Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ tiền thân là Xi nghiệp Vôi Đào Gĩa. Trong điều kiện cả nước có chiến tranh, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông vận tải khó khăn
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Minh Phương LỜI MỞ ĐẦU Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thì công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với nhau, không chỉ các doanh nghiệp tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động mà còn phải quan tâm tới công tác quản lý chi phí sản xuất. Quản lý kinh tế đảm bảo thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và điều quan trọng là phải bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất và sản xuất phải có lãi. Muốn vậy doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được điều này, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ”làm chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình. Chuyên đề của em ngoài Lời mở đầu và Kết luận gồm 3 phần chính: Phần 1: Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ. Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ. Phần 3: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã giúp em hiểu thêm về phần hành kế toán này. Tuy nhiên do khả năng tìm hiểu vấn đề còn nhiều hạn chế và còn chưa có nhiều kiến thức thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của PGS. TS Nguyễn Minh Phương SV: Bùi Thị Lương - Lớp KT - K37PT Trường ĐHKTQD Hà Nội 1 Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Minh Phương cùng các thầy cô trong khoa kế toán và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty để chuyên đề của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo của cô Nguyễn Minh Phương cũng như sự nhiệt tình giúp đỡ của quý cơ quan, các anh các chị trong Công ty đã giúp đỡ em trong đợt thực tập vừa qua để em hoàn thành chuyên đề này. Em xin trân trọng cảm ơn! Việt Trì, ngày 10 tháng 8 năm 2008 Sinh viên Bùi Thi Lương SV: Bùi Thị Lương - Lớp KT - K37PT Trường ĐHKTQD Hà Nội 2 Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Minh Phương PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG PHÚ THỌ 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển . Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ tiền thân là Xi nghiệp Vôi Đào Gĩa. Trong điều kiện cả nước có chiến tranh, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông vận tải khó khăn. Nhu cầu Xi măng cho xây dựng cơ sở vật chất thời chiến là rất cần thiết, vì vậy ngày 31 tháng 12 năm 1967 Xí nghiệp Xi măng Đào Gĩa được thành lập, với công nghệ Xi măng lò đứng, công suất ban đầu là 5.000 tấn xi măng PORTLAND một năm, thời kỳ này Xí nghiệp Xi măng thuộc Ty Công nghiệp Phú Thọ . Năm 1983 do nhu cầu sử dụng Xi măng trắng của cả nước tăng cao mà Xi măng trắng phải nhập ngoại 100%. Đứng trước tình hình này ban Giám đốc nhà máy đã quyết định cải tạo và đưa dây chuyền 3.000 tấn vào sản xuất thử Xi măng trắng đầu tiên do Việt Nam sản xuất đã ra đời tại Nhà máy Xi măng Thanh Ba và ngay năm sau nhà máy đã sản xuất hết công suất 3.000 tấn /năm là sản phẩm Xi măng trắng. Từ năm 1986 đến năm 1988 Công ty thành lập thêm Xí nghiệp Vôi Bạch Hạc và UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định nhập thêm bốn Xí nghiệp nữa vào XNLH Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú. Ngày 9 tháng 12 năm 1991 thi hành quyết định 315/HĐBT ngày 1/9/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chấn chỉnh lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh. UBND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định số 804 QĐ/UB giải thể ba xí nghiệp làm ăn không có hiệu quả là: Xí nghiệp Đá Đồn Hang, Xí nghiệp Vôi Bạch Hạc, Xí nghiệp Đá Hương Cần. Cũng trong năm đó Công ty đã chuyển Xí nghiệp Đá Thanh Ba sang hình thức hoạt động là một phân xưởng sản xuất đá. SV: Bùi Thị Lương - Lớp KT - K37PT Trường ĐHKTQD Hà Nội 3 Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Minh Phương Ngày 3 tháng 11 năm 1992, thi hành nghị định 338/HĐBT ngày 21 tháng 11 năm 1991 của HĐBT và nghị định 156 HĐBT ngày 7 tháng 5 năm 1992 của HĐBT nay là Chính Phủ. UBND tỉnh ra quyết định số 1120 QĐ/UB thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Xí nghiệp Liên hiệp Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú. Năm 1993 nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, XNLH Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú đã đầu tư mở rộng lần thứ nhất đưa công suất sản xuất Xi măng lên 60.000 tấn/ năm. Năm 1994, Xí nghiệp Liên hiệp Xi măng – Đá –Vôi Vĩnh Phú tiếp tục đầu tư mở rộng đưa công suất của nhà máy lên 150.000 tấn Xi măng PORTLAND PC30 TCVN - 2682. Ngày 20 tháng 9 năm 1994, UBND tỉnh Vĩnh Phú ra Quyết định số 1287/QĐ - UB đổi tên Xí nghiệp Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú thành Công ty Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú. Ngày 16 tháng 1 năm 1997, do tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định số 69/QĐ/ - UB đổi tên Công ty Xi măng – Đá – Vôi Vĩnh Phú thành Công ty Xi măng – Đá – Vôi Phú Thọ. Được sự đồng ý của Chính Phủ trong chủ chương phát triển ngành Xi măng do Bộ xây dựng quy hoạch. Công ty Xi măng – Đá – Vôi Phú Thọ triển khai dự án xây dưng nhà máy Xi măng lò quay, công suất 1.000 tấn Clinker/ngày tại Thanh Ba. Đây là 1 dự án lớn, một lần nữa cần phát huy tối đa công sức, trí tuệ của cán bộ công nhân viên, để đưa công ty tiến thêm một bước tiến quan trọng. Ngày 30 tháng 12 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ ra quyết định số 364/QĐ-UBND về việc chuyển Công ty Xi măng - Đá - Vôi Phú Thọ thành Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ. SV: Bùi Thị Lương - Lớp KT - K37PT Trường ĐHKTQD Hà Nội 4 Thch cao Nc Chuyờn thc tp GVHD: Nguyn Minh Phng 1.2. c im t chc kinh doanh ca Cụng ty c phn Xi mng Phỳ Th. 1.2.1. c im quy trỡnh cụng ngh: S 1.1 S 1.1: Quy trỡnh cụng ngh ca Cụng ty c phn Xi mng Phỳ Th SV: Bựi Th Lng - Lp KT - K37PT Trng HKTQD H Ni 5 Đá vôi đất sét phụ gia công nghệ Ph gia khoỏng hot tớnh Vờ viờn Nung luyn Nhp Xilụ cha Kho cha nh lng Tuyn p hm Kho cha nh lng Tuyn Phi sy Kho cha Xilụ cha Nghin phõn ly Tuyn Tuyn Kho cha Kho cha nh lng nh lng ng lng Nghin phõn ly p (Xilụ) Kho cha Phõn loi Clinker p úng bao Xilụ cha Trn Kho cha Tuyn ng nht than Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Minh Phương 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất. Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ sản xuất trên môt dây chuyền công nghệ có quy mô lớn và phức tạp, đặc điểm tổ chức của Công ty là: Đá vôi được khai thác tại mỏ đá Ninh Dân cách nhà máy khoảng 1km, được vận chuyển về nhà máy bằng các xe chở chuyên dụng. Sau đó đá vôi được máy đập búa đập nhỏ xuống kích thước ≤ 25mm rồi được vận chuyển lên két chứa bằng hệ thống băng tải cao su và gầu nâng. Đất sét được khai thác tại mỏ của công ty, được vận chuyển về nhà máy bằng các xe chở chuyên dụng. Tại đây đất sét được sấy đến độ ẩm yêu cầu rồi được vận chuyển lên két chứa. Phụ gia công nghệ được nhập về nhà máy từ nhiều nơi bằng đường sắt và đường bộ. Sau đó được đưa lên két chứa nhờ hệ thống băng tải và gầu nâng. Than được nhập về nhà máy bằng đường sắt và đường bộ rồi được vận chuyển lên két chứa. Từ các két chứa, nguyên liệu được định lượng theo tỷ lệ bài phối liệu rồi được đưa tới máy nghiền bi. Tại đây nguyên liệu được máy nghiền nghiền nhỏ tới kích thước yêu cầu. Sau khi ra khỏi máy nghiền bi, bột liệu được đưa lên máy phân ly. Sau khi ra khỏi máy phân ly, bột liệu đạt kích thước yêu cầu được hệ thống vít tải đưa lên silo chứa, phần bột liệu chưa đạt yêu cầu sẽ quay trở lại máy nghiền. Từ silo chứa, bột liệu được hệ thống vít tải và gầu nâng đưa lên hệ thống lò nung đưa vào máy vê viên. Tại máy vê viên, bột liệu được vê thành viên liệu có kích thươc 8 – 10 cm. Sau khi ra khỏi máy vê viên, bột liệu được rơi xuống hệ thống lò nung tiến hành quá trình nung luyện thành clinker. Sau khi ra khỏi hệ thống lò nung, clinker được hệ thống băng tải xích đưa lên silo chứa ủ. Sau khi ra khỏi silo chứa, clinker được đưa tới máy nghiền bi. Tại đây, clinker SV: Bùi Thị Lương - Lớp KT - K37PT Trường ĐHKTQD Hà Nội 6 Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Minh Phương được nghiền nhỏ tới kích thước yêu cầu rồi được đưa lên máy phân ly. Sau khi ra khỏi máy phân ly, những hạt đạt yêu cầu sẽ được đưa lên hệ thống silo chứa tiến hành quá trình đồng nhất, những hạt chưa đạt kích thước được quay trở lại máy nghiền. Sau khi ra khỏi silo chứa, bột xi măng được hệ thống vít tải vận chuyển đến máy đóng bao, mỗi bao nặng 50±1 kg rồi được vận chuyển đến kho chứa và xuất cho khách hàng theo yêu cầu. 1.2.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sản phẩm của Công ty vẫn duy trì tốt sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Sản phẩm của Công ty phục vụ chủ yếu cho việc đầu tư xây dựng cơ bản các cơ sở hạ tầng của nhà nước và nhu cầu xây dựng cơ bản của toàn thể nhân dân trong tỉnh Phú Thọ, cùng 5 tỉnh miền núi phía Bắc và một số cơ sở của vùng trung du Bắc Bộ. Sản phẩm Xi măng của Công ty đã góp phần quan trọng trong chương trình phát triển giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh bạn. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên sự thống nhất, nhịp nhàng giữa các bộ phận. Căn cứ vào đặc điểm của Công ty cổ phần, quy trình công nghệ và tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh theo kiểu trực tuyến: cơ quan cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát; bộ máy điều hành công ty gồm Tổng Giám đốc, các Tổng Giám đốc phụ trách khối và hệ thống các phòng ban, phân xưởng, chi nhánh. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được khái quát theo sơ đồ 1.2 SV: Bùi Thị Lương - Lớp KT - K37PT Trường ĐHKTQD Hà Nội 7 Chuyờn thc tp GVHD: Nguyn Minh Phng S : 1.2 T CHC B MY QUN Lí HOT NG KINH DOANH SV: Bựi Th Lng - Lp KT - K37PT Trng HKTQD H Ni Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốcBan kiểm soát Phó T. giám đốc Vật t - XDCB Phòng KHVT Phòng XDCB Phòng TCLĐ Phòng AT-PC Phòng Tài vụ Phòng KTCN Phòng KCS XN KT&CB NVL PX nguyên liệu PX Lò nung 1 PX lũ nung 2 PX Thành phẩm Phó T. giám đốc Kỹ thuật Phó T. giám đốc Kinh doanh Phõn xng c in i xe vn ti Phòng tiêu thụ Phòng tiêu thụ 8 Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Minh Phương 1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ. 1.4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán. Công tác kế toán là một bộ phận của hệ thống quản lý Công ty và là công cụ quan trọng giúp Giám đốc công ty trong việc chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do có vị trí quan trọng đó, nên Công ty đã xây dựng một bộ máy kế toán hợp lý thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ kế toán của Công ty. Phòng kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, kết hợp với tính nguyên tắc với linh hoạt đã và đang đem lại hiệu quả cao. Các số liệu thống kê, kế toán ở các bộ phận, các đơn vị trực thuộc được thực hiện trực tiếp tại phòng kế toán hoặc định kỳ luôn chuyển về phòng kế toán, tùy theo tính chất công việc của từng đơn vị. 1.4.2. Mô hình bộ máy kế toán. Sơ đồ 1.3: Mô hình bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ SV: Bùi Thị Lương - Lớp KT - K37PT Trường ĐHKTQD Hà Nội Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kiêm kế toán giá thành sản phẩm Kế toán XD cơ bản & TSCĐ Kế toán CCLĐ nhỏ Kế toán tiền lương & các khoản trích theo lương Kế toán thanh toán Kế toán tiền vay & tiền gửi Kế toán thành phẩm & tiêu thụ Kế toán công nợ Thủ quỹ 9 Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Minh Phương - Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. * Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Theo dõi tổng hợp công việc của các phần hành kế toán của công ty, trên cơ sở đó lập các báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, niên độ tài chính. Tập hợp các khoản mục chi phí và tính giá thành sản phẩm. * Kế toán xây dựng cơ bản và tài sản cố định: Xác lập đối tượng ghi TSCĐ, lập bộ hồ sơ theo dõi nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, ghi thẻ TSCĐ. Lập kế hoạch sửa chữa và dựng toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp và phân bổ chi phí sửa chữa và chi phí kinh doanh. Định kì cuối mỗi năm tài chính tiến hành kiểm kê TSCĐ và tập hợp trích khấu hao TSCĐ trong năm. * Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Lập bảng chấm công cho từng bộ phận, trên cơ sở đó tính lương, thưởng cho người lao động. Trích các khoản phải nộp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn phí. * Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Tính các khoản doanh thu bán các mặt hàng xi măng thành phẩm, các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ, các khoản triết khấu thưong mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo các phương pháp tính thuế để xác định doanh thu tiêu thụ sản phẩm. * Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ của Công ty, đối với từng trường hợp công nợ có những đề xuất thu nợ. * Kế toán thanh toán: SV: Bùi Thị Lương - Lớp KT - K37PT Trường ĐHKTQD Hà Nội 10 [...]... 16 PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG PHÚ THỌ 2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí Trong quá trình sản xuất Xi măng các chi phí rất đa dạng nó bao gồm các loại khác nhau như: chi phí về nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu, nhân công … Thành phần. .. đó chi phí sửa chữa thừờng xuyên tài sản cố định được xác định thông qua tập hợp chi phí ở phân xưởng Cơ điện 2.1.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ. .. có chi phí sản xuất chung cần phân bổ chỉ có những chi phí phát sinh trực tiếp ở từng phân xưởng 2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loai chi phí chi m tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất, do đó việcc tập đúng đủ và chính xác khoản mục chi phí này có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất và đảm bảo tính. .. đinh chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất Chi phí này được tập hợp theo từng phân xưởng và được theo dõi trên sổ chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6274 Trong tháng 02/2008, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ta có bảng chi phí khấu hao tài sản cố định: ( Xem bảng 6 trang 30 ) * Kế toán chi phí mua điện Tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ, điện là loại chi phí tương đối lớn, do đặc điểm sản. .. hợp chi phí sản xuất của từng phân xưởng cho biết những cho phí mà phân xưởng đó bỏ ra là bao nhiêu Ví dụ: tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng lò nung sẽ cho biết đến giai đoạn sản xuất Clinke thì chi phí sản xuất là bao nhiêu, nhằm phục vụ đắc lực cho công tác tính giá thành của doanh nghiệp 2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại,... trình tập hợp chi phí sản xuất Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng với từng khoản mục chi phí Do đặc điểm quy SV: Bùi Thị Lương - Lớp KT - K37PT Trường ĐHKTQD Hà Nội Chuyên đề thực tập 19 GVHD: Nguyễn Minh Phương trình sản xuất của từng phân xưởng là khác nhau nên các chi phí sản xuất là tách biệt, những chi phí sản xuất tập hợp phần lớn là có... 7.731.000 Kết chuyển chi phí NCTT 154 Có 30/02 30/02 Cộng số phátt sinh SV: Bùi Thị Lương - Lớp KT - K37PT 955.965.300 955.965.300 Trường ĐHKTQD Hà Nội 955.965.300 Chuyên đề thực tập 21 GVHD: Nguyễn Minh Phương 2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ các chi phí sản chung là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất trong phạm vi từng phân xưởng Các chi phí sản. .. =108.9% Sản lượng sản xuất: 389 tấn đạt 118% Để đạt được các chỉ tiêu trên Công ty đã phải tăng cường công tác điều hành quản lý sản xuất, giao giá thành cho từng công đoạn sản xuất, củng cố mua bán vật tư theo kế hoạch, phối hợp điều tiết việc trùng tu sửa chữa cho phù hợp với nhịp độ sản xuất Kết quả là đã tiết kiệm được nhiều định mức vật tư, góp phần giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. .. loại chi phí khác nhau như phân theo nội dung kinh tế, theo công dụng, theo vị trí, theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất, … Tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ đã áp dụng cách phân loại chi phí theo nội dung kinh tế Cụ thể như sau: Thứ nhất là phân theo yếu tố chi phí: * Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Đá vôi, đất sét… * Yếu tố chi phí nhiên liệu: than… * Yếu tố chi phí tiền lương và. .. đối lớn, do đặc điểm sản xuất kinh doanh, do Công ty không tự sản xuất được nên toàn bộ điện phục vụ sản xuất là mua từ chi nhánh Điện lực Thanh Ba Hàng tháng căn cứ vào hóa đơn điện, kế toán xác định được chi phí điện sản xuất của doanh nghiệp Tại các phân xưởng có hệ thống công tơ điện riêng, chi phí mua điện được hạch toán vào TK 6276: chi phí điện sản xuất và được theo dõi chi tiết trên TK 6276 Trong . trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ. Phần 3: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán. toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về kế toán chi phí sản xuất và tính