Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1PHẦN 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀTỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍSẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNCHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH 31.2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH 41.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁIMINH 81.3.1.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 81.3.2.Đặc điểm tổ chức quản lý về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 111.4 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰCPHẨM THÁI MINH 11
1.4.1.Đối tượng tập hợp chi phí, phân loại chi phí sản xuất và phương pháp kếtoán chi phí sản xuất 121.4.2.Đối tượng và phương pháp tính giá thành 141.5 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH 17
1.5.1.Khái quát chung về bộ máy kế toán 171.5.2.Đặc điểm về bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 221.5.3.Đặc điểm về sổ sách, phương pháp ghi sổ và cơ cấu sổ của hạch toán chi phívà tính giá thành sản phẩm 23
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾNTHỰC PHẨM THÁI MINH 27
Trang 22.1 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH 27
2.1.1 Hạch toán chi phí sản xuất 27
2.2.1 Xác định sản phẩm dở dang 63
2.2.2 Tính giá thành sản phẩm 63
PHẦN 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰCPHẨM THÁI MINH 66
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍSẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾBIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH 66
3.1.1 Những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm của công ty 67
3.1.2 Những mặt còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm của công ty 70
3.2 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNHGIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨMTHÁI MINH 73
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm 73
3.2.1 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện 74
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1-1: BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY THÁI MINH 7SƠ ĐỒ 1-2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN 10SƠ ĐỒ 1-3: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 11SƠ ĐỒ 1-4: BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở CÔNG TY THÁI MINH 18SƠ ĐỒ 1-6: HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM 25SƠ ĐỒ 2-2: QUY TRÌNH XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT 32
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1-1: DANH MỤC MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 15
BẢNG 1-2:BẢNG QUY CÁCH TRỌNG LƯỢNG CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.16BẢNG 2-1: ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT TƯ SẢN XUẤT 29
BẢNG 2-2: ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM TRONG CÔNG TY41BẢNG 2-3: BẢNG KÊ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM HOÀN THÀNH 60
BIỂU SỐ 01: PHIẾU NHẬP KHO 31
BIỂU SỐ 02: PHIẾU CHI TIẾT LĨNH VẬT TƯ 32
BIỂU SỐ O3: PHIẾU XUẤT KHO VẬT TƯ 33
BIỂU SỐ 04: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 34
BIỂU SỐ 05: CHỨNG TỪ GHI SỔ 35
BIỂU SỐ 06: SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ 36
BIỂU SỐ 07: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 37
BIỂU SỐ 08: PHIẾU KẾ TOÁN 39
BIỂU SỐ 09: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG - PX MÌ 43
BIỂU SỐ 10: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - PX MÌ 44
BIỂU SỐ 11: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 45
BIỂU SỐ 12: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 46
BIỂU SỐ 13: PHIẾU KẾ TOÁN 48
BIỂU SỐ 14: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG 51
BIỂU SỐ 15: BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 53
BIỂU SỐ 16: PHIẾU KẾ TOÁN 54
BIỂU SỐ 17: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 55
BIỂU SỐ 18: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 56
BIỂU SỐ 19: PHIẾU KẾ TOÁN 58
Trang 5BIỂU SỐ 20: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 59
BIỂU SỐ 21: CHỨNG TỪ GHI SỔ 61
BIỂU SỐ 22: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 62
BIỂU SỐ 23: TỔNG HỢP PHÁT SINH THEO SẢN PHẨM 64
BIỂU SỐ 24: TỔNG HỢP PHÁT SINH THEO SẢN PHẨM 67
BIỂU SỐ 25: PHIẾU LĨNH VẬT TƯ HẠN MỨC 76
BIỂU SỐ 26: PHIẾU XUẤT KHO 77
BIỂU SỐ 27: THẺ GIÁ THÀNH CHI TIẾT 79
BIỂU SỐ 28: THẺ TỔNG HỢP GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 80
Trang 6MỞ ĐẦU
Cạnh tranh luôn là một bài toán khó đặt ra đối với các nhà quản trị, đặc biệt làtrong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp khôngngừng nỗ lực đổi mới Để sản phẩm được thị trường chấp nhận, doanh nghiệp phảiluôn cố gắng hoàn thiện các chính sách và chiến lược trong quản lý, sản xuất sao chotiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra giá bán phù hợp, đáp ứngnhững thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng Một trong những công cụ đắc lực trongquản lý chi phí và giá thành sản phẩm mà không thể không nhắc đến đó là kế toán nóichung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh, em
nhận thấy hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là chế biến các loại sản phẩm mì,phở ăn liền, với nhiều chủng loại, hương vị khác nhau Loại sản phẩm mì, phở ăn liềnnày trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng, mức độ cạnh tranh cao bởi các doanhnghiệp luôn đưa ra các sản phẩm Mì không những được cải tiến bao bì mẫu mã đẹp màchất lượng lại đáp ứng được các sở thích khác nhau của người tiêu dùng Vì vậy côngty Thái Minh luôn phải nghiên cứu thị trường và có chiến lược canh tranh kịp thời Vớilý tưởng nâng cao chất lượng cuộc sống với các sản phẩm phục vụ con người mangtính công nghệ cao, hiện nay công ty đang nỗ lực từng bước thực hiện tốt công tácnghiên cứu, kiểm tra chất lượng để đưa vào sản xuất các loại sản phẩm với chi phí tiếtkiệm nhất nhưng chất lượng dinh dưỡng đảm bảo và hương vị thơm ngon hơn
Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành chiếm vị trí rất quan trọng trongcông tác kế toán của công ty Thái Minh Thực hiện tốt công tác kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm sẽ giúp quản lý hiệu quả chi phí và là cơ sở để hạ giá thành,tăng tính cạnh tranh và làm tăng lợi nhuận, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của côngty trong tương lai Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại Thái Minh, tiếp xúc với bộphận kế toán của công ty em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành của công ty còn một số tồn tại như: đối tượng tập hợp chi phí nguyên vật liệutrực tiếp là toàn bộ phân xưởng, khiến cho cách tập hợp và phân bổ chi phí này cònphức tạp, hay cách phân bổ chi phí khấu hao tài sản, chi phí sản xuất chung chưa phùhợp,…Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính chính xác cũng như hiệu quả củacông tác hạch toán chi phí và tính giá thành của công ty.
Trang 7Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thànhtrong thời gian thực tập và kết hợp với kiến thức có được trong quá trình học tập tại
trường, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh” cho chuyên
đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Bài chuyên đề này được trình bày theo kết cấu gồm ba phần:
Phần 1: Những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lýcủa đơn vị ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Phần 2: Thực trạng về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh.
Phần 3: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – giảng viên PGS.TS Nguyễn Minh Phương ,Ban lãnh đạo công ty Thái Minh và các anh chị trong bộ phận kế toán đã tạo điều kiện,hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em hoàn thành bài chuyên đề này.
Trang 8PHẦN 1
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔCHỨC QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH.
Tổng công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh tiền thân là xí nghiệp sảnxuất mì ăn liền trực thuộc công ty TNHH Thiên Minh, thành lập năm 1994 chuyên sảnxuất mì ăn liền các loại với nhãn hiệu MITIMEX, MIHAMEX.
Đến ngày 26/12/1998, xác định mì ăn liền là một thị trường lớn đầy tiềm năng,xí nghiệp mì ăn liền trực thuộc đã tách khỏi công ty Thiên Minh để trở thành công tyđộc lập và đổi tên thành công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh Công ty đượcthành lập theo quyết định số 3927/GP – UB của UBND thành phố Hà Nội, giấy phépkinh doanh số 056435/GP – UB của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội Đồng thời, công tyđã di chuyển địa điểm từ Trương Định về khu công nghiệp Phú Diễn – Từ Liêm – HàNội.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là một công ty có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập, có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng TECHCOMBANK, có condấu riêng mang tên công ty CPCBTP Thái Minh.
Địa chỉ giao dịch : Khu công nghiệp Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội.Điện thoại : (04) 38374376 Fax : (04) 37640034
Trang web công ty : www mihamex.com.vn
Tên giao dịch quốc tế : Thai Minh Food Stuff Manufacturing Jiont Stock Company.
Tên viết tắt : Thái Minh Corp.
Vốn điều lệ : 8.000.000.000 đồng được sáng lập bởi 4 thành viên.Diện tích mặt bằng : 20.000 m2.
Ngày bắt đầu hoạt động : tháng 1 năm 1995.Thời gian hoạt động : 30 năm
Tổng sản phẩm: 12.000 tấn / năm.
Trang 9Tổng số nhân viên: 78 người.
Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và bán buôn lương thực, thực phẩm,chuyên sản xuất các loại mì ăn liền nhãn hiệu MIHAMEX, MITIMEX, THAIFOOD,…và sản xuất cháo ăn liền, phở, bột ngũ cốc,….
Giờ đây, Thái Minh đang từng bước phát triển và khẳng định mình trên thịtrường trong nước và thế giới Nhãn hiệu mì ăn liền của công ty đã và đang ngày càngtrở lên nổi tiếng, có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và một số nước ĐôngÂu khác Với tầm nhìn chung rộng lớn, công ty không chỉ nỗ lực hết mình vì lý tưởngnhằm nâng cao chất lượng cuộc sống với các sản phẩm phục vụ con người mang tínhcông nghệ cao mà còn tích cực thực hiện kế hoạch mở rộng, tập trung hoàn thiện côngnghệ sạch, giữ gìn về sinh môi trường tự nhiên.
1.2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH.
Chức năng :
Chức năng chính của công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh làchuyên sản xuất các loại mì ăn liền có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu cũng nhưkhả năng thanh toán của người tiêu dùng Mức sống của người tiêu dùng ngày càngcao, điều này đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra cũng phải có chất lượng tốt hơn, giá cả phảichăng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Thực hiện tốt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Tiến hành ghi chép sổ sách kế toán và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính.
Trang 10Tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là một đơn vị hạch toán độc lậpđược tổ chức theo hình thức quản lý tập trung Trong thời kỳ đổi mới, Thái Minh đãkhông ngừng đổi mới từng bước cải tiến bộ máy quản lý lẫn tác phong làm việc, nângcao trình độ của cán bộ công nhân viên, nhờ đó bộ máy quản lý của công ty đã đượcgọn nhẹ và họat động có hiệu quả cao Công ty Thái Minh có đội ngũ cán bộ công nhânviên trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong công việc, họ cũng đưa ra những ýkiến đóng góp, tinh thần xây dựng đã làm cho công ty ngày càng tiến bộ hơn.
Thái Minh là một công ty có quy mô vừa và nhỏ do đó bộ máy quản lý của côngty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng tức là các phòng ban có quan hệchặt chẽ với nhau, hỗ trợ giúp đỡ nhau và chịu sự quản lý của Ban giám đốc điều hành.
Với cơ cấu tổ chức theo hình thức này, Ban giám đốc của công ty có trách nhiệm điều phối giữa các phòng ban để quá trình sản xuất được tiến hành đều đặn Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận cụ thể như sau:
Giám đốc :
Là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với các tổ chứckinh tế khác và đối với Nhà nước Là người giữ vai trò lãnh đạo, quản lý chung toàn bộhoạt động của công ty, chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh Ngoài việc ủyquyền trách nhiệm cho Phó giám đốc, Giám đốc chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ cácphòng ban.
Phó giám đốc :
Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách sản xuất kiêmtrưởng phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc về kế hoạch sảnxuất, tình hình cung cấp vật tư, công tác tiêu thụ sản phẩm.
Các phòng ban chức năng :
Giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, nhằm đảm bảo việclãnh đạo sản xuất kinh doanh được thống nhất Tại các phòng ban đều có các trưởngphòng và phó phòng phụ trách công tác hoạt động của phòng , ban mình Tại các phânxưởng có quản đốc và phó quản đốc điều hành quản lý sản xuất.
Trang 11Phòng vật tư :
Có nhiệm vụ lập kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xưởng, theo dõi tìnhhình thực hiện các kế hoạch.
Cung cấp vật tư cho phân xưởng sản xuất, bảo quản kho, tàng trữ vật liệu.
Lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và dự báo tình hình sản xuất để có kếhoạch thu mua vật tư nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất hoạt động liên tục không bịngừng trệ do thiếu nguyên vật liệu hoặc dự trữ quá nhiều trong thời gian lâu sẽ làmhỏng nguyên liệu,….
Văn phòng công ty:
Theo dõi toàn bộ hoạt động của bộ máy quản lý và của toàn bộ công ty, là nơigiải quyết mọi vấn đề liên quan đến đại diện công ty với bên ngoài.
Phòng kinh doanh :
Có nhiệm vụ cung cấp hàng đến cho các đại lý và nhận tiền về nộp cho công ty,theo dõi tình hình tiêu thụ các mặt hàng của công ty trên thị trường, xem xét đánh giáthị hiếu tiêu dùng của khách hàng thông qua hệ thống nhân viên maketing chuyênnghiệp để có chiến lược sản xuất phù hợp với từng thị trường về mẫu mã bao bì, chủngloại sản phẩm, trọng lượng đóng gói.
Cung cấp thông tin về các mặt hàng, giá cả và chính sách bán hàng của đối thủcạnh tranh Phòng kinh doanh còn có chức năng tham mưu giúp đỡ giám đốc trongcông tác mở rộng tiếp thị tìm kiếm thị trường xây dựng chiến lược phát triển kinhdoanh của công ty Đồng thời, tham mưu về chính sách bán hàng và giá cả với ban lãnhđạo để đưa ra chiến lược bán hàng phù hợp với từng thời điểm.
Trang 12Phân xưởng cơ điện :
Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy móc, thiết bị của công ty Thiết kế, lắpđặt mới theo yêu cầu của công ty.
Tổ xây dựng :
Xây dựng nhà xưởng, đường sá, hệ thống cấp thoát nước theo yêu cầu củacông ty,…
Phân xưởng sản xuất :
Là nơi tiến hành hoạt động sản xuất sản phẩm.
SƠ ĐỒ 1-1
BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY THÁI MINH
Hội đồng quản trị
Giám đốcPhó GĐ kinh doanh
Phòng vật tư
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
Phân xưởng cơ điện
Tổ xây dựng
Phòng HC - NS
Phòng thống kê
Kho vật tư + thành phẩm
Phân xưởng cháo
Phân xưởng Nêm
Trang 131.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNHGIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰCPHẨM THÁI MINH.
1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là một doanh nghiệp còn nontrẻ, ra đời cách đây chưa lâu nhưng bằng chính nội lực và sự vươn lên trong môi trườngđầy biến động, cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường Công ty đã dần khẳngđịnh vị thế của mình trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói chung và lĩnh vực mì ănliền nói riêng Bên cạnh đó, công ty ngày một lớn mạnh không ngừng về cơ sở vậtchất, tài sản, nhân sự, quản lý cũng như lĩnh vực sản xuất Sản phẩm của công ty rađời, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đã được thị trường chấp nhận.
Hiện nay, sản phẩm của công ty với chủng loại đa dạng, bao gồm 7 nhóm chínhvới các sản phẩm phong phú khác nhau: mì thùng, cháo ăn liền, bột giải khát trái cây,mì cân, phở khô sạch - thùng, phở khô sạch – cân, phở khô xuất khẩu,…được tiêu thụ ởhầu hết các tỉnh phía Bắc, từ Hà Tĩnh trở ra và được chia thành nhiều vùng khác nhau.Hà Nội là thị trường tiêu thụ phần lớn sản phâm của công ty, đây cũng là thị trườngtiềm năng có sức mua lớn.
Hiện nay, công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh có khoảng 78 cán bộcông nhân viên; có ba phân xưởng sản xuất là phân xưởng sản xuất mì ăn liền, cháo vànêm Nhưng hiện nay, do kế hoạch sản xuất cũng như nhu cầu thị trường, công ty chủyếu tiến hành sản xuất ở phân xưởng sản xuất Mì ăn liền và phân xưởng nêm Cònphân xưởng cháo khi có đơn đặt hàng thì công ty mới tiến hành sản xuất Tại phânxưởng mì, công ty đang sử dụng hai dây chuyền để sản xuất, chế biến sản phẩm vớicông suất thiết kế 32 tấn/ngày Hai dây chuyền này được bố trí song song trong mộtnhà xưởng có chiều dài 75m, chiều rộng 12m Một dây chuyền do Việt Nam sản xuất,công ty mua về năm 2003 và một dây chuyền nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2008 Có41 công nhân đang làm việc tại phân xưởng sản xuất mì ăn liền, chia thành 4 tổ phụtrách 4 công đoạn của quá trình sản xuất là: tổ Bột, tổ Chiên, tổ Chén, tổ Đóng gói.Phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại mì ăn liền, phở,…
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty theo công nghệ hiện đại,chếbiến liên tục khép kín, sản xuất với khối lượng lớn và công tác sản xuất được tiến hành
Trang 14theo hướng cơ giới hóa Trên một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loạisản phẩm khác nhau, nhưng có sự cách biệt về mặt thời gian Các sản phẩm cũng cóquy cách đóng gói khác nhau, dẫn đến cách xác định đối tượng tính giá thành cho cácsản phẩm là khác nhau, bao gồm 2 loại là tính theo Kg và tính theo Thùng ( Cụ thể vềtừng loại sản phẩm sẽ được trình bày ở phần đối tượng tính giá thành sản phẩm).
Nguyên vật liệu được tập hợp đưa xuống phân xưởng Mì theo yêu cầu sản xuất,qua các giai đoạn chế biến để thành sản phẩm, rồi được đóng gói luôn tại phân xưởng.Quy trình như thế nên đã ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sảnxuất của công ty Cụ thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chungđể sản xuất Mì được công ty sẽ được tập hợp theo toàn bộ phân xưởng Mì, còn côngnhân sản xuất làm việc theo bốn tổ với nhiệm vụ khác nhau nên chi phí nhân công lạiđược tập hợp theo tổ sản xuất của phân xưởng Mì
Ngoài ra, do chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm sản xuất ra là mì ăn liền nên khikết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành Do đó, đặc điểm sản xuất của côngty là không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Các sản phẩm của Thái Minh gồm:
- Mì ăn liền : các loại với các khẩu vị và các quy cách đóng gói khác nhau + Mì 1 Kg: Mì Mihamex 1 kg,…
+ Mì thùng kg: Mì gà trống thùng, Mì Hamex thùng + Mì thùng loại 100 gói: Mì 12 tôm, Mì 6 tôm,…
+ Mì thùng loại 30 gói: Mì Phú Ông, Mì sốt vang, Mì gà quay,…- Cháo ăn liền.
- Phở ăn liền : từ bộ mì và từ gạo.- Bột ngũ cốc uống liền.
- Bột giải khát uống liền : nóng và lạnh
Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mì ăn liền của công tycổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh như sau:
Trang 161.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận và tiết kiệm chi phí, công ty Thái Minh đã vàđang từng bước xây dựng định mức kỹ thuật cho sản xuất cũng như tiến hành lập kếhoạch, quản lý chi phí thật chính xác Quy trình quản lý chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm được chú trọng, thực hiện đầy đủ từ khâu lập kế hoạch, kiểm tra, ghichép, đánh giá và đưa ra quyết định liên quan đến chi phí.
Việc tổ chức quản lý về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công tycổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh được thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 1-3
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
Nhìn trên sơ đồ có thể thấy các bộ phận, phòng ban đều được phân công côngviệc cụ thể, rõ ràng, có mối liên quan cũng hỗ trợ nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ, đảmbảo cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành chặc chẽ, hiệu quả.
1.4 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍSẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾNTHỰC PHẨM THÁI MINH.
Phòng kế
Quản lý phân xưởng
Trưởng ca
Lập kế hoạch chi phí.Thu mua vật tư.
Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.
Lưu trữ, bảo quản vật tư.Theo dõi, nhập xuất vật tư
Lập kế hoạch sản xuất.Quản lý định mức sử dụng NVL.
Lĩnh vật tư sử dụng.
Theo dõi, tập
hợp Phiếu chi tiết lĩnh vật tư
Tập hợp báo cáo sản phẩm hoàn thành
Trang 171.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí, phân loại chi phí sản xuất và phương pháp kếtoán chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí:
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định phạm vi giớihạn của chi phí sản xuất, thực chất đó là kế toán phải xác định được rõ nơi phát sinhchi phí và nơi xảy ra chi phí nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm tra, phân tích chi phívà tính giá thành sản phẩm Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất,trước hết phải căn cứ vào đặc điểm và công dụng của chi phí trong sản xuất.
Hiện nay, công ty Thái Minh chủ yếu sản xuất các loại sản phẩm Mì ăn liền,phở,…Do đó, hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra tại hai phân xưởng sản xuất chính làphân xưởng Mì và phân xưởng nêm Các sản phẩm Mì của công ty rất phong phú và đadạng, từ khâu sản xuất đến khi hoàn thành, đóng gói đều được thực hiện trong cùngmột phân xưởng duy nhất là phân xưởng Mì Với dây chuyền sản xuất liên tục, ở côngty Thái Minh không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ Vì vậy,đối tượng tập hợp chi phí được xác định là toàn bộ quá trình sản xuất tại phân xưởngMì đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung Chi phí nhâncông trực tiếp của phân xưởng Mì sẽ được hạch toán theo các tổ sản xuất vì trong phânxưởng công nhân làm việc theo các tổ riêng biệt tương ứng với các giai đoạn của quátrình sản xuất Sau đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được phân bổ trực tiếp chocác sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp chocả phân xưởng theo tháng rồi phân bổ cho các sản phẩm theo các tiêu thức quy định.
Đối tượng tập hợp chi phí của công ty được xác định như trên là phù hợp và gắnliền với đặc điểm cụ thể quy trình công nghệ của công ty Bởi vì toàn bộ hoạt động sảnxuất đều được thực hiện khép kín tại phân xưởng Mì, các nguyên vật liệu được đưaxuống phân xưởng, qua dây chuyền sản xuất, thành phẩm hoàn thành sẽ được chuyểnluôn sang khâu đóng gói.
Phân loại chi phí sản xuất:
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từngnhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định Chi phí sản xuất kinh doanh của côngty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh bao gồm rất nhiều loại, với nhiều công dụngkhác nhau Do đó, để thuận tiện cho công tác quản lý cũng như hạch toán, kiểm tra chi
Trang 18phí và ra quyết định kinh doanh, công ty đã phân loại chi phí sản xuất theo hai nhómtiêu thức, cụ thể như sau:
Theo nội dung, tính chất của chi phí, gồm có:
- Chi phí nguyên vật liệu:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính : nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất củacông ty chủ yếu là các loại bột, dầu, phụ gia, là thành phần cơ bản để sản xuất ra mì vànêm Chi phí nguyên vật liệu chính của công ty chính là chi phí mà công ty chi ra để cóđược số nguyên vật liệu này cho hoạt động sản xuất.
+ Chi phí nguyên vật liệu phụ: bao gồm các chi phí bỏ ra về màng nêm,màng dầu, màng sa tế, túi, vỏ thùng để sản xuất và hoàn thiện sản phẩm.
- Chi phí nhiên liệu: than, dầu đốt,…- Chi phí nhân công:
- Chi phí khấu hao tài sản cố định:- Chi phí dịch vụ mua ngoài: - Chi phí bằng tiền khác:
Với cách phân loại chi phí này, kế toán có thể nắm bắt được nội dung, kết cấu,tỷ trọng từng loại chi phí trong dây chuyền sản xuất Mì cũng như trong tổng chi phí sảnxuất của công ty Nhờ đó, việc xây dựng các dự toán chi phí sản xuất hay kế hoạch vềlao động, vật tư, tài sản cũng được thực hiện thuận lợi Đồng thời, số liệu còn làm cơsở lập thuyết minh báo cáo tài chính – phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
Theo mục đích, công dụng của chi phí, gồm có:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật
liệu chính, phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm haythực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản
trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liêu và chi phí nhân công trựctiếp nói trên, như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ điện thoại, điện tín,văn phòng phẩm,… liên quan trực tiếp đến sản xuất.
Trang 19Cách phân loại chi phí này sẽ làm căn cứ cho việc lập định mức chi phí sản xuất,lập kế hoạch giá thành sản phẩm theo khoản mục và để xác định kết quả kinh doanh.
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất:
Để phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, công ty Cổ phần chế biến thực phẩmThái Minh áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Theo phương pháp kê khai thường xuyên, các chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là TK621-“Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” Tài khoản này mở chi tiết để tập hợp chi phínguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng: phân xưởng sản xuất Mì ăn liền, Phânxưởng Nêm, Cháo Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được phân bổ cho các sản phẩmtrước khi kết chuyển (Công thức phân bổ được trình bày cụ thể trong phần phươngpháp tính giá thành)
- Chi phí nhân công trực tiếp ( NCTT)
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là TK 622 -“Chi phínhân công trực tiếp”.
- Chi phí sản xuất chung ( SXC)
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất chung là TK 627-“Chi phí sảnxuất chung”.
Việc tập hợp chi phí sản xuất là việc tổng hợp ba loại chi phí trên vào bên Nợcủa TK 154-“Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” Tài khoản này có hai chức năng:tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ và tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà công ty Thái Minh lựa chọn là hoàntoàn phù hợp, góp phần hỗ trợ cho công tác kế toán chi phí và tính giá thành của côngty Đồng thời, điều này còn phát huy được tính chính xác của thông tin kế toán, giúpcho kế toán và ban quản lý công ty đưa ra được những biện pháp hữu hiệu trong chiếnlược về giá cũng như quản lý định mức vật tư và tình hình sử dụng nguyên vật liệu,…
1.4.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành
Quy trình công nghệ sản xuất Mì tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm TháiMinh giản đơn, dây chuyền sản xuất được vận hành liên tục Đối tượng tính giá thành
Trang 20sản phẩm tại công ty phụ thuộc từng loại sản phẩm vì các loại có quy cách đóng góikhác nhau Tại công ty hiện nay chỉ có hai sản phẩm là: Mì gà trống kg và MìMihamex một kg đóng theo túi, được tính giá theo Kg, tất cả các sản phẩm còn lại đềuđóng theo thùng và tính giá theo Thùng, bao gồm 2 loại chính là thùng 100 gói vàthùng 30 gói , cụ thể như sau:
MI PHU ONG TOM Mì Phú Ông Tôm chua cay Thùng
Phương pháp tính giá thành
Do quy trình công nghệ giản đơn, việc tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sảnxuất được thực hiện cho từng sản phẩm nên công ty chọn phương pháp tính giá thànhlà phương pháp trực tiếp.
Giá thành được tính cho từng sản phẩm cụ thể như sau:
Trong đó
Giá thànhcủa sản
sản phẩm i
Chi phí NCTT của sản phẩm i
Chi phí sản xuất chung của
sản phẩm iTổng giá
thành sản phẩm i
Giá thành của sản
phẩm i
= Tổng giá thành của sản phẩm iSố lượng sản phẩm i
Trang 21Từng loại chi phí của sản phẩm i được phân bổ từ tổng chi phí tương ứng theocác tiêu thức phân bổ khác nhau, cụ thể là:
Chi phí NVLTT của sản phẩm i được phân bổ căn cứ vào trọng lượng của số sản
phẩm i hoàn thành.
Chi phí NVLTTcủa sản phẩm i =
Tổng chi phí NVLTT x Khối lượng sản phẩm i sản xuất trong thángTổng khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng
Đơn vị quy chuẩn của khối lượng sản phẩm sản xuất là Kg Cụ thể được tínhnhư sau:
BẢNG 1-2
BẢNG QUY CÁCH TRỌNG LƯỢNG CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
Gà trống thùng 1 gói = 1kg 1 thùng 10 gói = 10 kg
Sốt vang 1 gói = 65 g 1 thùng 30 gói = 1,95 kgCuối tháng, kế toán sẽ căn cứ vào Bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành vàtổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trong tháng để phân bổ chi phí nguyênvật liệu trực tiếp cho các sản phẩm.
Chi phí NCTT và chi phí SXC của sản phẩm i được phân bổ căn cứ vào chi phí
NVLTT sử dụng để sản xuất sản phẩm i.Tổng khối lượng
sản phẩm sảnxuất trong tháng
= ∑ ( Khối lượngsản phẩm i x Số lượng sản phẩm i sảnxuất trong tháng )
Trang 22Chi phí NCTT của sản phẩm i =
Tổng chi phí NCTT của phân xưởng X
Chi phí NVLTT của sản phẩm i
Tổng chi phí NVLTT toàn phân xưởng
Chi phí SXC củasản phẩm i =
Tổng chi phí SXC của phân xưởng X
Chi phí NVLTT của sản phẩm i
Tổng chi phí NVLTT toàn phân xưởng Để đáp ứng nhu cầu quản trị trong công ty, kế toán tại công ty Thái Minh tiếnhành lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị hàng tháng; mặt khác các sản phẩmcủa công ty cũng có chu kỳ sản xuất ngắn Do đó việc tính giá thành của sản phẩm tạicông ty được tính định kỳ theo từng tháng.
1.5 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH.1.5.1 Khái quát chung về bộ máy kế toán.
Trong công ty, phòng kế toán là một trong những phòng quan trọng nhất Vớichức năng quản lý về tài chính, phòng kế toán đã góp phần quan trọng trong việc hoànthành kế hoạch sản xuất hàng năm của công ty Có thế nói, phòng kế toán là người trợlý đặc lực cho lãnh đạo công ty trong việc đưa ra các quyết định, lại là người ghi chép,thu thập, tổng hợp các thông tin về tình hình tài chính và hoạt động của công ty mộtcách chính xác, đầy đủ, kịp thời.
Công ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức kế toán tập trung.Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty Mỗinhân viên kế toán đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ kế toán tài chính khác nhau.Phòng kế toán được trang bị máy tính thực hiện kế toán trên máy, sử dụng phần mềmkế toán máy.
Tổ chức kế toán tại công ty đã vận dụng hình thức kế toán hợp lý, đó là hìnhthức kế toán Chứng từ ghi sổ, với mục đích đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công ty, trình độ quản lý, bộ máy kế toán củacông ty được tổ chức theo sơ đồ:
Trang 23SƠ ĐỒ 1-4
BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở CÔNG TY THÁI MINH
Bộ phận kế toán của công ty gồm 8 người, trong đó có 01 kế toán trưởng, 01 kếtoán tổng hợp và 6 kế toán viên Các kế toán viên đều có chuyên môn vững vàng : 4người tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành kế toán, còn lại đều tốt nghiệp trungcấp và cao đẳng Để đảm bảo công tác kế toán tài chính trong công ty thực hiện có hiệuquả, phục vụ công tác kinh doanh, công tác quản trị, tham mưu cho công tác quản lýchung, mỗi cán bộ thuộc bộ phận kế toán của công ty đều được quán triệt nhữngnguyên tắc chung như sau:
- Thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm về phần việcmình được giao trước bộ phận kế toán, kế toán trưởng, Ban Giám đốc và Nhà nước khiđể xảy ra các sai phạm trong quá trình thực hiện công tác kế toán, công tác quản lý tàichính của công ty.
- Báo cáo kịp thời các phần hành công việc được giao với kế toán trưởng vàBan Giám đốc
- Đảm bảo có sự thông tin, phối hợp chính xác, kịp thời giữa các phần hành kếtoán với nhau và với các phòng ban, bộ phận khác trong công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kiêm kế toán lương, tài sản cố định
Kế toán bán hàng
Kế toán vật tư
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹKế toán
thanh toán
Trang 24Kế toán trưởng ( kiêm kế toán lương, TSCĐ):
- Tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian và kết quả lao động trên cơsở các chứng từ ban đầu của bộ phận nhân sự để tính lương phải trả cho cán bộ côngnhân viên và tính ra thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cán bộ công nhân viên hàngtháng
- Xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quyđịnh; ghi chép, phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương, phân bổ chi phínhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động
- Lập bảng chấm công từng bộ phận, xin chữ ký của từng bộ phận
- Quản lý chuyên môn và theo dõi, hỗ trợ về công tác nghiệp vụ kế toán tàichính cho các nhân viên kế toán của công ty Tham mưu cho Ban Giám đốc về việcthực hiện chế độ tài chính kế toán và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và Hộiđồng Quản trị về các hoạt động tài chinh kế toán của công ty Tham mưu cho BanGiám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư.
- Chịu trách nhiệm quản lý vốn, tài sản của công ty trước cơ quan pháp luật.Lập kế hoạch huy động vốn, đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn cho công ty một cáchhiệu quả
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị tài sản cốđịnh (TSCĐ) hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàncông ty, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin đểkiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạchđầu tư đổi mới TSCĐ Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chiphí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định.Dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ trên cơ sở kế hoạch sửa chữa của bộ phận sửa chữa,tập hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh.
- Tổng hợp kế hoạch, thực hiện tài chính của các phòng ban, bộ phận, của côngty.
- Đôn đốc, kiểm tra, xử lý các khoản công nợ với khách hàng, nhà cung cấp,với ngân hàng và nhà nước đảm bảo đúng nguyên tắc quy định.
Kế toán tổng hợp, thuế :
- Kiểm tra lại toàn bộ sổ sách kế toán về tính hợp lý và cân đối.
Trang 25- Quản lý hóa đơn GTGT chưa sử dụng, sắp xếp lưu trữ hóa đơn GTGT đã sửdụng theo trật tự thời gian.
- Định kỳ tập hợp số liệu trên sổ sách, xác định kết quả kinh doanh của côngty và lập các báo cáo tài chính Chịu trách nhiệm và phải đảm bảo tính chính xác, trungthực của các báo cáo tài chính và thông tin về kết quả kinh doanh.
Kế toán bán hàng :
- Căn cứ vào xác nhận đơn đặt hàng của nhà phân phối đã có xác nhận củaAdmin để làm thủ tục xuất hàng cho khách.
- Hướng dẫn khách làm các thủ tục nhận hàng một cách nhanh nhất.
- Ký hợp đồng vận chuyển đối với các lái xe thuê ngoài, kiểm tra việc giaohàng của lái xe tới nhà phân phối.
- Chuyển chứng từ xuất kho cho kế toán thuế viết hóa đơn tài chính.
- Cuối ngày tổng hợp lại những nhà phân phối về lấy hàng ngoài giờ hànhchính, báo lại cho trưởng phòng kinh doanh để bố trí bốc xếp cho hợp lý.
- Cuối ngày nhận và kiểm tra lại lệnh xuất kho được kiểm soát từ tổ bảo vệ.- Cuối tháng thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng, kiểm kê kho thànhphẩm, cộng tổng các hóa đơn bán hàng đối chiếu với tổng doanh thu và xác nhận tồnkho cuối kỳ gửi kế toán trưởng.
- Phụ trách một nhóm nhà phân phối Giới thiệu sản phẩm và chính sách bánhàng mới cho nhà phân phối do mình phụ trách một cách nhanh chóng.
Kế toán vật tư :
- Lập phiếu xuất vật tư cho các phân xưởng.
- Lập phiếu nhập thành phẩm từ phân xưởng Mì, Nêm,…
- Căn cứ tồn kho vật tư lên kế hoạch đặt hàng cho các nhà cung cấp.- Thúc giục nhà cung cấp giao vật tư kịp thời và đúng kế hoạch.
- Liệt kê và có ý kiến đề xuất về hướng giải quyết những vật tư tồn đọng vớiKế toán trưởng.
- Ký phiếu nhập xác nhận về giá đối với tất cả các loại vật tư mua vào.- Cuối tháng kiểm kê và lập biên bản kiểm kê tại kho vật tư.
- Làm các chế độ về bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên văn phòng.
Trang 26- Theo dõi mua bảo hiểm đối với các tài sản của công ty Cung cấp hóa đơn,chứng từ liên quan tới các thủ tục làm bồi thường khi xảy ra sự cố cho đến hoàn tất.
Kế toán thanh toán:
- Căn cứ chứng từ gốc từ kho vật tư để làm thủ tục nhập vật tư cho các nhàcung cấp.
- Làm các thủ tục chi trả tiền hàng cho các nhà cung cấp và các khoản chi nộibộ khác căn cứ theo chứng từ gốc đã được duyệt.
- Cập nhật các phiếu nhập vật tư đảm bảo nhanh chóng không để nhà cungcấp phải chờ đợi lâu.
- Báo cho kế toán phụ trách vật tư những vật tư chưa về theo kế hoạch.
- Cung cấp báo cáo nhanh về nhập xuất tồn kho vật tư khi có yêu cầu của kếtoán trưởng.
- Cuối tháng kết hợp với kế toán phụ trách và thủ kho tiến hành kiểm kê vậttư.
- Cuối tháng in biên bản xác nhận công nợ và FAX hoặc gửi qua đường bưuđiện đến các nhà cung cấp vật tư In chi tiết tạm ứng của cán bộ công nhân viên và yêucầu xác nhận.
- Căn cứ vào chứng từ nhập vật tư, cuối tháng cộng tổng tiền mua vật tưngoài nhập kho đối chiếu với tổng tiền nhập trên máy tính làm cơ sở quyết toán tháng.
- Thu hồi các chứng từ nhập, xuất vật tư, thành phẩm, thẻ kho từ các bộ phậnliên quan để kiểm tra, sắp xếp và lưu giữ.
Trang 27+ Thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp thông tin về hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty.
+Tổng hợp số liệu, lập hệ thống báo cáo tài chính, cung cấp cho các đối tượngsử dụng liên quan.
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chế độ quản lý kinh tế nóichung, chế độ kế toán nói riêng.
+ Tham gia phân tích thông tin kế toán tài chính, đề xuất kiến nghị hoàn thiệnhệ thống kế toán tài chính.
+ Ngoài ra, bộ máy kế toán của công ty còn tham gia công tác kiểm kê tài sản,tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định.
1.5.2 Đặc điểm về bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Cổ phần chế biếnthực phẩm Thái Minh cũng là một bộ phận trong bộ máy kế toán của công ty, có chứcnăng và nhiệm vụ cụ thể như:
- Hằng ngày, tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: nhập vật tư,nhận phiếu báo lĩnh vật tư để làm phiếu xuất kho, theo dõi tình hình nhập xuất tồn vậttư,….
- Định kỳ tập hợp chi phí, tiến hành phân bổ các chi phí cho đúng đối tượngtheo tiêu thức quy định,để tính ra giá thành sản phẩm.
- Theo dõi tiến độ sản xuất, lên kế hoạch chi phí phù hợp.
- Lập các báo cáo về chi phí và giá thành cho ban Giám đốc, thực hiện phântích tình hình thực hiện định mức chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
Hiện nay, tại Công ty Thái Minh, công việc kế toán tập hợp chi phí và tính giáthành do 2 kế toán – trình độ đại học đảm nhiệm Do tính chất quan trọng và yêu cầucần thiết của công việc mà phòng kế toán của công ty đã sắp xếp những kế toán viên cótrình độ nghiệp vụ cao phụ trách, nhằm đảm bảo cho công việc được thực hiện chínhxác, cung cấp thông tin kịp thời, hiệu quả cho ban Giám đốc.
Bộ phận kế toán chi phí và tính giá thành cũng có quan hệ chặt chẽ với các bộphận khác trong phòng kế toán và trong công ty để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ mộtcách tốt nhất Số liệu thường xuyên được kiểm tra đối chiếu với các bộ phận liên quanđể phát hiện sai sót, kịp thời xử lý Ví dụ như Kế toán về chi phí, giá thành phải đối
Trang 28chiếu thông tin về khấu hao tài sản cố định do bộ phận quản lý tài sản cố định phụtrách, chấm công của bộ phận quản lý nhân sự,….Quản lý phân xưởng căn cứ và đơnđặt hàng để lên kế hoạch sản xuất cho hợp lý Cũng dựa vào đây mà kế toán theo dõiviệc lĩnh vật tư phục vụ cho sản xuất, tập hợp và phân bổ chi phí trong tháng cho chínhxác
1.5.3 Đặc điểm về sổ sách, phương pháp ghi sổ và cơ cấu sổ của hạch toán chi phívà tính giá thành sản phẩm
Chứng từ, sổ sách sử dụng
Hiện nay, Công ty Thái Minh đã và đang áp dụng hệ thống chứng từ theoquyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chínhvề các chứng từ kế toán được phép sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất Công tácbảo quản chứng từ, hệ thống chứng từ của Công ty được phân loại rõ ràng và được bảoquản đồng thời tại các phòng ban dưới dạng giấy tờ và được bảo quản trong hệ thốngmáy tính của Công ty dưới dạng dữ liệu.
Các chứng từ hạch toán ban đầu về chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại công ty hiện nay bao gồm:
- Chứng từ phản ánh về lao động: Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số 02 –LĐTL), Bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội ( Mẫu số 11 – LĐTL)
- Chứng từ phản ánh chi phí vật tư: Phiếu xuất kho, Bảng kê nhập, xuất tồnnguyên vật liệu, Bảng phân bổ nguyên vật liệu.
- Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.- Chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài: Hóa đơn mua hàng, chứng từchi mua dịch vụ.
- Chứng từ phản ánh chi phí bằng tiền khác.
Sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Sổ chi tiết tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”- Sổ chi tiết tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”- Sổ chi tiết tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung”
- Sổ chi tiết tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Sổ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Trang 29- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154.
Sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627
Sổ chi tiết tài khoản 154
Bảng tổng hợp phát sinh theo sản phẩm
Trang 30Tổ chức hạch toán tổng hợp:
SƠ ĐỒ 1-6
HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM
Chú thích: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
Báo cáo tài chính mà phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhcung cấp thông tin là : Bảng cân đối kế toán, Thuyết minh báo cáo tài chính – phần chiphí sản xuất kinh doanh theo yếu tố Ngoài ra, theo yêu cầu quản lý và kiểm soát về chi
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi
tiếtSổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp phát sinh theo sản phẩm
Trang 31phí, giá thành, cuối tháng bộ phận kế toán còn tiến hành lập các báo cáo quản trị, cácbảng kê nhằm phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thực hiện chi phí, giá thànhcho Ban giám đốc.
Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức kế toán máy nên việc quản lý cácchứng từ, sổ sách cũng thuận tiện và gọn nhẹ hơn Công ty tổ chức công tác kế toán tậptrung, phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán trên máy với chương trình đãcài đặt Hiện nay công ty đã trang bị được hệ thống máy tính gồm 9 máy nối mạng nộibộ, máy in, máy fax,… phục vụ riêng cho công tác kế toán Đội ngũ có nhân viên kếtoán có chuyên môn nghề nghiệp và sử dụng thành thạo máy vi tính.
* Tổ chức mã hoá các đối tượng:
Ngay từ đầu khi phần mềm được đưa vào sử dụng, kế toán viên phải khai báotham số hệ thống và hệ thống các danh mục Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, kếtoán hoàn toàn có thể khai báo lại cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanhnghiệp, phù hợp với chính sách, chế độ Nhà nước.
Thực hiện khai báo tham số hệ thống:
+ Công ty quy định mã ngoại tệ ngầm định là: USD + Kiểu hạch toán ngoại tệ: Theo giá hạch toán + Khai báo mã số thuế: 0100878197
Tổ chức mã hoá đối tượng, xây dựng danh mục nhóm khách hàng theo tên,vùng miền, danh mục nhà cung cấp, danh mục vật tư : nhóm bột, phụ gia, nêm, màngdầu, cơ khí,… danh mục TSCĐ….
Với phần mềm kế toán máy thì toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí cũngnhư tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên máy tính, kế toán chỉ cần căn cứchứng từ gốc để thực hiện nhập số liệu vào máy Toàn bộ công thức tập hợp cũng nhưphân bổ, kết chuyển chi phí đã được cài đặt sẵn trong phần mềm máy tính Hàng ngàykhi kế toán nhập số liệu, chi phí sẽ được tự động tập hợp theo các nhóm tương ứng.Cuối tháng, khi kế toán thực hiện thao tác phân bổ chi phí cho các sản phẩm và tiếnhành kết chuyển, máy tính sẽ tự động hạch toán, tính ra giá thành của các sản phẩmđúng theo công thức đã được quy định Nhờ đó, khối lượng công việc của kế toán cũnggiảm đi đáng kể, khả năng sai sót cũng được hạn chế.
Trang 32PHẦN 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM THÁI MINH
Tại công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh hiện nay chủ yếu sản xuấtcác loại Mì ăn liền, phở các loại theo đơn đặt hàng, cung ứng cho các nhà phân phối.Hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra ở phân xưởng Mì và phân xưởng Nêm Để thấy rõhơn thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại TháiMinh, ở phần 2 này em xin được trình bày cụ thể việc tập hợp chi phí sản xuất tại phânxưởng sản xuất Mì ăn liền và tính giá sản phẩm hoàn thành của phân xưởng này trongtháng 12 năm 2009 Như đã nói ở phần 1 về đối tượng tập hợp chi phí cũng như đốitượng tính giá thành của công ty, ở phần 2 em chọn ví dụ để phân tích là quá trình sảnxuất sản phẩm tại phân xưởng Mì ăn liền trong tháng 12 năm 2009 – đây cũng là toànbộ số sản phẩm của công ty trong tháng này Ví dụ tính cụ thể là sản phẩm Mì 12 Tômthùng 100 gói Đối tượng tính giá của sản phẩm này là Thùng Kỳ tính giá là tháng.
2.1 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH.
2.1.1 Hạch toán chi phí sản xuất
2.1.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đặc điểm về nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là một công ty chuyên sản xuấtchế biến các loại mì ăn liền, phở, cháo,… Vật tư của công ty được nhập từ nhiềunguồn nguyên liệu khác nhau với các mức giá và chi phí thu mua khác nhau Toàn bộnguyên vật liệu mua về đều được bảo quản trong kho trước khi đưa vào sản xuất Cácvật tư được theo dõi và sử dụng theo các nhóm như:
- Bột: Bột mì Bến Thủy, Bột mì AFT, bột gạo, bột sắn khô, bột sắn ướt.- Dầu: Dầu SHORT quả cầu
- Gia vị ( phụ gia): Mì chính, tích gà, gia vị cay, bột màu, tích tôm, đường,…
Trang 33- Giấy: giấy gói nêm, giấy mì.
- Túi: túi Mihamex trong, túi gà trống,…
- Vỏ thùng: vỏ thùng 12 tôm, vỏ thùng Phú Ông gà,….
Các nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất mì hầu hết thuộc ngành thực phẩm, cóthời hạn sử dụng nhất định nên rất khó khăn trong việc bảo quản Chất lượng nguyênvật liệu sẽ giảm nếu thời gian bảo quản lâu, do đó không thể tích trữ lâu nguyên vậtliệu trong kho mà cần có kế hoạch cung cấp đều đặn, kịp thời Đồng thời, một số loạiđược thị trường cung cấp theo thời vụ nhưng công ty lại cần để sản xuất trong cả năm.
Các nguyên vật liệu chính tại công ty như Bột mua của công ty Khải Minh, DầuShort mua của công ty Minh Châu là những mặt hàng nhập khẩu, các phụ gia đượcmua tại thị trường trong nước.Vì vậy, chi phí về nguyên vật liệu rất dễ có sự biếnđộng , giá mua của chúng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tỷ giá ngoại tệ, thời vụsản xuất,…Do đó, để giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu nhậpkhẩu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã chủ động trong việc nghiêncứu thị trường, lên kế hoạch mua và dự trữ trong những thời điểm thuận lợi nhằm đảmbảo sự liên tục cho hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.Ngoài ra, với các nguyên liệu trong nhóm phụ gia, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giáthành, lại phong phú trên thị trường nên công ty luôn kiếm các nguồn cung cấp khácnhau với giá cả cạnh tranh
Mặt khác, để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, công ty đã xây dựng hệ thốngđịnh mức chi phí, định mức tiêu hao từng loại vật tư cho mỗi loại sản phẩm Hàngtháng, định mức này lại được rà soát và sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới
Dưới đây là Bảng định mức sử dụng vật tư sản xuất của công ty đối với các loại
sản phẩm chính Bảng định mức này còn là căn cứ để quản lý phân xưởng tính toánlượng nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất các sản phẩm tại phân xưởng.
Trang 34BẢNG 2-1
ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT TƯ SẢN XUẤT
STTTên vật tưĐVT100 kg Mì1kg
100 thùngMì cân
100 thùngMì loại100 gói
100 thùngMì loại 30
góiIGIA VỊ
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2008
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở vật chất cấu thành nên thựcthể của sản phẩm, chiếm khoảng 75% trong tổng giá thành Do đó, việc quản lý chặt
Trang 35chẽ nguyên vật liệụ hay không là rất quan trọng trong công tác quản lý chi phí và hạgiá thành sản phẩm.
Để thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá vật liệu được chính xác, công ty ápdụng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp “ giá bình quân cả kỳdự trữ”:
Quy trình hạch toán
SƠ ĐỒ 2-1
HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Cụ thể quá trình thực hiện chi phí và phản ánh thực hiện chi phí nguyên vật liệutrực tiếp của công ty như sau:
Giá BQ cả kỳ dự
Giá thực tế vật liệu tồn ĐK và nhập trong kỳLượng thực tế vật liệu tồn ĐK và nhập trong kỳ
Giá thực tế vật
liệu xuất dùng = liệu xuất dùngSố lượng vật x Giá đơn vị bình quân
Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp, phân bổ chi phíSổ chi tiết TK 621
Sổ chi tiết TK 154
Bảng tổng hợp phát sinh theo sản phẩm
Trang 36- Công tác thu mua: Trong tháng, căn cứ vào báo giá của Nhà cung cấp, địnhmức sử dụng nguyên vật liệu cũng như tình hình xuất, tồn vật tư trong kho, bộ phận kếhoạch sẽ lên kế hoạch mua vật tư, đặt hàng với nhà cung cấp theo thời gian phù hợp.
- Hàng hóa, vật tư mua về được tiến hàng nhập kho Bộ phận kế hoạch kiểm
tra nguyên liệu theo quy định, sau đó Thủ kho làm Phiếu nhập kho Kế toán vật tưnhận bàn giao chứng từ, hóa đơn và Phiếu nhập kho để lập Phiếu nhập Vật tư.
Dưới đây là mẫu Phiếu nhập kho do Thủ kho lập.
BIỂU SỐ 01
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINHKHU CÔNG NGHIỆP PHÚ DIỄN – TỪ LIÊM – HÀ NỘI
PHIẾU NHẬP KHONgười giao hàng: Nguyễn Văn Hồng
Đơn vị: Hà Nội
234
Trang 37SƠ ĐỒ 2-2
QUY TRÌNH XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT
Hàng tháng, căn cứ vào đơn đặt hàng trong tháng và định mức tiêu hao nguyênvật liệu cho từng loại sản phẩm, bộ phận quản lý phân xưởng xác định số lượng và
chủng loại nguyên vật liệu cần thiết cho phân xưởng , lập Phiếu chi tiết lĩnh vật tư, và
chuyển cho trưởng ca Căn cứ phiếu này, Trưởng ca xuống kho lĩnh vật tư sản xuất về
cho phân xưởng Đồng thời, Trưởng ca chuyển Phiếu chi tiết lĩnh vật tư sang cho Thủ
kho đối chiếu với Thẻ kho.
Hàng ngày, Trưởng ca sẽ chuyển Phiếu chi tiết lĩnh vật tư lên phòng kế toánđể lập Phiếu xuất vật tư cho số nguyên liệu đã lĩnh trong ngày.
Dưới đây là mẫu Phiếu chi tiết lĩnh vật tư và Phiếu xuất Vật tư của Công ty.
Thủ kho
(Ký tên)
Phòng kế toánQuản lý phân
Đơn đặt hàng Kế hoạch sản xuất Xuất vật tư Nhận vật tư
Trang 38BIỂU SỐ O3
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINHKHU CÔNG NGHIỆP PHÚ DIỄN – TỪ LIÊM – HÀ NỘI
PHIẾU XUẤT KHO Vật tư
Ngày 01 tháng 12 năm 2009
Người lĩnh : LÊ THỊ VUI Số 001
Đơn vị : Phân xưởng SX Mì Nợ TK 621 3 385 001Nội dung : Xuất vật tư cho xưởng T12/2009 Có TK 1521 3 385 001Kho : Vật tư ( VT)
Cộng tiền hàng 3.385.001 Thuế GTGT
Tổng tiền 3.385.001
Cộng thành tiền ( bằng chữ): Ba triệu ba trăm tám mươi lăm ngàn không trăm lẻ một đồng.
Lập phiếu Người lĩnh Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Trang 39Ngoài ra, vào cuối tháng Trưởng ca còn lập và gửi lên cho kế toán Vật tư Báo
cáo sử dụng vật tư – phản ánh tình hình sử dụng nguyên vật liệu đã lĩnh trong tháng.
Căn cứ để lập được báo cáo này, Trưởng ca dựa vào các Phiếu chi tiết lĩnh vật tư và
lượng vật tư còn tồn kho cuối tháng.
Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập sổ chi tiết Tài khoản 621, Chứng từ ghi sổ.
BIỂU SỐ 04 CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH
KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ DIỄN – TỪ LIÊM – HÀ NỘI
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày : 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009
Tài khoản : 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp - PX MìChứng từ
Số dư đầu kỳ
01/12/2009 001 T12/2009 (Lê Thị Vui)Xuất vật tư cho xưởng 152 3.385.00101/12/2009 002 T12/2009( Lê Thị Vui)Xuất vật tư cho xưởng 152 750.00001/12/2009 003 Xuất vật tư cho xưởng
T12/2009( Lê Thị Vui) 152 4.258.150
25/12/2009 048 T12/2009( Lê Thị Vui)Xuất vật tư cho xưởng 152 769.98627/12/2009 049 T12/2009( Lê Thị Vui)Xuất vật tư cho xưởng 152 879.98429/12/2009 050 T12/2009( Lê Thị Vui)Xuất vật tư cho xưởng 152 360.000
31/12/2009 005 Phân bổ chi phí NVL trựctiếp 621 – 154A 154 610.958.544
Trang 40(Ký tên)
Kế toán trưởng
(Ký tên)