựa vào bảng số liệu trên để thực hiện nghiệp vụ tổng quát:
*Tôm chính duyệt
Trong kỳ, công ty tiến hành chi trả chi phí bao bì, đóng gói, chi phí vật
liệu phụ, hóa chất, chi phí kiểm vi sinh phòng thí nghiệm, chi phí điện lực, chi
phí nhiên liệu và chi phí sữa chữa bằng tiền gửi ngân hàng, các khoản mục chi
phí này được đưa vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 6278 (Tôm chính duyệt) – 33.407.366
Có TK 1121 - 33.40.366
Trong kỳ, dựa vào bảng trích khấu hao TSCĐ, kế toán hạch toán trích
khấu hao TSCĐ của PXSX đưa vào chi phí:
Nợ TK 6274 (Tôm chính duyệt) – 17.580.960
58
Có TK 214 – 17.580.960
Trong kỳ, chi phí phân bổ CCDC và dụng cụ sản xuất được đưa vào chi
phí sản xuất chung.
Nợ TK 6273 (Tôm chính duyệt) - 5.348.892
Có TK 142 - 5.348.892
Trong kỳ, chi phí khác bằng tiền được đưa chi phí sản xuất chung của
công ty.
Nợ TK 6278 (Tôm chính duyệt) - 1.877.159
Có TK 1111 - 1.877.159
Cuối kỳ, kết chuyển để tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 154 – 58.214.377
Có TK 627 – 58.214.377
TK 1121
TK 627
TK 154
33.407.366
33.407.366
17.580.960
17.580.960
5.348.892
5.348.892
1.877.159
1.877.159
TK 214
TK 142
TK 1111
58.214.377
58.214.377
Hình 4.10 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung tháng 7/2014 của Tôm chính
duyệt
Trong kỳ, công ty tiến hành chi trả chi phí bao bì, đóng gói chi phí vật
liệu phụ, hóa chất, chi phí kiểm vi sinh phòng thí nghiệm, chi phí điện lực, chi
59
phí nhiên liệu và chi phí sữa chữa bằng tiền gửi ngân hàng, các khoản mục chi
phí này được đưa vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 6278 (Tôm tự doanh) – 9.825.755.810
Có TK 1121 - 9.825.755.810
Trong kỳ, dựa vào bảng trích khấu hao TSCĐ, kế toán hạch toán trích
khấu hao TSCĐ của PXSX đưa vào chi phí:
Nợ TK 6274 (Tôm tự doanh) – 1.367.027.954
Có TK 214 – 1.367.027.954
Trong kỳ, chi phí phân bổ CCDC và dụng cụ sản xuất được đưa vào chi
phí sản xuất chung.
Nợ TK 6273 (Tôm tự doanh) - 381.257.438
Có TK 142 - 381.257.438
Trong kỳ, chi phí khác bằng tiền được đưa chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 6278 (Tôm tự doanh) - 239.272.647
Có TK 1111 - 239.272.647
Cuối kỳ, kết chuyển để tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 154 – 16.628.512.220
Có TK 627 – 16.628.512.220
TK 334
TK 627
TK 154
4.815.198.376
4.815.198.376
9.825.755.810
9.825.755.810
1.367.027.954
1.367.027.954
381.257.438
381.257.438
239.272.647
239.272.64
TK 1121
TK 214
TK 142
TK 1111
16.628.512.220
16.628.512.220
60
Hình 4.11 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung tháng 7/2014 của Tôm tự
doanh
4.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
4.3.4.1 Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo các
khoản mục chi phí phát sinh đối với từng loại sản phẩm tôm, sau đó tiến hành
kết chuyển và tính giá thành từng loại sản phẩm.
4.3.4.2 Chứng từ kế toán và Sổ sách hạch toán
a) Chứng từ kế toán
Chứng từ hạch toán bao gồm: Bảng tính giá thành sản xuất trong kỳ,
phiếu hạch toán,..
d) Sổ kế toán
Kế toán sử dụng tài khoản 154, 155 để tập hợp chi phí sản xuất dở dang
và tính giá thành sản phẩm, mở sổ cái tài khoản 154, 155 đồng thời mở 2 sổ
chi tiết của tài khoản 154 cho 2 loại sản phẩm: Tôm Chính duyệt và Tôm tự
doanh.
Công ty áp dụng hình thức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên nên công ty sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất dở
dang để tập hợp chi phí sản xuất của toàn công ty. Tài khoản này được tập hợp
chi tiết cho từng phân xưởng, sau đó chuyển về công ty CASES và kết chuyển
tính giá thành vào cuối kỳ. Toàn bộ việc kết chuyển sẽ do phần mềm kế toán
đảm nhiệm.
e) Quy trình lập, luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán
Kế toán phân xưởng
Chứng từ kế toán
Kế toán tổng hợp
Ghi sổ chi tiết
Ghi sổ cái
Hình 4.12 Sơ đồ luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
4.3.4.3 Hạch toán nghiệp vụ
61
a) Tập hợp chi phí sản xuất
Dựa vào số liệu của TK 621, 622, 627 của từng loại sản phẩm Tôm chính
duyệt và Tôm tự doanh, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí riêng của
từng loại sản phẩm để thực hiện việc tính giá thành sản phẩm.
Bảng 4.4 Bảng tập hợp chi phí sản xuất của Tôm chính duyệt tháng 7/2014
Đơn vị tính: đồng
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
TÔM CHÍNH DUYỆT
Chi phí NVLTT
4.230.119.240
Chi phí NCTT
75.996.292
Chi phí SXC
58.214.377
TỔNG CỘNG
4.364.329.909
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần Chế Biến và Dịch vụ Thủy Sản Cà Mau)
Dựa vào bảng số liệu trên, ta tiến hành tập hợp chi phí sản xuất của sản
phẩm Tôm chính duyệt:
Nợ TK 154 – 4.364.329.909
Có TK 621 – 4.230.119.240
Có TK 622 – 75.996.292
Có Tk 627 – 58.214.377
Bảng 4.5 Bảng tập hợp chi phí sản xuất của Tôm tự doanh tháng 7/2014
Đơn vị tính: đồng
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
TÔM TỰ DOANH
Chi phí NVLTT
193.484.149.819
Chi phí NCTT
8.443.980.146
Chi phí SXC
16.628.512.220
TỔNG CỘNG
218.556.642.190
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau)
Dựa vào bảng số liệu trên, ta tiến hành tập hợp chi phí sản xuất của
sản phẩm Tôm tự doanh:
Nợ TK 154 – 218.556.642.190
Có TK 621 – 193.484.149.819
62
Có TK 622 – 8.443.980.146
Có Tk 627 – 16.628.512.220
b) Xác định giá thành sản phẩm
Công thức tính giá thành sản phẩm được áp dụng chung cho 2 loại sản
phẩm Tôm chính duyệt và Tôm tự doanh theo phương pháp giản đơn (trực
tiếp).
Tổng giá thành thực tế sản phẩm được xác định như sau:
Z = DĐK + C – DCK - G
Trong đó:
Z : Tổng giá thành sản xuất thực tế
DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ
C : Tổng chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ của từng đối tượng
DCK : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
G : Giảm giá thành sản phẩm
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm được xác định như sau:
Z
z
=
Q
Trong đó:
z
: Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm
Z : Tổng giá thành thực tế sản phẩm
Q : Sản lượng sản phẩm
63
Bảng 4.6 Bảng tính giá thành sản phẩm Tôm chính duyệt tháng 7/2014
Chỉ tiêu
CP
SXDD
đầu
kỳ
Chi phí phát
sinh trong kỳ
CP
SXDD
cuối
kỳ
Điều
chỉnh
giảm giá
thành
Tổng giá thành
thực tế
Giá thành
thực tế
đơn vị
1
2
3
4
5
6 = 1+2+3+4+5
7 = 6/SLTP
Chi phí NVLTT
0 4.230.119.240
0
4.230.119.240
288.729
Chi phí NCTT
0
75.996.292
0
75.996.292
5.187
Chi phí SXC
0
58.214.377
0
58.214.377
3.974
Tổng
0 4.364.329.909
0
4.364.329.909
297.890
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau)
Cuối kỳ, kế toán tiến hành nhập kho thành phẩm Tôm chính duyệt.
Nợ TK 155 – 4.364.329.909
Có TK 154 – 4.364.329.909
TK 621
TK 154
4.230.119.240
TK 155
4.230.119.240
TK 622
75.996.292
75.996.292
58.214.377
58.214.377
TK 627
4.364.329.909
4.364.329.909
Hình 4.13 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Tôm chính
duyệt
64
Bảng 4.7 Bảng tính giá thành sản phẩm Tôm tự doanh tháng 7/2014
Đơn vị tính: đồng
TT KHOẢN MỤC CHI PHÍ
GTSPDDĐK
CPSX
GTSPDDCK
1
Chí phí NVLTT
0
193.484.149.819
0
2
Chi phí NCTT
0
8.443.980.146
0
3
Chi phí SXC
0
16.628.512.220
0
TỔNG CỘNG
218.556.642.190
Tổng sản lượng hàng sản xuất
1.100.003,85 kg
Giá thành bình quân 1kg thành phẩm
198.687 đ/kg
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau)
Cuối kỳ, kế toán tiến hành nhập kho thành phẩm tôm tự doanh.
Nợ TK 155 – 218.556.642.190
Có TK 154 – 218.556.642.190
TK 621
TK 154
TK 155
193.484.149.819
193.484.149.819
8.443.980.146
8.443.980.146
16.628.512.225
16.628.512.225
TK 622
TK 627
218.556.642.190
218.556.642.190
Hình 4.14 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Tôm tự
doanh
65
4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM
4.4.1 Phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch
Bảng 4.8 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm Tôm chính
duyệt trong tháng 7/2014
Đơn vị tính: đồng
TT Khoản mục
chi phí
1
Chi phí NVLTT
2
3
Giá thành
Giá thành
Chênh lệch
thực tế
kế hoạch
(thực tế/kế hoạch)
Giá Trị
%
288.729
287.625
1.104
0,38
Chi phí NCTT
5.187
4.972
215
4,16
Chi phí SXC
3.974
3.771
203
5,35
297.890
296.368
1.522
0,51
CỘNG
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau)
Dựa vào bảng số liệu, ta dễ dàng nhận thấy, các khoản mục chi phí có sự
chênh lệch tăng so với giá thành kế hoạch ban đầu của công ty. Việc này có
thể chấp nhận được bởi với lượng sản phẩm lớn sản xuất ra trong tháng, việc
xác định chính xác các khoản mục chi phí là một điều vô cùng khó khăn.
Cụ thể ta thấy được chi phí NVLTT thực tế là 288.729 đồng/kg, vượt
mức kế hoạch là 1.104 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 0,38% so với kế hoạch
ban đầu. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do giá tôm nhiên liệu đầu vào vốn có
nhiều biến đổi. Xem xét về chi phí NCTT, ta nhận thấy chi phí thực tế tăng
một lượng là 215 đồng /kg, tăng hơn kế hoạch đề ra là 4,16%, giá trị tăng khá
cao và đây là khoản mục chi phí ảnh hường trực tiếp đến giá thành thực tế của
sản phẩm. Chi phí SXC kế hoạch là 3.771 đồng/kg, trong khi đó chi phí SXC
thực tế là 3.974 đồng/kg, tăng một lượng là 203 đồng/kg, tỷ lệ tăng tương ứng
là 5,35%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 khoản mục chi phí của sản phẩm Tôm
chính duyệt. Việc sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn đồng nghĩa với chi phí
NCTT tăng cùng với việc sử dụng các chi phí liên quan tới phân xưởng sản
xuất, chi phí điện.. do đó, việc giá tăng 2 khoản mục chi phí NCTT và chi phí
SXC là hoàn toàn hợp lí. Như vậy, xét về tổng chi phí tăng đối với 1 kg thành
phẩm là 1.522 đồng/kg, tăng tương ứng 0,51% so với giá kế hoạch ban đầu,
chi phí của công ty tăng lên một khoản tương ứng không nhỏ đối với số lượng
thành phẩm sản xuất được.
66
=>Tóm lại, việc xác định giá thành kế hoạch chênh lệch ít đối với giá
thành thực tế là một công tác kế toán vô cùng khó khăn, có rất nhiều nguyên
nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn đến việc tăng chi phí đối với giá
thành thực tế của sản phẩm.
Bảng 4.9 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm Tôm tự
doanh trong tháng 7/2014
Đơn vị tính: đồng
TT Khoản mục
chi phí
1
Chi phí NVLTT
2
Chi phí NCTT
3
Chi phí SXC
CỘNG
Giá thành
Giá thành
thực tế
kế hoạch
Chênh lệch
(thực tế/kế hoạch)
Giá trị
%
175.894
174.770
1.124
0,64
7.676
7.590
86
1,13
15.117
14.675
442
3,01
198.687
197.035
1.652
0,83
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau)
Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy, các khoản mục cấu thành nên giá
sản phẩm Tôm tự doanh đều tăng so với kế hoạch ban đầu mà công ty đề ra.
Tuy nhiên, giữa các khoản mục chi phí này có sự gia tăng không đồng đều,
chúng ta sẽ tìm hiểu xem nguyên nhân nào đã dẫn đến sự chênh lệch trên.
Đầu tiên, chúng ta xem xét về chi phí NVLTT, như ta thấy được, nếu
như kế hoạch đề ra là 174.770 đồng/kg thì thực tế đã tăng lên 1.124 đồng, tức
là chi phí NVLTT thực tế là 175.894 đ/kg. Một thực tế mà ta thấy được, năm
2014 là năm mà có nhiều biến động về giá thành nguồn NVL đầu vào, tuy là
một công ty lớn về lĩnh vực thủy sản, nhưng CASES cũng như bất kỳ công ty
nào đều có chung một khó khăn đó chính là nguồn nguyên liệu đầu vào.
Nguồn NVL đầu vào không ổn định, cùng với sự thay đổi liên tục của giá
NVL đầu vào, chi phí vận chuyển, chi phí nhập khẩu nguồn ngyên vật liệu từ
nước ngoài đã làm cho những dự tính kế hoạch của công ty khác với thực tế,
mà thực tế là chi phí NVL đã tăng, và tăng khoảng 0,64%, điều này làm ảnh
hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, là cho giá thành sản phẩm tăng. Bên
cạnh đó, chi phí NCTT cũng tăng theo, có thể dễ dàng thấy được, số lượng
nhân công tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tăng lên, số lượng sản
phẩm tạo ra nhiều hơn, do đó, chi phí NCTT đã tăng lên 86 đồng/kg, tăng
khoảng 1,13% so với kế hoạch ban đầu. Đồng thời, chi phí sản xuất chung
cũng tăng lên rõ rệt. Do số lượng sản phẩm sản xuất tăng lên chi phí điện, chi
67
phí bằng tiền khác cũng tăng lên, công nhân làm tăng ca.. tất cả những yếu tố
đó góp phần làm cho chi phí SXC tăng lên đáng kể, với chênh lệch 442
đồng/kg, tương đương tăng 3,01% so với kế hoạch ban đầu, chi phí SXC được
xem là khoản mục chi phí tăng cao nhất và ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành
phẩm sản xuất. Theo đó, ta thấy, tổng chi phi tăng lên cho 1 kg thành phẩm là
1.652 đồng/kg, tăng tương đương 0,83% giá thành thành phẩm kế hoạch. Với
số lượng thành phẩm sản xuất vào tháng 7 này thì khoảng chi phí tăng lên là
khá cao đối với doanh nghiệp.
=> Từ đó, ta có thể thấy được, có quá nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến
giá thành thực tế của sản phẩm, mà những yếu tố này, có những yếu tố công ty
có thể giải quyết được, có những yếu tố thuộc về điều kiện khách quan, chi phí
tăng theo một quy luật tự nhiên vốn có. Như vậy, kết quả phân tích ảnh hưởng
của các nhân tố cho thấy biến động của chi phí SXC là cao nhất, tiếp đến là
chi phí NCTT và sau cùng là chi phí NVLTT. Giá cả là một nhân tố khách
quan, bởi vì giá cả là do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định còn định
mức tiêu hao tăng là do nguyên nhân chủ quan của công ty.
4.4.2 Phân tích tình hình biến động giá thành thực tế của đơn vị sản
phẩm
68
Bảng 4.10 Tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm Tôm chính duyệt giai đoạn 3 tháng (từ tháng 5 đến tháng 7) năm 2014
Đơn vị tính: đồng
TT Khoản mục chi phí
1
Chi phí NVLTT
2
3
Tháng 5/2014
Tháng 6/2014
Tháng 7/2014
Tháng 6/ Tháng5
Tháng 7/ Tháng 6
Giá trị
%
Giá trị
%
287.563
288.901
288.729
1.338
0,46
(172)
(0,06)
Chi phí NCTT
5.120
5.012
5.187
(108)
(2,1)
175
3,49
Chi phí SXC
4.013
3.870
3.974
(143)
(3,56)
104
2,68
296.696
297.783
297.890
1.087
0,36
107
0,03
TỔNG
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau)
69
Qua bảng phân tích trên, ta thấy các chi phí cấu thành nên giá thành
đơn vị sản phẩm tăng, giảm không đều qua 3 tháng liên tiếp, tuy nhiên nguyên
vật liệu tháng 6 thì tăng 1 lượng hơn tháng 5 là 1.338 đồng, tỷ lệ tăng tương
ứng là 0,46% và tháng 7 có giảm so với tháng 6, khoảng chênh lệch giảm 1
lượng là 172 đồng, tương ứng giảm 0,06 %, Nguyên nhân có sự tăng giảm chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp trong thời gian ngắn là do sự thay đổi của giá tôm
nhiên liệu, sự thay đổi của điều kiện tự nhiên là cho sản lượng tôm thu mua
được tăng, giảm thất thường. Bởi khi người nông dân đạt năng suất cao, sản
lượng tôm dồi dào, thì giá tôm nguyên liệu sẽ giảm, tiêu biểu là tháng 5/2014,
do giá tôm nhiên liệu giảm đã góp phần làm cho chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp giảm, góp phần làm cho giá thành đơn vị sản phẩm giảm. Về chi phí nhân
công trực tiếp, ta thấy được chi phí này, tháng 6 đã giảm một lượng là 108
đồng, tỷ lệ giảm là 2,1% so với tháng 5 thì tháng 7 đã tăng 1 lượng là 175
đồng, tương ứng tăng 3,49% so với tháng 6.. Qua kết quả này, ta thấy rõ được
công tác quản lý nhân công của công ty chưa thật sự hiệu quả, bởi chi phí
nhân công tăng giảm không ổn định qua các tháng. Do đó, công tác quản lý
NCTT là một vấn đề mà công ty cần phải quan tâm để cho việc quản lý sản
xuất được tốt hơn, nhằm tối thiểu hóa chi phí NCTT sản xuất. Cũng như chi
phí NCTT, chi phí sản xuất chung của công ty qua 3 tháng cũng tăng giảm
liên tục, nếu tháng 6 giảm một lượng là 143 đồng, tỷ lệ giảm tương ứng là
3,56% so với tháng 5 thì tháng 7 chi phí SXC tăng một lượng là 104 đồng, tỷ
lệ tăng tương ứng là 2,68% so với tháng 6. Chi phí sản xuất chung tăng giảm
không đều là do nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân chủ
yếu là do các chi phí mua ngoài, nào là chi phí vận chuyển nguyên vật liệu,
chi phí sữa chữa, chi phí bằng tiền khác...những khoản chi phí này không cố
định qua các kỳ mà thay đổi phục thuộc vào yếu tố khách quan là giá cả trên
thị trường. Do đó, chi phí này là một chi phí mà công ty rất khó kiểm soát. Ta
thấy tuy các loại chi phí có sự tăng giảm không đồng đều nhưng việc thực hiện
giá thành đơn vị sản phẩm Tôm chính duyệt là tương đối ổn định, giá thành
thực tế của 1 kg thành phẩm vẫn ở một mức giá dao động vào khoảng 297.000
đồng/kg, với những mức chênh lệch không đáng kể qua các tháng.
=>Qua tất cả những phân tích trên, ta thấy được có 2 loại chi phí mà
công ty khó khăn trong việc điều chỉnh theo kế hoạch, cũng như tối thiểu hóa
nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí và tính giá thành sản phẩm, đó là chi phí
NVLTT và chi phí SXC. Và loại chi phí công ty có thể có những biện pháp
kiểm soát đó là chi phí NCTT. Do đó, công ty cần nên có những chính sách
cũng như giải pháp phù hợp để đạt được những mong muốn như dự kiến,
nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh trên thị trường.
70
Bảng 4.11 Tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm Tôm tự doanh giai đoạn 3 tháng (từ tháng 5 đến tháng 7) năm 2014
Đơn vị tính: đồng
TT Khoản mục chi phí
1
Chi phí NVLTT
2
Chi phí NCTT
3
Chi phí SXC
TỔNG
Tháng 5/2014
Tháng 6/2014
Tháng 7/2014
Tháng 6/ Tháng 5
Tháng 7/ Tháng 6
Giá trị
%
Giá trị
%
174.702
174.982
175.894
280
0,16
912
0,52
7.712
7.905
7.676
193
2,5
(229)
(2,89)
15.002
15.105
15.117
103
0,68
12
0,08
197.416
197.992
198.687
576
0,29
695
0,35
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau)
71
Qua bảng số liệu trên, ta thấy các khoản mục chi phí thực tế cấu thành
nên giá thành sản phẩm trong 3 tháng 5, 6, 7 của sản phẩm Tôm tự doanh có
chút thay đổi như sau:
Xét về chi phí NVLTT, ta thấy chi phí NVLTT qua các tháng đều tăng,
cụ thể tháng 6 tăng 280 đồng/kg so với tháng 5, và tháng 7 lại tăng 912
đồng/kg so với tháng 6. Tỷ lệ tăng tương ứng của tháng 6 và tháng 7 lần lượt
là 0,16% và 0,52%. Dễ nhận thấy, chi phí NVLTT tháng 7 tăng khá cao,
nguyên nhân là do ảnh hường của giá NVL đầu vào. Bên cạnh đó, chi phí
NCTT của tháng 6 tăng so với tháng 5 là 193 đồng/kg, tỷ lệ tăng tương ứng là
2,5%, trong khi đó chi phí này của tháng 7 lại giảm so với tháng 6 là 229
đồng/kg, tỷ lệ giảm tương ứng là 2,89%. Chi phí NCTT tháng 7 giảm rõ rệt so
với 2 tháng 5,6 là do trong tháng 7 công ty đã có sự quản lí phù hợp về nguồn
nhân công, giúp công ty có một lực lượng ổn định, và việc quản lý này cần
được ngày một duy trì để đảm bảo sự phát triển của công ty trong thời gian
tới. Xét về khoản mục chi phí cuối cùng, chi phí SXC, ta thấy khoản mục chi
phí này tăng đều qua các tháng, cụ thể tháng 6 tăng 103 đồng/kg so với tháng
5, với tỷ lệ tăng là 0,68%, tháng 7 tăng 12 đồng/kg, tỷ lệ tăng tương ứng là
0,08%. Với giá thành thực tế qua từng tháng, ta thấy giá thành sản phẩm đang
có xu hướng tăng lên, cụ thể tháng 6 tăng 576 đồng/kg, tỷ lệ tăng là 0,29% so
với tháng 5, tháng 7 tăng 695 đồng/kg, tương đướng tăng 0,35% so với tháng
6. Việc gia tăng giá thành sản phẩm quá nhanh qua 3 tháng là một dấu hiệu
không tốt, bởi bất kì sản phẩm nào cũng cần có sự ổn định trong giá thành trên
thị trường, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh đối với nhiều thị trường khác nhau.
Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng giá thành vẫn là do chi phí NVLTT tăng,
với nguồn NVL không ổn định thì đây vẫn là vấn đề lớn, đáng quan ngại của
công ty. Công ty cần có chính sách phù hợp để đảm bảo nguồn nguyên liệu
dồi dào và giá cả ổn định trong thời gian tới.
=>Tóm lại, giá thành thực tế của sản phẩm Tôm tự doanh có sự gia tăng
đáng kể qua 3 tháng 5, 6, 7 . Do đó, công ty phải có những chính sách phù hợp
hơn nữa trong việc quản lí các khoản mục chi phí, nhằm tạo sự ổn định của
giá thành sản phẩm Tôm tự doanh.
72
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ NÂNG
CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
5.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
5.1.1 Đánh giá công tác kế toán
a) Ưu điểm
- Về tổ chức chứng từ: Các chứng từ do Công ty lập đều tuân thủ theo
quy định chế độ kế toán hiện hành. Các chứng từ sau khi lập đều được kiểm
tra, ký duyệt và lưu trữ theo đúng quy định. Quy trình luân chuyển chứng từ
trong công ty tương đối ngắn gọn, hợp lý. Đồng thời, các chứng từ kế toán của
công ty được lưu trữ và bảo quản tốt theo quy định pháp luật. Điều này tạo
thuận lợi cho kế toán viên hạch toán sổ sách báo cáo nhanh chóng, tiện lợi cho
việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ, sổ sách với nhau. Việc lập và xử lý các
chứng từ kế toán theo trình tự thời gian giúp cho công ty có thể dễ dàng quản
lý cũng như nắm bắt thông tin về các nghiệp vụ, hoạt động kinh tế phát sinh
trong ngày, từ đó giúp nhà quản lý tiếp nhận thông tin chính xác và kịp thời.
- Về sổ kế toán:. Các chứng từ sau khi lập được sử dụng để lên đầy đủ
các sổ tổng hợp và sổ chi tiết theo quy định. Công ty áp dụng đầy đủ và đúng
các mẫu sổ của hình thức kế toán Nhật Ký chung ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Việc áp dụng hình thức kế toán theo hình thức Nhật ký chung giúp cho công
ty đơn giản hóa về sổ sách kế toán vì mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện
cho phân công lao động kế toán, có thể thực hiện đối chiếu kiểm tra về số liệu
kế toán của từng đối tượng kế toán. Việc sử dụng sổ sách kế toán như thế sẽ
giúp bộ phận kế toán tiết kiệm thời gian tìm kiếm, giảm nhẹ gánh nặng cho bộ
phận kế toán cũng như góp phần nâng cao chất lượng quản lý của công ty
ngày một lâu dài và bền vững.
- Về nghiệp vụ: căn cứ vào các chứng từ kinh tế phát sinh trong ngày, kế
toán tiến hành ghi chép nghiệp vụ phát sinh trong ngày trực tiếp vào sổ Nhật
ký chung, giúp cho công tác kế toán đơn giản và được thực hiện nhanh chóng
trong ngày, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của kế toán viên.
73
- Tổ chức ghi chép và hạch toán: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều
được ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác vào chứng từ kế toán, sổ kế toán làm
căn cứ lập báo cáo tài chính. Tách biệt chức năng lập và phê duyệt chứng từ.
- Về tổ chức, địa bàn hoạt động của Công ty là tại tỉnh Cà Mau, nên mô
hình kế toán tập trung này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang bị cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại, đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời
cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng
thời, sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo Công tác kế toán,
giúp đơn vị kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hóa cán bộ.
- Đội ngũ nhân viên kế toán được đào tạo với trình độ chuyên môn
nghiệp cao, được phân công nhiệm vụ rõ ràng, tuân thủ nguyên tắc của chuẩn
mực kế toán Việt Nam hiện hành.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, phần mềm kế toán
giúp giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán viên, và tiết kiệm được thời
gian, chi phí cho Công ty.
b) Hạn chế
Ngoài những mặt đạt được, công tác kế toán của công ty còn tồn tại một
số nhược điểm sau:
- Do công ty hoạt động với quy mô lớn, công tác và phương pháp kế toán
còn khá đơn giản nên việc quản lý chưa thật sự chặt chẽ.
- Giá vốn hàng bán còn cao do chi phí nguyên vật liệu chính liên tục tăng
vọt do nguồn thu mua nguyên vật liệu không ổn định, đặc biệt dịch bệnh và do
thương lái Trung Quốc thu mua tôm nguyên liệu ồ ạt với giá cao.
- Với việc sở hữu một số lượng lao động có tay nghề, tuy nhiên vào
những thời điểm quá tải, việc sản xuất kinh doanh cần nhiều hơn số lượng lao
động đó, việc công ty không giải quyết kịp thời sẽ làm cho công ty mất đi
những hợp đồng lớn, làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
5.1.2 Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
Trên cơ sở đánh giá về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm của công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ thủy sản Cà mau (CASES),
ta thấy công tác kế toán của công ty còn nhiều hạn chế, với cơ cấu tổ chức bộ
máy kế toán còn đơn giản nên công tác kế toán của công ty chưa thật sự chặt
chẽ.
74
Để hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh, Công ty cần
phát huy những ưu điểm đang có và khắc phục những hạn chế trong công tác
kế toán tại đơn vị. Thường xuyên nâng cấp cho phần mềm để cập nhật những
tính năng mới, thêm vào các thủ tục kiểm soát nhập liệu để hạn chế sai sót
trong quá trình nhập số liệu. Thiết lập và hoàn thiện hệ thống tài khoản kế
toán chi tiết cho từng mặt hàng, chỉ tiêu quản lý.
Đào tạo, bổ sung và nâng cao tay nghề cho kế toán viên: với khối lượng
công việc kế toán khá lớn, đặc biệt là vào cuối kỳ, Công ty cần xem xét đào
tạo thêm kế toán viên phụ trách một số phần hành kế toán phức tạp, khối
lượng công việc hàng ngày nhiều và tăng cao vào cuối kỳ như kế toán thành
phẩm, kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Thực hiện các chính sách về
lương thưởng hấp dẫn để nâng cao hiệu suất làm việc , phát huy tinh thần hăng
hái , khả năng sáng tạo của nhân viên.
5.2 GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐỂ GIẢM GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM
a) Tạo nguồn nguyên vật liệu bền vững
Trên cơ sở phân tích giá thành sản phẩm, ta thấy giá thành sản phẩm tôm
chưa thật sự ổn định, chi phí cấu thành giá thành sản phẩm phụ thuộc rất lớn
vào giá tôm nguyên liệu đầu vào. Do đó, việc thực hiện những chính sách hợp
lý để có nguồn tôm nguyên liệu dồi dào và ổn định là một trong những việc
làm vô cùng quan trọng đối với công ty.
Do đó, công ty cần có sự kết hợp với người dân nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản.
- Đối với những người nuôi trồng thủy sản thì trước hết phải tạo mối
quan hệ tốt ngay từ đầu, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người nông
dân nuôi trồng thủy sản, vì họ luôn mong muốn sản phẩm mình tạo ra sẽ luôn
được tiêu thụ tốt với giá cả hợp lý, còn doanh nghiệp thì mong muốn có nguồn
nguyên vật liệu ổn định, lâu dài và bền vững. Với chính sách hỗ trợ con giống,
kỹ thuật cũng như nguồn vốn cho người nông dân, công ty nên tiến hành bao
tiêu sản phẩm của người nuôi để họ yên tâm về đầu ra cho sản phẩm. Từ đó,
công ty sẽ tạo được nguồn nguyên liệu ổn định về giá cả, chất lượng cũng như
an tâm sản xuất trong tình hình nguyên vật liệu tôm khan hiếm như hiện nay.
- Đối với những người đánh bắt thủy sản, công ty nên tiến hành hỗ trợ
tàu bè cũng như chi phí nghiên liệu dữ trự cho người dân đánh bắt xa bờ, bởi
đây là một trong những nguồn thu mua nguyên liệu dồi dào của doanh nghiệp.
75
- Bên cạnh đó, công ty cũng cần quy hoạch những nguồn nhiên liệu riêng
cho mình để tiết kiệm chi phí vận tải, tạo nguồn nguyên liệu bền vững, ổn
định lâu dài cho quá trình sản xuất và phát triền lâu dài. Đồng thời, tiến hành
ký kết các hợp đồng nguyên liệu với các doanh nghiệp thu mua thủy hải sản
để có được nguồn nguyên liệu đa dạng hơn.
b) Nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất
Nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng
trong việc tạo ra thành phẩm, với một đội ngũ công nhân lành nghề và hăng
say sản xuất thì năng suất lao động sẽ tăng cao, như thế lượng sản phẩm được
tạo ra sẽ nhiều hơn trong cùng một thời gian, góp phần năng cao năng suất sản
phẩm cũng như doanh thu của doanh nghiệp. Vì thế, việc tạo ra một đội ngũ
công nhân lành nghề là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến chi
phí sản xuất cũng như giá thành thành phẩm. Do đó, công ty nên có những lớp
tập huấn, dạy nghề cho công nhân, nhằm nâng cao tay nghề và tạo công ăn
việc làm cho người dân, giúp doanh nghiệp giữ lại được những lao động có
tay nghề cao, góp phần tiết kiệm chi phí đào tạo công nhân.
Về vấn đề tiền lương đối với nhân công trực tiếp sản xuất: cần có chính
sách lương hợp lý, đảm bảo nhu cầu sinh sống của công nhân, đồng thời có
thêm những khoản tiền thưởng ngày lễ, tết hoặc tiền lương tăng ca hợp lý.
Đảm bảo cho người công nhân các khoản bảo hiểm đầy đủ,các khoản kinh phí
công đoàn, hỗ trợ nghĩ việc, phụ sản… chỉ khi người công nhân được đảm bảo
những nhu cầu cấp thiết nhất trong cuộc sống thì họ mới có thể chú tâm vào
sản xuất, tăng nâng suất lao động cũng như ý định gắn bó lâu dài với doanh
nghiệp.
c) Tiết kiệm các loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm
Công ty cần phải giám sát chặt chẽ và có kế hoạch cho việc sử dụng
nguyên vật liệu nhằm giảm hao phí ở mức tối đa, giám sát tình hình sản xuất
của nhân công trực tiếp sản xuất nhằm hạn chế thời gian hao phí trong thao tác
công việc của công nhân, tìm nguồn nguyên liệu rẻ, ổn định để phần nào giảm
chi phí sản xuất cũng như hạ giá thành sản phẩm, tạo thêm vị thế cạnh tranh
đối với các công ty trong và ngoài nước.
Việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân công có tay nghề cao,
nguồn lao động có năng lực, chuyên môn, trách nhiệm cũng phẩn nào góp
phần giúp công ty cắt giảm chi phí sản xuất sản phẩm.
76
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES đã
được thành lập các đây 10 năm, công ty ngày càng phát triển và khẳng định
chỗ đứng của mình trong thị trường thủy sản Cà Mau, chuyên chế biến các
loại thủy hải sản đông lạnh tiệu thụ trong và ngoài nước. Đến nay, Công ty đã
đạt được nhiều thành công trong điều kiện sản xuất thủy hải sản còn gặp nhiều
khó khăn, việc đào tạo được một đội ngũ cán bộ nhân viên giàu năng lực,
trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc được xem là một trong những thành
công trong công tác quản lý của công ty. Trong suốt khoảng thời gian dài phát
triển, Công ty đã liên tục phấn đấu vượt qua khó khăn, tạo dựng được uy tín
và đưa công ty ngày một lớn mạnh và phát triển bền vững.
Qua đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Công ty cho thấy công tác
kế toán tại Công ty được tổ chức phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty
và được quản lý có hệ thống dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Chấp hành
đúng các quy định theo chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Đảm bảo
cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời hỗ trợ cho việc ra quyết định
của cấp lãnh đạo.
Qua đó có thể thấy được qua quá trình phát triển, Công ty đã không
ngừng lớn mạnh, hiệu quả hoạt động kinh doanh đang từng bước được nâng
cao. Công ty cũng đang tích cực góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống cho người lao động, và đóng góp một phần quan trọng trong phát triển
kinh tế tỉnh nhà nói riêng và ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đóng vai trò rất quan
trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu
thủy sản, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình xuất khẩu thủy sản còn nhiều khó
khăn như hiện nay. Hiệp hội cần phát huy tốt vai trò của mình trong việc phối
hợp, liên kết hoạt động của các hội viên, giúp nâng cao giá trị, chất lượng, khả
năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Hiệp hội cần tạo mối liên kết với người nuôi tôm, hỗ trợ kỹ thuật cho
hoạt động nuôi tôm. Thông qua đó tạo mối liên kết giữa nông dân và doanh
77
nghiệp, góp phần đảm bảo đầu ra cho nông dân và tạo nguồn nguyên liệu ổn
định với chi phí hợp lý cho các doanh nghiệp chế biến.
Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hướng dẫn cho người nông dân
các biện pháp để phòng tránh và khống chế dịch bệnh trên tôm, nhằm giảm
thiểu rủi ro gây thiệt hại cho người nông dân, dẫn đến khó khăn về nguồn
nguyên liệu cho các Công ty hoạt động trong ngành xuất khẩu thủy sản.
Cung cấp thông tin kịp thời cho các hội viên. Tích cực tìm kiếm thị
trường, giới thiệu đối tác cho các hội viên. Tổ chức tư vấn, đào tạo giúp cho
các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nâng cao nguồn nhân lực, chất lượng
sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài
nước.
6.2.2 Đối với Nhà nước
Các cấp chính quyền, các ban lãnh dạo, bộ ngành cần có những chính
sách kịp thời hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật kinh tế và luật thương
mại để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty cạnh tranh lành mạnh với
các doanh nghiệp khác. Đơn giản các thủ tục hành chính làm mất nhiều thời
gian và tốn chi phí lớn cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản, tạo điều kiện môi
trường thuận lợi nhất cho các công ty. Xem xét dãn thời gian nộp thuế nhập
khẩu các mặt hàng nguyên liệu, đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của
hàng hoá.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành được vay vốn
với lãi suất ưu đãi để đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng cho sản xuất, giúp công
ty có đủ vốn thu mua nguyên liệu trong lúc nguyên liệu rẻ để tiết kiệm chi phí
hoặc khi giá nguyên liệu tăng cao thì công ty có đủ vốn để đảm bảo sản xuất,
tránh tình trạng ngừng trệ hoạt động sản xuất do không đủ vốn trong thời điểm
giá nguyên liệu tăng cao và bỏ qua các hợp đồng quan trọng. Bảo đảm hệ
thống tài chính, tín dụng về cơ bản ổn định để hỗ trợ nông, ngư dân. Có chính
sách khuyến khích nuôi tôm như hỗ trợ vốn cho người nuôi tôm với lãi suất ưu
đãi, đảm bảo đầu ra cho tôm nguyên liệu.
Chính phủ cần tạo điều kiện hơn cho công ty hoạt động như: có chính
sách khuyến khích xuất khẩu, đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu, tổ chức các hội
thảo xúc tiến Thương mại...... nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
cũng như vị thế của công ty trong lĩnh vực thủy sản trên thị trường quốc tế.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tố Uyên (2013). Nghiên cứu “Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá
Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
(ANGIMEX)”, luận văn đại học, Đại Học Cần Thơ.
2. Trương Kim Thành (2009). Nghiên cứu”Kế Toán Chi Phí Sản Xuất và Tính
Giá Thành Sản Phẩm tại Công ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Nhập Khẩu Thủy
Sản CADOVIMEX”, luận văn đại học, Đại Học Cần Thơ.
3. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
4. Ths. Bùi Văn Trường. Giáo trình Kế Toán Chi phí, NXB Lao Động – Xã
Hội (2008).
5. Trần Quốc Dũng (2009). Giáo trình Nguyên lí Kế toán, NXB Giáo dục Việt
Nam.
79
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Cty CP Chế biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 17 tháng 07 năm 2014
Số XK3-07013
Nợ TK 621303CT
Có TK 1521CT
Họ tên người nhận:
Lê Viết Vinh
Lý do xuất:
Dùng cho việc trực tiếp sản xuất sản phẩm Tôm chính duyệt
Đơn vị tính: đồng
Xuất tại kho
Stt
1
Tên, nhãn hiệu, qui cách
Thẻ chân trắng nguyên liệu : 50
Đvt
Mã số
TCT050
Số lượng
Kg
Tiền hàng :
Thuế GTGT
Tổng cộng
Đơn giá
2.849
90.600
Kế toán trưởng
258.119.400
258.119.400
(0%)
Ngày
Giám đốc
Thành tiền
Thủ kho
80
Người nhận hàng
258.119.400
tháng
năm
Người lập
Cty CP Chế biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 23 tháng 07 năm 2014
Số XK3-07073
Nợ TK 621303CT
Có TK 1521CT
Họ tên người nhận:
Lê Thị Thanh Hoa
Lý do xuất:
Dùng cho việc trực tiếp sản xuất sản phẩm Tôm Tự doanh
Đơn vị tính: đồng
Xuất tại kho
Stt
Tên, nhãn hiệu, qui cách
Mã số
Đvt
1
Thẻ chân trắng nguyên liệu : 50
TCT050
Kg
Tiền hàng :
Thuế GTGT
Tổng cộng
Số lượng
Đơn giá
965
Thành tiền
92.000
88.780.000
(0%)
Ngày
Giám đốc
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
88.780.000
Thủ kho
(ký tên)
81
Người nhận hàng
(ký tên)
88.780.000
tháng
năm
Người lập
(ký tên)
Cty CP Chế biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
Mã số 3A VT
PHIẾU NHẬP KHO
Mã số thuế: 2000108952
Số : 07268
Ngày 23 tháng 07 năm 2014
Nợ : 152CT/ 587.546.200
Họ và tên người giao hàng: DNTN Trần Văn Tiên
Nợ : /
Địa chỉ:
Nợ : /
17 Chợ Nông Sản, Phương 7, Cà Mau
Theo hóa đơn số: 0004519
Ngày : 30/07/2014
Có:331103CT/ 587.546.200
Nhập từ kho:
Có : /
Đơn vị tính: đồng
Stt
Tên, nhãn hiệu, qui cách
1
2
Thẻ chân trắng nguyên liệu : 50
Thẻ chân trắng nguyên liệu : 77.1
Mã số
Đvt
Số lượng
TCT050
Kg
3.313
TCT077.1
Kg
1.485
Tiền hàng :
4.798
Thuế GTGT
(0%)
Tổng cộng
Năm trăm tám mươi bảy triệu năm trăm bốn mươi sáu ngàn hai trăm đồng
Đơn giá
Thành tiền
127.000
112.320
420.751.000
166.795.000
587.546.200
587. 546.200
Ngày 23 tháng 07 năm 2014
Lập phiếu
Thủ kho
(ký tên)
(ký tên)
Người giao hàng
(ký tên)
82
Kế toán trưởng
Giám đốc
(ký tên)
(ký tên)
Cty CP Chế biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 17 tháng 7 năm 2014
Số XK3-07023
Họ và tên người nhận:
Lê Viết Vinh
Nợ 627303CT
Lý do xuất kho
Sữa chữa nhỏ trong PX
Có 1531CT
Xuất tại kho
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên, nhãn hiệu, qui cách
Mã số
ĐVT
Số lượng
Yêu cầu
1
Đầu cose ép 150+chụp
2
Ví đuôi cá 3 P
3
4
Đơn giá
Thành tiền
Thực xuất
Tài khoản
đối ứng
COSE031
Bộ
25.00
30.000
750.000
627303CT
CCDC20004
Bọc
1.00
170.000
170.000
627303CT
Đầu cose ép 240 + chụp
COSE035
Bộ
17.00
58.000
986.000
627303CT
Đầu cose ép + chụp 300
COSE029
Bộ
50.00
98.000
4.900.000
627303CT
83
5
Quạt âm trần 2TS
QUAT006
Cây
6.00
260.000
1.560.000
627303CT
6
Dây rút 2 tấc
DAY102
Bịt
5.00
15.000
75.000
627303CT
7
Dây rút 5T
DAY1040
Bọc
3.00
65.000
195.000
627303CT
8
Ống vuông 2p
ONG045
Cây
40.00
6.000
240.000
627303CT
9
Vít inox 2P
CCDC094
Con
1.00
45.000
45.000
627303CT
10
Tắc kê 3P+4P
CCDC1216
Bịt
1.00
10.000
10.000
627303CT
11
Sứ đỡ 35
CCDC20003
Cục
6.00
12.000
72.000
627303CT
12
Băng keo đen
KEO006
Cuồn
40.00
6.962
278.462
627303CT
13
Cose 25mm
SSDC1656
Cái
50.00
4.500
225.000
627303CT
14
Cose 16mm
CCDC1657
Cái
50.00
2.500
125.000
627303CT
15
Đầu cose ép 300
COSE037
Cái
9.00
95.000
855.000
627303CT
CỘNG
304.00
10.486.462
Ngày
Giám đốc
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
tháng
Thủ kho
Người nhận hàng
Người lập
(ký tên)
(ký tên)
(ký tên)
84
năm
Cty CP Chế biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 23 tháng 07 năm 2014
Số XK3-07072
Nợ TK 621303CT
Có TK 1521CT
Họ tên người nhận:
Lê Thị Thanh Hoa
Lý do xuất:
Dùng cho việc trực tiếp sản xuất sản phẩm Tôm Tự doanh
Đơn vị tính: đồng
Xuất tại kho
Stt
1
Tên, nhãn hiệu, qui cách
Thẻ chân trắng nguyên liệu : 86.5
Đvt
Mã số
TCT865
Số lượng
Kg
Tiền hàng :
Thuế GTGT
Đơn giá
588
106.100
Kế toán trưởng
62.386.800
62.386.800
(0%)
Ngày
Giám đốc
Thành tiền
Thủ kho
85
Người nhận hàng
Tổng cộng
62.386.800
tháng
năm
Người lập
Cty CP Chế biến và DVTS Cà Mau
Số : 0037
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 Cà Mau
PHIẾU CHI
Ngày 31 tháng 07 năm 2014
TK Nợ
622CT
Số tiền
69.369.260
Tổng
cộng
69.369.260
Người nhận tiền: Nguyễn Hồng Phương
Địa chỉ:
P9 TP Cà Mau
Lý do chi:
Phương: TT tiền lắp đặt kính mê ka
Số tiền:
69.396.260 đồng
(bằng chữ)
Mười ba triệu sáu trăm chín mươi sáu ngàn
tám trăm năm mươi hai đồng
Kèm theo chứng từ :
Giấy đề nghị TT
Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Người lập phiếu
(ký tên)
Thủ quỹ
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
(Đã nhận đủ số tiền(bằng chữ)): Một tỷ hai trăm
bốn mươi ba triệu chín trăm sáu chín ngàn một
trăm bốn mươi lăm đồng
86
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên)
Người nhận tiền
(ký tên)
Cty CP Chế biến và DVTS Cà Mau
Số : 025
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 Cà Mau
PHIẾU HẠCH TOÁN
Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Lý do chi:
TK Nợ
622CT
Số tiền
70.969.115
Tổng cộng
70.969.115
Hạch toán tiền lương phải trả
công nhân trong tháng 07/2014
Số tiền:
70.996.115 đồng
(bằng chữ)
Bảy mươi triệu chin trăm chín mươi sáu ngàn
một trăm mười lăm đồng
Kèm theo chứng từ :
Giấy hạch toán
Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Người lập phiếu
(ký tên)
Thủ quỹ
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
87
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên)
PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI VỤ
CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH CẢNG CÁ CÀ MAU
Tháng 07/2014
ĐVT: đồng
Stt Giá thành sản xuất
Đvt
Tôm sản xuất chính duyệt
Lượng
I
Tiền(đ)
Lượng
Tiền(đ)
Nguyên liệu thủy sản
Kg
14.650,80
4.230.119.240
1.402.397,07
193.484.149.819
Nguyên liệu mua đại lý
Kg
14.650,80
4.230.119.240
1.576.562,24
193.658.314.987
(174.165,17)
(174.165,17)
Thu hồi đầu võ tôm
II
Chi phí chế biến
1
2
Tôm tự doanh
134.210.669
25.072.492.371
Chi phí nhân công
75.996.292
8.443.980.146
Tiền lương
70.949.115
7.883.186.129
Tiền công nhân ăn Ka 3
618.758
68.750.502
BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN
4.428.419
492.043.515
Tiền thuê gia công tôm
4.815.198.376
88
3
Bao bì đóng gói
7.676.922
4.229.689.942
Thùng tạm (*)
Cái
21.167
179.565.249
Thùng hoàn chỉnh các loại
Cái
160.844
17.601.901.245
Hộp các loại
Cái
175.155
392.247.856
Khay xốp
Cái
4.075
3.462.750
Túi PA 19,6x27
Cái
316.000
315.493.440
Túi PA 20x28
Cái
12.700
30.400.000
Túi PA 24,5x36,7
Cái
22.900
55.450.000
Túi PA 24x34,5
Cái
1.500
3.000.000
Túi PA 24x38
Cái
20.820
53.923.800
Túi PA 24x40
Cái
183.614
210.643.045
Túi PA 24x37
Cái
6.500
47.600.000
Túi PA 30x49
Cái
6.300
11.466.000
Túi PA 40x32
Cái
2.000
9.000.000
Túi PA 41x23,5
Cái
5.340
15.592.800
Túi PE các loại khác (**)
Kg
19.146,96
765.961.021
127,51
5.100.865
89
Dây niềng thùng(*)
Kg
Que tre
5.321,27
110.208.015
Cây
2.000
480.000
Màng co
Kg
13,08
1.072.587
Thẻ cỡ(*)
Tờ
409.411
12.257.431
Decal
Tờ
543.420
105.631.924
5
200.000
603.880
154.441.924
9.217
70.948.744
0
(81.257.889)
Dây nilon
Pider
Băng keo(*)
70,87
1.467.845
5.453
163.255
Cuồn
Tờ
Cuồn
123
944.957
Hoa hồng mua bao bì ghi
giảm chi phí bao bì
4
Vật liệu phụ, hóa chất các
loại
4.671.902
Nước đá
Cây
Brifisol 512 new
635
4.434.130
3.528.579.180
79.410
554.868.460
Kg
21.675
1.174.830.954
Phụ gia tăng trọng MP2
Kg
22.680
930.658.537
Biary TM60
Kg
240
33.120.000
Star Fresh 9
Kg
175
11.725.000
90
Chlorine nước(Sodium
hypochioride)
Kg
550
5.775.000
Chlorine bột
Kg
300
9.000.000
Bột năng
Kg
10
125.000
Bột gia vị
Kg
1.968
161.536.804
Tỏi nõn
Kg
19.375
445.625.000
Củ sắn
Kg
7.927
67.379.500
Bột gạo
Kg
1.400
19.320.000
Muối bọt
Kg
29.000
82.762.621
Muối NaCl tinh khiết(Thái
Lan)
Kg
2.000
14.000.000
Bột giặt, cồn, ni tơ..
5
237.772
17.852.268
Chi phí kiểm vi sinh P. thí
nghiệm
144.737.521
Bột kít Ethoxyqin
Bộ
1
12.249.600
Bột xít Chloramphenicol
Bộ
3
18.325.519
Bột xít Enrofloxacin Elisa
Bộ
1
8.234.850
91
Bột xít Oxytetracyline
Bộ
4
43.570.184
Bột xít Nalidixic acid Elisa
Bộ
1
10.982.400
0
51.374.968
1.011.321
1.372.641.324
Hóa chất, vật tư P. thí
nghiệm
6
Điện lưc(**)
7
Nhiên liệu(*)
Dầu D.O(**)
Kw
11.020
14.958.017
1.834.129
Lít
59,48
1.223.447
8.931,41
183.716.419
Nhớt Shell 46(209 lít)
Phuy
0,026
300.388
1.969
22.553.599
Gas NH3
kg
13
310.294
985
23.510.506
8
Khấu hao TSCĐ
9
17.580.960
1.367.027.954
Chi phí phân bôt CCDC &
dụng cụ sản xuất
5.348.892
381.257.438
Phân bổ CCDC
3.662.700
254.655.602
218.032
16.370.165
Găng tay, đồ bảo hộ lao
động(*)
1.468.160
110.231.671
Chi phí sữa chữa
4.266.396
320.327.319
Dụng cụ sản xuất(*)
10
229.780.524
92
11
Chi phí bằng tiền khác
1.877.159
239.272.647
CP vận chuyển nhập khẩu
tôm
55.984.200
CP hàng nhập khẩu tôm- tổ
bán hàng TP
44.241.735
CP vận chuyển, bốc xếp VL,
vật tư
697.014
52.439.596
Dầu xe tải chở thành phẩm
220.534
16.558.048
Thuê mặt bằng, thuê nhà
123.387
9.264.112
Phí chở vật tư, NL qua cảng
cá
299.073
22.454.875
Văn phòng phẩm, in biểu
mẫu
46.066
3.458.722
Chi phí thuế tài nguyên nước
sử dụng sản xuất
87.905
6.600.025
Chi phí công tác phí
54.240
4.072.451
Chi phí giao dịch thanh tiết,
tiếp khách
49.305
3.701.870
93
Chi phí điền thoại, giao dịch,
chi phí khác
12
Các khoản giảm giá thành(*)
13
Tổng cộng
14
Tổng sản lượng hàng sản
xuất
15
Tổng sản lượng hàng tái chế
16
Chi phí chế biến bình quân
1kg thành phẩm
17
Tổng chi phí sản xuất 1kg
thành phẩm
Ghi chú:
299.635
22.497.013
4.364.329.909
218.556.642.190
14.650,80 kg
970.470,91 kg
0 kg
129.532,94 kg
9.161 đ/kg
22.793 đ/kg
297.890 đ/kg
198.687 đ/kg
(**) : Các chi phí phân bổ theo tỷ lệ của hệ số kế hoạch.
Dòng số 16, chi phí chế biến bình quân 1kg = Tổng chi phí chế biến : (Tổng sản lượng sản xuất + hàng tái chế)
Cà Mau, ngày 31 tháng 07 năm 2014
Lập biểu
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
94
Tổng giám đốc
(ký tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Độc lập – Tự do – hạnh phúc
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG
Tháng 07 năm 2014
TT
Bộ phận
Số
lao
động
Tổng
HSL
Tổng tiền
lương
CB
Trừ các khoản
BHXH,
BHYT,
BHTN
Công
đoàn phí
Thực lãnh
Thuế
TNCN
Tiền ăn KA
3
1
Chế biến
114
93.52
520.522.900
24.126.720
2.244.480
0
0
2
Phục vụ
62
23.26
293.832.006
5.861.520
558.240
0
1.845.000
3
Phân cỡ
277
175.78
1.517.440.593
44.887.920
4.218.720
0
5.660.000
4
Xếp hộp
72
33.58
404.063.352
9.053.520
805.920
0
3.205.000
5
Cấp đông
48
38.00
264.723.225
9.576.000
912.000
0
3.200.000
6
Xuất nhập
54
28.00
268.711.549
7.056.000
672.000
0
3.845.000
7
IQF
399
149.42
1.756.813.490
38.245.200
3.586.080
0
18.380.000
8
Mặt hàng mới
66
48.26
322.775.973
12.721.200
1.158.240
0
9
Kiễm cỡ
12
15.10
93.915.573
2.805.200
362.400
10
Quán lý XN
194
226.00
1.285.079.292
56.952.000
11
Bảo vệ, BH, VS
38
30.45
162.548.768
12
Công nhật
-
0
358.447.516
Tiền điện
Tạm ứng
Tổng cộng
Chi qua thẻ
ATM
Ký
nhận
Chi tiền mặt
Lương SP
Lương SP(bỏ
việc)
18.000.000
476.151.700
203.421.218
269.012.628
3.717.854
401.800
24.000.000
261.151.700
146.171.174
114.994.272
0
233.800
188.000.000
1.274.440.153
1.119.839.363
146.406.377
8.194.413
31.000.000
359.998.912
248.719.132
110.341.563
938.217
34.000.000
217.035.225
193.715.320
23.165.947
153.958
34.000.000
223.138.549
174.586.105
44.254.528
4.297.916
168.000.000
1.528.517.210
1.130.165.231
380.186.452
18.165.527
5.000
53.000.000
255.891.533
249.843.256
6.048.277
0
0
65.000
10.000.000
79.682.973
79.682.973
0
0
5.424.000
0
3.290.000
659.800
112.000.000
969.323.192
969.323.192
137.430.300
0
7.673.400
730.800
0
520.000
270.000
28.000.000
113.225.767
113.225.767
12.128.801
0
0
0
0
0
0
0
358.447.516
0
95
0
85.000
1.336
861.37
7.248.874.238
219.958.680
20672.880
0
40.015.000
1.650.400
700.000.000
358.447.516
4.628.692.731
1.602.416.661
TỔNG CỘNG
1.637.884.546
Tổng quỹ tiền lương trong tháng:
7.248.874.238
đồng
(Bảy tỷ hai trăm bốn mươi tám triệu, tám trăm bảy mươi bốn ngàn, hai trăm ba tám đồng)
Tổng giám đốc
35.467.885
Kế toán trưởng
Phòng TC – HC
96
Ngày 09 tháng 08 năm 2014
Giám đốc xí nghiệp
Lập biểu
Bảng tính giá thành sản phẩm Tôm chính duyệt tháng 07 năm 2014
Sản lượng: 14.650,8 kg
Đơn vị tính: đồng/kg
97
Bảng tính giá thành sản phẩm Tôm tự doanh tháng 07 năm 2014
Sản lượng: 1.100.003,85 kg
Đơn vị tính: đồng/kg
Khoản mục chi phí
1
CP
SXDD
đầu kỳ
Chi phí phát sinh
trong kỳ
CP SXDD
cuối kỳ
Điều chỉnh giảm
giá thành
Tổng giá thành
thực tế
Giá thành thực
tế đơn vị
2
3
4
5
6 = 1+2+3+4+5
7 = 6/SLTP
Chi phí NVLTT
0
193.484.149.819
0
193.484.149.819
175.894
Chi phí NCTT
0
8.443.980.146
0
8.443.980.146
7.676
Chi phí SXC
0
16.628.512.220
0
16.628.512.220
15.117
Tổng
0
218.556.642.190
0
218.556.642.190
198.687
98
PHỤ LỤC 2
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ CÁI TÀI KHOẢN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Số hiệu tài khoản: 6211
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Dư đầu:
Tài khoản đối ứng
Đơn vị tính: đồng
Tên tài khoản
Phát sinh
Nợ
152CT
Nguyên liệu Cà Mau
15403CT
Chi phí SXKD dở dang tôm Cà Mau
Có
197.714.269.059
Cộng phát sinh:
197.714.269.059
197.714.269.059
197.714.269.059
Dư cuối:
Ngày
Người lập biểu
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
99
tháng
Giám đốc
(ký tên)
năm
Cty CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ CÁI TÀI KHOẢN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Số hiệu tài khoản: 6221
Từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/07/2014
Dư đầu:
Tài khoản
đối ứng
Tên tài khoản
Đơn vị tính: đồng
Phát sinh
Nợ
334CT
Tiền lương phải trả cho CNTT sản xuất sản phẩm
338CT
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
335CT
Chi tiền
Có
7.954.135.244
496.471.934
69.369.260
Cộng phát sinh:
8.519.976.438
8.519.976.438
Dư cuối:
Ngày
Người lập biểu
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
100
tháng
Giám đốc
(ký tên)
năm
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 08 Nguyễn Công Trức P8 TP Cà Mau
SỔ CÁI TÀI KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Số hiệu tài khoản: 6271
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Dư đầu:
Tài khoản đối
ứng
Đơn vị tính: đồng
Tên tài khoản
Phát sinh
Nợ
Có
6271CT
Chi phí nhân viên phân xưởng
4.815.198.376
6272CT
Chi phí vật liệu
4.237.366.864
6273CT
Chi phí dụng cụ sản xuất
4.296.209.316
6274CT
Chi phí khấu hao TSCĐ
1.384.608.914
6277CT
Chi phí dịch vụ mua ngoài
1.712.193.056
6278CT
Chi phí bằng tiền khác
241.149.806
Cộng phát sinh:
16.686.726.602
16.686.726.602
Dư cuối:
Ngày
Người lập biểu
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
101
tháng
Giám đốc
(ký tên
năm
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 08 Nguyễn Công Trức P8 TP Cà Mau
SỔ CÁI TÀI KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG
Số hiệu tài khoản: 1541
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Dư đầu:
Tài khoản
đối ứng
15503CT
62103CT
62203CT
627303CT
627403CT
627803CT
Đơn vị tính: đồng
Tên tài khoản
Phát sinh
Nợ
Thành phẩm tôm đông lạnh
Chi phí NVL mặt hàng tôm Cà Mau
Chi phí NCTT mặt hàng tôm Cà Mau
Chi phí dụng cụ sản xuất mặt hàng tôm Cà Mau
Khấu hao TSCĐ mặt hàng tôm Cà Mau
Chi phí bằng tiền khác
Cộng phát sinh:
Dư cuối:
Có
222.920.972.234
197.714.269.059
8.519.976.438
386.606.330
1.384.608.914
1.491.551.010
222.920.972.234
222.920.972.234
Ngày
Người lập biểu
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
102
tháng
Giám đốc
(ký tên)
năm
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ CÁI TÀI KHOẢN THÀNH PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH CÀ MAU
Số hiệu tài khoản: 1551
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Dư đầu:
Đơn vị tính: đồng
Tài khoản đối ứng
Tên tài khoản
Phát sinh
Nợ
15403CT
Chi phí SXKD dở dang tôm Cà Mau
63203CT
Giá vốn hàng bán tôm Cà Mau
Có
222.920.972.234
222.920.972.234
Cộng phát sinh:
222.920.972.234
222.920.972.234
Dư cuối:
Ngày
Người lập biểu
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
103
tháng
Giám đốc
(ký tên)
năm
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Số hiệu tài khoản: 6211
Tên sản phẩm: Tôm chính duyệt
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Đơn vị tính: đồng
Số phiếu
Ngày
chứng từ
TK đối
ứng
Diễn giải
Nợ
………………………………………………………………
XK3-07013
XK3-07016
XK3-07020
XK3-07026
PC-011
XK3-07022
17/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 50 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
19/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 110 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
22/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 77.1 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
23/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 121 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
24/07/2014 Chi tiền mua nguyên vật liệu dùng thẳng cho việc sản xuất
sản phẩm
26/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 86.5 dùng cho việc trực
104
1521
258.119.400
1521
133.592.850
1521
1.350.000
1521
8.475.000
1111
14.560.000
1521
79.702.200
Có
XK3-07027
27/07/2014
XK3-07028
29/07/2014
PC-011
30/07/2014
XK3-07028
30/07/2014
SXDD101
tiếp sản xuất sản phẩm
Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 50 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 121 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
Chi tiền mua nguyên vật liệu dùng thẳng cho việc sản xuất
sản phẩm
Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 110 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
…………………………….
(ký tên)
122.690.000
1521
88.720.000
1111
19.000.200
1521
72.550.080
31/07/2014 Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang
Dư đầu
Cộng số phát sinh trong kỳ
Dư cuối
Người lập biểu
1521
Kế toán tổng hợp
(ký tên)
4.230.119.240
4.230.119.240 4.230.119.240
Kế toán trưởng
(ký tên)
105
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Số hiệu tài khoản: 6211
Tên sản phẩm: Tôm tự doanh
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Đơn vị tính: đồng
Số phiếu
Ngày
chứng từ
TK đối
ứng
Diễn giải
Nợ
………………………………………………………………
XK3-07012
17/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 50 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
1521
135.117.780
XK3-07017
18/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 86.5 dùng cho việc
trực tiếp sản xuất sản phẩm
1521
62.386.800
XK3-07021
20/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 121 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
1521
166.208.000
XK3-07029
21/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 77.1 dùng cho việc
trực tiếp sản xuất sản phẩm
1521
85.940.800
106
Có
PC-011
21/07/2014 Chi tiền mua nguyên vật liệu dùng thẳng cho việc sản xuất
sản phẩm
1111
23.007.890
XK3-07073
23/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 110 để trực tiếp sản
xuất sản phẩm
1521
88.780.000
XK3-07075
25/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 50 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
1521
174.774.600
XK3-07079
28/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 110 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
1521
111.496.700
XK3-07083
30/07/2014 Xuất kho thẻ chân trắng nguyên liệu 50 dùng cho việc trực
tiếp sản xuất sản phẩm
1521
76.211.200
…………………………………………………………………………………………
SXDD102
31/07/2014 Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang
193.484.149.819
Dư đầu
Cộng số phát sinh trong kỳ
193.484.149.819
193.484.149.819
Dư cuối
Người lập biểu
(ký tên)
Kế toán tổng hợp
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
107
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Số hiệu tài khoản: 6221
Tên sản phẩm: Tôm chính duyệt
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Đơn vị tính: đồng
Số phiếu
LN07
BH07
KA307
SXDD103
Ngày
chứng từ
31/7/2014
31/7/2014
31/7/2014
31/7/2014
Diễn giải
Lương phải trả công nhân
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Tiền ăn KA 3
Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang
Dư đầu
Cộng số phát sinh trong kỳ
Dư cuối
Người lập biểu
(ký tên)
Kế toán tổng hợp
(ký tên)
TK đối
ứng
334
338
335
154
Nợ
70.949.115
618.758
4.428.419
75.996.292
75.996.292
Kế toán trưởng
(ký tên)
108
Có
75.996.292
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Số hiệu tài khoản: 6221
Tên sản phẩm: Tôm tự doanh
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Đơn vị tính: đồng
Số phiếu
LN07
BH07
KA307
SXDD104
Ngày
chứng từ
31/7/2014
31/7/2014
31/7/2014
31/7/2014
Diễn giải
Lương phải trả công nhân
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Tiền ăn KA 3
Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang
Dư đầu
Cộng số phát sinh trong kỳ
Dư cuối
Người lập biểu
(ký tên)
Kế toán tổng hợp
(ký tên)
TK đối
ứng
334
338
335
154
Nợ
7.883.186.129
68.750.502
492.043.515
8.443.980.146
8.443.980.146 8.443.980.146
Kế toán trưởng
(ký tên)
109
Có
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Số hiệu tài khoản: 6271
Tên sản phẩm: Tôm chính duyệt
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Đơn vị tính: đồng
Số phiếu
Ngày
chứng từ
TK đối
ứng
Diễn giải
PC-011
10/07/2014 Chi trả tiền xe vận chuyển nguyên vật liệu.
PC-014
12/07/2014 Chi phí vật liệu phụ, hóa chất
PC-019
17/07/2014 Chi phí trích khấu hao TSCĐ
PC-031
19/07/2014 Chi phí phân bổ CCDC và dụng cụ sản xuất
……………………………………………………………………………………………..
PC-035
31/07/2014 Chi phí khác bằng tiền
SXDD105
31/07/2014 Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang
Dư đầu
Cộng số phát sinh trong kỳ
Dư cuối
Người lập biểu
Kế toán tổng hợp
(ký tên)
(ký tên)
Nợ
1111
1121
214
142
11.078.200
30.000.760
17.580.960
5.348.892
1111
1.877.159
58.214.377
58.214.377
Kế toán trưởng
(ký tên)
110
Có
58.214.377
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Số hiệu tài khoản: 6271
Tên sản phẩm: Tôm tự doanh
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Đơn vị tính: đồng
Số phiếu
Ngày
Diễn giải
chứng từ
…………………………………………………………………………………..
PC-003
10/07/2014 Chi trả tiền xe vận chuyển nguyên vật liệu.
PC-009
12/07/2014 Chi phí vật liệu phụ, hóa chất
PC-0124
17/07/2014 Chi phí trích khấu hao TSCĐ
PC-037
19/07/2014 Chi phí phân bổ CCDC và dụng cụ sản xuất
……………………………………………………………………………………
PC-045
31/07/2014 Chi phí khác bằng tiền
SXDD105
31/07/2014 Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang
Dư đầu
Cộng số phát sinh trong kỳ
Dư cuối
Người lập biểu
Kế toán tổng hợp
(ký tên)
(ký tên)
111
TK đối
ứng
Nợ
Có
1111
1121
214
142
9.860.000
30.000.760
1.367.027.954
181.250.485
1111
2.890.340
16.628.512.220
16.628.512.220 16.628.512.220
Kế toán trưởng
(ký tên)
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG
Số hiệu tài khoản: 1541
Tên sản phẩm: Tôm chính duyệt
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Đơn vị tính: đồng
Số phiếu
Ngày chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Nợ
KC1
31/7/2014
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất
6211
4.230.119.240
KC2
31/07/2014
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
6221
75.996.292
KC3
31/07/2014
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
6271
58.214.377
KC4
31/07/2014
Nhập kho thành phẩm
1551
Có
4.364.329.909
Dư đầu
Cộng số phát sinh trong kỳ 4.364.329.909
4.364.329.909
Dư cuối
Người lập biểu
(ký tên)
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
(ký tên)
(ký tên)
112
CTy CP Chế Biến và DVTS Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG
Số hiệu tài khoản: 1541
Tên sản phẩm: Tôm tự doanh
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Đơn vị tính: đồng
Số phiếu Ngày chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Nợ
KC1
31/7/2014
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất
6211
193.484.149.819
KC2
31/07/2014
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
6221
8.443.980.146
KC3
31/07/2014
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
6271
16.628.512.220
KC4
31/07/2014
Nhập kho thành phẩm
1551
Có
218.556.642.190
Dư đầu
Cộng số phát sinh trong kỳ 218.556.642.190 218.556.642.190
Dư cuối
Người lập biểu
(ký tên)
Kế toán tổng hợp
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
113
Cty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014
Đơn vị tính: đồng
Ngày tháng
ghi sổ
06/07/2014
Chứng từ
Số
Ngày
BH-07001
06/07/2014
Đã ghi
sổ cái
Số hiệu tài
khoản
X
511101SDCT
X
33311CT
Xuất bán bột cá - DNTN Đặng Lợi, HĐ: 109/HĐKT.2014 DNTN Đặng Lợi
X
131101SDCT
1.858.500.000
Xuất bán bột cá - DNTN Đặng Lợi, HĐ: 109/HĐKT.2014 DNTN Đặng Lợi
X
63201SDCT
1.532.177.000
X
15501SDCT
Diễn giải
Xuất bán bột cá - DNTN Đặng Lợi, HĐ: 109/HĐKT.2014 DNTN Đặng Lợi
Xuất bán bột cá - DNTN Đặng Lợi, HĐ: 109/HĐKT.2014 DNTN Đặng Lợi
Xuất bán bột cá - DNTN Đặng Lợi, HĐ: 109/HĐKT.2014 DNTN Đặng Lợi
114
Số phát sinh
Nợ
Có
1.770.000.000
88.500.000
1.532.177.000
07/07/2014
BH-07002
07/07/2014
Bán tôm đông lạnh-Công ty CP CB & XNK Thủy Sản
Cadovimex – HĐ 113/HDDKT.2014 – Công ty CP CB &
XNK Thủy Sản Cadovimex
Bán tôm đông lạnh-Công ty CP CB & XNK Thủy Sản
Cadovimex – HĐ 113/HDDKT.2014 – Công ty CP CB &
XNK Thủy Sản Cadovimex
04/07/2014
BH-07003
04/07/2014
Bán tôm đông lạnh – CTY CỔ PHẨN CHẾ BIẾN THỦY
SẢN ÚT XI – HĐ 116/HĐKT.2014 – CTY CỔ PHẦN CHẾ
BIẾN THỦY SẢN ÚT XI
Bán tôm đông lạnh – CTY CỔ PHẨN CHẾ BIẾN THỦY
SẢN ÚT XI – HĐ 116/HĐKT.2014 – CTY CỔ PHẦN CHẾ
BIẾN THỦY SẢN ÚT XI
03/07/2014
BH-07004
03/07/2014
Bán tôm đông lạnh – Công ty TNHH Thực Phẩm Việt Á
Châu – HĐ VAFCO-CASES 10/2014 – Công ty TNHH Thực
Phẩm Việt Á Châu
Bán tôm đông lạnh – Công ty TNHH Thực Phẩm Việt Á
Châu – HĐ VAFCO-CASES 10/2014 – Công ty TNHH Thực
Phẩm Việt Á Châu
………….
……..
………….
……………………………………
115
X
511103CT
1.723.680.000
X
131103CT
X
511103CT
X
131103CT
X
511103CT
X
131103CT
1.064.563.500
…..
………….
……………….
1.723.680.000
3.353.400.000
3.353.400.000
1.064.563.500
…………….
XK307235
Xuất kho pe
X
1421PC
Xuất kho pe
X
1531CT
X
1421IQF
19.406.900
X
627303CT
2.817.863
X
1531CT
XK307236
878.997
878.997
22.224.763
XK307237
Xuất kho bao bì
X
1421IQF
Xuất kho bao bì
X
1531CT
XK307238
Xuất kho nước đá chế biến hàng đông lạnh
X
627303CT
Xuất kho nước đá chế biến hàng đông lạnh
X
1521CT
Xuất nguyên vật liệu sản xuất
X
62103CT
Xuất nguyên vật liệu sản xuất
X
152CT
Xuất nguyên vật liệu sản xuất
X
62103CT
Xuất nguyên vật liệu sản xuất
X
152CT
XNL-001
XNL-002
31/07/2014
TỔNG CỘNG
72.230.145
559.981.807
559.981.807
188.099.680.852
188.099.680.852
7.445.380.016
7.445.380.016
3.867.261.782.044
Sổ Nhật Ký chung có 591 trang(đánh số từ trang 1-591)
Người lập
72.230.145
3.867.261.782.044
Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Kế toán trưởng
116
Giám đốc
PHỤ LỤC 3
Đơn vị báo cáo : CÔNG TY CP CHẾ BIẾN VÀ DVTS
CÀ MAU(CASES)
Mẫu số B 02 – DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NĂM 2012
Đơn vị tính: 1000 đồng
ST
T
CHỈ TIÊU
(1)
MÃ
SỐ
(2)
NĂM
THUYẾT
MINH
(3)
(4)
2012
2011
1
2
Doanh thu bán hàng và CCDV
Các khoản giảm trừ doanh thu
01
02
VI.25
VI.26
1.763.159.920
8.855.440
1.475.925.020
7.552.530
3
Doanh thu thuần về bán hàng và
CCDV
Giá vốn hàng bán
10
VI.27
1.727.304.480
1.468.372.490
11
VI.28
1.586.845.800
1.338.488.070
Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
20
21
22
23
24
25
30
31
32
40
50
51
52
60
70
140.458.680
1.947.800
44.859.580
39.074.520
55.223.820
23.044.380
19.278.690
2.871.140
24.100
2.847.050
22.125.740
1.659.430
20.466.310
20
129.884.420
1.724.630
38.130.640
32.213.430
44.690.130
21.323.450
27.464.830
2.499.640
32.930
2.466.710
29.931.540
1.515.410
28.416.130
17
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
VI.29
VI.30
VI.31
VI.32
Lập ngày 31 tháng 12 năm 2012
Người lập biểu
(Ký, họ và tên)
KT.Kế toán trưởng
Giám Đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ và tên)
117
Đơn vị báo cáo : CÔNG TY CP CHẾ BIẾN VÀ DVTS
CÀ MAU(CASES)
Mẫu số B 02 – DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
Số 04 Nguyễn Công Trứ P8 TP Cà Mau
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NĂM 2013
Đơn vị tính: 1000 đồng
ST
T
CHỈ TIÊU
MÃ
SỐ
NĂM
THUYẾT
MINH
2013
2012
(1)
(2)
(3)
(4)
1
2
3
Doanh thu bán hàng và CCDV
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và
CCDV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
01
02
10
VI.25
VI.26
VI.27
2.207.359.530
11.258.020
2.196.101.510
1.763.159.920
8.855.440
1.727.304.480
11
20
21
22
23
24
25
30
31
32
40
50
51
52
60
70
VI.28
2.046.417.280
149.684.230
2.715.000
31.087.330
25.052.800
60.333.050
25.131.210
35.847.630
3.928.970
207.010
3.721.960
39.569.590
2.967.720
36.601.870
37
1.586.845.800
140.458.680
1.947.800
44.859.580
39.074.520
55.223.820
23.044.380
19.278.690
2.871.140
24.100
2.847.050
22.125.740
1.659.430
20.466.310
20
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
VI.29
VI.30
VI.31
VI.32
Lập ngày 31 tháng 12 năm 2013
Người lập biểu
(Ký, họ và tên)
KT.Kế toán trưởng
Giám Đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ và tên)
118
[...]... định chọn đề tài: “ Kế Toán Chi Phí Và Tính Giá thành Sản Phẩm tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu, đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chế Biến và 1 Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES) Thông... cấu thành giá thành sản xuất bao gồm 04 khoản mục chi phí sau: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí SXC - Giá thành toàn bộ (Giá thành đầy đủ): là bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài sản xuất của khối lượng thành phẩm tiêu thụ 7 c) Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm, lao vụ d) Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất. .. phòng kế toán Từ đó, các tác giả tiến hành phân tích kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Do vậy, nghiên cứu này cũng kế thừa phương pháp nghiên cứu của Trần Tố Uyên (2013) và Trương Kim Thành (2009) để thực hiện việc đánh giá, phân tích kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES) giai đoạn 2011 - 2013, và. .. xuất công nghiệp: phân loại theo thời điểm có 03 loại giá thành sau: + Giá thành sản xuất định mức: là giá thành được tính trước khi sản xuất cho một đơn vị sản phẩm, theo chi phí sản xuất định mức + Giá thành sản xuất kế hoạch: là giá thành được tính trước khi sản xuất cho tổng số sản phẩm sản xuất kế hoạch, theo chi phí sản xuất định mức + Giá thành sản xuất thực tế: là giá thành được tính sau khi sản. .. sản xuất chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất thì toàn bộ chi phí sản xuất chung đó được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào... lý chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau nhất định, sự khác nhau đó thể hiện cụ thể như sau: Bảng 2.1 So sánh giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm - Đều là biểu hiện bằng tiền của tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa - Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. .. tất cả chi phí sản xuất đều là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - Phương pháp công đoạn NVL trực tiếp + Z bán thành phẩm (GĐ 1) + Z bán thành phẩm (GD n-1) + Chi phí chế Z bán thành phẩm biến (GĐ 1) Chi phí chế Z bán thành phẩm biến (GĐ 2) Chi phí chế Z thành phẩm biến 2 Hình Hình 2.2 Cách tính giá thành thành phẩm thep phương pháp công đoạn + Giai đoạn 1: Z bán thành phẩm = CPDD ĐK + Chi phí chế biến. .. 2011-2013 và trong 12/2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy, Công ty còn bị ảnh hưởng chi phí sản xuất và giá thành bởi chi phí NVL, yếu tố thị trường…Từ đó, tác giả đã chỉ ra một số ưu và nhược điểm của công tác kế toán, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm hoản thiện hơn công tác kế toán tại công ty Trương Kim Thành (2009) Nghiên cứu Kế Toán Chi Phí Sản Xuất và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công ty Cổ Phần Chế. .. tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của 2 mặt hàng tôm chính duyệt và tôm tự doanh của Công ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau (CASES), đồng thời phân tích giá thành sản phẩm, sự biến động của từng khoảng mục chi phí của 2 mặt hàng tôm trong tháng 7/2014 tại Công ty 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT... Nghiên cứu Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu An Giang (ANGIMEX)”, luận văn đại học, Đại Học Cần Thơ Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kế toán của công ty Qua đó, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng và công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu An Giang thông qua các khoản mục chi phí, giá thành của công ty trong