Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Sông Đà
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANHNGHIỆP SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ 2
1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong cácDoanh nghiệp sản xuất. 2
1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 2
1.1.1.1 Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sảnxuất 2
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 3
1.1.2.Khái niệm giá thành sản phẩm sản xuất 5
1.1.2.1 Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế phát sinh 5
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 6
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7
1.2 Hạch toán chi phí sản xuất 9
1.2.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 9
1.2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 9
1.2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí 9
1.2.2 Nội dung hạch toán chi phí 10
1.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10
1.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 15
1.2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 17
1.2.2.4 Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng trong sản xuất 20
1.2.3 Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm và kiểm kê đánh giá sảnphẩm dở dang 20
1.2.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 20
1.2.3.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 23
1.3 Đối tượng tính giá thành và các phương pháp tính giá thành 25
Trang 21.3.1 Đối tượng tính giá thành 251.3.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 26
1.4 Tổ chức hệ thống sổ hạch toán chi phí sản xuất trong một số hìnhthức cụ thể. 28
1.4.1 Hệ thống sổ chi tiết chi tiết 281.4.2 Hệ thống sổ tổng hợp 28
1.5 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ởmột số nước trên thế giới 29
1.5.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại Mỹ 291.5.1.1 Đặc điểm kế toán Mỹ 291.5.1.2 Sự giống nhau và khác nhau giữa chế độ kế toán ViệtNam và kế toán Mỹ 301.5.2 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiPháp 311.5.2.1 Đặc điểm kế toán Pháp 311.5.2.2 Sự giống nhau giữa chế độ kế toán Pháp và chế độ kếtoán Việt Nam 321.5.2.3 Sự khác nhau giữa chế độ kế toán Pháp và chế độ kếtoán Việt Nam 32
1.6 Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản xuất 32
1.6.1 Phân tích khái quát tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm 321.6.2 Phân tích khái quát tình hình thực hiện kế hoạch về chỉ tiêu chiphí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hoá 33
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔPHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ 342.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh và công tác kế toán tại Côngty cổ phần xi măng Sông Đà 34
Trang 32.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xi
2.2.1 Đặc điểmchi phí sản xuất tại Công ty 54
2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty 54
2.2.1.2 Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty 55
2.2.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại Công ty cổ phần xi măng Sông Đà 57
2.2.3 Hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 58
Trang 42.2.5 Hạch toán Chi phí sản xuất chung 75
2.2.5.1 Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng 76
2.2.5.2 Kế toán chi phí vật liệu sản xuất chung 78
2.2.5.3 Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ 81
2.2.5.4 Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài 85
2.2.5.5 Chi phí bằng tiền khác 88
2.2.6 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 91
2.2.7 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 94
2.2.8 Phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất 96
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNGHOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNGSÔNG ĐÀ 98
3.1 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí giá thành tại Công ty 98
3.1.1 Ưu điểm 98
3.1.2 Nhược điểm 100
3.2 Các biện pháp tăng cường quản lý chi phí nhằm giảm giá thànhtại Công ty cổ phần xi măng Sông Đà. 101
3.2.1 Tình hình tiêu thụ xi măng hiện nay 101
3.2.2 Các biện pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phầnxi măng Sông Đà 103
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần xi măng Sông Đà 104
3.3.1 Với công tác đánh giá sản phẩm dở dang 104
3.3.2 Về công tác tính giá thành sản phẩm: 105
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
Trang 5
DANH MỤC SƠ ĐỒSơ đồ 1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKTX) 12
Sơ đồ 2: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo PPKKĐK 14
Sơ đồ 3: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 16
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 19
Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức 20
Sơ đồ 6: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo PPKKTX 22
Sơ đồ 7: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo PPKKĐK 23
Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung 29
Sơ đồ 9:Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 37
Sơ đồ 10: Xưởng nguyên liệu 41
Sơ đồ 11: Xưởng lò nung 42
Sơ đồ 12: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí giá thành 56
Sơ đồ 13: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 49
Sơ đồ 14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung trên máy 53
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua một số năm 44
Bảng 2: So sánh các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của Công ty 45
Bảng 3: Các chỉ tiêu khối lượng chủ yếu 46
Bảng 4: Một số chi tiêu tài chính kế hoạch năm 2009-2010 47
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam là một trongnhững nước đang trên đà phát triển một cách vượt bậc Để hòa mình vào sựphát triển đó Việt Nam cũng gặp rất nhiều những thử thách, những sự cạnhtranh ác liệt của các đối tác khác Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất ở ViệtNam đứng trước rất nhiều những khó khăn như việc tìm kiếm thị trường tiêuthụ, cạnh tranh không chỉ trong nước mà với cả các đối tác nước ngoài Vậyđể có thể đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp đã làm gì để củng cốchỗ đứng của mình?
Thực tế thì có rất nhiều các biện pháp nhưng biện pháp nào phù hợpquả thật là một điều khó khăn Doanh nghiệp phải quản lý tốt nguồn chi phícủa mình thì quá trình sản xuất sẽ diễn ra một cách thuận lợi nhất Một trongnhững công cụ hữu hiệu giúp cho quá trình quản lý chi phí khoa học và cóhiệu quả đó chính là kế toán chi phí giá thành Và công tác hoàn thiện kế toánchi phí và tính giá thành là một công tác quan trọng và hết sức cần thiết Vớivai trò quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành nên em đã
chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Sông Đà” làm luận văn tốt nghiệp của
mình
Nội dung luận văn gồm có các phần sau:
Phần I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Sông Đà
Phần III: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần ximăng Sông Đà.
Trang 9PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ
1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong cácDoanh nghiệp sản xuất
1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất.
1.1.1.1 Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất.
Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất nào thì Doanh nghiệp nào cũngphải quan tâm là mình sẽ bỏ ra bao nhiêu chi phí để tạo ra được sản phẩmhoàn thành, vì vậy điều đầu tiên cần xem xét đó là chi phí sản xuất, bản chấtcủa chi phí sản xuất như thế nào?
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao độngsống, lao động vật hóa mà Doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sảnxuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm).
Bất kỳ một phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động vàtiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất Như vậy, quá trình sảnxuất hàng hóa là quá trình kết hợp của ba yếu tố đó là: Tư liệu lao động, đốitượng lao động và sức lao động Các yếu tố này hình thành nên các chi phíkhác nhau được biểu hiện dưới dạng tiền gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, ngoài những hoạt động kinh doanh chính thì Doanh nghiệpcòn có những hoạt động khác thường không mang tính chất sản xuất như:Hoạt động quản lý, hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và một số cáchoạt động khác.
Ở đây cần có sự phân biệt giữa chi phí và chi tiêu Thứ nhất: Chi phí làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa
Trang 10mà Doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trongmột thời kỳ nhất định Như vậy, chi phí sản xuất là chi phí của kỳ hạch toánđó là những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sảnxuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán Ngượclại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, tiền vốn củaDoanh nghiệp , bất kể nó được sử dụng vào mục đích gì Chi tiêu của Doanhnghiệp gồm có chi cho quá trình cung cấp, chi cho quá trình sản xuất kinhdoanh, chi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm Có thể nói, chi tiêu là cơ sở đểphát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí Chi phí và chi tiêu làhai khoản chi không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thờigian Chẳng hạn như: Mua nguyên vật liệu về nhập kho chưa sử dụng thìđược tính là một khoản chi tiêu nhưng không được tính là một khoản chi phí,đôi lúc có những khoản trích trước ( Chi phí trích trước) thực tế chưa chi tiêunhưng vẫn được tính là một khoản chi phí Sự khác biệt này là do đặc điểm,tính chất vận động và phương thức dịch chuyển giá trị của từng loại tài sảnvào quá trình sản xuất và yêu cầu hạch toán chung.
Như vậy chi phí là sự dịch chuyển vốn, là việc chuyển giá trị của cácyếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
Việc yêu cầu, đòi hỏi hiểu biết về chi phí là một đòi hỏi rất cấp thiết, vìkhi doanh nghiệp hiểu biết sâu rộng về chi phí sản xuất của mình sẽ đưa ra đượcnhững biện pháp cần thiết nhất cho Doanh nghiệp mình trong công tác hạ giáthành sản phẩm, tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại,từng nhóm khác nhau theo từng đặc trưng nhất định,
Dưới đây là một số cách phân loại chi phí sản xuất thường gặp:
Phân loại chi phí theo từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Mục đích của phương pháp này là dựa vào ý nghĩa của chi phí trong giáthành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành, chi phí được phân
Trang 11loại như sau:
Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí vềnguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sảnxuất sản phẩm dịch vụ.
Chi phí về nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các tiền lương chính,lương phụ, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí về sản xuất chung: Đây là những chi phí phát sinh trong phân
xưởng sản xuất ( trừ các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông ở trên) Gồm có:
Chi phí nhân viên phân xưởng. Chi phí vật liệu.
Chi phí công cụ, dụng cụ. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền.
Ưu điểm của phương pháp này là việc làm cơ sở cho việc tổ chức hệthống sổ sách, tài khoản kế toán sử dụng cho việc tập hợp phân bổ chi phíphục vụ công tác tính giá thành Và đây còn là nguồn cung cấp thông tin chocác nhà quản trị trong việc quản lý chi phí theo định mức, phân tích tình hìnhtài chính thực hiện kế hoạch hạ giá thành và các biện pháp điều chỉnh giáthành kế hoạch cho hợp lý.
Theo như cách phân loại này thì toàn bộ chi phí được chia làm 7 loại sau:
Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật
liệu chính, phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinhdoanh ( loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
Yếu tố chi phí tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương:
Bao gồm tổng số tiền lương và phụ cấp lương mang tính chất lương, cáckhoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo quy định phải trả cho công nhân viên.
Trang 12Yếu tố khấu hao TSCĐ: Bao gồm tổng số khấu hao tài sản cố định phải
trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí dịch vụ
mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
Yếu tố chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ chi phí khác bằng tiền
chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanhtrong kỳ.
Ưu điểm của phương pháp này là phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chiphí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất Nó giúp Doanh nghiệp xây dựngvà phân tích định mức chi phí, vốn lưu động, tạo điều kiện cho các nhà quảnlý lập, kiểm tra, phân tích và dự toán chi phí một cách dễ dàng.
Phân loại theo cách ứng xử của chi phí.
Theo cách phân loại này thì chi phí được phân loại như sau:
Biến phí: Là những khoản mục phí mà quy mô của chi phí thay đổi tỉ
lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động.
Định phí: Là những chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay
đổi Nó chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của Doanh nghiệp.
Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí lẫn định
phí Ở mức độ hoạt động cơ bản chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm củađịnh phí, quá mức nó lại thể hiện đặc tính của biến phí.
Ưu điểm của cách phân loại này là cung cấp thông tin phục vụ cho việclập kế hoạch kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp Qua đây, nhàquản trị sẽ thấy được sự biến động của chi phí có phù hợp với sự biến độngcủa mức độ hoạt động hay không?
1.1.2.Khái niệm giá thành sản phẩm sản xuất.
1.1.2.1 Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế phát sinh.
Toàn bộ những khoản chi phí phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang
Trang 13và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịchvụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm Bản chấtcủa giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào những sảnphẩm được sản xuất và tiêu thụ.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản haophí về lao động sống và lao động vật hoá mà Doanh nghiệp bỏ ra có liên quanđến khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
Giá thành là tấm gương phản chiếu chất lượng của hoạt động sản xuất,phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào như vật tư, tiền vốn,sức lao động vào trong quá trình sản xuất sản phẩm.
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm.
Giá thành là một chỉ tiêu quan trọng đối với công tác quản lý, nó là chỉtiêu cơ bản để xác định giá bán sản phẩm của Doanh nghiệp Giá thành cầnxem xét ở nhiều góc độ khác nhau làm cơ sở để phản ánh kết quả sản xuấtkinh doanh của Doanh nghiệp Giá thành sản phẩm được phân loại như sau:
Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu:
Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng trên cơ sở giá thành thựctế kỳ trước và các định mức, các dự toán kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng giống như giá thànhkế hoạch được xác định trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khikết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quátrình sản xuất sản phẩm.
Với cách phân loại này đã giúp cho các nhà quản lý có thể giám sát chiphí một cách chặt chẽ, xác định được nguyên nhân tăng, giảm định mức chiphí trong kỳ hạch toán, để từ đó có những dự toán chính xác hơn về định mứcchi phí cho kỳ sản xuất tiếp theo.
Trang 14Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phátsinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng,bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phíphát sinh liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Giá thành toàn bộ baogồm cả chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý phân bổ cho sốsản phẩm được tiêu thụ.
Với giá thành toàn bộ, để có thể tính được chính xác cần phải xây dựngtiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp một cáchhợp lý.
Mục đích của cách phân loại này là tính được giá thành sản xuất làmcăn cứ ghi sổ thành phẩm nhập kho hoặc tiêu thụ, căn cứ cho việc tính giá vốnvà lãi gộp của Doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ là cơ sở cho việc tính toán kết quả kinh doanh củatừng mặt hàng từng loại dịch vụ kinh doanh.
Dưới đây ta sẽ xem xét mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm, chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào và mối liên hệ này nóilên điều gì?
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có một mối liên hệ chặt chẽ vớinhau Khi nói đến chi phí sản xuất thì người ta thường đề cập đến những yếutố chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất, phản ánh những mặt hao phí sảnxuất Còn khi nói đến giá thành sản xuất là người ta thường đề cập mặt chi phíđầu ra của quá trình sản xuất.
Sự giống nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Trang 15Cả hai đều bao gồm những yếu tố chi phí đầu vào mà Doanh nghiệpsản xuất đã bỏ ra phục vụ sản xuất, tức là đều là sự hao phí về lao động sốngvà lao động vật hoá được thể hiện bằng tiền.
Khi tính được chi phí sản xuất trong kỳ sẽ tính được giá thành sản phẩm.
Điểm khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Bao gồm toàn bộ các chi phí trong kỳkinh doanh, luôn gắn với một thời kỳphát sinh chi phí nhất định (tháng,quý, năm) Tức là chi phí sản xuấtkinh doanh bao gồm sản phẩm hoànthành, sản phẩm dở dang cuối kỳ vàsản phẩm hỏng.
Giá thành sản phẩm chỉ bao gồmnhững chi phí có liên quan tới khốilượng sản phẩm hoàn thành trong kỳvà nó không liên quan đến sản phẩmdở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏngnhưng nó có liên quan đến chi phí sảnxuất dở dang cuối kỳ trước chuyểnsang.
Công thức tính giá thành sản phẩm hoàn thành.Tổng giá
thành sảnxuất sản
= Chi phí sản xuất dở dang
Chi phí sảnxuất phátsinh trong kỳ
(đã trừ cáckhoản thuhồi ghi giảm
chi phí
-Chi phísản xuấtdở dangcuối kỳGiá thành
sản xuấtđơn vị sản
Trang 16sản xuất như thế nào?
1.2 Hạch toán chi phí sản xuất.
1.2.1.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
1.2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là việc làm đầu tiêntrong công tác tổ chức phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.
Để xác định chính xác đối tượng hạch toán chi phí sản xuất các nhàquản trị cần dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sảnxuất, yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh Chi phí sảnxuất kinh doanh cần được tập hợp theo phạm vi và giới hạn nhất định.
Sau khi đã xác định được đối tượng hạch toán chi phí thì công việc tiếptheo là xác định phương pháp hạch toán chi phí.
1.2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phương pháp hay hệ thốngcác phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trongphạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Khi vận dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong côngtác kế toán hàng ngày chính là việc kế toán mở các sổ chi tiết hạch toán chiphí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinhcó liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí theo từng đối tượng.
Mỗi một phương pháp hạch toán chỉ thích hợp với một loại đối tượnghạch toán chi phí Dưới đây là các phương pháp cơ bản tập hợp chi phí:
Phương pháp tập hợp trực tiếp.
Mục đích của phương pháp này là tập hợp các chi phí liên quan đến đốitượng tập hợp chi phí đã được xác định để phản ánh vào tài khoản và sổ chitiết Phương pháp này yêu cầu công tác tổ chức hạch toán phải khoa học nhưviệc tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán Đây là phương pháp có độ chính
Trang 17xác cao nên các Doanh nghiệp cần ưu tiên áp dụng phương pháp này. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp.
Phương pháp này được sử dụng khi kế toán không thể tổ chức ghi chépriêng ban đầu cho từng đối tượng tức là chi phí phát sinh liên quan đến nhiềuđối tượng chịu chi phí.
Các chi phí này khi phát sinh được phản ánh trên các chứng từ ban đầusau đó được tập hợp theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí.
Để áp dụng hiệu quả phương pháp này thì ta phải lựa chọn tiêu thứcphù hợp để phân bổ.
Tổng chi phí cần phân bổTổng tiêu thức phân bổ
Mức chi phí phân bổ
1.2.2 Nội dung hạch toán chi phí.
1.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu…sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.
1.2.2.1.1 Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi phản ánhthường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho của vật tưhàng hoá trên sổ kế toán.
Theo phương pháp này trên các tài khoản hàng tồn kho được dùng đểtheo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hoá.
Phương pháp kê khai thường xuyên được áp dụng cho đơn vị sản xuất,công nghiệp xây dựng cơ bản và các đơn vị thương mại kinh doanh nhữngmặt hàng có giá trị lớn.
Trang 18Tài khoản sử dụng
Để tập hợp các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng
tài khoản TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này được mở
rộng cho từng đối tượng tập hợp chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, sảnphẩm…)
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621 – Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp:
Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho.
Kết chuyển Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bìnhthường vào TK 632.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.Trình tự hạch toán:
Trang 19Sơ đồ 1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKTX).
- Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm ghi:
Nợ TK 621: Chi tiết theo từng phân xưởng.
Có TK 152: Giá thực tế vật liệu xuất dùng theo từng loại.- Nguyên vật liệu mua về sử dụng luôn cho sản xuất không nhập vào kho.
Nợ TK 621: Chi tiết theo từng phân xưởng
Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ ( nếu có)Có TK 331, 111, 112: Vật liệu mua ngoài.
TK 133
TK 152Nhập kho nguyên vật liệu
dùng không hết.
Trang 20- Cuối kỳ kết chuyển Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành.
Nợ TK 154: Chi tiết theo từng loại vật tư.Có TK 621: Chi tiết theo từng đối tượng.
1.2.2.1.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để xác định trị giá vật tư, hàng hoá tồn cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp, từ đó xác định trị giá xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá hàng tồn cuối kỳ
Tài khoản sử dụng:
TK sử dụng là TK 611.Kết cấu tài khoản.
Bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu, dụng cụ tồn đầu kỳ ( bao gồm cả
Trang 21Sơ đồ 2: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo PPKKĐK
Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Đầu kỳ, kết chuyển giá trị vật liệu chưa sử dụng: Nợ TK 6111: Giá trị vật liệu chưa dùng.
Có TK 152: Trị giá vật liệu tồn kho.
Có TK 151: Giá trị vật liệu đang đi đường.- Trong kỳ, phản ánh các nghiệp vụ làm tăng vật liệu.Nợ TK 6111: Giá trị vật liệu tăng trong kỳ.
Nợ TK 133: Thuế GTGT ( nếu có)Có TK 331,311,112,111…
- Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, kế toán xác định trị giá nguyên vật liệu chưa sử dụng.
Nợ TK 152: Giá trị nguyên vật liệu tồn kho
Nợ TK 151: Giá trị nguyên vật liệu đang đi đường.
Có TK 6111: Kết chuyển vật liệu chưa dùng cuối kỳ.
TK 133
TK 151, 152Giá trị vật liệu
tăng trong kỳ Giá trị NVL dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất.
Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ.K/C chi phí NVL trực tiếp
Trang 22Sau đó, xác định giá trị nguyên vật liệu dùng trong kỳ cho sản xuất sản phẩm.
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.Có TK 6111: Giá trị NVL dùng cho sản xuất.Đồng thời kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nợ TK 631: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu theo từng đối tượngCó TK 621: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng.
1.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương ( phụ cấp độc hại, thêm giờ,…)
Ngoài chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích theo lương đóng góp vào quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo một tỷ lệ nhât định tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Trang 23Sơ đồ 3: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Bên Có:
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “ Chiphí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “ Giáthành sản xuất”.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
Cuối kỳ, tính, phân bổ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí ( KKTX)Trích trước tiền lương
nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
Cuối kỳ, tính, phân bổ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí ( KKĐK)Các khoản trích về BHXH,
BHYT, KPCĐ.
Trang 24Trình tự hạch toán.
- Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.Có TK 334 - Tổng số tiền lương phải trả.
- Tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.Có TK 3382, 3383,3384
- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất ghi:Nợ TK 622 – Chi tiết theo đối tượng
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
- Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất ghi:
Nợ TK 335 – Chi phi phải trả
Có TK 334 - Phải trả người lao động
- Cuối kỳ, kế toán tính , phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 hoặc bên Nợ TK 631 theo đối tượng tập hợp chi phí:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất ( Theo phương pháp KKĐK)Có TK 622 – Chi tiết theo đối tượng sử dụng.
1.2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sảnphẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Đây làchi phí phát sinh ở bộ phận phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Trang 25Chi phí sản xuất chung được chia làm 2 loại:
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp,thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí bảodưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng… và chi phí quản lý hành chính ở cácphân xưởng, bộ phận, tổ, đội, sản xuất…
Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trongcác điều kiện sản xuất bình thường Có hai khả năng xảy ra:
Thứ nhất là mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sảnphẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
Thứ hai là mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biếncho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sảnxuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếpthường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sảnxuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
Trang 26Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung.
TK 133TK 111, 112, 141, 331…
TK 142, 242, 335TK 214
TK 152, 153
TK 632TK 631 TK 154Chi phí nhân viênCác khoản thu giảm chi
Chi phí vật liệu, công cụCuối kỳ, tính, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung theo đối tượng tập hợp chi phí ( KKTX)
Cuối kỳ, tính, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung theo đối tượng tập hợp chi phí ( KKĐK)Chi phí khấu hao TSCĐ
dùng cho sản xuất sản phẩm
Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước.
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phi bằng tiền khác.
Chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm mà tính vào giá vốn hàng bán.
Trang 27
1.2.2.4 Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng trong sản xuất.
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chấtlượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất.Sản phẩm hỏng được chia làm hailoại đó là: Sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức.
Sản phẩm hỏng trong định mức là những sản phẩm mà doanh nghiệp dựđịnh được trong quá trình sản xuất Sản phẩm hỏng ngoài định mức là sản phẩmhỏng ngoài dự kiến của doanh nghiệp do những nguyên nhân như là thiếu tráchnhiệm của công nhân sản xuất, máy hỏng.Thiệt hại sản phẩm hỏng trong địnhmức được hạch toán vào chi phí sản xuất chung, còn thiệt hại sản phẩm ngoàiđịnh mức thì được hạch toán vào TK 1381 “ Tài sản thiếu chờ xử lý.
Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức.
1.2.3 Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm và kiểm kê đánh giá sản phẩmdở dang.
1.2.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất.
1.2.3.1.1 Phương pháp kê khai thường xuyên.
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất
TK 152, 153, 334, 338, 241
Chi phí sửa chữa sản phẩm
hỏng có thể sửa chữa được. Giá trị thiệt hại thực sản phẩm hỏng ngoài định mức
Giá trị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường
Trang 28kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và xácđịnh giá thành sản phẩm.
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.Bên Có:
Phản ánh giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất.
Phản ánh giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Phản ánh giá trị sản phẩm hoàn thành.
Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm chưa hoàn thànhTrình tự hạch toán:
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng.Nợ TK 154 - Tổng hợp chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng
Có TK 621, 622, 627 –
- Giá trị ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi; vật liệu dùng không hết nhập lại kho.Nợ TK 1381: Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Nợ TK 138, 334, 811: Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường.Có TK 154: Chi tiết đối tượng.
- Giá trị thực tế, sản phẩm lao vụ hoàn thành.Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157: Hàng gửi bán
Nợ TK 632: Hàng tiêu thụ thẳng.
Có TK 154: Giá thành công xưởng, dịch vụ hoàn thành.
Trang 29Sơ đồ 6: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo PPKKTX.
1.2.3.1.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ.
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 631 – Giá thành sản xuất để
tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các khoản chi
phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến việc chế tạo sản phẩm haythực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên Có: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.Trình tự hạch toán:
Đầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang.
Nợ TK 631: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Có TK 154: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng
TK 622
TK 157TK 155, 152
TK 627
TK 632Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Các khoản ghi giảm chi phí
Nhập kho
Gửi bán Giá thành
thực tế
Tiêu thụ
Trang 30loại sản phẩm.Nợ TK 631:
Có TK 621: Tổng hợp chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627: Tổng hợp chi phí sản xuất chung.
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang ghi
bút toán kết chuyển.
Nợ TK 154: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Có TK 631: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành.
Nợ TK 632: Tổng giá thành công xưởng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.Có TK 631: Kết chuyển tổng giá thành công xưởng của sản phẩm.
Sơ đồ 7: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo PPKKĐK
1.2.3.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm dịch vụ hoàn thành
Trang 31phẩm Để xác định giá trị sản phẩm dở dang thì doanh nghiệp cần tiến hànhkiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang thực tế, đồng thời cần xác định đượcmức độ hoàn thành của sản phẩm.
1.2.3.2.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Phương pháp ước tính sản lượng tương đương.
Căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của sảnphẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang ra thành sản phẩm hoànthành.
Giá trị sản phẩm dở
Chi phí NVL chínhphân bổ cho SPDD
cuối kỳ
Chi phí chế biếnphân bổ choSPDD cuối kỳ.
Chi phí NVLchính phân bổcho SPDD cuối
kỳ =
Chi phínguyên vậtliệu chính dở
dang đầu kỳ
+ nguyên vậtChi phíliệu chính phát
Số lượngsản phẩmdở dang
cuối kỳSố lượng sản
phẩm hoàn
Số lượng sảnphẩm dở dang
cuối kỳ
Chi phí chế biếnphân bổ cho
Chi phí chếbiến dở dang
Chi phí chếbiến phát sinh
trong kỳ
Số lượngsản phẩmdở dang
cuối kỳquy đổiSố lượng sản
phẩm hoàn
Số lượng sảnphẩm dở dang
cuối kỳ quyđổi
Trang 32Số lượng sảnphẩm dởdang cuối kỳ
quy đổi
= Số lượng sảnphẩm dở dang * thành của sảnMức độ hoànphẩm dở dang Phương pháp tính theo chi phí nguyên vật liệu chính
Phương pháp này nhằm đơn giản hoá công việc tính toán những loạisản phẩm mà chi phí chế biến chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng chi phí sản xuấtsản phẩm Đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tươngđương trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% sovới sản phẩm hoàn thành.
1.3 Đối tượng tính giá thành và các phương pháp tính giá thành.
1.3.1 Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sảnxuất hay đang trên dây truyền sản xuất của từng doanh nghiệp
Tuỳ theo đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp kế toán xác định đốitượng tính giá thành dựa vào các yếu tố sau:
Cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Trang 331.3.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là hệ thống các phương pháp được sử dụngđể tính giá thành của đơn vị sản phẩm Phương pháp tính giá thành phụ thuộcvào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng trong cácdoanh nghiệp sản xuất giản đơn và khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, chủng loạisản phẩm ít.
Tổng giá thànhsản phẩm hoàn
Chi phí sảnphẩm dở dang
đầu kỳ
Chi phí sảnxuất thực tếphát sinh trong
-Chi phí sảnxuất dởdang cuối
Số lượng sản phẩm hoàn thànhPhương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn côngnghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.Tổng giá
thành chi
Chi phí dởdang đầu kỳ
Chi phí sảnxuất phátsinh trong
kỳ i
-Chi phí sản xuất dởdang cuối kỳ chi tiết
i
Trang 34chi tiết i Số lượng sản phẩm chi tiết i hoànthành
Phương pháp hệ số:
Phương pháp này áp dụng trong các đơn vị sản xuất mà trên cùng một quytrình công nghệ tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm và không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí cho từng loại sản phẩm.
Các bước của phương pháp hệ số:
Bước 1: Tính tổng số lượng sản phẩm hoàn thành, sau đó chọn một sản
phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số bằng 1.Số lượng sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn
thành của từng loại * Hệ số quy đổicủa từng loại
Bước 2: Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương pháp
giản đơn.
Tổng giá thànhsản phẩm hoàn
Chi phí sảnphẩm dở dang
Chi phí sảnxuất thực tếphát sinh trong
-Chi phísản xuấtdở dangcuối kỳ
Bước 3: Tính giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn.
Giá thành đơn vị sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm
Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn hoàn thành
Bước 4: Tính giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm.
Giá thànhsản phẩm
Giá thành sản
Giá thành đơnvị sản phẩm
tiêu chuẩn * Hệ số quy đổicủa từng loại
Trang 351.4 Tổ chức hệ thống sổ hạch toán chi phí sản xuất trong một số hìnhthức cụ thể.
1.4.1 Hệ thống sổ chi tiết chi tiết.
Hệ thống sổ kế toán chi phí theo dõi chi phí gồm có các sổ chi tiết chiphí và sổ tổng hợp chi tiết chi phí.
Kế toán mở các sổ chi tiết chi phí trên cơ sở đã xác định đối tượng hạchtoán chi phí Kế toán mở chi tiết các tài khoản theo dõi chi phí như TK 621,TK 622, TK 627, TK 154 Từ các TK chi tiết kế toán mở các sổ chi tiết theodõi chi phí tương ứng với đối tượng hạch toán chi phí.
Từ các sổ chi tiết làm cơ sở để tổng hợp chi phí vào các sổ tổng hợp chitiết chi phí để tính giá thành sản phẩm.
Hệ thống sổ kế toán chi tiết chi phí không chỉ dùng cho mục đích tínhgiá thành mà còn cung cấp thông tin giúp tăng cường hiệu quả quản trị chiphí.
Sổ tổng hợp của hình thức Nhật ký chung: Nhật ký chung, sổ Cái TK621, TK 622, TK 627, TK 154, các sổ Nhật ký đặc biệt, Bảng cân đối số phátsinh, báo cáo tài chính.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào Nhật ký chunghoặc vào sổ Nhật ký đặc biệt ( Gồm có: Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền,Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng) Từ Nhật ký chung hoặc Nhật ký đặc
Trang 36biệt kế toán tiến hành vào sổ Cái Sau đó, từ Bảng cân đối số phát sinh, Bảngtổng hợp chi tiết để ghi vào hệ thống Báo cáo kế toán
Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung.
Chú giải:
Ghi hàng ngày.
Ghi định kỳ ( cuối tháng).Đối chiếu.
1.5 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mộtsố nước trên thế giới.
1.5.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỹ.
1.5.1.1 Đặc điểm kế toán Mỹ.
Theo như kế toán Mỹ:
Chi phí sản xuất là giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có được
hàng hoá, dịch vụ.
Chi phí được chia làm hai loại: Chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ.
Chi phí sản phẩm: Là những hao phí cho quá trình sản xuất sản phẩm
và được giữ lại trong doanh nghiệp hàng tồn kho cho đến khi sản phẩm được
Nhật ký đặc biệt
BÁO CÁO TÀI CHÍNHSổ Cái TK 621, 622, 627, 154.
Nhật ký chungChứng từ gốc
Sổ tổng hợp chi phí sản xuấtSổ chi tiết chi phí
sản xuất
Trang 37tiêu thụ Chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí thời kỳ: Là những chi phí được tính ngay vào chi phí kinh
doanh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh mà không để lạitrong giá trị hàng tồn kho như chi phí sản xuất sản phẩm Chi phí thời kỳ baogồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Giá thành: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các hao phí về vật chất mà doanh
nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Giá thành sản xuất thì đượcchia làm hai loại: Giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ.
Giá thành sản xuất: Là những chi phí chỉ liên quan đến quá trình sản
xuất sản phẩm.
Giá thành toàn bộ: Là những chi phí có liên quan đến hoạt động chung
của kỳ kế toán ( Bằng với giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp).
1.5.1.2 Sự giống nhau và khác nhau giữa chế độ kế toán Việt Nam và kế toán Mỹ.Sự giống nhau giữa chế độ kế toán Mỹ và chế độ kế toán Việt Nam.
Chế độ kế toán Mỹ cũng tập hợp chi phí từ ba khoản mục: Chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Kế toán Mỹ cũng áp dụng cả hai phương pháp hạch toán hàng tồn kholà: Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũngtương tự như kế toán Việt Nam Các chứng từ cho việc tính giá thành về cơbản là giống nhau.
Điểm khác nhau giữa chế độ kế toán Mỹ và chế độ kế toán Việt Nam.
Về hệ thống tài khoản.
Các doanh nghiệp áp dụng chung một hệ thống tài khoản.
Chỉ quy định chuẩn tên tàikhoản, còn hệ thống tài khoản thì tự thiết kế cho
Trang 38phù hợp
Về cách hạch toán chi phí sản xuất.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm cả chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ bao gồm chi phí vật liệu chính không bao gồm chi phí vật liệu phụ ( chi phí vật liệu phụ được tính vào chi phí sản xuất chung)
Qua đó ta thấy, chế độ kế toán Mỹ được thiết kế đơn giản và thuận tiện.Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau chính vì vậy việc thiếtkế hệ thống tài khoản cho phù hợp là điều rất cần thiết.
1.5.2 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Pháp.
1.5.2.1 Đặc điểm kế toán Pháp.
Theo kế toán Pháp thì:
Chi phí sản xuất là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quátrình kinh doanh nhằm sinh lợi cho doanh nghiệp Chi phí sản xuất bao gồm:
Chi phí mua nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất.
Chi phí điện nước, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí nhân viên
Chi phí tồn trong quá trình sản xuất kinh doanh như: chi phí khấuhao…
Chi phí được theo dõi ở các trung tâm chính và trung tâm phụ Sau đókết chuyển chi phí từ các trung tâm vào các loại giá phí để tính giá thành sảnphẩm hoàn thành.
Giá thành: Là những hao phí vật chất được dùng cho việc sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp phải bù đắp bằng doanh thu bán hàng.
Giá phí: Là toàn bộ những hao phí vật chất mà công ty phải bỏ ra để
Trang 39thực hiện các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất gồm có giai đoạncung ứng, giai đoạn sản xuất, giai đoạn tiêu thụ Với các giai đoạn đó sẽ có cácloại giá phí tương ứng là giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất, giá phí phân hồi.
1.5.2.2 Sự giống nhau giữa chế độ kế toán Pháp và chế độ kế toán Việt Nam.
Giống nhau về bản chất chi phí và bản chất giá thành trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán pháp cũng áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ đối với hàng tồn kho.
1.5.2.3 Sự khác nhau giữa chế độ kế toán Pháp và chế độ kế toán Việt Nam.
Sự khác nhauChế độ kế toán Việt NamChế độ kế toán Pháp.
Giá thành sản phẩm
Được nhắc đến như là một chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất.
Được nhắc đến là giá thành của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.
1.6 Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản xuất.
1.6.1 Phân tích khái quát tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Mục đích của việc phân tích khái quát tình hình thực hiện kế hoạch: Cho biết mức độ thực hiện kế hoạch chi phí trong kỳ của doanh nghiệp Từđó, xác định lượng chi phí tiết kiệm hay lãng phí và tìm ra biện pháp thíchhợp để sử dụng cho hợp lý chi phí Từ đó, phát triển lợi nhuận và hiệu quả sảnxuất kinh doanh.
Để đánh giá khái quát cần tính ra các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ % hoàn thành KH chi
Tổng chi phí sản xuất kế hoạchMức chi phí tiết
kiệm hoặc lãngphí do chất
Tổng chiphí sảnxuất thực
-Tổng chiphí sảnxuất kế
Tỷ lệ %hoànthành kế
hoạch
Trang 40chi phí sản xuấtTỷ lệ % hoàn thành KH giá
thành của toàn bộ sản phẩm = Tổng giá thành kế hoạchTổng giá thành thực tế * 100
1.6.2 Phân tích khái quát tình hình thực hiện kế hoạch về chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hoá.
Để có 1000đ giá trị sản phẩm hàng hoá, doanh nghiệp phải bỏ ra mấyđồng chi phí Mức chi phí bỏ ra càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng thấp vàngược lại.
Chi phí theo từng khoản mụctrên 1000đ giá trị sản phẩm