1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

112 1,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển và đã có những bướctiến tột bậc trong vài năm trở lại đây Việc tham gia vào các tổ chức lớn giúpcho Việt Nam khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế cả về vănhoá, xã hội lẫn kinh tế, chính trị Trong lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp ViệtNam ngoài những cơ hội mới còn phải đối mặt với những khó khăn và tháchthức mới, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước,công ty liên doanh và công ty nước ngoài Tình thế đó đòi hỏi tất cả các doanhnghiệp phải có những hướng kinh doanh linh hoạt để tồn tại và phát triển

Công tác kế toán tại doanh nghiệp là một kênh cung cấp thông tin quantrọng giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanhcủa công ty và đưa ra các quyết định kịp thời, nhanh chóng, chính xác trongtình hình cạnh tranh hiện nay Trong đó, việc hạch toán chính xác, đúng đắnquá trình tiêu thụ sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa hoạt độngquảng bá thương hiệu, điều chỉnh giá cả sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêudùng mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận, mở rộng thị phần sản phẩm và nângcao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường

Thực hiện đúng chương trình thực tập tốt nghiệp của trường Đại họcKinh tế Quốc dân, dưới sự đồng ý của Giám đốc Công ty CP Xi măng BútSơn, em đã tiến hành thực tập tại Công ty Trong thời gian thực tập, tìm hiểu

về Công ty và nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí,doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ đến sự phát triển của Công ty, em đã

lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả

tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn” cho luận văn tốt nghiệp của

mình

Trang 2

Luận văn của em ngoài phần mở đầu và phần kết luận, gồm ba phần:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí, doanh thu và xác định kếtquả tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêuthụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêuthụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS TS Nguyễn Ngọc Quang cùngtoàn thể các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính Công ty

CP Xi măng Bút Sơn, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văntốt nghiệp Trong quá trình thực tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn, mặc dù

có nhiều cố gắng nhưng do trình độ lí luận và thực tế còn hạn chế nên luậnvăn không tránh khỏi những sai sót Em rất mong được sự đóng góp, bổ sungcủa các thầy cô và các bạn để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiệnhơn Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

1.1.1 Khái niện và phân loại chi phí

Các khoản chi phí liên quan đến quá trình xác định kết quả tiêu thụ baogồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chiphí tài chính

 Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch

vụ xuất bán trong kỳ Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực

tế của sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấphoặc trị giá mua thực tế của hàng hoá tiêu thụ

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02), việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

Phương pháp tính theo giá đích danh

Phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp nhập trước, xuất trước

Phương pháp nhập sau, xuất trước

* Phương pháp tính theo giá đích danh

Phương pháp này là phương pháp quản lý thành phẩm theo lô, khi xuất lônào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó

Trang 4

- Ưu điểm: Việc tính giá thành phẩm xuất kho được thực hiện kịp thời vàthông qua việc tính giá thành phẩm xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô hàng.

- Nhược điểm: Doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí do phải quản lý riêng từng lô hàng từ khi nhập cho đến khi xuất kho lô hàng đó

- Điều kiện áp dụng: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đốivới doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

* Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu

kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp Kế toán xác định giá bìnhquân của một đơn vị thành phẩm xuất bán như sau:

Giá thực tế

Số lượng TPxuất bán

x Giá đơn vị

bình quânTrong đó, giá đơn vị bình quân có thể được tính theo một trong ba

phương pháp sau:

- Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ

+ Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, tốn ít công sức

+ Nhược điểm: độ chính xác của phương pháp này không cao, công việ tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán chung

Giá ĐVBQ

cả kỳ dự trữ Số lượng TP

tồn đầu kỳ

Số lượng TPnhập trong kỳ

Giá thực tế TP nhập trong kỳ

=

+

+Giá thực tế TP tồn đầu kỳ

Trang 5

+ Điều kiện áp dụng: thích hợp đối với doanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩm và số lượng nhập xuất không nhiều.

- Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước

+ Ưu điểm: đơn giản, dễ áp dụng, giảm nhẹ khối lượng tính toán

+ Nhược điểm: độ chính xác của phương pháp này không cao phụ thuộc vào biến động giá cả trên thị trường

+ Điều kiện áp dụng: thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có

xu hướng biến động không đáng kể

- Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập

+ Ưu điểm: phản ánh chính xác, kịp thời tình hình biến động giá cả củathành phẩm và khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên

+ Nhược điểm: tính toán nhiều, tốn công sức

+ Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp có ít loại thànhphẩm và số lần nhập xuất thành phẩm không nhiều

* Phương pháp nhập trước, xuất trước

Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đượcmua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lạicuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính the giá của lô hàng nhậpkho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tínhtheo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

Giá thực tế TP tồn kho đầu kỳGiá ĐVBQ

cuối kỳ trước = Số lượng TP tồn đầu kỳ

Giá thực tế TP tồn kho sau mỗi lần nhậpGiá ĐVBQ sau

mỗi lần nhập = Số lượng TP thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập

Trang 6

- Ưu điểm: cho phép kế toán tính giá thành phẩm xuất kho được kịp thời.

- Nhược điểm: phải tính giá theo từng danh điểm thành phẩm và phảihạch toán chi tiết thành phẩm tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều côngsức, độ chính xác không cao dẫn đến giá trị của thành phẩm tồn kho cuối kỳphản ánh không đúng thực tế

- Điều kiện áp dụng: doanh nghiệp có ít danh điểm thành phẩm, số lầnnhập kho của mỗi danh điểm không nhiều

* Phương pháp nhập sau, xuất trước

Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đượcmua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ

là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thìgiá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần saucùng giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳhoặc gần đầu kỳ còn tồn kho

- Ưu điểm: giá thành được phản ánh kịp thời, có tính đến sự biên sđộngcủa giá cả thị trường

- Nhược điểm: giá trị hàng tồn kho không phản ánh chính xác giá trị thực

tế của nó

- Điều kiện áp dụng: thích hợp trong trường hợp lạm pháp

Ngoài bốn phương pháp trên, kế toán còn sử dụng phương pháp giá hạchtoán Giá hạch toán có thể là giá thành kế hoạch hoặcmột loại giá ổn địnhtrong kỳ Sau đó cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sanggiá thực tế

 Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp bỏ

ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ

Trang 7

trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phíquảng cáo,…

 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chungđến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được chobất kỳ hoạt động nào Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại nhưchi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác

 Chi phí tài chính

Chi phí tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanhnghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập vànâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Khái niệm doanh thu

Theo Chuẩn mực số 14-Doanh thu và thu nhập khác, định nghĩa doanhthu như sau:

Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong

kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp

đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải lànguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽkhông được coi là doanh thu

Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương phápkhấu trừ thì doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT và doanhnghiệp sử dụng “Hoá đơn GTGT”

Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháptrực tiếp thì doanh thu bán hàng là doanh thu có tính thuế GTGT và doanhnghiệp sử dụng “Hoá đơn bán hàng thông thường”

Trang 8

Chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng trong kỳ kế toán khi đồng thời thoảmãn tất cả năm điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người

sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán hàng bán bị trả lại

Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yếtcho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn

Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định làtiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

1.2 Kế toán chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất

1.2.1 Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất

1.2.1.1 Kế toán giá vốn hàng bán

Tài khoản 632 dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm,lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ Giá vốn của hàng bán có thể là giá thànhcông xưởng thực tế của sản phẩm xuấy bán hay giá thành thực tế của lao vụ,dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hoá tiêu thụ TK 632 ápdụng cho các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và

Trang 9

các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để xác định giá vốncủa sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

- Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:Bên Nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã cungcấp theo hoá đơn

Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác địnhkết quả

TK 632 không có số dư

- Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ

Bên Nợ : Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ và sản xuất trong

kỳ, giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ

Bên Có: Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ, kết chuyển giá vốn củahàng đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả

TK 632 không có số dư

Trang 10

* Quy trình kế toán giá vốn hàng bán

Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Sơ đồ 1.1: Kế toán giá vốn theo phương pháp kê khai thường xuyên

giảm giá hàng tồn kho

Thành phẩm sản xuất ra tiêu thụ ngay

không qua nhập kho

xuất kho gửi đi bán

Xuất kho thành phẩm, hàng hoá để bán

Cuối kỳ, k/c giá thành dịch vụ hoàn thành

tiêu thụ trong kỳ

TK 632

Thành phẩm, hàng hoá

đã bán bị trả lại nhập kho

Cuối kỳ, k/c giá vốn hàng bán của thành

Cuối kỳ, k/c giá vốn hàng bán của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ

Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trích lập dự phòng

Trang 11

Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Sơ đồ 1.2: Kế toán giá vốn theo phương pháp kiểm kê định kỳ

1.2.1.2 Kế toán chi phí bán hàng

TK 641 – Chi phí bán hàng phản ánh chi phí phát sinh trong quá trìnhtiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, lao vụ

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ

Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng

Kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào kết quả trong kỳ

TK 641 không có số dư cuối kỳ TK này được mở chi tiết theo các yếu tố

TK 6411 - Chi phí nhân viên

TK 6412 - Chi phí vật liệu bao bì

Đầu kỳ, k/c giá vốn của thành phẩm

đã gửi bán chưa xác định là tiêu thụ đầu kỳ

Cuối kỳ, xác định và k/c trị giá vốn của hàng

Hoá đã xuất bán được xác định là tiêu thụ

(Doanh nghiệp thương mại)

Cuối kỳ, k/c trị giá vốn của thành phẩm đã gửi bán nhưng chưa xác định là

tiêu thụ trong kỳ

Cuối kỳ, k/c trị giá vốn hàng bán của

Thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ

TK 911

Trang 12

TK 6415 - Chi phí bảo hành sản phẩm

TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Tk 6418 - Chi phí bằng tiền khác

* Quy trình kế toán chi phí bán hàng

Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí bán hàng

1.2.1.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp để tập hợp cáckhoản chi phí thuộc loại này trong kỳ

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ

Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, kết chuyểnchi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả kinh doanh

Chi phí lương và các khoản trích

theo lương của nhân viên bán hàng

Chi phí vật liệu, dụng cụ

Chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí liên quan khác

Giá trị thu hồi Ghi giảm chi phí

K/c chi phí bán hàng

Kết chuyển

Trang 13

Tài khoản 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tàikhoản cấp hai sau:

TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý

TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý

* Quy trình kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chờ kết chuyển

Kết chuyển

TK 133

Trang 14

1.2.1.4 Kế toán chi phí tài chính

Kế toán sử dụng TK 635 – Chi phí tài chính để phản ánh những chi phí

có liên quan đến hoạt động về vốn

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Các chi phí tài chính phát sinh

Bên Có: Kết chuyển chi phí tài chính khi xác định kết quả

TK 635 không có số dư cuối kỳ

* Quy trình kế toán chi phí tài chính

Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí tài chính

Dự phòng giảm giá đầu tư

Lỗ về các khoản đầu tư

Tiền thu về Chi phí hoạt động

TK 121, 221, 222, 223, 228

bán các khoản đầu tư liên doanh,liên kết

Bán ngoại tệ

Giá ghi sổ

(Lỗ về bán ngoại tệ)

Hoàn nhập số chênh lệch

dự phòng giảm giá đầu tư

K/c chi phí tài chính cuối kỳ

K/c lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại Các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ

Trang 15

1.2.2 Kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất

Kế toán sử dụng tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ

và các khoản giảm trừ doanh thu

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

- Số thuế phải nộp ( thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháptrực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ

- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại

- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch vụcủa doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ hạch toán

TK 511 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2

TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá

TK 5112 - Doanh thu bán các sản phẩm

TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ

TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá

TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

Kế toán sử dụng tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nộ bộ để phản ánhdoanh thu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 512 như sau:

Trang 16

TK 5121 – Doanh thu bán hàng hoá

TK 5122 – Doanh thu bán các sản phẩm

TK 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

* Quy trình kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên

+ Quá trình kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ trực

tiếp và phương thức chuyển hàng theo hợp đồng

Sơ đồ 1.6: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ trực

tiếp và phương thức chuyển hàng theo hợp đồng

Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt

phải nộp NSNN, thuế GTGT phải nộp

(đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp)

Cuối kỳ, k/c chiết khấu thương mại,

Doanh thu hàng bán bị trả lại,

giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ

Đơn vị áp dụng Phương pháp khấu trừ (Giá chưa có thuế GTGT)

Thuế GTGT Cuối kỳ, k/c

Doanh thu thuần

TK 111, 112, 131, 136…

Chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ

Trang 17

+ Quá trình kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ qua cácđại lý (ký gửi) bán đúng giá hưởng hoá hồng.

Hạch toán tại đơn vị giao đại lý

Sơ đồ 1.7: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ qua đại lý

+ Quá trình kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức bán hàng trả góp

Sơ đồ 1.8: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức trả góp

Tổng số tiền còn

Thuế GTGT đầu ra

Lãi trả góp hoặc lãi trả chậm phải thu của khách hàng

Định kỳ, k/c

Doanh thu là tiền

lãi phải thu từng kỳ

Tổng số tiền còn

Phải thu của khách hàng

Số tiền đã thu của khách hàng

Trang 18

+ Quá trình kế toán tiêu thụ sản phẩm ở các trường hợp xuất khác đượchạch toán tiêu thụ

Sơ đồ1.9: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức khác

- Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Sơ đồ 1.10: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ

TK 511 TK532, 531, 521

K/c giảm giá Doanh thu hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại

TK 911

TK 3331

TK 111 112 113…

K/c doanh thu thuần để xác định kết quả

Doanh thu bán hàng

Thuế GTGT phải nộp

Doanh thu tiêu thụ dùng để trả lương, thưởng

Doanh thu được biếu tặng khen thưởng

Doanh thu tương ứng với giá không thuế GTGT của hàng dùng để tiếp thị, quảng cáo

Doanh thu tương ứng với giá vốn của sản phẩm xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, bán hàng TK33311

Thuế GTGT

Trang 19

1.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất

Kế toán sử dụng các TK 521, TK 531, TK 532 để phản ánh các khoảngiảm trừ doanh thu

Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại, dùng để phản ánh khoản chiếtkhấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho kháchhàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại

đã ghi trên hợp đồng kinh tế Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản.Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.Bên Có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại sang TK 511 – Doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kỳ kế toán

TK 521 không có số dư cuối kỳ và tài khoản này có 3 TK cấp 2

TK 5211 - Chiết khấu hàng hoá

TK 5212 - Chiết khấu thành phẩm

TK 5213 - Chiết khấu dịch vụ

Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại, dùng để theo dõi doanh thu của sốhàng hoá đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do nhiều nguyên nhân Trịgiá của số hàng bán bị trả lại bằng số lượng hàng bị trả lại nhân với đơn giághi trên hoá đơn khi bán

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đã trả lại tiền chongười mau hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hànghoá đã bán ra

Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vàodoanh thu trong kỳ

TK 531 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán, dùng để theo dõi toàn bộ các khoảngiảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận vì các lý do chủ

Trang 20

quan của doanh nghiệp Chỉ phản ánh vào tài khoản 532 các khoản giảm trừ

do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn

Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán được chấp thuận

Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu

TK 532 cuối kỳ không có số dư

* Quy trình kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Sơ đồ 1.11: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.3 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất

Kết quả của hoạt động kinh doanh là kết quả của hoạt động tiêu thụ sản

phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ và hoạt động tài chính được biểu hiện qua chỉ

tiêu lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh, kết quả đó được tính theo công

- Chi phíHĐTC

- Chi phí bán hàng

- Chi phí QLDN

Để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 911

“Xác định kết quả kinh doanh” Kết quả hoạt động của doanh nghiệp được

phản ánh trên tài khoản 911 bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất – kinh

doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác Tài khoản 911

TK 33311

Các khoản giảm trừ doanh thu

K/c các khoản giảm trừ doanh thu

vào doanh thu

BH & CCDV

Thuế GTGT của các khoản giảm trừ doanh thu

Trang 21

được mở chi tiết theo từng hoạt động Kết cấu và nội dung phản ánh của tàikhoản này như sau:

Bên Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch

vụ đã tiêu thụ, chi phí tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác, chi phíbán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kết chuyển lãi

Bên Có: Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hoá, bất động sản đầu tư

và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thunhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN, kết chuyển lỗ

TK 911 không có số dư cuối kỳ

* Quy trình kế toán xác định kết quả tiêu thụ

Sơ đồ 1.12: Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 1.4 Hình thức ghi sổ kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả trong các doanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau:

K/c chi phí bán hàng

K/c chi phí chờ kết chuyển

K/c doanh thu thuần, Doanh thu hoạt động tài chính

Kết chuyển lỗ

Kết chuyển lãi

Trang 22

- Hình thức kế toán trên máy vi tính

Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng,kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ

kế toán

Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất,kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kếtoán, điểu kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phùhợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm:Các loại sổ, kết cấu các loại sổ quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phươngpháp ghi chép các loại sổ kế toán

1.4.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung

* Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chungĐặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả cácnghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, màtrọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nộidung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trêncác sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật

ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Hằng ngày, sử dụng chứng từ làm căn cứ ghi sổ, ghi các nghiệp vụ phátsinh vào sổ Nhật ký chung, từ Nhật ký chung ghi vào Sổ Cái theo các tàikhoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thờivới việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ,thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hằng ngày, căn cứ vàocác chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ

Trang 23

Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp

vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tàikhoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụđược ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, lập Bảng cân đối số phát sinh Từ

Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết)được dùng để lập Báo cáo tài chính

Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảngcân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Cótrên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt saukhi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

Ghi chú:

Ghi cuối tháng hoặc định ký :

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra :

Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Chứng từ ban đầu

Nhật ký chung 157, 632, 641, 642, Sổ chi tiết TK 155,

511, 911, 131,…

Bảng tổng hợp chi tiết DT, GV, thanh toán, chi phí lãi lỗ

Sổ cái TK

155, 157, 632, 641,

642, 511, 911, …

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Sổ nhật ký đặc biệt

Trang 24

1.4.2 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theonội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổnghợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái làcác chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật

ký - Sổ cái, các Sổ, thẻ kế toán chi tiết

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Ghi chú:

Ghi hằng ngày :

Ghi cuối tháng :

Đối chiếu, kiểm tra :

Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái

Trang 25

1.4.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp

để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợpbao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, ghitheo nội dung kinh tế trên Sổ Cái Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sởtừng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, cócùng nội dung kinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm(theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toánđính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Chứng

từ ghi sổ, Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, Sổ Cái, các Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trang 26

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Ghi chú:

Ghi hằng ngày :

Ghi cuối tháng :

Đối chiếu, kiểm tra :

Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

1.4.4 Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ

* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình

tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theotài khoản)

Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùngmột số kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Trang 27

Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản

lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính

Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ Cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

Ghi chú:

Ghi hằng ngày :

Ghi cuối tháng :

Đối chiếu, kiểm tra :

Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ

1.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính

* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kếtoán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vitính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hìnhthức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm

kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in đượcđầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ

Báo cáo tài chính Bảng kê

Trang 28

Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toánđược thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kếtoán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính

Ghi chú:

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm :

Sơ đồ 1.17: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính

kế toán

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY XI MĂNG BÚT SƠN

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

* Tên của Công ty

- Tên hợp pháp : Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

- Tên giao dịch quốc tế : BUT SON CEMENT JOINT STOCKCOMPANY

* Trụ sở chính của Công ty: Tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh

Hà Nam

2.1.1.1 Quá trình hình thành của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều trong công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chính phủ đã ra văn bản số 573/TTg ngày

23 tháng 11 năm 1993 về việc triển khai xây dựng nhà máy xi măng Bút Sơn,với tổng số vốn đầu tư được duyệt là 19 583 triệu USD Công suất thiết kếcủa nhà máy là 4000 tấn clinker/ngày, tương đương với 1,4 triệu tấn xi măng/năm

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã đấu thầu quốc tế để chọn nhà thầuthiết kế và cung cấp thiết bị vật tư cho dây chuyền chính, kết quả là hãngTechnip-cle đã trúng thầu Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã ký hợp đồngthương mại với hãng Technip-cle vào ngày 31/08/1994 Ngày 27/08/1995 nhàmáy xi măng Bút Sơn chính thức được khởi công xây dựng Nhà máy được xâydựng trên tổng diện tích khoảng 63,2ha, tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam, gần quốc lộ 1A, cách Hà Nội 60 km về phía nam, với hệ thống

Trang 30

đường sông, đường sắt, đường bộ rất thuận tiện cho việc chuyên chở Ngày29/08/1998 công tác xây lắp đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động.

Trong suốt thời gian sản xuất thử từ tháng 09/1998 đến tháng 04/1999nhà máy đã sản xuất được hơn 500 000 tấn clinker, tiêu thụ được 150 000 tấn

xi măng Trong thời gian này, máy móc thiết bị của dây truyền sản xuất hoạtđộng tương đối ổn định, đạt năng suất thiết kế, chất lượng sản xuất đảm bảoquy trình trong hợp đồng cung cấp thiết bị Ngày 20/07/1999 Hội đồngnghiệm thu cấp Nhà nước đã chính thức nghiệm thu và Công ty Xi măng BútSơn chính thức đi vào sản xuất

Tổng số vốn được Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước (nay là CụcTài chính doanh nghiệp)-Bộ Tài chính xác nhận tại thời điểm thành lập là219.776.118.942 đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 4.022.506.000 đồng

- Vốn điều động từ khấu hao cơ bản để lại thuộc nguồn vốn ngân sáchcủa các doanh nghiệp và quỹ đầu tư phát triển trong Tổng Công ty Xi măngViệt Nam là: 215.753.612.942 đồng

Công ty Xi măng Bút Sơn có chức năng sản xuất, kinh doanh xi măng,các sản phẩm từ xi măng, các vật liệu xây dựng khác Sản phẩm chính củaCông ty là xi măng Portland PC30, PC40, xi măng hỗn hợp PCB30, clinker,ngoài ra Công ty còn sản xuất xi măng theo yêu cầu của khách hàng Sảnphẩm xi măng của Công ty được đóng bao phức hợp KP, đảm bảo chất lượngtốt đến tay người tiêu dùng

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty gồm Hà Nam và các tỉnh trongtoàn quốc

Theo quyết định số 485/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Công ty

Xi măng Bút Sơn chuyển đổi thành Công ty CP Xi măng Bút Sơn Tại thờiđiểm thành lập, vốn điều lệ của Công ty được xác định là 900.000.000.000

Trang 31

đồng (chín trăm tỷ đồng) Cơ cấu vốn điều lệ theo hình thức sở hữu như sau:

- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước (Tổng Công ty Xi măng Việt Nam là đạidiện chủ sở hữu): 71.016.400.000 đồng, bằng 78,9% vốn điều lệ

- Vốn sở hữu của các cổ đông là pháp nhân và cá nhân ngoài vốn Nhànước: 18.983.600.000 đồng, bằng 21,1% vốn điều lệ

2.1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động Công ty đã không ngừng pháttriển và từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước.Sản phẩm xi măng Bút Sơn mang nhãn hiệu “Quả địa cầu” từ năm 1998đến nay chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong nước, cung cấp cho cáccông trình trọng điểm của Nhà nước và xây dựng dân dụng

Sản phẩm xi măng Bút Sơn đã được khách hàng và người tiêu dùng đánhgiá cao, được thể hiện qua các giải thưởng, danh hiệu cao quý mà Công tykhách hàng, các cơ quan, tổ chức có uy tín trong nước và quốc tế bình chọn:+ Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2003

+ Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004

+ Huy chương vàng hội chợ quốc tế và triển lãm ngành từ 1999-2004

+ Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005

+ Cúp vàng thương hiệu Doanh nghiệp VLXD hàng đầu Việt Nam năm2006

+ Huy chương vàng sản phẩm vật liệu xây dựng 2006 (Inter-Deco VN2006)

Thị trường tiêu thụ của Công ty CP Xi măng Bút Sơn chủ yếu là Hà Nội vàcác tỉnh phía Bắc như: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Hưng Yên….Ngoài ra, Công ty còn cung cấp xi măng cho các trạm nghiền

Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty từ năm 2003 – 2007 được thể hiệnqua bảng dưới đây:

Trang 32

Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007

3 Nộp ngân sách Tỷ đồng 67,5 66,9 50,3 60,2 60,6

4 Lương bình quân Triệu đồng 3,85 4,06 4,3 4,23 4,26

Biểu 2.1: Bảng các chỉ tiêu tài chính Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

qua các năm

Ta xét tỉ xuất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty được tính theo công thức:

Năm 2005 là 7,79%, năm 2006 là 9,78%, năm 2007 là 9,52% Chỉ tiêunày cho thấy năm 2007 Công ty thu được 100 đồng doanh thu thì có 9,52đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao càng tốt cho thấy tình hình kinh doanh

và tình hình tài chính của Công ty ổn định và phát triển Chỉ tiêu tỉ suất lợinhuận trên doanh thu của Công ty năm 2006, 2007 cao hơn rất nhiều so vớinăm 2005 Mặc dù năm 2007 tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp hơn năm

2006 tuy nhiên vẫn đang ở mức cao

Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển góp phần cải thiện

và nâng cao thu nhập cho người lao động Từ năm 2004 tới nay lương bìnhquân của cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn đạt trên 4 triệu đồng Trong thời gian từ năm 1999 đến nay Công ty chưa phải nộp thuế thunhập doanh nghiệp do đang được ưu đãi thuế, chỉ bắt đầu nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp sau khi trả hết lãi tiền vay ngân hàng trong giai đoạn đầu tư xâydựng cơ bản và có lãi

Hiện nay, Công ty đang thực hiện đầu tư dự án dây truyền 2, đã khởicông vào ngày 26/01/2007 Công suất thiết kế của dây truyền 2 là 1.600.000

Tỉ suất lợi nhuận

trên doanh thu =

Lợi nhuậnDoanh thu

x 100

Trang 33

tấn XM/năm, với tổng mức đầu tư là 2.807 tỷ đồng và thời gian dự kiến hoànthành vào đầu năm 2009.

2.1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Để tăng cường hiệu quả quản lý và phù hợp đặc điểm kinh doanh củamình, bộ máy quản lý của Công ty CP Xi măng Bút Sơn được tổ chức theohình thức trực tuyến chức năng Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thểhiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

* Đại hội đồng cổ đông

Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lựccao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệCông ty quy định

Các văn phòng đại diện

CN tiêu thụ tại

Hà Nội

Các phân xưởng

Các phòng

ban

Ban QLDA Bút Sơn 2

Trang 34

Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyếtđịnh mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ các vấn

đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ

* Ban kiểm soát

Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra BKS có nhiệm vụkiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, Báo cáotài chính của Công ty

* Ban giám đốc

Giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịutrách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.Phó giám đốc: là người giúp việc cho GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ

về phần việc được phân công Công ty có 4 PGĐ, bao gồm:

Phó giám đốc cơ điện

Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: phòng Kỹ thuật cơ điện, phòng Vật tư thiết

bị, phân xưởng Cơ khí, phân xưởng Nguyên liệu, phân xưởng Nghiền đóngbao, phân xưởng Lò nung, phân xưởng Tự động hoá, phân xưởng Xe máy,phân xưởng Nước, xưởng Sửa chữa công trình và vệ sinh công nghiệp

Chịu trách nhiệm trước GĐ về tổ chức, chỉ đạo, điều hành sản xuất, đảmbảo năng suất, chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm Lập dự trù vật tư, thiết

bị và chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, các phương

án sửa chữa lớn, các quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị cơ điện

Phó giám đốc kỹ thuật

Trực tiếp phụ trách các đơn vị: phòng Kỹ thuật sản xuất, phòng Điềuhành trung tâm, phòng Thí nghiệm KCS, ban Kỹ thuật an toàn và phân xưởngKhai thác mỏ

Chịu trách nhiệm trước GĐ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bánthành phẩm và an toàn trên tuyến công nghệ được phân công phụ trách, chỉ

Trang 35

đạo phương án sản xuất, quy trình vận hành thiết bị, thí nghiệm đảm bảo chosản xuất đồng bộ liên tục với chất lượng cao.

Phó giám đốc kinh doanh

Trực tiếp phụ trách: phòng Tiêu thụ, các chi nhánh tiêu thụ, văn phòng đạidiện, tổ thị trường Sơn La, Lai Châu, phòng Y tế, phòng Bảo vệ quân sự

Chỉ đạo việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách nhiệm tổ chức mạnglưới tiêu thụ của Công ty tới các địa điểm

Phó giám đốc xây dựng cơ bản

Trực tiếp chỉ đạo phòng XDCB và chịu trách nhiệm về công tác tổngquyết toán công trình, nhà máy của Công ty

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng

Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho GĐ về việc sắp xếp, điều độngcán bộ nhân viên trong toàn Công ty phù hợp với chuyên môn trình độ Thựchiện xây dựng các chế độ tiền lương, khen thưởng, xử phạt, đào tạo và bồidưỡng cán bộ

Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho GĐ trong việc ký kết các hợp đồngkinh tế, xây dựng các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Phòng Hành chính quản trị: Chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp vật tư,thiết bị thuộc phạm vi văn phòng, lưu trữ các công văn đi, đến, điều động xeôtô, phục vụ chế độ ăn nghỉ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty

Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch về tàichính, tổ chức hạch toán theo chế độ quy định của Nhà nước, thường xuyênphản ánh và cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho GĐ

Phòng Tiêu thụ: Chịu trách nhiệm việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịutrách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ qua các chi nhánh, văn phòng đại diệncủa Công ty

Trang 36

Phòng Vật tư: Tham mưu cho GĐ về tình hình thu mua, cấp phát bảoquản vật tư cả về khối lượng và chất lượng.

Phòng Cơ điện: Chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử, điện tựđộng hoá, xe máy lập dự trù thiết bị trong nước và ngoại nhập để phục vụ kếhoạch sửa chữa máy móc, thiết bị

Phòng Kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm trước GĐ về tổ chức, chỉ đạo,điều hành sản xuất, đảm bảo an toàn và năng suất thiết bị, chất lượng thànhphẩm, bán thành phẩm

Phòng Điều hành trung tâm: Chịu trách nhiệm điều hành bộ dây truyềnsản xuất thông qua hệ thống máy tính điều khiển

Phòng Thí nghiệm KCS: Chịu trách nhiệm lấy mẫu và đưa ra kết quảphân tích đối với tất cả các nguyên vật liệu nhập vào cũng như các loại sảnphẩm, bán thành phẩm đầu ra

Phòng Xây dựng cơ bản: Chịu trách nhiệm giám sát thi công các công

bộ công nhân viên toàn Công ty

* Chức năng nhiệm vụ của các phân xưởng

Phân xưởng Khai thác mỏ: Có nhiệm vụ khảo sát, đo đạc nắm vững đặcđiểm cấu tạo chất của các khu vực được phép khai thác đá vôi, đá sét, lập cácphương án khai thác tối ưu cho các giai đoạn ở từng khu vực

Trang 37

Phân xưởng Nguyên liệu: Quản lý và theo dõi sự hoạt động của các thiết

bị từ máy đập đá vôi, máy đập sét tới silô đồng nhất Căn cứ vào định mứctiêu hao nguyên vật liệu và thực trạng của thiết bị, lập kế hoạch dự trữ vật tư,phụ tùng thay thế tháng, quý, năm và cho từng đợt cụ thể

Phân xưởng Lò nung: Quản lý các thiết bị từ đáy silô đồng nhất tới đỉnhsilô chứa clinker, các thiết bị tiếp nhận than, xỉ, thạch cao phụ gia và tổ hợpnghiền than, nhà nồi hơi, hệ thống cấp nhiệt, trạm khí nén trung tâm, tiếpnhận và cấp dầu FO

Phân xưởng Nghiền đóng bao: Quản lý các thiết bị từ đáy silô chứa

clinker đến hết các máng xuất xi măng bao và xi măng bột rời Sử dụng cóhiệu quả vỏ bao, tổ chức vận hành các máy đóng bao, các phân xưởng, thiết bị

xi măng rời Tổng hợp báo cáo khối lượng chủng loại xi măng xuất xưởnghàng ngày và hàng tháng

Phân xưởng Cơ khí: Thực hiện công việc sửa chữa cơ khí, gia công chế

tạo phục hồi và lắp đặt các thiết bị cơ khí theo yêu cầu của sản xuất

Phân xưởng Xe máy: Quản lý sử dụng các xe vận chuyển đá vôi, đá sét,

các phương tiện vận chuyển nội bộ, máy phát dự phòng có hiệu quả

Phân xưởng Nước: Quản lý và tổ chức khai thác hệ thống cấp nước củaCông ty, phục vụ sản xuất và sinh hoạt

Phân xưởng Điện-Tự động hoá: Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, vận hành

an toàn hệ thống cung cấp điện của toàn Công ty

Xưởng Sửa chữa công trình-Vệ sinh công nghiệp: Cùng với các phòng

kỹ thuật thực hiện sửa chữa các công trình, thi công và thực hiện dọn vệ sinhtrong khu vực Công ty

* Chi nhánh và văn phòng đại diện

- Chi nhánh Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Hà Nội

- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại tỉnh Hà Nam

Trang 38

- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại tỉnh Nam Định

- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Hưng Yên

- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Sơn La

- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Vĩnh Phúc

- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Hà Tây

- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Thái Nguyên

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Công ty CP Xi măng Bút Sơn được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cảcác hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh và điều lệ của Công ty, phù hợp với quy định của pháp luật vàthực hiện các biện pháp thích hợp để thực hiện các mục tiêu của Công ty.Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

- Sản xuất, kinh doanh xi măng và các loại sản phẩm từ xi măng

- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác

- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.Công ty có thể tiến hành những hình thức kinh doanh khác được phápluật cho phép mà HĐQT thấy có lợi nhất cho Công ty

2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất

Công ty CP Xi măng Bút Sơn có hệ thống công nghệ hiện đại, dây truyềnsản xuất xi măng lò quay, phương pháp khô được điều khiển hoàn toàn tựđộng từ phòng điều khiển trung tâm qua hệ thống máy vi tính của hãngSIEMENS Các quy trình công nghệ được theo dõi và điều chỉnh chính xácđảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định

Dây truyền sản xuất của Công ty bao gồm 6 công đoạn:

Trang 39

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Xi măng

Kho đồng nhất sơ bộ Két chứa Định lượng

Kho đồng nhất sơ bộ Két chứa Định lượng

Silô chứa xi măng

Xuất xi măng rời

Silô chứa, ủ Clinker

Trang 40

* Công đoạn đập, vận chuyển và chứa nguyên liệu

Đá vôi, đá sét được khai thác từ mỏ và được vận chuyển đến máy đập,sau đó được đưa đến kho chứa và đồng nhất sơ bộ thành phần Tại đốngnguyên liệu silic, dòng nguyên liệu vào kho sẽ được định lượng bằng hệthống cân băng tải Các nguyên liệu khác như thạch cao, quặng sắt sẽ đượcchuyển đến nhà máy và vận chuyển về kho chứa bằng hệ thống băng tải

* Công đoạn nghiền nguyên liệu

Sau khi đồng nhất sơ bộ, nguyên liệu có bốn cấu tử (đá vôi, đá sét, silic,quặng sắt) được chứa trong bốn két chứa riêng biệt Các thành phần được cânđịnh lượng và đưa vào máy nghiền liệu thô nhờ các cầu băng định lượng, cáctạp chất kim loại được tách ra khỏi dòng liệu nhờ máy tách kim loại

Bột liệu sau khi nghiền phần lớn được phân ly động lực đưa đến cáccyclone lắng để thu hồi bột, phần còn lại được thu hồi qua hệ thống lọc bụitĩnh điện Bột liệu sau đó được chứa trong silô và được tháo ra khỏi silô theophương pháp QUADRANT

* Công đoạn lò nung và máy làm nguội clinker

Sau khi qua buồng hoà trộn ở hệ thống tháp trao đổi nhiệt, vật liệu sẽ tậptrung tại đáy các cyclone để cấp vào lò hoà trộn và vào lò nung

Hệ thống máy làm nguội clinker được cung cấp cùng với đầy đủ các hệthống phụ trợ nhằm đảm bảo năng suất clinker là 4000 tấn/ngày Clinker saukhi làm nguội được vận chuyển vào các silô chứa bằng băng gần xiên kéo tải

* Công đoạn nghiền than

Than khô sau khi đồng nhất sơ bộ được chứa riêng trong hai két cấp liệu.Than được nghiền trên máy nghiền than và được trang bị hệ thống phun nướclàm mát khí nóng Hệ thống lò đốt được sử dụng khi bắt đầu chạy khởi độnghoặc khi hàm lượng ẩm trong than vượt quá 12%

Ngày đăng: 26/01/2013, 08:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Kế toán giá vốn theo phương pháp kê khai thường xuyên - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.1 Kế toán giá vốn theo phương pháp kê khai thường xuyên (Trang 10)
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí bán hàng - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.3 Kế toán chi phí bán hàng (Trang 12)
Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (Trang 13)
Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí tài chính - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.5 Kế toán chi phí tài chính (Trang 14)
Sơ đồ 1.6: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ trực  tiếp và phương thức chuyển hàng theo hợp đồng - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.6 Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ trực tiếp và phương thức chuyển hàng theo hợp đồng (Trang 16)
Sơ đồ 1.7: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ qua đại lý - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.7 Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ qua đại lý (Trang 17)
Sơ đồ 1.8: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức trả góp - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.8 Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức trả góp (Trang 17)
Sơ đồ 1.10: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.10 Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Trang 18)
1.4. Hình thức ghi sổkế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả trong các doanh nghiệp sản xuất - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
1.4. Hình thức ghi sổkế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả trong các doanh nghiệp sản xuất (Trang 21)
Sơ đồ 1.12: Kế toán xác định kết quả tiêu thụ - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.12 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ (Trang 21)
Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, lập Bảng cân đối số phát sinh. Từ Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết)  được dùng để lập Báo cáo tài chính. - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
u ối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, lập Bảng cân đối số phát sinh. Từ Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính (Trang 23)
Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.13 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Trang 23)
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật  ký - Sổ cái, các Sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Hình th ức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký - Sổ cái, các Sổ, thẻ kế toán chi tiết (Trang 24)
Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổkế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.15 Trình tự ghi sổkế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Trang 26)
Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.15 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Trang 26)
Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 1.16 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ (Trang 27)
Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Hình th ức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: (Trang 27)
hình thức trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
hình th ức trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: (Trang 33)
Hình thức trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể  hiện qua sơ đồ sau: - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Hình th ức trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: (Trang 33)
Công ty đã áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung. Theo mô hình này, toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu thập, xử lý, luân chuyển chứng từ,  ghi sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh đều do  phòng kế toán của Công ty thực h - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
ng ty đã áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung. Theo mô hình này, toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu thập, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh đều do phòng kế toán của Công ty thực h (Trang 43)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn (Trang 43)
Theo hình thức này, các chứng từ gốc sẽ được ghi vào sổ Nhật ký chung, Sổ kế toán chi tiết, Sổ nhật ký đặc biệt theo trình tự thời gian - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
heo hình thức này, các chứng từ gốc sẽ được ghi vào sổ Nhật ký chung, Sổ kế toán chi tiết, Sổ nhật ký đặc biệt theo trình tự thời gian (Trang 46)
Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 2.5 Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn (Trang 46)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 12/2007 - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
h áng 12/2007 (Trang 62)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 12/2007 - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
h áng 12/2007 (Trang 62)
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO BỘ PHẬN - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO BỘ PHẬN (Trang 66)
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO BỘ PHẬN - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO BỘ PHẬN (Trang 66)
BẢNG TÍNH LÃI VAY VỐN LƯU ĐỘNG – THÁNG 12 NĂM 2007 - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
12 NĂM 2007 (Trang 76)
BẢNG TÍNH LÃI VAY VỐN LƯU ĐỘNG – THÁNG 12 NĂM 2007 - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
12 NĂM 2007 (Trang 76)
- Bảng tính lãi vay vốn lưu động, lãi tiền thuê xe, lãi vay vốn cố định dây truyền 1, lãi vay vốn cố định dây truyền 2 (các hợp đồng vay trung hạn), lãi vay vốn cố định dây truyền 2 (các hợp đồng vay dài hạn) phát   sinh trong tháng 12/2007. - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Bảng t ính lãi vay vốn lưu động, lãi tiền thuê xe, lãi vay vốn cố định dây truyền 1, lãi vay vốn cố định dây truyền 2 (các hợp đồng vay trung hạn), lãi vay vốn cố định dây truyền 2 (các hợp đồng vay dài hạn) phát sinh trong tháng 12/2007 (Trang 77)
Dưới đây là bảng thống kê tiêu thụ xi măng Bút Sơn giai đoạn 1999-200 6:                                                                                         (Đơn vị: tấn) - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
i đây là bảng thống kê tiêu thụ xi măng Bút Sơn giai đoạn 1999-200 6: (Đơn vị: tấn) (Trang 80)
Địa chỉ (Address): Thanh Sơn-Kim Bảng-Hà Nam - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
a chỉ (Address): Thanh Sơn-Kim Bảng-Hà Nam (Trang 84)
Hình thức thanh toán (Mode of payment): - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Hình th ức thanh toán (Mode of payment): (Trang 84)
BẢNG DỰ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG Tháng……năm……. - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
h áng……năm…… (Trang 102)
Biểu 3.1: Bảng dự toán doanh thu bán hàng - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
i ểu 3.1: Bảng dự toán doanh thu bán hàng (Trang 102)
BẢNG DỰ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG - Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
BẢNG DỰ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG (Trang 102)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w