Hình thức kế toán trên máy vi tính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn (Trang 27)

* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính

27 Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Sổ chi tiết TK 155, 157, 641, 642, 511, 911, … Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính Bảng kê Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Phần mềm kế toán

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị

Ghi chú:

Nhập số liệu hằng ngày :

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm :

Đối chiếu, kiểm tra :

Sơ đồ 1.17: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY XI MĂNG BÚT SƠN 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

* Tên của Công ty

- Tên hợp pháp : Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

- Tên giao dịch quốc tế : BUT SON CEMENT JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt : BUSOCO

* Trụ sở chính của Công ty: Tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

2.1.1.1. Quá trình hình thành của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chính phủ đã ra văn bản số 573/TTg ngày 23 tháng 11 năm 1993 về việc triển khai xây dựng nhà máy xi măng Bút Sơn, với tổng số vốn đầu tư được duyệt là 19 583 triệu USD. Công suất thiết kế của nhà máy là 4000 tấn clinker/ngày, tương đương với 1,4 triệu tấn xi măng/năm.

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã đấu thầu quốc tế để chọn nhà thầu thiết kế và cung cấp thiết bị vật tư cho dây chuyền chính, kết quả là hãng Technip-cle đã trúng thầu. Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã ký hợp đồng thương mại với hãng Technip-cle vào ngày 31/08/1994. Ngày 27/08/1995 nhà máy xi măng Bút Sơn chính thức được khởi công xây dựng. Nhà máy được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 63,2ha, tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, gần quốc lộ 1A, cách Hà Nội 60 km về phía nam, với hệ thống đường sông, đường sắt, đường bộ rất thuận tiện cho việc chuyên chở. Ngày 29/08/1998 công tác xây lắp đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động.

Trong suốt thời gian sản xuất thử từ tháng 09/1998 đến tháng 04/1999 nhà máy đã sản xuất được hơn 500 000 tấn clinker, tiêu thụ được 150 000 tấn xi măng. Trong thời gian này, máy móc thiết bị của dây truyền sản xuất hoạt

động tương đối ổn định, đạt năng suất thiết kế, chất lượng sản xuất đảm bảo quy trình trong hợp đồng cung cấp thiết bị. Ngày 20/07/1999 Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã chính thức nghiệm thu và Công ty Xi măng Bút Sơn chính thức đi vào sản xuất.

Tổng số vốn được Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước (nay là Cục Tài chính doanh nghiệp)-Bộ Tài chính xác nhận tại thời điểm thành lập là 219.776.118.942 đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 4.022.506.000 đồng

- Vốn điều động từ khấu hao cơ bản để lại thuộc nguồn vốn ngân sách của các doanh nghiệp và quỹ đầu tư phát triển trong Tổng Công ty Xi măng Việt Nam là: 215.753.612.942 đồng.

Công ty Xi măng Bút Sơn có chức năng sản xuất, kinh doanh xi măng, các sản phẩm từ xi măng, các vật liệu xây dựng khác. Sản phẩm chính của Công ty là xi măng Portland PC30, PC40, xi măng hỗn hợp PCB30, clinker, ngoài ra Công ty còn sản xuất xi măng theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm xi măng của Công ty được đóng bao phức hợp KP, đảm bảo chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty gồm Hà Nam và các tỉnh trong toàn quốc.

Theo quyết định số 485/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Công ty Xi măng Bút Sơn chuyển đổi thành Công ty CP Xi măng Bút Sơn. Tại thời điểm thành lập, vốn điều lệ của Công ty được xác định là 900.000.000.000 đồng (chín trăm tỷ đồng). Cơ cấu vốn điều lệ theo hình thức sở hữu như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước (Tổng Công ty Xi măng Việt Nam là đại diện chủ sở hữu): 71.016.400.000 đồng, bằng 78,9% vốn điều lệ

- Vốn sở hữu của các cổ đông là pháp nhân và cá nhân ngoài vốn Nhà nước: 18.983.600.000 đồng, bằng 21,1% vốn điều lệ.

2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động Công ty đã không ngừng phát triển và từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước.

Sản phẩm xi măng Bút Sơn mang nhãn hiệu “Quả địa cầu” từ năm 1998 đến nay chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong nước, cung cấp cho các công trình trọng điểm của Nhà nước và xây dựng dân dụng.

Sản phẩm xi măng Bút Sơn đã được khách hàng và người tiêu dùng đánh giá cao, được thể hiện qua các giải thưởng, danh hiệu cao quý mà Công ty khách hàng, các cơ quan, tổ chức có uy tín trong nước và quốc tế bình chọn:

+ Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2003 + Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004

+ Huy chương vàng hội chợ quốc tế và triển lãm ngành từ 1999-2004 + Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005

+ Cúp vàng thương hiệu Doanh nghiệp VLXD hàng đầu Việt Nam năm 2006

+ Huy chương vàng sản phẩm vật liệu xây dựng 2006 (Inter-Deco VN 2006).

Thị trường tiêu thụ của Công ty CP Xi măng Bút Sơn chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Hưng Yên…. Ngoài ra, Công ty còn cung cấp xi măng cho các trạm nghiền.

Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty từ năm 2003 – 2007 được thể hiện qua bảng dưới đây:

Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007

1.Doanh thu Tỷ đồng 925 919 975 992 1.061

2. Lợi nhuận Tỷ đồng 55 75,14 76 97 101

3. Nộp ngân sách Tỷ đồng 67,5 66,9 50,3 60,2 60,6

4. Lương bình quân Triệu đồng 3,85 4,06 4,3 4,23 4,26

Biểu 2.1: Bảng các chỉ tiêu tài chính Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn qua các năm

Ta xét tỉ xuất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty được tính theo công thức:

Năm 2005 là 7,79%, năm 2006 là 9,78%, năm 2007 là 9,52%. Chỉ tiêu này cho thấy năm 2007 Công ty thu được 100 đồng doanh thu thì có 9,52 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt cho thấy tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty ổn định và phát triển. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty năm 2006, 2007 cao hơn rất nhiều so với năm 2005. Mặc dù năm 2007 tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp hơn năm 2006 tuy nhiên vẫn đang ở mức cao.

Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập cho người lao động. Từ năm 2004 tới nay lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn đạt trên 4 triệu đồng.

Trong thời gian từ năm 1999 đến nay Công ty chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp do đang được ưu đãi thuế, chỉ bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi trả hết lãi tiền vay ngân hàng trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản và có lãi.

Hiện nay, Công ty đang thực hiện đầu tư dự án dây truyền 2, đã khởi công vào ngày 26/01/2007. Công suất thiết kế của dây truyền 2 là 1.600.000 tấn XM/năm, với tổng mức đầu tư là 2.807 tỷ đồng và thời gian dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2009.

2.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

Để tăng cường hiệu quả quản lý và phù hợp đặc điểm kinh doanh của mình, bộ máy quản lý của Công ty CP Xi măng Bút Sơn được tổ chức theo

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi nhuận Doanh thu

hình thức trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

* Đại hội đồng cổ đông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ Công ty quy định.

* Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

* Ban kiểm soát

33

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ng qu¶n trÞ

BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

Các văn phòng đại diện CN tiêu thụ tại Hà Nội Các phân xưởng Các phòng ban Ban QLDA Bút Sơn 2

Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính của Công ty.

* Ban giám đốc

Giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Phó giám đốc: là người giúp việc cho GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ về phần việc được phân công. Công ty có 4 PGĐ, bao gồm:

Phó giám đốc cơ điện

Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: phòng Kỹ thuật cơ điện, phòng Vật tư thiết bị, phân xưởng Cơ khí, phân xưởng Nguyên liệu, phân xưởng Nghiền đóng bao, phân xưởng Lò nung, phân xưởng Tự động hoá, phân xưởng Xe máy, phân xưởng Nước, xưởng Sửa chữa công trình và vệ sinh công nghiệp.

Chịu trách nhiệm trước GĐ về tổ chức, chỉ đạo, điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm. Lập dự trù vật tư, thiết bị và chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, các phương án sửa chữa lớn, các quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị cơ điện.

Phó giám đốc kỹ thuật

Trực tiếp phụ trách các đơn vị: phòng Kỹ thuật sản xuất, phòng Điều hành trung tâm, phòng Thí nghiệm KCS, ban Kỹ thuật an toàn và phân xưởng Khai thác mỏ.

Chịu trách nhiệm trước GĐ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm và an toàn trên tuyến công nghệ được phân công phụ trách, chỉ đạo phương án sản xuất, quy trình vận hành thiết bị, thí nghiệm đảm bảo cho sản xuất đồng bộ liên tục với chất lượng cao.

Trực tiếp phụ trách: phòng Tiêu thụ, các chi nhánh tiêu thụ, văn phòng đại diện, tổ thị trường Sơn La, Lai Châu, phòng Y tế, phòng Bảo vệ quân sự.

Chỉ đạo việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ của Công ty tới các địa điểm.

Phó giám đốc xây dựng cơ bản

Trực tiếp chỉ đạo phòng XDCB và chịu trách nhiệm về công tác tổng quyết toán công trình, nhà máy của Công ty.

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng

Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho GĐ về việc sắp xếp, điều động cán bộ nhân viên trong toàn Công ty phù hợp với chuyên môn trình độ. Thực hiện xây dựng các chế độ tiền lương, khen thưởng, xử phạt, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho GĐ trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, xây dựng các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phòng Hành chính quản trị: Chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp vật tư, thiết bị thuộc phạm vi văn phòng, lưu trữ các công văn đi, đến, điều động xe ôtô, phục vụ chế độ ăn nghỉ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch về tài chính, tổ chức hạch toán theo chế độ quy định của Nhà nước, thường xuyên phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho GĐ.

Phòng Tiêu thụ: Chịu trách nhiệm việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ qua các chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng Vật tư: Tham mưu cho GĐ về tình hình thu mua, cấp phát bảo quản vật tư cả về khối lượng và chất lượng.

Phòng Cơ điện: Chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử, điện tự động hoá, xe máy... lập dự trù thiết bị trong nước và ngoại nhập để phục vụ kế hoạch sửa chữa máy móc, thiết bị.

Phòng Kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm trước GĐ về tổ chức, chỉ đạo, điều hành sản xuất, đảm bảo an toàn và năng suất thiết bị, chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm.

Phòng Điều hành trung tâm: Chịu trách nhiệm điều hành bộ dây truyền sản xuất thông qua hệ thống máy tính điều khiển.

Phòng Thí nghiệm KCS: Chịu trách nhiệm lấy mẫu và đưa ra kết quả phân tích đối với tất cả các nguyên vật liệu nhập vào cũng như các loại sản phẩm, bán thành phẩm đầu ra.

Phòng Xây dựng cơ bản: Chịu trách nhiệm giám sát thi công các công trình xây dựng phát sinh.

Phòng Bảo vệ-Quân sự: Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ vật tư, thiết bị thuộc phạm vi văn phòng, phân xưởng, đảm bảo an ninh trong Công ty.

Phòng Y tế: Chịu trách nhiệm tuyên truyền vệ sinh, phòng bệnh, khám chữa bệnh thường xuyên cho cán bộ công nhân viên.

Ban Kỹ thuật an toàn: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến các nguyên tắc an toàn trong sản xuất, cấp phát các trang thiết bị bảo vệ lao động cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.

* Chức năng nhiệm vụ của các phân xưởng

Phân xưởng Khai thác mỏ: Có nhiệm vụ khảo sát, đo đạc nắm vững đặc điểm cấu tạo chất của các khu vực được phép khai thác đá vôi, đá sét, lập các phương án khai thác tối ưu cho các giai đoạn ở từng khu vực.

Phân xưởng Nguyên liệu: Quản lý và theo dõi sự hoạt động của các thiết bị từ máy đập đá vôi, máy đập sét tới silô đồng nhất. Căn cứ vào định mức

tiêu hao nguyên vật liệu và thực trạng của thiết bị, lập kế hoạch dự trữ vật tư, phụ tùng thay thế tháng, quý, năm và cho từng đợt cụ thể.

Phân xưởng Lò nung: Quản lý các thiết bị từ đáy silô đồng nhất tới đỉnh silô chứa clinker, các thiết bị tiếp nhận than, xỉ, thạch cao phụ gia và tổ hợp nghiền than, nhà nồi hơi, hệ thống cấp nhiệt, trạm khí nén trung tâm, tiếp nhận và cấp dầu FO.

Phân xưởng Nghiền đóng bao: Quản lý các thiết bị từ đáy silô chứa clinker đến hết các máng xuất xi măng bao và xi măng bột rời. Sử dụng có hiệu quả vỏ bao, tổ chức vận hành các máy đóng bao, các phân xưởng, thiết bị xi măng rời. Tổng hợp báo cáo khối lượng chủng loại xi măng xuất xưởng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí, doanh thu & xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn (Trang 27)