MỤC LỤC
Bên Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch vụ đã tiêu thụ, chi phí tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kết chuyển lãi. Bên Có: Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN, kết chuyển lỗ.
* Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Công ty CP Xi măng Bút Sơn được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ của Công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp thích hợp để thực hiện các mục tiêu của Công ty. Các Báo cáo của công ty được lập phù hợp với chế dộ kế toán hiện hành, sau khi được lập sẽ được nộp cho các cơ quan: Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Cục thuế tỉnh Hà Nam, Cục Thống kê, Sở Tài chính tỉnh Hà Nam, Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Nam, Ngân hàng Công thương Hà Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một tỷ, hai trăm bảy lăm triệu, bốn trăm bảy lăm nghìn, không trăm hai mươi đồng. Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm hai bảy triệu, năm trăm bốn bảy nghìn, năm trăm mười một đồng.
Xuất ngày 15 tháng 12 năm 2007 Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập. Do đặc điểm sản xuất của Công ty có sự khác biệt đối với các công ty khác, công ty không có các kho chứa thành phẩm, việc hạch toán chi tiết sẽ được thực hiện ở Trung tâm tiêu thụ và phòng kế toán của Công ty.
Sổ chi tiết TK 15512-Xi măng PC40
Cuối tháng, để tính được giá vốn của thành phẩm xuất bán, kế toán tổng hợp chỉ cần vào “Phân hệ kế toán hàng tồn kho” và chọn “Tính giá trung bình”, máy tính sẽ tự động tính ra giá vốn hàng bán đơn vị bình quân cho các thành phẩm. Hàng ngày, khi xe của các công ty khách hàng đến lấy hàng, Công ty sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu này được viết cho từng xe hàng ghi nhận số lượng hàng xuất ra.
Kế toán tiến hành cập nhật chứng từ cần thiết vào máy tính và cuối kỳ tính được giá vốn hàng bán, chương trình máy tính sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ chi tiết giá vốn. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán tiêu thụ sẽ nhập số liệu vào máy, máy tính sẽ tự động cập nhật vào sổ Nhật ký chung và từ sổ Nhật ký chung sẽ tự động lên Sổ cái TK 632.
Chi phí bán hàng của Công ty là các chi phí liên quan đến việc bán hàng bao gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, bao bì, chi phí dụng cụ, đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí hao hụt, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Đơn giá này được chia làm hai loại đó là: Đơn giá lần đầu được căn cứ trên đơn giá tiền lương của Tổng Công ty và đơn giá lần hai dựa trên sản lượng tiêu thụ sản phẩm, bán thành phẩm của cả năm (Công ty sẽ trình tổng sản lượng tiêu thụ và đơn giá phù hợp để Tổng Công ty duyệt, sau đó tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân viên gọi là lương bổ sung), mục đích là để điểu chỉnh tiền lương cán bộ công nhân viên trong Công ty trong những tháng mà sản lượng tiêu thụ không như kế hoạch do cả nhân tố chủ quan và khách quan.
Việc tính toán lương cho cán bộ công nhân viên tại Công ty sẽ do phòng Tổ chức-Lao động thực hiện. Sau đó sẽ chuyển các chứng từ cần thiết cho phòng Kế toán hạch toán.
Sổ chi tiết TK 64111-Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp
Công ty sử dụng TK 6414-Chi phí khấu hao TSCĐ để hạch toán khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng. Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc tính khấu hao TSCĐ, kế toán TSCĐ tiến hành hạch toán chi phí khấu hao bằng cách cập nhật các chứng từ cần thiết vào máy.
Căn cứ vào các chứng từ gốc là các Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, chứng từ tiền mặt… liên quan trực tiếp tới việc phát sinh cho phí nguyên vật liệu, kế toán sẽ cập nhật số liệu vào máy, chương trình sẽ tự động cập nhật vào sổ Nhật ký chung và từ sổ Nhật ký chung lên sổ cái TK 641.
Để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đỏi hỏi phải có một bộ máy quản lý lớn, chính vì vậy mà chi phí quản lý của Công ty là rất lớn. Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tàì sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Các khoản chi phí khác trong chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán và ghi sổ theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ. Căn cứ để hạch toán chi phí tài chính của Công ty CP Xi măng Bút Sơn là các hợp đồng vay vốn ngắn trung dài hạn đã ký kết với các ngân hàng và đơn vị cho vay vốn và các chứng từ nhận nợ vay thực tế, Bảng tính lãi vay vốn lưu động, lãi tiền thuê xe, lãi vay vốn cố định từ các hợp đồng vay trung và dài hạn phát sinh hàng tháng, Bản thuyết minh các số liệu điều chỉnh lãi tiền vay trong tháng, Biên bản đối chiếu công nợ tiền vay, lãi tiền vay cuối tháng với các ngân hàng và đơn vị cho vay vốn, chứng từ thu lãi của các ngân hàng và sổ kế toỏn chi tiết theo dừi cỏc khoản tiền vay, tài khoản lói vay và các chứng từ có liên quan khác.
- Bảng tính lãi vay vốn lưu động, lãi tiền thuê xe, lãi vay vốn cố định dây truyền 1, lãi vay vốn cố định dây truyền 2 (các hợp đồng vay trung hạn), lãi vay vốn cố định dây truyền 2 (các hợp đồng vay dài hạn) phát sinh trong tháng 12/2007. - Chứng từ thu lói của cỏc ngõn hàng và sổ kế toỏn chi tiết theo dừi tài khoản tiền vay, tài khoản lói vay, tài khoản lãi vay và các chứng từ, hồ sơ có liên quan khác.
Từ các chứng từ cần thiết, kế toán cập nhật vào chương trình kế toán máy, chương trình sẽ tự động lên sổ chi tiết cho các tài khoản chi tiết. Sau khi kế toán cập nhật các chứng từ cần thiết, chương trình sẽ tự động lên sổ Nhật ký chung, từ Nhật ký chung sẽ tự động chuyển vào sổ cái TK 635.
Nhằm đáp ứng cho nhu cầu xây dựng dân dụng và công nghiệp đang có tốc độ tăng trưởng mạnh của Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá-hiện đại hoá, ngay từ đầu Công ty đã xác định hai mặt hàng chủ lực của mình là: xi măng PCB30 sử dụng cho các công trình dân dụng và xi măng PC40 sử dụng cho các công trình trọng điểm Quốc gia như: cầu đường, thuỷ điện,..Ngoài ra, Công ty còn tiêu thụ bán thành phẩm clinker cho các trạm nghiền và các nhà máy xi măng khác. Trung tâm tiêu thụ có nhiệm vụ ký kết các hợp đồng mua bán trực tiếp, hợp đồng vận tải của Công ty với các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp khác ngoài Công ty để vận chuyển xi măng tới các địa bàn tiêu thụ.
Đối với địa bàn Hà Nội là một địa bàn lớn có nhiều chủng loại xi măng tham gia như xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Nghi Sơn, xi măng Chinfon… đều là những công ty lớn đã tồn tại trên thị trường nhiều năm, tuy nhiên xi măng Bút Sơn được đánh giá là đơn vị thứ 3 có thị phần tại thị trường miền Bắc. Ngoài lượng xi măng tiêu thụ như trên, hàng năm theo sự điều tiết của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Công ty CP Xi măng Bút Sơn còn cung cấp hàng trăm ngàn tấn clinker cho các trạm nghiền khu vực miền Trung, miền Nam nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt xi măng trên thị trường các khu vực này.
Số tiền viết bằng chữ ( Total amount in word): Hai trăm ba chín triệu, chín trăm chín chín nghìn, bảy trăm sáu mươi đồng. Việc cập nhật thường xuyên các chứng từ tiêu thụ vào máy theo quy trình nhập liệu thì máy tính sẽ tự động phản ánh số liệu vào các sổ liên quan theo định khoản trong phần cập nhật số liệu.
Sổ chi tiết TK 511211-Xi măng bao
Dựa vào kết quả kinh doanh Công ty sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính cần thiết để đánh giá kết quả hoạt động của mình phát hiện và phân tích ưu điểm, nhược điểm và đưa ra một số quyết định khắc phục, cải tiến và nâng cao hoạt động của Công ty trong năm tiếp theo. Công ty sử dụng TK 911-Xác định kết quả kinh doanh để hạch toán kết quả tiêu thụ tại Công ty tính lãi lỗ trong tháng và TK 421-Lợi nhuận chưa phân phối để phản ánh lãi, lỗ tiêu thụ thành phẩm.
Sổ cái TK 911-Xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI
Ví dụ như, trước đây khi sử dụng kế toán thủ công, việc lên Sổ cái vào cuối kỳ gặp rất nhiều khó khăn vì khối lượng công việc quá lớn nhưng từ khi sử dụng kế toán máy, vào cuối kỳ chỉ cần thực hiện một vài bút toán kết chuyển tự động thì chương trình sẽ tự lên các Báo cáo theo yêu cầu quản lý và kế toán viên chỉ việc in ra để lưu giữ nếu cần thiết. Bên cạnh lập các báo cáo kế toán về doanh thu và giá vốn hàng bán thì cán bộ phòng kế toán cần phải lập thêm các Báo cáo quản trị về doanh thu và giá vốn hàng bán để cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về tình hình tiêu thụ của Công ty cho ban lãnh đạo Công ty, để từ đó Ban lãnh đạo có những biện pháp điều chỉnh mang tính vĩ mô đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.