1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng

86 253 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 608,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng

Trang 1

Lời mở đầu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt không chỉ giữa các Doanh nghiệp trong nớc mà còn mở rộng phạm vi ra thị trờng nớc ngoài Các Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất thiết phải có chiến lợc kinh doanh hiệu quả để bù đắp đợc chi phí và mang lại hiệu quả cao Để có đợc chiến lợc kinh doanh hiệu quả phải tiến hành đồng bộ ở tất cả các phần hành kế toán trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đặc biệt quan trọng Bởi phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu không thể thiếu đối với tất cả các Doanh nghiệp có tíên hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nó giúp cho Doanh nghiệp biết đợc các nguyên nhân, nhân tố làm biến động đến chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó giúp cho các nhà quản lý nắm đợc các thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định quản lý tối u Đồng thời nó cũng là cơ sở để các Doanh nghiệp đề ra các biện pháp sản xuất với số lợng sản phẩm nhiều nhất, chất lợng cao nhất và đặc biệt với chi phí thấp nhất nh-ng giá thành lại cạnh tranh đợc với các Doanh nghiệp khác và lợi nhuận thu về là cao nhất.

Công ty may Chiến Thắng là một đơn vị chuyên sản xuất hàng may mặc Đây là loại mặt hàng đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, đồng thời cũng là một trong những loại hàng xuất khẩu chính của Việt Nam Cho nên sản phẩm của Công ty luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các sản phẩm trong nớc và nớc ngoài Do vậy, vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, tạo sức hút vốn đầu t để tăng khả năng cạnh tranh là vấn đề luôn đợc Công ty may Chiến Thắng đặc biệt quan tâm.

Thực tế cho thấy, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các Doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và ở Công ty may Chiến Thắng nói riêng còn nhiều tồn tại cần quan tâm Với mục đích có đợc

Trang 2

kiến thức toàn diện về kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói

riêng, em đã chọn đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại Công ty may Chiến Thắng. Đây là một vấn đề không mới nhng luôn là mối quan tâm của mọi Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.Trên cơ sở đó em cũng mạnh dạn đa ra ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Chiến Thắng.

Nội dung chuyên đề thực tập ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 3 phần:

Phần I : Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm trong các Doanh nghiệp sản xuất.

Phần II: Thựn trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

tại Công ty may Chiến Thắng.

Phần III: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Chiến Thắng.

Trang 3

Phần I: cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các

doanh nghiệp sản xuấtI Chi phí sản xuất.

1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất.

1.1 Khái niệm chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hoa phí về lao động sống, lao động vật hoá mà Doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.

Thực chất Chi phí sản xuất là sự di chuyển vốn , chuyển dịch giá trị các yếu tố sản xuất vào các đối tợng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).

1.2.Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất

Sự phát triển của loài ngời gắn liền với quá trình sản xuất Khi tham gia vào thị trờng, hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp đều đặt ra cho mình câu hỏi Sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Sản xuất số lợng bao nhiêu? và hớng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì nền sản xuất của bất kỳ phơng thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất, đó là lao động, T liệu lao động và đối tợng lao động Sự tham gia của các yếu tố cơ bản này vào quá trình sản xuất đã hình thành nên các khoản chi phí tơng ứng và kết quả là tạo ra giá trị của sản phẩm.

Trong đó, hao phí về lao động sống bao gồm: tiền lơng, tiền công phải trả cho ngời lao động tham gia vào sản xuất để tạo ra sản phẩm

Còn các chi phí nh: khấu hao thiết bị máy móc sản xuất và các tài sản cố định khác; các chi phí về nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ là sự hao phí về lao động vật hoá Bộ phận này còn đợc gọi là lao động quá khứ.

Sự vận đông của quá trình sản xuất là biểu hiện của chi phí đã bỏ ra và kết quả thu về là những sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành Do vậy, việc hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của ngời sản xuất.

Trong các Doanh nghiệp sản xuất ngoài những hoạt động sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ còn có các hoạt động kinh doanh và hoạt động khác

mang tính sản xuất nh hoạt động bán hàng hoạt động quản lý , nên ngoài chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ còn phát sinh các chi phí không mang tính

Trang 4

sản xuất, vì vậy, chỉ những chi phí gắn liền với hoạt đông sản xuất mới đợc coi là chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất của Doanh nghiệp phát sinh thờng xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của Doanh nghiệp, biết để phục vụ cho quản lý và hoạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải đớc tính toán tập hợp thep từng thời kỳ: hàn tháng, hàn qúy, hàn năm phù hợp với kỳ báo cáo chỏ những chi phí sản xuất mà Doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới đợc tính vào chi phí sản xuất trong kỳ

Tuy nhiên cần phân biệt giữa chi phí và chi tiêu:

Chi phí: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và

lao động vật hoá cần thất kho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà Doanh nghiệp chi và trong một kỳ kinh doanh Nh vậy, chỉ đợc tính là chi phí của kỳ hoạch toán, những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lợng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Chi tiêu: Là sự giảm bớt đi đơn thuần các loại vật t, tài sản, tiền vốn của

Doanh nghiệp bất kể nó đợc dùng vào hoạt động sản xuất hoặc hoạt động không mang tính sản xuất Tổng số chi tiêu trong kỳ của Doanh nghiệp bao gồm: chi tiêu cho các yếu tố đầu vào (chi mua sẵn vật t, hàng háo, thiết bị ), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, trả tiền lơng lao động, công tác quản lý sản xuất ) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ ( chi quảng cáo, khuyến mãi, vận chuyển bốc dỡ ).

Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhng có quan hệ mật thiết với nhau Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lợng mà còn còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhng tính vào chi phí kỳ sau (VD: chi phí nguyên vật liệu về nhập kho nhng cha sử dụng, ứng trớc tiền lơng cho công nhân trực tiếp sản xuất ) và có những khoản chi có sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các Doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phơng thức dịch chuyển giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hoạch toán chúng xét về mặt lợng, chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản đó là:

- Khối lợng lao động và t liệu sản xuất tiêu hao trong kỳ.

- Giá cả các t liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền công lao động

Trong các yếu tố thì sự biến động của giá cả các t liệu sản xuất có ảnh ởng lớn nhất đén chi phí sản xuất Điều đó đặt ra yêu cầu phải tính toán chính xác, đầy đủ và kịp thời chi phí sản xuất theo từng thời kỳ, từ đó giúp cho công tác tính giá thành sản phẩm đợc chính xác phù hợp.

Trang 5

h-2.Phân loại chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất của các Doanh nghiệp gồm nhiều loại nội dung kinh tế khác nhau, mức độ và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau; để phục vụ công tác quản lý và hoạch toán chi phí cần thiết phỉ phân loại chi phí sản xuất theo các tieu thức khác nhau phù hợp với mật độ và yêu cầu phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các chi phí khác nhau vào từng nhóm khác nhau của quản lý từng loại khác nhau theo nhứng đặc trng nhất định Do vậy, phân loại chi phí một cách khoa học và hợp lý là một yêu cầu quan trọng trong công tác kế toán.

Mỗi cách phân loại đáp ứng ít nhiều cho mục đích quản lý, hoạch toán, kiểm tra kiểm soát chi phí phát sinh ở những góc độ khác nhau Vì thế mỗi cách phân loại tồn tại bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm.

Việc phân loại chi phí sản xuất dựa trên cơ số các yêu cầu cơ bản sau:

-Đáp ứng yêu cầu thông tin cho quản lý một cách kịp thời, chính xác giúp cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh đựơc phù hợp.

-Phân loại chi phí sản xuất phải đợc thuận lợi cho công tác tổ chức hoạt toán cho chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.

-Tiết kiêm, tối đa chi phí lao động trong công tác tổ chức hoạch toán chi phí sản xuất và tính tổng sản xuất sản phẩm.

-Đáp ứng triệt để và thúc đảu hoạch toán kiểm tra nội bộ thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác hoạch toán.

-Rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm, thuận lợi cho việc kiểm tra kiểm soát chi phí sản xuất.

+ Chi phí nguyên vật liệu:Bao gồm toàn bộ các chi phí về NVL chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế, vật liêu thiết bị xây dựng cớ bản mà Doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ

+ Chi phí nhân công:Là toàn bộ số tiền công và các khoản phải trả ngời lao động mang tính chất lơng

Trang 6

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của Doanh nghiệp trong kỳ.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền Doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài nh tiền điện, tiền nớc, tiền bu phí phục vụ cho hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp.

+ Chi phí khác bằng tiền:Bao gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài bốn yếu tố chi phí đã nêu ở trên.

Việc phân loại chi phí sản xuất theo các yếu tố này có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất giúp cho Doanh nghiệp xác định đợc các định mức thuộc về vốn lu động giúp cho việc kiểm tra phân tích tính hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trù hoặc xây dựng kế hoạch cung ứng vật t, tiền vốn, kế hoạch quỹ lơng tính toán nhu cầu vốn lu động cho kỳ sau

2.2Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm (phân loại theo mức độ, cộng dụng và địa điển phát sinh chi phí).

Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phá sinh trong kỳ đều có một trong công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất Theo cách phân loại này, căn cứ vào mức độ và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mức độ và công dụng: không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế nh thế nào.

Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đợc chia ra thành các khoản mục chi phí sau:

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí vệ nguyên vật liệu

chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mức độ trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ, không tính vào khoản mục này nhng chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mức độ sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất.

* Chi phí NCTT: Bao gồm chi phí về tiền công, phụ cấp phải trả và các

khoản tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và KPCĐ và CNTTSX theo qđ.

* Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất

chính ở các bộ phận sản xuất (phân xởng, tổ, đội ) ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên bao gồm sáu khoản mục sau:

- Chi phí nhân viên (phân xởng, đội, trại sản xuất): Gồm chi phí về tiền lơng, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo hểm cho nhân viên quản lý, nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho tại phân xởng sản xuất.

Trang 7

- Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung nh vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dỡng TSCĐ, và những vật liệu dùng cho nhu càu quản lý chung ở phân xởng, đội sản xuất.

- Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về các laọi công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xởng, đội sản xuất nh khuân mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ bảo hộ lao động

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sải xố định sử dụng ở các phân xởng, đội sản xuất nh khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phơng tiện vận tải, nhà xởng

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh những chi phí về lao vụ, dịchvụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt đông sản xuất chung ở phân xởng, đội sản xuất nhu chi phí về điện, nơc, điện thoại, chi phí sửa chữa tài sản cố định thu ngoài.

- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài các khoản chi phí đã nêu trên phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của phân xởng, đội xởng

Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liêu cho công tác tính gía thành sản phẩm, phân tích kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tổng sản phẩm; đồng thời là tài liệu tham khảo để xác định tổng sản phẩm cho kỳ sau

2.3.Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ chi phí với khối l ợng sản phẩm hoàn thành.

Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất lại đợc phân theo mối quan hệ của chi phí với khối lợng sản phẩm hoàn thành Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đợc chia thành biến phí và định phí.

Biến phí:là những chi phí có sự thay đổi về lợng tơng quan tỷ lệ thuận

với sự thay đổi của khối lợng sản phẩm sản xuất trongkỳ nh: chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…

Định phí: Là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong

mức độ hoạt động sản xuất hoặc khối lơng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ, Ví Dụ nh: chi phí về khâu hao tài sản cố định theo phơng pháp đờng thẳng tuy nhiên, nếu trong kỳ có sự thay đổi về khối lợng sản phẩm sản xuất thì chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm sẽ biến động tơng qua tỷ lệ nghịch với sự biến động của sản lợng

Trong thực tế, chi phí phát sinh thờng mang tính chất hỗn hợp Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó gồm tất cả các yếu tố biến phí, định phí ở

Trang 8

mức độ hoạt đông căn bản, chi phí hàng háo thể hiện đặc điểm của định phí, quá mức đó, nó lại thể hiện đặc tính của biến phí Để phục vụ mục đích quản trị chi phí, ktqt phải tách đợc chi phí hàng hoá thành hai bộ phận: biến phí và định phí nếu việc tách này đợc thực hiện chính xác tối đa thì sự gần đúng của các yếu tố bất biến và khả biến của chi phí hàng háo cũng cho phép dự toán chính xác chi phí hàng hoá sẽ phát sinh trong những định khoản cụ thể

Phân loại chi phí sản xuất thành biến phí và định phí có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hào vốn và phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý cần thiết để hạ tổng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.

2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo ph ơng pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối t ợng tập hợp chi phí sản xuất.

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đợc chia thành hai loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:

* Chi phí trực tiếp: là nhng chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản

xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định Những chi phí này, khó có thể căn cứ vào số liệu từ chứng từ kinh tế để ghi trực tiếp cho từng đối t-ợng chịu chi phí.

* Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên qan đến việc sản

xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc Những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tợng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.

Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý trong đối với việc xác định ơng pháp kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí cho các đói tợng một cách đúng đắn, hợp lý

ph-2.5.Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành của chi phí.

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất làm hai loại: chi phí đơn nhầt và chi phí tổng hợp.

* Chi phí đơn nhất: Là nhng chi phí do một yếu tố cấu thành nh: nguyên

vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lơng công nhân sản xuất.

* Chi phí tổng hợp: Là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp

lại theo cùng một công dụng nh chi phí sản xuất chính

Cách phân loại chi phí theo nội dung cấu thành của chi phí giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong việc hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với từng loại.

3 Đối tơng tập hợp chi phí sản xuất.

Trang 9

Đối tợng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà CPSX cần phải đợc tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí, tính giá thành sản phẩm

Hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp có thể đợc tiến hành ở nhiều địa điểm,nhiều phân xởng,tổ đội sản xuất khác nhau; ở từng địa điểm lại có thể sản xuất chế biến nhiều loại sản phẩm, lao vụ khác nhau theo các quy trình công nghệ khác nhau Do đó, chi phí sản xuất của Doanh nghiệp cũng phát sinh ở nhiều địa điểm, nhiều bộ phận liên quan đến nhiều sản phẩm, cômng việc.

Thực chất của việc xác định đối tợng tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí Xác định đối tợng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên, rất quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm Nếu xác định đúng đối tợng tập hợp chi phí thì Công ty sẽ có thể giảm đợc giá thành.

Để xác định đối tợng hạch toán chi phí cần dựa vào các yếu tố sau:

Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất: Với sản xuất giản đơn, đối

t-ợng hạch toán CPSX là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất Với sản xuất phức tạp thì đối tợng hạch toán chi phí là bộ phận, chi tiết sp,

Loại hình sản xuất: Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất nhỏ hàng loạt

thì đối tợng hach toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt Đối với sản xuất hàng loạt với khối lợng lớn thì phụ thuộc vào qui trình công nghệ mà đối t-ợng hạch toán chi phí có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm.

Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Tuỳ vào

trình độ quản lý cao hay thấp mà xác định đối tợng hạch toán chi phí sản xuất cho phù hợp.

Xác định chính xác đối tợng tập hợp chi phí sản xuất theo đúng qui định sẽ phục vụ tốt cho việc tăng cờng quản lý sản xuất, kiểm tra, kiểm soát quá trình phát sinh chi phí Đồng thời phục vụ tốt cho việc tính giá thành sản phẩm và tăng cờng đợc hạch toán kinh tế nội bộ.

4.Phơng pháp hạch toán chi phí sản xuất.

Phơng pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phơng pháp hay hệ thống các phơng pháp đợc sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi, giới hạn của đối tợng hạch toán chi phí Nội dung chủ yếu của các phơng pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ( hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tợng đã xác định, phản ánh các chi phí sản xuất có liên quan đến đối tợng, hàng tháng tổng hợp chi phí sản xuất theo từng đối tợng ứng với mỗi đối tợng hạch toán chi phí sản xuất sẽ có ph-

Trang 10

ơng pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp Hiện nay có các phơng pháp hạch toán chi phí sản xuất nh sau:

• Phơng pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hay bộ phận sản phẩm.

• Phơng pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm

• Phơng pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm

• Phơng pháp hạch toán chi phí sản xuất theo dây chuyền sản xuất

• Phơng pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng.

5 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất.

Với chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí, làm cơ sở cho việc định giá và đề ra các quyết định kinh doanh, hạch toán chi phí sản xuất phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phản ánh chính xác, kịp thời các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất tại các phân xởng, bộ phận sản xuất.

- Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của Doanh nghiệp để xác định đối tợng tập hợp chi phí SX phù hợp.

- Xác địn chính xác kết quả hạch toán nội bộ của các phân xởng và các bộ phận sản xuất.

- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao vật t , lao động cũng nh tình hình chấp hành các dự toán chi phí.

6 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất.

Việc tập hợp chi phí sản xuất phải đợc tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán Tuy nhiên có thể khái quát chung trình tự hạch toán chi phí sản xuất qua các bớc sau:

Bớc 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối ợng sử dụng.

t-Bớc 2: Tập hợp các chi phí và tính giá thành sản phẩm lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh phục vụ cho các đối tợng.

Bớc 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tợng tính giá thành.

Bớc 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.

Trang 11

II Giá thành sản phẩm

1.Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm

1.1.Khái niệm giá thành sản phẩm

Bên cạnh chất lợng, mẫu mã của sản phẩm phù hợp với thị hiếu ngời tiêu dùng thì hạ tổng sản phẩm là một yếu tố cơ bản để Doanh nghiệp có điều kiện để thực hiện cạnh tranh với các đối tác có liên quan trong nên kế toán.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao đông vật hoá có liên quan đến khối lợng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ tổng sản phẩm chỉ có thể xác định cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ khi đã kết thúc quá trính sản xuất (thành phẩm) hoặc hoàn thành với một giai đoạn công nghệ sản xuất (nửa thành phẩm)

1.2 Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế gắn với nền sản xuất hàng hóa, phản ánh lợng giá trị của những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất.

Quá trình sản xuất của một Doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, mặt khác kết quả của sản xuất là Doanh nghiệp thu đợc những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Những sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành gọi chung là thành phẩm cần phải tính đợc giá thành tức là những chi phí sản xuất bỏ ra để sản xuất chúng.

Những chi phí đa vào giá thành sản phẩm phải là giá trị thực của các yếu tố sản xuất dùng cho việc sản xuất sản phẩm Mọi cách tính tóan chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá tiền tệ, không xác định đợc hiệu qủa kinh doanh và không thực hiện đợc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Chức năng thông tin và kiểm tra của chỉ tiêu giá thành thể hiện trên các mặt:

- Giá thành là giới hạn bù đắp chi phí Giá thành là căn cứ các mức tối thiểu để xác định khả năng bù đắp chi phí mà Doanh nghiệp đã bỏ ra cho qua trình sản xuất và thực hiện giá trị sản phẩm.

- Giá thành là căn cứ lập giá: để bù đắp đợc những chi phí đã bỏ ra, khi xác định giá bán sản phẩm phải căn cứ vào giá thành của nó.

Với chức năng thông tin để bù đắp các chi phí và lập giá của mình, giá thành có quan hệ mật thiết với giá trị và gía cả hàng hoá Đây là mối quan hệ

Trang 12

nhân quả, liên quan mật thiết với nhau; trong đó giá thánh đợc coi là xuất phát điểm để xác định giá cả, là giới hạn tối thiểu về lợng của giá cả.

Tuy nhiên, giữa giá thành và giá trị sản phẩm có sự khác biệt nhau cả về lợng và về chất.

Về lợng: Giá thành (giá trị sản phẩm; giá trị lao động xã hội biểu hiện trong giá thành chỉ là một phần lao động xã hội biểu hiện trong giá trị

Về chất: giá thành là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tiêu hao để sản xuất ra sản phẩm, còn giá trị sản phẩm hàng hoá là lợng lao động kết tinh trong sản phẩm, hàng hoá, đợc đo bằng lợng hao phí xã hội cần thiết.

2.Phân loại giá thành sản phẩm.

Để giúp cho việc nghiên cứu hạch toán quản lý tốt giá thành cũng nh đáp ứg đợc yêu cầu lập kế hoạch giá thành và xây dựng giá cả hàng hoá, kế toán cần phải phân biệt các loại giá thành khác nhau.

Có hai cách phân loại giá thành chủ yếu dới đây:

2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính gía thành

Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành, giá thành sản phẩm chia làm 3 loại:

* Giá thành kế hoạch: Đợc xây dựng trớc khi bớc vào sản xuất trên cơ sở

gía thực tế kỳ trớc, các định mức và các dự toán chi phí kỳ kế hoạch Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của Doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của Doanh nghiệp.

* Giá thành định mức: đợc xây dựng trớc khi bắt đầu sản xuất và xây

dựng trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật chi phí hiện hành, bình quân tiên tiến tại từng thời điểm trong kỳ kế hoạch (thờng là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các chi phí đạt đợc trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của Doanh nghiệp, là thớc đo chính xác để xác định kết quả số d tài sản, vật t, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp ktkt?? Mà Doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nang cao hiệu quả kinh doanh

Trang 13

* Giá thành thực tế: Đợc xây dựng sau khi đã kết thúc quá trinh sản xuất

sản phẩm, cơ sở số liệu chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và số lợng sản phẩm thực tế đã sản xuất và trong kỳ.

Cách phân loại này có tác dung trong việc giám sát, quản lý chi phí và xác định đợc nguyên nhân lãng phí hoặc tiết kiêm trong việc thực hiện định mức chi phí, làm cơ sở cho việc xác định, lập định mức chi phí và lập dự toán chi phí cho kỳ sau.

2.2Phân loại gía thành theo phạm vi phát sinh chi phí.

Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu Z đợc chia thành 2 loại, giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ.

* Giá thành sản xuất (giá thành công xởng): Phản ánh thêm chi phí phát

sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xởng sản xuất Giá thành sản xuất của sản phẩm đợc sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng; đồng thời nó cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các Doanh nghiệp sản xuất.

* Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ): Phản ánh toàn bộ chi phí hát

sinh có liên quan đến sản xuất và liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán, xác định lai trớc thuế lợi tức của Doanh nghiệp Giá thành toàn bộ của sản phẩm đợc xác định theo công thức:

Ztoàn bộ = Zsx + CPQLDN + CPBH

Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí không những giúp cho Doanh nghiệp trong việc quản lý hạch toán nhằm để biết những nhân tố ảnh hởng đén việc tăng giảm giá thành, phục vụ cho yêu câu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành trong Doanh nghiệp.

3.Đối tợng tính giá thành sản phẩm.

Đối tợng tính giá thành là các loại thành phẩm, bán thành phẩm, công viêc, lao vụ nhất định do Doanh nghiệp sản xuất ra đòi hỏi phải tính đợc tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Đối tợng tính gía thànhcó thể là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất hoặc bán thành phẩm đã sản xuất xong của một giai đoạn công nghệ theo yêu cầu hoạch toán kinh tế nội bộ và có tiêu thu bán thành phảm ra ngoài.

Để việc xác định đối tợng tính giá thành đợc chính xác thì kế toán phải dựa trên các căn cứ:

Xét về mặt tổ chức sản xuất:

Trang 14

Nếu Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tợng tính giá thành là từng sản phẩm, từng công việc đã hoàn thành nh từng công trình hoặc hạng mục công trình là một đối tợng tính giá đối với công ty xây lắp.

Nếu Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt thì từng loạt sản phẩm là một đối tợng tính giá thành tính Z

Nếu Doanh nghiệp thuộc loại sản xuất nhiều, khối lợng lớn thì từng loại sản phẩm khác nhau là một đối tợng tính giá thành

Nếu quy trình công nghệ sản xuất thuộc loại hình phức tạp kiểu lắp ráp (kiểu song song) thì đối tợng tính giá thành có thể là sản phẩm đợc lắp ráp hoàn chỉnh, hoặc có thể là bộ phận chi tiết sản phẩm.

Đối tợng tính giá thành có nội dung khác với đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Xác định đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán tổ chức ghi sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đàu và tổ chức tập hợp phân bổ chi phí sản xuất hợp lý giúp cho Doanh nghiệp tăng cờng đợc công tác quản lý kiểm tra việc tiết kiệm chi phí, thực hiện tốt hạch toán kình doanh Còn việc xác định đối tợng tính gía thành lại là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.

- Trờng hợp tổ chức sản xuất nhiều (khối lợng lớn), chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng và vào thời điểm cuối tháng Trong trờng hợp này, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo,

Trang 15

có tác dụng cung cấp kịp thới Zsx thực tế làm căn cứ tính toán ghi chép số thành phẩm nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.

- Trờng hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, chu kỳ sản xuất chi phí dài, sản phẩm hoặc loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc lạot sản phẩm đó thì kỳ tính Z thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất, sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành.

Một số sản phẩm nông nghiệp do tính chất thời vụ và chu kỳ sản xuất dài, kỳ tính giá thành là hàng năm (hoặc hết chu kỳ thu hoạch sản phẩm) trong tr-ờng hợp khi có sản phẩm nhập kho (hoặc giao thẳng cho khách hàng) chó thể tạm tính theo giá thành kế hoạch, khi tính đợc giá thành thực tế sẽ điều chỉnh.

5 Phơng pháp tính giá thành.

Tính giá thành sản phẩm phải dựa vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm đã hoàn thành theo khoản mục chi phí Tính giá thành sản phẩm chính xác là thông tin quan trọng giúp ngời quản lý doanh nghiệp nắm đợc nguyên nhân tăng giảm giá thành, mức hạ giá thành, tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất để đề ra phơng hớng sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất, yêu cầu quản lý hạch toán và trình độ cán bộ nhân viên kế toán của từng doanh nghiệp, từng loại hình sản xuất cụ thể, kế toán có thể sử dụng một trong các phơng pháp nói trên, hoặc áp dụng kết hợp một số phơng pháp với nhau Hiện nay ngời ta thờng tính giá thành theo 6 phơng pháp dới đây:

Trang 16

5.1 Ph ơng pháp tính giá thành giản đơn( ph ơng pháp trực tiếp)

Phơng pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lợng mặt hàng ít, sản xuất với khối lợng lớn, thờng là không có sản phẩm làm dở cuối kỳ hoặc có rất ít và chu kỳ sản xuất ngắn nhcác nhà máy điện, nớc, các doanh nghiệp khai thác.

Theo phơng pháp này, giá thành sản xuất đợc tính:

Tổng giá thành của từng đối t-ợng tính giá thành

Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

-Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giá thành sản phẩm (Z) = Z1 + Z2 + + Zn.

5.3 Ph ơng pháp tính giá thành loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Phơng pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu đợc còn có thể thu đợc các sản phẩm phụ Do vậy để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩn Giá trị sản phẩm phụ đ-ợc xác định theo phơng pháp nh giá có thể sử dụng, giá trị ớc tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu.

Tổng giá thành sản phẩm chính

Giá trị sản phẩm chính dở

dang đầu kỳ

Tổng chi phí phát sinh trong

-Giá trị sản phẩm phụ

thu hồi

-Giá trịsp2 chính

dở dangcuối kỳ

Trang 17

5.4 Ph ơng pháp tính giá thành theo hệ số.

Sử dụng phơng pháp này cho doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lực lợng lao động nhng thu đợc đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm đợc mà tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất Trớc hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc và tính giá thành từng loại sản phẩm.

Giá thành đơn vị SP gốc

xHệ số quy đổi sản phẩm loại i

Tổng giá thành sản xuất của các loại SP

Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

-Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

5.5 Ph ơng pháp tính giá thành theo tỷ lệ.

Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau nh may mặc, dệt kim Để giảm bớt khối lợng hạch toán, kế toán thờng tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm cùng loại.

Tỷ lệ chi phí các loại sản phẩm

= Giá thành thực tế của các loại SP

Giá thành kế hoạch của các loại SP

Trang 18

Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại

Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại

Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch( hoặc định mức)

5.6 Ph ơng pháp liên hợp.

Phơng pháp này đợc áp dụng trong các doanh nghiệp mà tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chức đòi hỏi việc tính giá thành phải áp dụng nhiều phơng pháp khác nhau nh các doanh nghiệp đóng giày, sản xuất hoá chất, dệt kim, Thực tế, có thể kết hợp phơng pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ.

6 Phơng pháp tính giá thành trong một số loại hình DN

6.1.Doanh nghiệp sản xuất giản đơn.

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một số mặt hàng với số lợng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể nh các doanh nghiệp khai thác than, hải sản, Các doanh nghiệp này thờng sử dụng phơng pháp trực tiếp hay liên hợp để tính giá thành.

.6.2.Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.

Đây là loại hình Doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của ngời mua và có thể sản xuất xong đơn đặt hàng lần sau không sản xuất lại nữa.

Đặc điểm của phơng pháp này là giá thành riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên hạch toán chi phí sản xuất phải đợc chi tiết theo từng đơn đặt hàng Đối với CPNVLTT, CPNCTT ghi trực tiếp cho đơn đặt hàng, riêng đối với CPSXC ở phân xởng có liên quan tới nhiều đơn đặt hàng thì sau khi đã tập hợp, cuối tháng mới phân bổ cho các đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp Thông thờng các Doanh nghiệp phân bổ CPSXC theo tiền lơng trực tiếp của CNSX của đơn đặt hàng Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng Nh vậy, khi kết thúc đơn đặt hàng thì kế toán mới tính giá thành Còn đơn đặt hàng cha hoàn thành thì đó là sản phẩm dở dang

Tuỳ theo tính chất và số lợng đơn đặt hàng để sử dụng phơng pháp tính giá thành thích hợp nh phơng pháp trực tiếp, tỷ lệ, liên hợp.

Trang 19

Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng

TK 621,622,627 TK154(đơn đặt hàng) TK155,157,632

(1) (2)

Tập hợp chi phí the đơn Giá thực tế theo ĐĐH

đặt hàng hoàn thành

Mỗi đơn đặt hàng kế toán lập 1 phiếu tính giá thành.

6.3 Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức.

Dựa vào các định mức kinh tế - kỹ thiật, kế toán xác định đơn vị định mức của sản phẩm Đồng thời kế toán theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của định mức cũng nh tình hình chi tiêu so với định mức Giá thành thực tế của sản phẩm đợc tính nh sau:

Giá thành thực tế của sản phẩm

Giá thành định mức của sp

Chênh lệch do thay đổi định mức

Chênh lệch so với định mức

6.4 Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục.

Trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bớc (giai đoạn) nối tiép nhau theo một

trình tự nhất định, mỗi bớc tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bớc trớc là đối tợng chế biến của bớc sau thì phơng pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bớc chế biến Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể đợc tập hợp theo phơng án có bán thành phẩm và phơng án không có bán thành phẩm Phơng pháp tính giá thành thờng là phơng pháp trực tiếp kết hợp với phơng pháp tổng cộng chi phí hay hệ số.

a, Phân b ớc có tính giá thành của bán thành phẩm.

Phơng án này đợc áp dụng trong trờng hợp bán thành phẩm hoàn thành có giá trị sử dụng độc lập, có thể nhập kho hay đem bán Vậy nên phải tính giá thành bán thành phẩm từng bớc, từ bớc thứ nhất đến bớc thứ n Do đó, ph-ơng pháp này còn gọi là phơng pháp kết chuyển tuần tự, thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 20

Chi phí nguyên vật liệu chính

Chi phí chế biến b-ớc 1

-Giá trị sản phẩm dở dang bớc 1

Giá thành bán thành phẩm bớc 1

Chi phí chế biến b-ớc 2

-Giá trị sản phẩm dở dang bớc 2

Giá thành bán thành phẩm bớc 2

Chi phí chế biến b-ớc 3

-Giá trị sản phẩm dở dang bớc3 =

Giá thành bán thành phẩm b-ớc(n-1)

Chi phí chế biến b-ớc n

-Giá trị sản phẩm dở dang bớc n

Tổng giá thành sản phẩm

Sơ đồ 11: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phơng án phân bớc có tính giá thành bán thành phẩm.

Theo phơng án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ Có thể phản ánh phơng án này qua sơ đồ sau:

Trang 21

Sơ đồ 12: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phơng án phân bớc không tính giá thành bán thành phẩm.

6.5 Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ.

Sản xuất phụ là ngành đợc tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính Sản phẩm , lao vụ, dịch vụ của sản xuất phụ đợc sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài.

Phơng pháp tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ trong doanh nghiệp cụ thể:

• Trờng hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ hoặc khối lợng và giá trị phục vụ lẫn nhau không đáng kể Chi phí sản xuất sẽ đợc tập hợp riêng theo từng hoạt động, từng bộ phận Giá thành sản phẩm, lao vụ của từng bộ phận sẽ đợc tính theo phơng pháp trực tiếp.

• Trờng hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ.

Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận sản xuất phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau thì có thể áp dụng một trong các phơng pháp tính giá thành khác nh sau:

- Phơng pháp đại số:

Là phơng pháp xay dựng và giải các phơng trình đại số để tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ các đối tợng.

Chi phí VL chính tính cho thành phẩmChi phí bớc 1 tính cho thành phẩmChi phí bớc 2 tính cho thành phẩmChi phí bớc 3 tính cho thành phẩmChi phí bớc n tính cho thành phẩm

Tổng giá thành

sản phẩm

Trang 22

- Phơng pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu.

Theo phơng pháp này, trớc hết tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận sản xuất kinh doanh chính và xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa chúng Tiếp theo, xác dịnh giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận khác theo giá thành đơn vị mới.

Giá thành đơn vị mới

Tổng chi phí ban đầu

+Giá trị lao vụ nhận của PXSX phụ khác+Giá trị lao vụ phục vụ cho PXSX phụ khác

Sản lợng ban đầu + Sản lợng phục vụ PXSX phụ khác và tiêu dùng nội bộ, nếu có

- Phơng pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch.

Trình tự tính giá thành tơng tự nh phơng pháp trên, chỉ khác là thay giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành đơn vị kế hoạch để tính giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các phân xởng sản xuất kinh doanh phụ Tiếp theo xác định giá trị phục vụ cho các đối tợng khác theo giá thành đơn vị mới.

7 Thẻ tính giá thành phẩm.

Căn cứ vào số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp, kế toán tiến hành lập phiếu tính giá thành sản phẩm nh sau:

Phiếu tính giá thành sản phẩm.Tên sản phẩm:…Tháng … năm.

Khoảnmục chi phí

CPSXDD đầu kỳ

CPSXS phát sinh trong kỳ

CPSXDD cuối kỳ

Tổng giá thành SP

Giáthànhđơn vị

8 Nhiệm vụ của kế toán tính giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất ợng hoạt động sản xuất , phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật t, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng nh các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà Doanh nghiệp thực hiện nhằm đạt đợc khối lợng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất là thấp nhất để hạ giá thành sản phẩm Để làm tốt công tác tính giá thành cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Trang 23

l-• Xác định chính xác đối tợng tính giá thành dựa trên các căn cứ trong Doanh nghiệp.

• Vận dụng phơng pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm qui trình công nghệ, tổ chức sản xuất của Doanh nghiệp để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của các đối tợng tính giá thành theo đúng các khoản mục chi phí và đúng kỳ tính giá thành.

• Đinh kỳ cung cấp các báo cáo về chỉ tiêu giá thành để Doanh nghiệp làm căn cứ xác định giá thành kế hoạch cho kỳ tiếp theo, làm cơ sở để đa ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm.

IV Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.1 Mối quan hệ.

Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất gồm hai mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất Để tiến hành sản xuất hàng hoá, ngời sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về t liệu lao động và đối tợng lao động Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất là tất yếu khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của ngời sản xuất.

Về thực chất, chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau cảu quá trình sản xuất nhng giữa chúng lại có mối quann hệ chặt chẽ biện chứng với nhau, chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất ,còn giá thành phản ánh kết quả sản xuất Chi phí sản xuất là tiền đề, là điều kiện đẻ tính giá thành sản phẩm Cuối cùng, muốn tính đợc giá thành sản phẩm phải dựa vào CPSX đã tập hợp đợc

Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất chính và hoạt động ngoài cơ bản của Doanh nghiệp Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí có liên quan đến khối lợng sản phẩm đã hoàn thành trong đó bao gồm: chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ và trừ đi CP dở dang cuối kỳ Điều này cho thấy, tổng giá thành th-ờng không thống nhất với tổng chi phí phát sinh ra trong kỳ Vậy nên mọi cách tính chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến phá vỡ các quan hệ hàng hoá tiền tệ, không xác định đợc hiệu quả sản xuất giản đơn và không thực hiện đợc tái sản xuất mở rộng

Vậy nên mọi cách tính chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến phá vỡ các quan hệ hàng hoá tiền tệ, không xác định đợc hiệu quả sản xuất giản đơn và không thực hiện đợc tái sản xuất mở rộng

Mối quan hệ giữa chi phí sx và giá thành đợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 24

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳA B C

Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành

D

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BD - CDTổng giá

thành sản phẩm hoàn thành

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

-Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

2 Yêu cầu quản lý.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất

lợng hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp nên luôn là những chỉ tiêu kế toán quan trọng đợc các nhà quản lý Doanh nghiệp quan tâm Thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản lý nắm đợc chi phí sản xuất và giá thành của từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí vầ dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm Để từ đó đa ra các quyết đinh quản lý phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

Xuất phát từ lý luận đòi hỏi phải tổ chức hạch toán CPSX một cách chính xác và tính đủ giá thành Kế toán chính xác chi phí sản xuất phát sinh không chỉ đơn thuần là việc ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ và trung thực về mặt lợng lao động hao phí mà còn cả việc tính toán các chi phí bằng tiền theo nguyên tắc đánh giá và phản ánh theo đúng giá trị thực tế chi phí tại thời điểm chi phí phát sinh, đúng địa điểm và đúng đối tợng chịu chi phí.

Tính đúng giá thành là tính toán, hạch toán đúng nội dung kinh tế chi phí đã hao phí để sản xuất sản phẩm Tính đủ giá thành là tính đủ mọi chi phí bỏ ra trên tinh thần hạch toán kinh doanh, loại bỏ mọi yếu tố bao cấp, tách riêng phần thuế giá trị gia tăng đầu vào theo qui địn hiện hành và trên cơ sở vận dụng nguyên tắc phân biệt chi phí không liên quan đến giá thành sản phẩm.

Mục tiêu phấn đấu của Doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, đó là con đờng nhanh nhất để tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp Do vậy, càng yêu cầu chặt chẽ hơn và toàn diện hown ciing tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

IV Hạch toán chi phí sản xuất theo phơng pháp kê khai thờng xuyên.

Trang 25

Hạch toán chi phí sản xuất theo phơng pháp kê khai thờng xuyên cho phép kiểm soát các hoạt động nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu hàng ngày và tại bất cứ thời điểm nào.

1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu đợc sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tợng tập hợp chi phí riêng (phân xởng, loại sản phẩm) thì hạch toán trực tiếp cho đối tợng đó Trờng hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tợng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng thì áp dụng phơng pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tợng liên quan.

 Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản này đợc mở chi tiết theo từng đối tợng tập hợp chi phí và có kết cấu nh sau:

Bên Nợ: + Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo SP.Bên Có: + Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.

+ Giá trị phế liệu thu hồi.

+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621 không có số d cuối kỳ.

Sơ đồ 1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ Ngoài ra, chi phí nhân

Trang 26

công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và đợc tính vào chi phí theo

một tỷ lệ nhất định với số tiền lơng phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.

 Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 ‘Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này đợc mở chi tiết theo từng đối tợng tập hợp chi phí và nó có kết cấu nh sau:

Bên Nợ: + Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lơng và các

khoản trích theo lơng.

Bên Có: + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá

TK 622 cuối kỳ không có số d. Phơng pháp hạch toán:

TK 334 TK 622 TK 154

Tiền lơng và phụ cấp phải trả công nhân trực tiếp SX

Kết chuyển chi phí TK 335 nhân công trực tiếp Tiền lơng phép Trích trớc lơng

phải trả CNTTSX phép CNSX TK 338

Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lơng thực tế của công nhân trực tiếp SX

Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp

3.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.

Trang 27

Theo Thông t 89 chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi Chi phí sản xuất chung cố

định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thờng không thay đổi theo lợng sản phẩm sản xuất nh chi phí khấu hao, chi phí bảo dỡng máy móc thiết bị và chi phí quản lý hành chính ở các phân xởng sản xuất Còn chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp thay đổi trực tiếp theo số l-ợng sản phẩm sản xuất nh chi phí vật liệu gián tiếp,chi phí nhân công gián tiếp.

 Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung Tài khoản này đợc mở chi tiết theo từng phân xởng, bộ phận sản xuất và có kết cấu nh sau:

Bên Nợ : + Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.Bên Có : + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.

+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm, lao vụ để tính giá thành.

TK 627 cuối kỳ không có số d và đợc chi tiết thành 6 tiểu khoản:

• TK 627.1 : Chi phí nhân viên phân xởng.

• TK 627.2 : Chi phí vật liệu

• TK 627.3 : Chi phí dụng cụ sản xuất

• TK 627.4 : Chi phí khấu hao tài sản cố định

• TK 627.7 : Chi phí dịch vụ mua ngoài

• TK 627.8 : Chi phí bằng tiền khác Phân bổ chi phí sản xuất chung.

Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tợng (sản phẩm, lao vụ , dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp Theo Thông t 89, chi phí sản xuất chung cố định đợc phân bổ cho từng đối tợng dựa trên công suất bình thờng của máy móc Công suất bình thờng là số lợng sản phẩm đạt đợc ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thờng Trờng hợp mức sản phẩm sản xuất thực tế cao hơn công suất bình thờng thì chi phí sản xuất chung cố định đợc phân bổ cho từng đối tợng theo chi phí thực tế phát sinh Ngợc lại, nếu mức sản phẩm sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình thờng thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ đợc phân bổ cho từng đối tợng theo công suất bình thờng, khoản chi phí sản xuất cố định không

Trang 28

phân bổ ( không tính vào giá thành số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế ,phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định đợc tính vào giá thành sản phẩm) đợc ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ Còn chi phí sản xuất chung biến đổi đợc phân bổ hết cho các đối tợng theo chi phí thực tế phát sinh.

 Phơng pháp hạch toán.

TK 334, 338 TK 627 TK 111,112,152

Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm CPSXCTK152

Trị giá NVL xuất cho phân xởngTK153

Trị giá CCDC xuất cho phân xởng TK 154

sản xuất chungTrị giá xuất CCDCPhân bổ cho

cho bộ phận phân hoạt động xởng phân bổ dần phân xởng

Chi phí dịch vụ, chi phí bằng tiền phân bổ vào giá thành sp

S ơ đồ 3: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

Trang 29

4 Kế toán tập hợp và phân bổ CPSXKD phụ

Trong các DNSX, ngoài các bộ phận sản xuấtchính còn tổ chức thêm các bộ phận SXKD phụ nh: phân xởng cơ điện, phân xởng sửa chữa… nhằm mục đích chủ yếu để phục vụ cho bộ phận SXKD chính.Đồng thời, để tận dụng năng lực SX dôI thừa nhằm để tăng thêm thu nhập cho DN.

Đối với SXKD, kế toán phải hạch toán chi tiết theo từng bộ phận và phải tính giá thành sản phẩm, lao vụ của SXKD phụ Trên cơ sở đó để cung cấp những thông tin kế toán cần thiết phục vụ cho hạch toán kế toán nội bộ và yêu cầu quản trị kinh doanh CPSXKD phụ cũng đợc tập hợp theo từng loại chi phí nh:CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.

Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp đợc, kế toán sẽ tính giá thành sản phẩm lao vụ đã hoàn thành Trờng hợp không có việc cung cấp lẫn cho nhau giá trị lao vụ giữa các bộ phận thì tổng chi phí SX cũng là tổng giá thành SP.Trong các bộ phận SXKD phụ thờng có các SP làm dở ổn định; do đó, không cần phảI tính giá trị SPDD cuối kỳ Nếu cần thiết xác định giá trị SP làm dở cuối kỳ thì tổng giá thành sẽ là:

Tổng giá thành SPDD cuối kỳ

=Giá trị SPDD đầu kỳ

+Chi phí sản xuất trong kỳ-Giá trị SPDD cuối kỳ

Giá thành SP lao vụ=

CPSX phát sinh ban đầu +

Giá trị SP lao vụ nhận của bộ phận SXKD phụ khác

-Giá trị SP laovụ cung cấp cho bộ phận SXKD phụ khác

Trang 30

Hiện nay, trong các DNSX, khi các đơn vị SXKD phụ có cung cấp lẫn cho nhau thì các DN sử dụng các phơng pháp nh: phơng pháp đại số, phơng pháp phân bổ lẫn nhau theo kế hoạch.

5 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp.

Cuối kỳ, toàn bộ chi phí đã đợc tập hợp trên TK 621, 622, 627 cần đợc kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Để tổng hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Toàn bộ chi phí đợc tập hợp trên TK 154 phải loại trừ giá trị phế liệu thu hồi và giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa đợc Tài khoản 154 có kết cấu nh sau:

Bên Nợ : + Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ.Bên Có : + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất.

+ Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.

D Nợ : + Chi phí thực tế của sản phẩm dở dang.

Sơ đồ 9 : Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

TK 154 (chi tiết)

TK 621 Dđk: x x x TK 152 (1) Các khoản ghi giảm CPSX

Kết chuyển CPSX TK 138 đã tập hợp trong kỳ Trị giá thiệt hại phảI bồi thờng đối

TK 334

Tính trừ vào lơng

TK 155 Nhập kho TPGiá thành thực tế TK 157

Gửi bán

Trang 32

6 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm cha kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong giai đoạn sản xuất Để tính đợc giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:

• Với bán thành phẩm: Có thể tính theo chi phí thực tế hoặc kế hoạch.

• Với sản phẩm đang chế tạo dở dang: Có thể áp dụng một trong các ơng pháp sau:

6.1 Ph ơng pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính :

Theo phơng pháp này, toàn bộ chi phí chế biến đợc tính hết cho thành phẩm Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính.

GtrịVL chính nằm trong sản phẩm dở dang

Toàn bộ giá trị VL chính xuất dùng

Số lợng thành phẩm

+Số lợng spdở dang

x Số lợng sản phẩm dở dang cuối kỳ

6.2 Ph ơng pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản l ợng ớc tính t ơng đ ơng :

Dựa theo mức độ hoàn thành và số lợng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành Tiêu chuẩn quy đổi thờng dựa vào giờ công hoặc tiền lơng định mức Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phơng pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.

GtrịVL chính nằm trong sp

Số lợng sp dở dang cuối kỳ (khôngquy đổi)

Trang 33

Chi phí chế biếnnằm trong sp dở dang (theotừng loại)

Số lợng spdd quy đổi ra thành phẩm

x Số lợng sản phẩm dở dang cuối kỳ

6.3.Ph ơng pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến :

Để đơn giản cho việc tính toán, kế toán thờng sử dụng phơng pháp này

đối với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí Thực chất đây là một dạng của phơng pháp ớc tính theo sản lợng t-ơng đơng, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.

Giá trị sản phẩm dở dangcha hoàn thành

=Giá trị NVL chính nằmtrong sp dở dang

+ 50% chi phí chế biến

6.4 Ph ơng pháp đánh giá sán phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức hoặc kế hoạch

Phơng pháp này đòi hỏi Doanh nghiệp phảI xây dựng đợc các định mức chi phí cho sản phẩm làm dở cho các bộ phận chi tiết trên từng công đoạn sản xuất.

Dựa vào chi phí sản xuất định mức để tính cho sản phẩm dở dang, bộ phận chi tiết trong từng công đoạn sản xuất; sau đó sẽ tổng hợp lại giá trị sản phẩm làm dở của các công đoạn sản xuất thành giá trị sản phẩm làm dở của toàn Doanh nghịêp Phơng pháp này đảm bảo mức độ chính xác của sản phẩm làm dở nhng đòi hỏi phảI có định mức cho từng loại bộ phận chi tiết sản phẩm làm dở của toàn Doanh nghiệp.

VI Hạch toán chi phí sản xuất theo phơng pháp kiểm kê định kỳ.

Khác với doanh nghiệp áp dụng phơng pháp kê khai thờng xuyên, trong các doanh nghiệp áp dụng phơng pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho, các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho không đợc ghi sổ hàng ngày mà chỉ đến cuối kỳ doanh nghiệp mới tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, của sản phẩm đã bán ra.

Trang 34

1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này có kết cấu nh sau:

Bên Nợ : + Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Bên Có : + Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ.

TK 621 cuối kỳ không còn số d và đợc mở chi tiết theo từng đối tợng hạch toán.

Các chi phí đợc phản ánh trên tài khoản không ghi theo chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà đợc ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê, xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đờng.

2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, tài khoản sử dụng và cách tập hợp tơng tự nh đối với doanh nghiệp áp dụng phơng pháp kê khai thờng xuyên Sau đó đợc phân bổ vào TK 631 - Giá thành sản xuất, để tính giá thành chi tiết cho từng đối tợng.

3, Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất.

Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 - Giá thành sản xuất Tài khoản này đợc hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh và theo nhóm, loại sản phẩm.

Nội dung phản ánh của TK 631 nh sau:

Bên Nợ : + Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

+ Tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.

Bên Có : + Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa đợc.

+ Giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất.

+ Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154 + Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành

TK 631 cuối kỳ không có số d.

Trang 35

Quy trình hạch toán :

TK 154 TK 631 TK 154 (1) (3)

Kết chuyển CP làm dở Ckỳ K/c giá trị SPLD kiểm kê

TK 621 TK 632TK 611 (2) (4)

Kết chuyển Giá thành thực tế của sản TK 622 CPSX đã tập phẩm hoàn thành = (1)+(2)-(3) hợp trong kỳ

TK 627

SPS : SPS :

Sơ đồ 10: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo

phơng pháp kiểm kê định kỳ

III hệ thống Sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.

Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp vận dụng cũng nh yêu

cầu quản lý sản xuất, giá thành sản phẩm ở từng doanh nghiệp mà kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng hệ thống sổ kế toán phù hợp Sau đây là một số hình thức sổ kế toán:

Hình thức Nhật ký chung:

Theo hình thức này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó đợc ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái TK 621, 622 627, 154(631).

Cuối tháng, cộng số liệu trên Sổ cái và lập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết đợc dùng để lập các Báo cáo tài chính

Dựa vào hệ thống Sổ chi tiết và Sổ cái, kế toán sẽ lập Bảng tính giá thành sản phẩm.

Hình thức Nhật ký - Sổ cái:

Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều đợc kết chuyển theo thứ tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên Nhật ký - Sổ cái Sau đó ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết Cuối tháng phải tiến hành khoá sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa Nhật ký - Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết.

Trang 36

Hình thức Chứng từ ghi sổ:

Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán tổng hợp theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154(631).

Hình thức Nhật ký chứng từ:

Với hình thức này, kế toán sử dụng các Bảng phân bổ số 1,2,3; Bảng kê số 4; Nhật ký chứng từ số 7; Sổ cái TK 621,622,627,154(631).

Trang 37

Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại

công ty May Chiến Thắng.

I.Đặc điểm tình hình chung của công ty May Chiến Thắng.

1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty May Chiến Thắng.

Công ty may Chiến Thắng là 1 Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ Công ty có đầy đủ t cách pháp nhân, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và hạch toán

độc lập Công ty đợc Nhà nớc đầu t với t cách là chủ sở hữu, là một thành viên mạnh trong Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.

Công ty đợc thành lập theo Quyết định số 228 CNn- TCLĐ ngày 24/03/1993. Tên giao dịch quốc tế của Công ty là: CHIEN THANG GARMENT

 Tên viết tắt : CHIGAMEX

 Trụ sở chính : Số 22 phố Thành Công - Ba Đình - Hà nội. Điện thoại : 8.314 342 FAX: 8.312 208. Email : Chigamex @ fpt.vn.

 Cơ sở II : Số 178 Nguyễn Lơng Bằng - Đống đa – Hà nội.

 Cơ sở III : Phờng Phú Xá - Thành phố Thái Nguyên Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc, thảm len phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trờng trong nớc và quốc tế Đồng thời Công ty phảI có nghĩa vụ phảI hoàn thành nhiệm vụ mà Nhà nớc giao cho, đó là bảo toàn và phát triển nguồn vốn, phân phối theo kết quả lao động, bồi dỡng và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, không ngừng cảI thiện đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Ngành hàng chính của Công ty hiện nay bao gồm:- Sản xuất và kinh doanh hàng may mặc.- Sản xuất găng tay da, găng tay gol.- Thêu, in.

Trang 38

Công ty May Chiến Thắng ngày nay mà tiền thân của nó là Xí nghiệp May Chiến Thắng trớc đây đợc thành lập vào đầu năm 1968 (02-03-1968) Có trụ sở tại số nhà 8B Phố Lê Trực (Hà Nội) và do Cục Vải sợi may mặc trực tiếp quan lí Tháng 5-1971 Xí nghiệp May Chiến Thắng đợc cuyển giao về Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lí với nhiệm vụ mới là chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, chủ yếu là quần áo bảo hộ lao động Cỉ trong vòng 7 năm (1968-1975) tổng giá trị sản xuất của xí nghiệp tăng lên 10 lần, sản lợng sản phẩm tăng lên 6 lần, giá trị xuất khẩu đợc nâng lên.

1.2.ổn định và phát triển theo kế hoạch (1976-1986)

Tổ quốc đợc thống nhất, cả nớc đi lên xã hội chủ nghĩa, công ty tiếp tục may quân trang và tăng khối lợng hàng may xuất khẩu cho Liên Xô cũ và các nớc Đông Âu.

Bớc vào những năm đầu của thập kỉ 80 nền kinh tế nớc ta gặp nhiều khó khăn hơn Tuy vậy xí nghiệp đã có nhiều cố gắng, chú trọng công tác quản lí, kinh tế, xây dựng lại một số định mức lao động, tiền lơng, cải tiến kĩ thuật nổi bật nhất là phong trào “Hạch toán bàn cắt”.

1.3 Đổi mới và đứng vững trong cơ chế thị tr ờng (1987-2003).

Đại hội đại biể Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1096 đã xác định đờng lối đổ mới đa đất nớc tiến lên Xí nghiệp đã tự đổi mới về thiết bị thay thế gần 1/3 số máy cũ của Liên Xô (cũ) bằng các máy mới của Nhật, mở rộng mặt bằng sản xuất Vào những năm đầu của thập kỷ 90, Bộ Công Ngiệp Nhẹ quyết định chuyển xí nghiệp May Chiến Thắng_Thành Công thành công ty May Chiến Thắng Đây là một sự kiện lịch sẻ quan trọng, nó đánh dáu một bớc trởn thành về chất của xí nghiệp.

Bớc sang kế hoạch 5 năm (196-2002), công ty May Chiến Thắng tiếp tục đầu t chiều sâu, mở rộng và đổi mới công nghệ sản xuất Năm 1997 công trình đầu t cơ sở số 10 Thành Công đã hoàn thành ba đơn nguyên 5 tầng, sáu phân xởn may, một phân xởng da, một phân xởng thêu in, 50% khu vực sản xuất đợc trang bị điều hoà không khí đảm bảo môi trờng tốt cho ngời lao động.

Đến nay năm 2003 công ty May Chiến Thắng đã trởng thành vợt bậc với đội ngũ gần 3100 lao động trong đó gần 230 ngời có trình độ Đại học, 380 ngời có trình độ cao đẳng, trung cấp và trung học về các chuyên môn

kinh tế, thơng mại, kỹ thuật ngoại ngữ và trên 1500 công nhân có tay nghề cao, công nghệ sản xuất cũng đa dạng nh may mặc, may da, thêm in, dệt thảm len…Tổng giá trị tài sản lên tới gần 112 tỷ đồng, doanh thu năm 2003 đạt 168 tỷ đồng.

Trang 39

Công ty May Chiến Thắng là một thành viên mạnh trong Tổng công ty Dệt may Việt nam, có công nghệ hiện đại, hàng hoá đa dạng, chất lợng cao, thị trờng rộng lớn cả trong và ngoài nớc, doanh thu lớn, lợi nhuận cao, thu nhập bình quân đầu ngời thuộc loại cao của ngành may và có khả năng cạnh tranh ở khu vực và thế giới.

Biểu số 1 : kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may chiến thắng.

Đơn vị tính: 1000đ

1.Tổng doanh thu57.500.12862.253.10580.034.595168.023.1372.Lợi nhuận trớc thuế1.123.2561.334.6781.697.5833.394.4283 Nộp ngân sách922.795944.0401.154.6891.620.3474 Kim ngạch xuất khẩu

( gia công) ( 1000 USD)

5 Tổng tài sản62.315.33880.542.56789.958.030111.708.6366 Thu nhập bình quân

( ngời / tháng)

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty may CT.

2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp nhà nớc chuyên sản xuất công nghiệp Sản phẩm chính của công ty là hàng dệt may nh: áo jacket các loại, quần, áo sơ mi các loại, áo váy phụ nữ, khăn TE, quần thể thao các loại, găng tay da các loại, thảm len các loại, sản phẩm thêu các loại,… Công ty có ba loại hình sản xuất sau: nhận gia công xuất khẩu, loại hình sản xuất này chiếm gần 65% tổng doanh thu của công ty; sản xuất hàng bán kiểu FOB, loại hình sản xuất này chiếm 30% trong tổng doanh thu; sản xuất hành dệt may nội địa, loại hình sản xuất này chiếm 5% trong tổng doanh thu.

Đặc điểm sản xuất ở công ty May Chiến Thắng là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau Mỗi xí nghiệp sản xuất là một dây chuyền khép kín, chịu trách nhiệm từ khâu triển khai mẫu đến khâu cuối cùng là đóng gói sản phẩm Quy trình công nghệ đợc thể hiện qua các bớc sau:

Bớc 1: Khi nhận ddc đơn đặt hàng tiến hành mẫu (thử), tiến hành định mức nguyên phụ liệu và tiến hành giao nhận nguyên phụ liệu (về số lợng, chủng loại vật t, cân đối nguyên phụ liệu).

Trang 40

Bớc 2: Tiến hành giác mẫu đây là công việc khá quan trọng trong quy trình sản xuất, nếu giác mẫu tốt ta sẽ tiết kiệm đợc nguyên vật liệu đáng kể.

Bớc 3: Cắt bán thành phẩm (cắt tho, cắt tinh), vải đợc trải dài trên bàn cắt (khoảng 10 lớp tuỳ theo số lợng hàng) tiến hành theo giác mẫu ở bớc 2.

Bớc 4: Phối mẫu, ghép các chi tiết đã đợc cắt để khi ghép lại tạo ra một sản phẩm may hoàn chỉnh.

Bớc 5: Đa vào những phối mẫu và dây chuyền may.

Bớc 6: Sản phẩm sau khi xong sẽ đợc tiến hành kiểm tra và nghiêm thu, nếu có lỗi thì đa trở lại bớc năm.

Bớc 7: Sản phẩm đợc nghiệm thu đem tiếnhành giặt, là, tẩy.

Bớc 8: KCS(kiểm tra, chất lợng sản phẩm) nếu có lỗi thì đa trở lại bớc 5Bớc 9: Nhập kho, đóng gói và xuất xởng.

Ngày đăng: 13/11/2012, 08:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 11: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành  theo phơng án phân bớc có tính giá thành bán thành phẩm. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Sơ đồ 11 Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phơng án phân bớc có tính giá thành bán thành phẩm (Trang 20)
Sơ đồ 12: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành  theo phơng án phân bớc không tính giá thành bán thành phẩm. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Sơ đồ 12 Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phơng án phân bớc không tính giá thành bán thành phẩm (Trang 21)
Sơ đồ 9 : Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Sơ đồ 9 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Trang 30)
Sơ đồ 10: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo  phơng pháp kiểm kê định kỳ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Sơ đồ 10 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phơng pháp kiểm kê định kỳ (Trang 35)
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty may CT. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
gu ồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty may CT (Trang 39)
Sơ đồ dây chuyền công nghệ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Sơ đồ d ây chuyền công nghệ (Trang 41)
Hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ kết hợp hệ thống kế tóan máy - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
i ện nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ kết hợp hệ thống kế tóan máy (Trang 45)
Sơ đồ bộ máy kế toán công ty May Chiến Thắng - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Sơ đồ b ộ máy kế toán công ty May Chiến Thắng (Trang 45)
Bảng tổng hợp chi tiếtSổ cái - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng t ổng hợp chi tiếtSổ cái (Trang 46)
Sơ đồ trình tự ghi sổ tại công ty May Chiến  Thắng - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Sơ đồ tr ình tự ghi sổ tại công ty May Chiến Thắng (Trang 46)
Bảng tổng hợp xuất nguyênvật liệu Tháng 9 năm 2003 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng t ổng hợp xuất nguyênvật liệu Tháng 9 năm 2003 (Trang 55)
Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu Tháng 9 năm 2003 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng t ổng hợp xuất nguyên vật liệu Tháng 9 năm 2003 (Trang 55)
Trên cơ sở số liệu tính toán từ bảng tổng hợp xuất nguyênvật liệu và công   cụ   dụng   cụ   trong   tháng,   máy   sẽ   lại   tự   động   kết   chuyển   toàn   bộ  CPNVLTT vào CPSXKDDD (TK 154) và đợc thể hiện trên bảng kê chứng từ  TK 154 (Bảng kê số 4) - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
r ên cơ sở số liệu tính toán từ bảng tổng hợp xuất nguyênvật liệu và công cụ dụng cụ trong tháng, máy sẽ lại tự động kết chuyển toàn bộ CPNVLTT vào CPSXKDDD (TK 154) và đợc thể hiện trên bảng kê chứng từ TK 154 (Bảng kê số 4) (Trang 56)
Bảng kê chứng từ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng k ê chứng từ (Trang 62)
3.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
3.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (Trang 62)
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng ph ân bổ khấu hao TSCĐ (Trang 67)
1 21411A Hao mòn nhà cửa nguồn ngân sách 62711 CPSX XN may 1 3.875.026 2 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
1 21411A Hao mòn nhà cửa nguồn ngân sách 62711 CPSX XN may 1 3.875.026 2 (Trang 67)
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng ph ân bổ khấu hao TSCĐ (Trang 67)
Bảngkê chứng từ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng k ê chứng từ (Trang 68)
Bảng kê chứng từ Tk 214 : Hao mòn Tài sản cố  định - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng k ê chứng từ Tk 214 : Hao mòn Tài sản cố định (Trang 68)
Bảng kê chứng từ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng k ê chứng từ (Trang 70)
Bảngkê chứng từ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng k ê chứng từ (Trang 72)
Bảng kê chứng từ TK 62715- Chi phí sản xuất XN5-TC - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng k ê chứng từ TK 62715- Chi phí sản xuất XN5-TC (Trang 72)
Bảngkê chứng từ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng k ê chứng từ (Trang 74)
Bảng kê chứng từ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may chiến thắng
Bảng k ê chứng từ (Trang 74)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w