0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Các kiến nghị khác

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU & XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN (Trang 103 -111 )

Thứ nhất, Công ty cần phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhân viên kế toán. Các kế toán viên nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ trong hạch toán kế toán sẽ giúp cho các Báo cáo kế toán của Công ty phản ánh được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, Bộ Tài chính ban hành và thay đổi rất nhiều văn bản pháp quy đòi hỏi các kế toán viên phải thường xuyên cập nhật và nắm bắt các thông tin, chủ trương, chính sách của Bộ và của Nhà nước. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các kế toán viên phải biết xử lý linh hoạt, nhanh chóng và chính xác các thông tin, nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngoài ra, trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói chung và hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập, Công ty nên cải thiện và nâng cao công tác kiểm soát nội bộ đảm bảo sự chính xác từ khâu lập và luân chuyển các chứng từ.

Thứ hai, do quá trình chuyển đổi sang mô hình nhà phân phối muộn nên công tác tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều vướng mắc đã ảnh hưởng phần nào đến sản lượng tiêu thụ của Công ty trong năm 2007.

Căn cứ tình hình thị trường và thực tế khả năng sản xuất của Công ty, nhu cầu thị trường ở từng địa bàn, khu vực và từng chủng loại xi măng cũng như hiệu quả mang lại, để nâng cao sản lượng tiêu thụ trong những năm tiếp theo và đặc biệt khi sản phẩm xi măng của dây chuyền 2 xi măng Bút Sơn có mặt trên thị trường Ban lãnh đạo Công ty xi măng Bút Sơn tập trung triển khai một số chiến lược cụ thể sau:

Tập trung giữ vững các thị trường truyền thống như Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên và khu vực Tây Bắc, đặc biệt là thị trường Hà Nội đây là thị trường nhạy cảm có rất nhiều chủng loại xi măng tham gia thị trường này.

Tập trung khai thác thị trường Tây Bắc chủ yếu là xi măng rời cung cấp cho các công trình thuỷ điện lớn trong năm 2008 và các năm tiếp theo như: Thuỷ điện Sơn La, Bản Chát, Thuỷ điện Lào Cai, Nậm Chiến… nhu cầu xi măng là rất lớn.

Đẩy mạnh khai thác tại các địa bàn mà xi măng Bút Sơn chưa xâm nhập được hoặc xâm nhập ít như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Bắc Giang…. Và các địa bàn Miền Trung, Miền Nam tiến tới xuất khẩu xi măng.

Tăng cường công tác quảng cáo, quảng bá hình ảnh Công ty, giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tập trung nghiên cứu để thay đổi chính sách bán hàng cho phù hợp với tình hình thực tế của thị trường hiện nay.

Đánh giá lại năng lực của các nhà phân phối để phân loại và có chính sách bán hàng hợp lý đối với từng nhà phân phối.

Tăng cường công tác quản lý nhằm giám sát chặt chẽ các quy trình sản xuất và các chi phí trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng xi măng ổn định, hạ giá thành.

Thứ ba, đối với HĐQT cần phải xây dựng và thông qua ĐHĐCĐ một chiến lược phát triển Công ty trong dài hạn với những mục tiêu cụ thể. HĐQT cần phải triển khai việc phát hành tăng vốn điều lệ theo nghị quyết của ĐHĐCĐ để cơ cấu lại tài chính của Công ty.

Thứ tư, đối với Tổng Công ty xi măng Việt Nam cần phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển Tổng Công ty phù hợp với quy hoạch phát triển ngành xi măng và theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hoá sở hữu. Tổng Công ty cần phải có kế hoạch phát triển thị trường tránh sự cạnh tranh trong nội bộ Tổng Công ty nhưng tăng sức cạnh tranh của Tổng Công ty trong điều kiện mở cửa hội nhập. Đặc biệt là trong điều kiện sản lượng xi măng của các liên doanh, các thành phần kinh tế khác ngày càng tăng làm cho thị phần của Tổng Công ty ngày càng bị thu hẹp.

KẾT LUẬN

Công ty CP Xi măng Bút Sơn chỉ với hơn 10 năm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng đã, đang và sẽ không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng được đổi mới cho phù hợp với tình hình mới, xu thế mới giúp Công ty quảng bá được thương hiệu, hình ảnh và sản phẩm của mình trên thị trường trong nước.

Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên toàn Công ty phải kể đến sự sắp xếp phù hợp, linh hoạt trong công tác tổ chức bộ máy quản lý nói chung và công tác tổ chức bộ máy kế toán nói riêng. Đối với bất kỳ một công ty nào thì lợi nhuận vẫn là vấn đề được đặt lên hàng đầu và Công ty CP Xi măng Bút Sơn cũng không phải là một ngoại lệ. Công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong quá trình thực tập tại Công ty CP Xi măng Bút Sơn, em đã tìm hiểu sâu về đề tài này và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình nhưng do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bài viết không tránh khỏi những sai sót.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang và toàn thể cán bộ nhân viên Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính Công ty CP Xi măng Bút Sơn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

CHƯƠNG 1...3

1.1. Khái niệm và phân loại chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản xuất...3

1.1.1. Khái niện và phân loại chi phí ...3

1.1.2. Khái niệm doanh thu...7

1.2. Kế toán chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất...8

1.2.1. Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất...8

1.2.2. Kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất...15

1.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất ...19

1.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất ...20

1.4. Hình thức ghi sổ kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả trong các doanh nghiệp sản xuất...21

1.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung...22

1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái...23

1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ...24

1.4.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ...26

1.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính...27

CHƯƠNG 2...28

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn...28

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn...29

2.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn...32

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn...38

2.2. Tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ...42

2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn...42

2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn...44

2.3. Thực tế kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn...47

2.3.5. Kế toán doanh thu...79

2.3.6. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ ...88

CHƯƠNG 3...92

3.1. Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ...92

3.1.1. Những ưu điểm...93

3.1.2. Những tồn tại...95

3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn...97

3.2.1. Kiến nghị về chứng từ hạch toán...97

3.2.2. Kiến nghị về tài khoản và sổ sách kế toán ...98

3.2.3. Kiến nghị về Báo cáo kế toán...100

3.2.4. Các kiến nghị khác...103

KẾT LUẬN...105

BHYT : Bảo hiểm y tế BPBH : Bộ phận bán hàng BPQL : Bộ phận quản lý BKS : Ban kiểm soát

CN : Chi nhánh

CP : Cổ phần

ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông ĐT XDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản ĐVBQ : Đơn vị bình quân

GTSX : Giá thành sản xuất GTGT : Giá trị gia tăng

GĐ : Giám đốc

HĐQT : Hội đồng quản trị KPCĐ : Kinh phí công đoàn

PX NĐB : Phân xưởng Nghiền đóng bao QLDA : Quản lý dự án TSCĐ : Tài sản cố định TP : Thành phẩm VLĐ : Vốn lưu động VLXD : Vật liệu xây dựng XDCB : Xây dựng cơ bản XM : Xi măng

qua các năm

Biểu 2.2: Phiếu nhập kho

Biểu 2.3: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Biểu 2.4: Sổ chi tiết TK 15512-Xi măng PC40 Biểu 2.5: Sổ cái TK 155-Thành phẩm

Biểu 2.6: Sổ chi tiết TK 632211-Xi măng bao Biểu 2.7: Sổ cái TK 632-Giá vốn hàng bán

Biểu 2.8: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Biểu 2.9: Sổ chi tiết TK 64111-Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp Biểu 2.10: Bảng tính khấu hao TSCĐ theo bộ phận

Biểu 2.11: Sổ chi tiết TK 64141-Chi phí khấu hao cơ bản TSCĐ cho BPBH Biểu 2.12: Sổ cái TK 641-Chi phí bán hàng

Biểu 2.13: Sổ cái TK 64211-Tiền lương, Tiền công và các khoản phụ cấp Biểu 2.14: Sổ chi tiết TK 64241-Chi phí khấu hao cơ bản TSCĐ cho BPQL Biểu 2.15: Sổ cái TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp

Biểu 2.16: Bảng tính lãi vay vốn lưu động Biểu 2.17: Chứng từ hạch toán

Biểu 2.18: Sổ chi tiết TK 63541-Lãi tiền vay vốn lưu động Biểu 2.19: Sổ cái TK 635-Chi phí tài chính

Biểu 2.20: Bảng sản lượng tiêu thụ của Công ty CP Xi măng Bút Sơn giai đoạn 1999- 2006

Biếu 2.21: Hoá đơn GTGT

Biểu 2.22: Sổ chi tiết TK 511211-Xi măng bao

Biểu 2.23: Sổ cái TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Biểu 2.24: Sổ cái TK 911-Xác định kết quả kinh doanh

Biểu 2.25: Báo cáo kết quả kinh doanh Biểu 3.1: Bảng dự toán doanh thu bán hàng

Sơ đồ 1.2: Kế toán giá vốn theo phương pháp kiểm kê định kỳ Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí bán hàng

Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí tài chính

Sơ đồ 1.6: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ trực tiếp và phương thức chuyển hàng theo hợp đồng

Sơ đồ 1.7: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ qua đại lý Sơ đồ 1.8: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức trả góp Sơ đồ1.9: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức khác

Sơ đồ 1.10: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ Sơ đồ 1.11: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Sơ đồ 1.12: Kế toán xác định kết quả tiêu thụ

Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Sơ đồ 1.17: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Sơ đồ 2.3: Mô hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Quyển 1, NXB Tài chính.

2. Bộ Tài chính, Hệ thống kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyển 2, NXB Tài chính.

3. Chủ biên: PGS. TS. Đặng Thị Loan, Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác

5. Khoá luận của các sinh viên khoa Kế toán K43, K44, K45.

6. PGS. TS Nguyễn Văn Công, Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

8. Tài liệu do phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn cung cấp.

9. Website:

www.thuychung.com www.mof.gov.vn www.kiemtoan.com.vn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU & XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN (Trang 103 -111 )

×