1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác ĐMLĐ tại phân xưởng nhựa Công ty TNHH Phong Nam

97 453 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

1. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động tích cực trong xu thế cạnh tranh bình đẳng, hợp tác cùng có lợi . Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp đều tìm hướng đi tốt nhất cho mình. Một trong những phương pháp quản lý và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối ưu là Tổ chức lao động khoa học (TCLĐKH). Trong đó cơ sở của TCLĐKH là Định mức kỹ thuật lao động (ĐMKTLĐ), ĐMKTLĐ có vai trò quan trọng trong trả công lao động, tăng năng suất lao động (NSLĐ) và hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở lập kế hoạch. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Phong Nam cũng nằm trong số đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác Định mức lao động (ĐMLĐ) nhưng công ty vẫn thiếu nhân lực, tài chính hoàn thiện công tác ĐMLĐ nên khi phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch sản xuất thường xuyên bị lệch do dùng Msl không sát với tình hình sản xuất thực tế, ảnh hưởng tiến độ giao hàng, ảnh hưởng hệ thống trả công lao động và các hoạt động khác. Cần xây dựng lại Mức lao động (MLĐ) vì công nhân hoàn thành vượt xa so với mức mà công ty đang quy định. Với các lý do vậy nên tác giả chuyên đề quyết định chọn chủ đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá các dạng MLĐ hiện tại Công ty đang áp dụng, đánh thực trạng công tác ĐMLĐ thông qua khảo sát thời gian làm việc và hoàn thiện công tác ĐMLĐ cho công nhân sản xuất. 3. Đối tượng nghiên cứu Công tác ĐMLĐ tại phân xưởng nhựa Công ty TNHH Phong Nam: quy trình ĐMLĐ, thực trạng áp dụng mức, cách hướng dẫn công nhân đạt mức. 4. Phạm vi nghiên cứu Tại Công ty có 3 phân xưởng là: Xưởng khuôn chuyên chế tạo khuôn ép nhựa, Xưởng nhựa chuyên sản xuất mặt hàng về nhựa, Xưởng in: in hình lên sản phẩm nhựa. Do hạn chế về thời gian nên chuyên đề dừng lại nghiên cứu công tác ĐMLĐ tại phân xưởng nhựa. Trong danh mục mặt hàng sản xuất của xưởng nhựa có 110 sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm về cơ bản là giống nhau nên tác giả chỉ chọn một sản phẩm Xương yên K27A làm sản phẩm nghiên cứu tiêu biểu, giải pháp khắc phục cho sản phẩm này được phổ biến rộng cho sản phẩm khác tại xưởng nhựa. 5. Kết cấu của đề tài Chuyên đề này gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng công tác ĐMLĐ tại phân xưởng nhựa Công ty TNHH Phong Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm Hoàn thiện công tác ĐMLĐ tại phân xưởng nhựa Công ty TNHH Phong Nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan nghiên cứu 3

1.2 Phương pháp nghiên cứu 9

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG NHỰA CÔNG TY TNHH PHONG NAM 10

2.1 Một số đặc điểm chung của phân xưởng nhựa ảnh hưởng công tác Định mức lao động 10

2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm 10

2.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu 11

2.1.3 Đặc điểm về quy trình công nghệ và máy móc thiết bị 12

2.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực 14

2.1.5 Đặc điểm tổ chức lao động 16

2.1.5.1 Phân công, hiệp tác lao động 16

2.1.5.2 Tổ chức, phục vụ nơi làm việc 18

2.1.5.3 Điều kiện lao động 20

2.1.6 Đặc điểm thời tiết 22

2.2 Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại phân xưởng nhựa công ty TNHH Phong Nam 22

2.2.1 Các dạng mức lao động 22

2.2.1.1 Mức sản lượng 22

2.2.1.2 Mức thời gian 24

2.2.2 Tổ chức thực hiện công tác Định mức lao động tại phân xưởng nhựa công ty TNHH Phong Nam 25

2.2.2.1 Đưa mức vào sản xuất 25

2.2.2.2 Phân tích tình hình thực hiện mức 25

2.2.2.3 Sửa đổi mức 35

2.3 Định mức lao động và một số vấn đề quản lý sản xuất tại phân xưởng nhựa công ty TNHH Phong Nam 35

2.3.1 Định mức kỹ thuật lao động với công tác tiền lương 35

Trang 2

2.3.2 Định mức kỹ thuật lao động với tăng năng suất lao động và giảm giá

thành sản phẩm 37

2.3.4 Định mức lao động với công tác lập kế hoạch 39

2.4 Đánh giá chất lượng mức lao động 39

2.5 Đánh giá chung 40

2.5.1 Ưu điểm 40

2.5.2 Nhược điểm 40

2.5.3 Nguyên nhân 40

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG NHỰA CÔNG TY TNHH PHONG NAM 42

3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển của công ty TNHH Phong Nam 42

3.2 Hoàn thiện phương pháp xây dựng mức lao động 42

3.2 1 Hoàn thiện các phương pháp khảo sát thời gian làm việc 44

3.2.1.1 Đối chụp ảnh ngày làm việc (mẫu phiếu chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 7.1) 44

3.2.1.2 Bấm giờ bước công việc (mẫu phiếu phụ lục 7.3) 45

3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu thời gian làm việc 47

3.3 Hoàn thiện các dạng mức lao động tại phân xưởng nhựa 49

3.4 Hoàn thiện tổ chức thực hiện công tác Định mức lao động 50

3.4.1 Đưa mức vào sản xuất 50

3.4.2 Thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức 51

3.4.3 Sửa đổi mức 54

3.5 Hoàn thiện các hoạt động quản trị nhân lực và tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng nhựa công ty TNHH Phong Nam 55

3.5.1 Hoàn thiện hoạt động quản trị nhân lực 55

3.5.1.2 Đào tạo 56

3.5.1.3 Tiền lương 56

3.5.1.4 Kỷ luật lao động 56

3.5.2 Hoàn thiện hoạt động tổ chức lao động khoa học 57

3.5.2.1 Phân công, hiệp tác lao động 57

3.5.2.2 Tổ chức, phục vụ nơi làm việc 58

3.5.2.3 Điều kiện lao động 58

KẾT LUẬN 64

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG:

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại phân xưởng nhựa 14Bảng 2.2: Mức sản lượng quy định 23Bảng 2.3: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Lê Văn Hùng 7/04/2014 26Bảng 2.4: Phân tích hiệu quả sử dụng thời gian làm việc công nhân Lê Văn

Hùng 7/04/2014 27Bảng 2.5: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Lê Văn Hùng 8/04/2014 28Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả sử dụng thời gian làm việc công nhân Lê Văn

Hùng 8/04/2014 28Bảng 2.7: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Lê Văn Hùng 9/04/2014 29Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng thời gian làm việc công nhân Lê Văn

Hùng 9/04/2014 30Bảng 2.9: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Nguyễn Thị Ngần

10/04/2014 31Bảng 2.10: Phân tích hiệu quản sử dụng thời gian làm việc công nhân Nguyễn

Thị Ngần 10/04/2014 31Bảng 2.11: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Nguyễn Thị Ngần

11/04/2014 32Bảng 2.12: Phân tích hiệu quản sử dụng thời gian làm việc công nhân Nguyễn

Thị Ngần 11/04/2014 32Bảng 2.13: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Nguyễn Thị Ngần

12/04/2014 33Bảng 2.14: Phân tích hiệu quản sử dụng thời gian làm việc công nhân Nguyễn

Thị Ngần 12/04/2014 34Bảng 2.15: Cách xác định đơn giá khoán 36Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty giai đoạn 2009-2013 42Bảng 3.2: Tổng hợp thời gian hao phí 3 ngày quan sát công nhân Lê Văn Hùng

47Bảng 3.3: Bảng Cân đối thời gian hao phí công nhân Lê Văn Hùng 47Bảng 3.4: Tổng hợp thời gian hao phí 3 ngày quan sát công nhân Nguyễn Thị

Ngần 48Bảng 3 5: Cân đối thời gian hao phí công nhân Nguyễn Thị Ngần 49Bảng 3.6: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân vận hành máy ép nhựa 53

SƠ ĐÔ:

Sơ đồ 2.1: Đối tượng định mức lao động 11

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ chung cho tất cả các sản phẩm nhựa 13

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp hoạtđộng tích cực trong xu thế cạnh tranh bình đẳng, hợp tác cùng có lợi Để tồn tại vàphát triển doanh nghiệp đều tìm hướng đi tốt nhất cho mình Một trong nhữngphương pháp quản lý và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối ưu

là Tổ chức lao động khoa học (TCLĐKH) Trong đó cơ sở của TCLĐKH là Địnhmức kỹ thuật lao động (ĐMKTLĐ), ĐMKTLĐ có vai trò quan trọng trong trả cônglao động, tăng năng suất lao động (NSLĐ) và hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở lập kếhoạch Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Phong Nam cũng nằm trong số đó,nhận thức được tầm quan trọng của công tác Định mức lao động (ĐMLĐ) nhưngcông ty vẫn thiếu nhân lực, tài chính hoàn thiện công tác ĐMLĐ nên khi phòng kếhoạch xây dựng kế hoạch sản xuất thường xuyên bị lệch do dùng Msl không sát vớitình hình sản xuất thực tế, ảnh hưởng tiến độ giao hàng, ảnh hưởng hệ thống trảcông lao động và các hoạt động khác

Cần xây dựng lại Mức lao động (MLĐ) vì công nhân hoàn thành vượt xa sovới mức mà công ty đang quy định Với các lý do vậy nên tác giả chuyên đề quyếtđịnh chọn chủ đề này

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá các dạng MLĐ hiện tại Công ty đang áp dụng, đánh thực trạng côngtác ĐMLĐ thông qua khảo sát thời gian làm việc và hoàn thiện công tác ĐMLĐ chocông nhân sản xuất

3 Đối tượng nghiên cứu

Công tác ĐMLĐ tại phân xưởng nhựa Công ty TNHH Phong Nam: quy trìnhĐMLĐ, thực trạng áp dụng mức, cách hướng dẫn công nhân đạt mức

Trang 6

tại phân xưởng nhựa Trong danh mục mặt hàng sản xuất của xưởng nhựa có 110sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm về cơ bản là giống nhau nêntác giả chỉ chọn một sản phẩm Xương yên K27A làm sản phẩm nghiên cứu tiêubiểu, giải pháp khắc phục cho sản phẩm này được phổ biến rộng cho sản phẩm kháctại xưởng nhựa

5 Kết cấu của đề tài

Chuyên đề này gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng công tác ĐMLĐ tại phân xưởng nhựa Công ty TNHHPhong Nam

Chương 3: Một số giải pháp nhằm Hoàn thiện công tác ĐMLĐ tại phân xưởngnhựa Công ty TNHH Phong Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan nghiên cứu

Tại Công ty TNHH Phong Nam chưa từng có sinh viên làm chuyên đề thựctập về ĐMLĐ

Sau đây tóm tắt 5 chuyên đề thực tập về ĐMLĐ tại khoa Kinh tế và Quản lýNguồn nhân lực trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trong đó chuyên đề 1 là chuyên

đề mà loại hình sản xuất giống nhất, chất lượng bài viết tốt nhất nên tác giả tậptrung phân tích kỹ đề tài này

Chuyên đề 1: Hoàn thiện công tác định mức lao động tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Sinh viên Vũ Thị Chuyền lớp QTNL K46, năm 2008)

Nội dung

Phân tích công tác ĐMLĐ tại một công ty lớn sản xuất nhiều mặt hàng cao su, tạiCông ty bộ phận nhân sự làm công tác ĐMLĐ, hiện tại chỉ có một cán bộ làm công tácnày trong khi đó khối lượng công việc nhiều nên một cán bộ ĐMLĐ là không đủ.Công ty có 2 phương pháp ĐMLĐ là: phương pháp thống kê kinh nghiệm vàphân tích khảo sát Đối sản phẩm mới: dựa mức độ phức tạp công việc sẽ phân cônglao động phù hợp với BCV đó Dựa bảng chấm công và và nhật kí làm việc tìm raNLĐ trung bình tiên tiến, đối với chụp ảnh ngày làm việc tiến hành 3 lần với mỗiBCV và bấm giờ BCV tiến hành 1 lần với mỗi BCV Đối sản phẩm truyền thống:vừa áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm vừa áp dụng phương pháp phântích khảo sát để đưa ra mức cho công nhân sản xuất sản phẩm đó, tuy nhiên quátrình sửa đổi mức lạc hậu diễn ra chậm

Tại Công ty có sử dụng chụp ảnh ngày làm việc nhưng cách thức tiến hànhkhông đúng, chụp ảnh thực hiện công đoạn chứ không chụp ảnh cá nhân lao độngtrong đó vẫn hàm chứa LP mà không tách ra Tất cả các công việc và sản phẩm đều

có mức quy định

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất bài viết trình bày đầy đủ, nhiều ví dụ, số liệu minh họa.Đặc biệt phần chụp ảnh ngày làm việc ghi rất chi tiết và kết quả phân tích rất cụ thể.Trình bày đầy đủ các bước ĐMLĐ bằng phương pháp phân tích khảo sát đối

Trang 8

với sản phẩm mới, đưa ra cơ cấu thời gian làm việc trong phần giải pháp rất hợp lýtình hình công ty hiện tại.

Từ số liệu chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ BCV tính được Msl và Mứcthời gian (Mtg), cách tính đơn giá (ĐG) phụ thuộc rất nhiều vào Msl, nêu ra đượcmối quan hệ giữa Msl và ĐG

Nói rõ công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm cao su nhưng chỉ tập trungnghiên cứu khảo sát lốp xe máy giúp nghiên cứu sâu tìm ra giải pháp

Chỉ ra được mức đưa ra chỉ có tác dụng tính ĐG và lập kế hoach chứ không cótác dụng phân công lao động

Với mỗi BCV chọn một công nhân trong BCV đó tiến hành chụp ảnh ngàylàm việc 3 lần và bấm giờ BCV một lần rất tỉ mỉ, đưa ra kết luận mức cao hay thấp

so khả năng thực tế của công nhân

Chỉ ra rõ mối quan hệ giữa tăng NSLĐ và tiền lương, đây là mối qua hệ mậtthiết quyết định không nhỏ khả năng hoàn thành mức của công nhân Tất cả giảipháp đưa ra đều có số liệu tính toán cụ thể không mang tính chung chung

Nhược điểm

Phần các dạng mức công ty hiện đang áp dụng khó hiểu do chưa chú thíchthuật ngữ của công ty.Các dạng mức trình bày sơ sài; không nêu rõ Msl, Mtg ápdụng công việc nào Chưa phân chia quá trình sản xuất thành bộ phận hợp thànhmặt lao động và mặt công nghệ để tiến hành bấm giờ BCV

Kế thừa

Chọn những BCV điển hình nhất để bấm giờ BCV, nghiên cứu kỹ gianh giớigiữa bộ phận hợp thành BCV tránh bấm giờ sai Số lần thực hiện bấm giờ BCV vàchụp ảnh ngày làm việc đủ lớn mang tính đại diện cao, ít nhất mỗi BCV tiến hànhchụp ảnh ngày làm việc 3 lần, bấm giờ BCV một lần cùng 1 công nhân nhưng phảitiến hành thật chuẩn

Máy móc công ty này giống máy móc công ty tác giả dựa vào thông số kỹthuật để ĐMLĐ, nên học hỏi giải pháp hoàn thiện ĐMLĐ

Khi đưa ra giải pháp phải có có số liệu cụ thể, công thức rõ ràng không viếtchung chung

Chuyên đề 2: Hoàn thiện công tác định mức lao động cho công nhân sản

Trang 9

xuất tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Hà Nội ( Sinh viên Vũ Ngọc Điệp lớp QTNL K46, năm 2008)

Nội dung

Bài viết về công tác ĐMLĐ tại bộ phận sản xuất bánh kẹo cao cấp của công tybánh kẹo Hữu Nghị, một công ty nổi tiếng sản xuất bánh kẹo đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm Công ty hạ mức để không ảnh hưởng đến lương của công nhân

Bộ phận làm công tác ĐMLĐ có 2 cán bộ, với quy mô 7 phân xưởng tại HàNội như vậy số lượng cán bộ định mức như vậy là không đủ, bộ phận này thiếu kếthợp bộ phận thống kê NSLĐ trong công tác ĐMLĐ Hầu hết tất cả các công đoạnđều được ĐMLĐ trừ một số công việc phát sinh xảy ra tình trạng LP thời gian laođộng những công việc này

Công tác điều chỉnh mức không kịp thời gây ra mức lạc hậu ảnh hưởng hoạt độngsản xuất khác của công ty Sản phẩm bánh quy lúc đầu dùng phương pháp phân tíchkhảo sát nhưng sau đó dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm để điều chỉnh

Công ty định biên số lao động trong một khâu, từ đó đánh giá số lao độngtrong khâu đó là thừa hay thiếu ĐMLĐ tại công ty là theo tổ nhóm nên áp dụngchụp ảnh ngày làm việc là khó khăn Sử dụng phương pháp phân tích khảo sát chosản phẩm mới và phương pháp thống kê kinh nghiệm cho những sản phẩm cũ.Đối phương pháp thống kê kinh nghiệm: dựa NSLĐ của một nhóm công nhântrong số ngày nhất định từ đó tính ra NSLĐtb và từ đó tính tiếp NSLĐtbtt từ đó tính

ra Msl Phương pháp phân tích khảo sát: bài viết chi có bấm giờ BCV mà không cóchụp ảnh ngày làm việc do công nhân làm việc tổ nhóm khó ghi chép Sử dụng hệ

số ổn định để tính TNsp trong bấm giờ BCV Không tiến hành chụp ảnh ngày làmviệc nhưng lại có quy định hao phí thời gian lao động

Mức công ty đưa ra có tính đến công suất máy móc thiết bị, tổ chức lao động,

bố trí nhưng chưa tính đến yếu tố tâm - sinh lý lao động Các công việc hầu hết 90%công nhân không hoàn thành mức Đối công việc có công nhân mới hoặc máy mócthiết bị cũ thì được giảm MLĐ

Ưu điểm

Nêu ra đầy đủ yếu tố ảnh hưởng đến công tác ĐMLĐ trong phần thực trạng,Chỉ ra được yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến công tác ĐMLĐ Tài liệu của công ty vềĐMLĐ đầy đủ, từ tài liệu đó phân tích đầy đủ tính hợp lý của công tác này Phânchia quá trình sản xuất thành bộ phận hợp thành dạng sơ đồ dễ quan sát Nêu rõ quátrình ĐMLĐ tại công ty, chỉ ra điểm được và không được từng bước đó, chính

Trang 10

ĐMLĐ theo tổ nhóm không sát sao dẫn tình trạng không tận dụng được hết côngsuất máy móc thiết bị

Số lượng lần bấm giờ BCV của công ty là 1 nên mang tính đại diện không cao.Đưa ra được giải pháp chụp ảnh ngày làm việc trong khi công ty chưa có phươngpháp khảo sát này là điều rất tốt Đánh giá được tình trạng hoàn thành mức của côngnhân thấp, trong khi ở công ty không có bộ phận theo dõi tình hình thực hiện mứcđây là lỗ lực quan sát lớn tác giả bài viết Đánh giá được tỉ lệ số lượng mức/tổng sốcông nhân Phân tích ảnh hưởng của công tác ĐMLĐ đến công tác trả lương,TCLĐKH Đưa ra được biện pháp cải thiện điều kiện làm việc rất cụ thể

Nhược điểm

Tác giả bài viết đánh giá rằng việc công ty chỉ đưa ra mức dựa NLĐ trungbình tiến tiến mà không tính đến NLĐ yếu kém là điều rất quan trọng cần nêu tronggiải pháp, nhưng trong phần giải pháp không thấy nhắc tới Có tài liệu bấm giờBCV nhưng không phân tích tính hợp lý của tài liệu đó Phần giải pháp đưa ra giảipháp khuyến khích công nhân hoàn thành mức nhưng chỉ đưa ra công thức màkhông có số liệu cụ thể

Kế thừa

Sản phẩm công ty rất nhiều chỉ nên tập trung vào nghiên cứu một sản phẩm.Trong phần giải pháp hoàn thiện công tác ĐMLĐ bằng phương pháp phân tích khảosát: chụp ảnh ngày làm việc ghi rất rõ và cụ thể thông tin người được chụp ảnh, ghichú việc làm riêng trong thời gian TN, từ đó phân tích số liệu chụp ảnh để đưa rabiện pháp khắc phục

Chuyên đề 3: Hoàn thiện công tác ĐMLĐ tại phân xưởng cám đậm đặc của công ty cổ phần tập đoàn Minh Tân ( Sinh viên Nguyễn Thị Qúy Trọng lớp QTNL K48, năm 2010)

Tóm tắt

Công ty sử dụng 3 loại MLĐ: Mtg, Msl và mức biên chế Phương pháp xâydựng MLĐ là phương pháp thống kê kinh nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến côngtác ĐMLĐ gồm: tình hình cung cấp nuyên vật liệu, máy móc thiết bị, quản lý sảnphẩm, tổ chức phục vụ nơi làm việc, điều kiện lao động, thời gian làm việc nghỉngơi Phần giải pháp nêu ra các bước ĐMLĐ có căn cứ khoa học kết hợp yếu tốkhác trong quản lý nhân sự: TCLĐKH, đào tạo,

Ưu điểm

Chỉ rõ được 4 nguyên nhân gây nên hạn chế công tác ĐMLĐ Nêu rõ được quá

Trang 11

trình sản xuất bộ phận gồm những bước công việc nào Chụp ảnh ngày làm việc tổnhóm của 8 công nhân độ chính xác cao, yêu cầu tập trung trong quá trình quan sát

Nhược điểm

Chưa nói rõ về các dạng mức công ty đang áp dụng, rất chung chung ngườiđọc chưa thể hiểu được hết ý nghĩa Quá trình sản xuất bộ phận chỉ được chia nhỏnhất thành thao tác mà chưa kể đến động tác và cử động Trong phần giải pháp cónêu ĐMKTLĐ có căn cứ khoa học thông qua bấm giờ BCV nhưng trong bài viếtkhông thấy khảo sát thời gian làm việc bằng bấm giờ BCV Dựa số liệu chụp ảnhngày làm việc tính được hệ số sử dụng thời gian làm việc nhưng không nói ý nghĩacon số đó

Không thấy đề cập ảnh hưởng công tác ĐMLĐ đến công tác lương, giá thànhsản phẩm, tăng NSLĐ Chưa đề cập vấn đề sửa đổi mức, kiến nghị Msl mới

Ưu điểm

Đánh giá được điểm hợp lý và chưa hợp lý của các loại MLĐ công ty áp dụngthông qua đánh giá số liệu tính toán từ đó đề ra hướng giải pháp Ghi chép đầy đủ từđầu ca làm việc cho đến kết thúc ca, số đối tượng được chụp ảnh ngày làm việc và

số lần bấm giờ BCV đủ lớn

Trình bày cụ thể, dễ hiểu quy trình ĐMLĐ và áp dụng mức khi đọc 1 lần Bàiviết tính đến yếu tố lao động ảnh hưởng công tác ĐMLĐ như tỉ lệ lao động nữ trong

Trang 12

độ tuổi sinh đẻ cao, hay yếu tố thời tiết mà bài viết khác không đề cập đến.

Trong phần giải pháp đưa ra giải pháp cụ thể thông qua số liệu tính toán chotừng loại mức Kiến nghị được mức sản lượng mới giúp công ty có thể khuyếnkhích được người lao động

Nhược điểm

Công ty sản xuất mà không thấy đề cập đến Msl hoặc Mtg với lý do dây truyềnsản xuất tự động nên chỉ cần đưa ra Mpv Đối với mỗi công việc chỉ chụp ảnh ngàylàm việc 1 công nhân và bấm giờ BCV 1 công nhân như vậy quá ít không đảm bảotính đại diện

Trong phần yếu tố ảnh hưởng công tác ĐMLĐ thiếu yếu tố nguyên vật liệu,thời giờ làm việc và nghỉ ngơi Chưa thấy đề cập đến mối quan hệ giữa ĐMLĐ vàtiền lương, giá thành sản phẩm, tăng NSLĐ, TCLĐKH

Kế thừa

Tuy số lượng đối tượng chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ BCV không nhiềunhưng với mỗi đối tượng số liệu ghi chép rất đầy đủ và cẩn thẩn Đưa ra giải phápvới từng loại mức có số liệu rất rõ ràng, đây nguồn tài liệu có ích cho công ty khắcphục sai sót trong công tác ĐMLĐ

Chuyên đề 5: Hoàn thiện công tác định mức lao động tại xí nghiệp 5 thuộc công ty cổ phần may 10 (Sinh viên Nguyễn Đình Thực lớp QTNL K48, năm 2010)

Tóm tắt

Công ty có bộ phận chuyên trách làm công tác ĐMLĐ Sử dụng phần mềmtính Mtg cho công nhân Phương pháp ĐMLĐ công ty áp dụng 3 phương pháp:Thống kê kinh nghiệm, phân tích tính toán, phân tích khảo sát Chỉ cần nhập số liệuvào máy sẽ tự động tính ra Mtg

Ưu điểm

Chỉ ra được điểm được và chưa được của công tác ĐMLĐ tại công ty Đưa rađược biện pháp cải thiện tình hình không đạt mức của công nhân mới Tiến hànhbấm giờ BCV cẩn thận xem khả năng hoàn thành Mtg so với phần mềm

Nhược điểm

Chủ yếu sử dụng số liệu công ty cung cấp sự khảo sát thực tế không nhiều Chỉ

có bấm giờ BCV mà không có chụp ảnh ngày làm việc xem kết cấu TGLV của côngnhân nên không đánh giá được toàn diện hiệu quả sử dụng thời gian làm việc củacông nhân

Tuy là công tác ĐMLĐ do phần mềm thực hiện nhưng không phân tích kỹ tính

Trang 13

phù hợp phần mềm so với điều kiện của công ty và chất lượng của phần mềm Số liệuphần mềm rất đầy đủ nhưng không phân tích ý nghĩa của chúng, chỉ nhận xét qua loa.

Kế thừa

Công ty trong bài viết dùng phần mềm khác hoàn toàn so với công ty tác giảthực tập Nhưng có điểm có thể kế thừa là quan tâm khả năng hoàn thành mức côngnhân mới tuyển vào

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp một số phương pháp: thống kê, tổng hợp, phân tích,định tính và định lượng, và khảo sát thời gian làm việc của công nhân bằng phươngpháp chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ BCV

Phương pháp thống kê dùng bảng thống kê NSLĐ của phân xưởng nhựa đểđánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân Phương pháp tổng hợp dùng đểtổng hợp từ đó đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân thông qua nhữngtài liệu như lương, thưởng, bảng thống kê NSLĐ Phương pháp phân tích là vô cùngquan trọng để phân tích số liệu có sẵn hoặc khảo sát để đánh giá công tác ĐMLĐ tạicông ty Còn 2 phương pháp khảo sát thời gian làm việc là chụp ảnh ngày làm việc

và bấm giờ BCV cần tiến hành giúp đánh giá khả năng hoàn thành mức của côngnhân cũng như đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác ĐMLĐ

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua giáo trình, vở ghi, những đề tài nghiêncứu khóa trước về công tác ĐMLĐ Số liệu thống kê được thu thập, tổng hợp từphân xưởng nhựa, phòng kế toán, nhân sự của công ty TNHH Phong Nam

Số liệu sơ cấp thu thập thông qua: chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ BCVChụp ảnh ngày làm việc: Đối BCV vận hành máy ép nhựa mặt hàng Xươngyên K27A (làm băng tay-máy) chọn 1 công nhân và BCV dán dây gioăng Xươngyên K27A (làm bằng tay) chọn một công nhân, đây là 2 NLĐ trung bình tiên tiến,tuân thủ kỉ luật lao động, chăm chỉ làm việc để xác định từng loại HPTG làm việccủa người lao động thành thời gian: CK, TN , PV, NC, LP Đối với mỗi công nhântiến hành chụp ảnh ngày làm việc 3 ngày liên tiếp (phụ lục 2)

Bấm giờ BCV: Đối BCV vận hành máy ép nhựa mặt hàng Xương yên K27A (làmbăng tay-máy) chọn 1 công nhân và BCV dán dây gioăng Xương yên K27A (làm bằng tay)chọn một công nhân, đây là 2 NLĐ trung bình tiên tiến, tuân thủ kỉ luật lao động, chăm chỉlàm việc định hao phí từng bộ phận BCV từ đó tìm ra tác nghiệp sản phẩm (TNsp)

=>Từ chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ BCV tìm ra Msl của ca

CHƯƠNG 2

Trang 14

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI

PHÂN XƯỞNG NHỰA CÔNG TY TNHH PHONG NAM

2.1 Một số đặc điểm chung của phân xưởng nhựa ảnh hưởng công tác Định mức lao động

2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm

Trong danh mục hàng hóa sản xuất của xưởng nhựa có 110 sản phẩm nhựa,

có sản phẩm truyền thống sản xuất thường xuyên, nhưng có sản phẩm sản xuất theođơn đặt hàng chỉ sản xuất một lần rồi thôi, hoặc khi khách hàng phát sinh nhu cầulại đặt hàng tại công ty Chính do đặc điểm sản phẩm như vậy nên công tác ĐMLĐkhông được quan tâm vì xây dựng xong một thời gian sau lại không cần dùng đếnnữa, chỉ xác định một cách sơ sài dùng để xây dựng ĐG khoán và tính giá thành sảnphẩm, chính cách làm như vậy dẫn đến xác định Msl sai từ đó tính ĐG sai, khi đivào sản xuất thực tế có những mặt hàng bị lỗ

Giới thiệu về sản phẩm Xương yên K27A: đây là chi tiết của xe máy Airbladecủa HONDA , chi tiết này được đối tác mang về lắp thêm mút và da để thành yên xemáy Sản phẩm này được sản xuất trên máy bán tự động TOSHIBA550, sản phẩmnày Công ty kí hợp đồng với đối tác sản xuất từ năm 2012 Thông thường trong mộttháng sản phẩm này chia làm nhiều đợt sản xuất, mỗi đợt liên tục 3-4 ngày rồi giánđoạn vài ngày rồi lại tiếp tục sản xuất đến khi đủ hàng để giao cho đối tác Dưới đây

là 2 BCV để hoàn thiện sản phẩm , 2 BCV này cũng chính là đối tượng ĐMLĐ:

Trang 15

1.

Sơ đồ 2.1: Đối tượng định mức lao động

(nguồn: Tác giả quan sát)

2.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu

Để giảm chi phí giá thành, tùy vào sản phẩm sẽ dùng nhựa nguyên sinh hoặcthêm vào đó thành phần nhựa tái chế (thành phần này chỉ chiếm tối đa 10%), thànhphần nhựa nguyên sinh công ty mua cố định từ nhà cung ứng với số lớn, còn nhựatái chế mua từ nhiều nhà bán lẻ khác nhau nên thành phần nhựa để ép sản phẩmthường xuyên thay đổi dẫn đến thông số kỹ thuật thay đổi, thời gian cho ra một sảnphẩm biến động, gây khó khăn cho công tác ĐMLĐ

Ví dụ: mặt hàng Xương yên K27A, có thành phần nhựa thường xuyên thayđổi, những ca đầu tiên bắt đầu sản xuất trưởng ca không biết thành phần nhựa thayđổi nên vẫn đặt thông số kỹ thuật cũ dẫn đến số sản phẩm hỏng nhiều vì vậy côngnhân không thể hoàn thành được mức, nhưng với những ca sản xuất tiếp theo đivào ổn định thì công nhân có thể hoàn thành vượt mức rất nhiều, đây vấn đề khókhăn khi đưa ra Msl để có thể dung hòa được những lao động này

BCV làm bằng tayBCV làm bằng tay-máy

Công việc vận hành

máy ép nhựa Công việc dán dây gioăng

Đối tượng ĐMLĐ

Trang 16

2.1.3 Đặc điểm về quy trình công nghệ và máy móc thiết bị

Tại phân xưởng nhựa có hai loại máy là: máy tự động và máy bán tự động.Đối với những máy tự động sản phẩm tự ra ngoài, công nhân chỉ cần gọt via và xếpchúng lại thành chồng, nên khả năng hoàn thành mức rất cao vì những máy đó trạngthái máy móc rất ổn dịnh, công nhân không cần dùng sức nhiều; còn máy bán tựđộng công nhân cần dùng sức lao động để lấy sản phẩm từ máy nên khả năng hoànthành mức thấp hơn máy tự động Trong khoảng thời gian máy chạy thì ở bên ngoàicông nhân làm tất cả các thao tác để khi sản phẩm ra khỏi máy thì những công việc

đó phải hoàn thành xong để hoàn thiện tiếp sản phẩm mới

Máy móc được sắm mới toàn bộ: hai năm trở lại đây toàn bộ máy móc thiết bịđược sắm mới toàn bộ, nên cách ĐMLĐ dùng cho máy móc cũ không còn phù hợpvới máy móc mới nữa nhưng công ty vẫn dùng phương pháp cũ, vậy nên cần xâydựng lại phương pháp ĐMLĐ

Máy móc tương đối ổn định ít hỏng hóc do bộ phân cơ điện thường xuyên bảodưỡng 1 tháng 1 đợt nhỏ, 1 quý là đợt tổng thể, khi máy có trục trặc lập tức đượcsửa ngay Tuy nhiên do một máy có thể lắp nhiều khuôn để ép nhiều sản phẩm khácnhau chính việc thay khuôn, khởi động máy và tắt máy liên tục cũng ảnh hưởngphần nào tới máy móc Khi máy gặp trục trặc do chập điện, khuôn bị hỏng ảnhhưởng khả năng hoàn thành mức của công nhân

Máy TOSHIBA550 sản xuất Xương yên K27A là máy bán tự động được mua

từ Nhật Bản cách đây 2 năm máy vẫn chạy tốt, an toàn Tuy nhiên máy vẫn xảy ratrục trặc về kỹ thuật chủ yếu do nhựa dẫn đến số sản phẩm hỏng nhiều, nếu nhưkhông có sự giải quyết kịp thời của trưởng ca hoặc kỹ thuật viên thì công nhânkhông thể hoàn thành được mức

Quy trình ĐMLĐ mối quan hệ mật thiết với quy trình công nghệ dựa vào quytrình công nghệ mà xác định MLĐ, với tất cả sản phẩm nhựa của công ty quy trình

ép sản phẩm tương tự nhau tùy tính từng sản phẩm mà chu kỳ ép ra một sản phẩm

sẽ khác nhau từ đó Msl từng sản phẩm sẽ khác nhau

Trang 17

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ chung cho tất cả các sản phẩm nhựa

( Nguồn: Phòng thống kê xưởng nhựa)

Riêng đối sản phẩm Xương yên K27A quy trình công nghệ cụ thể là: (BCV vận hành máy ép nhựa)

3 Phun nhựa vào hốc khuôn

Khi nhựa được đốt nóng chảy, nhựa được phun vào lỗ khuôn, rất nhỏ nhưng áplực phun cực mạnh để nhựa tràn đầy khoảng cách giữa hai khuôn

4 Lấy keo

Đây là giai đoạn máy tự động phun thêm nhựa nếu sản phẩm chưa phun đủnhựa

( sản phẩm bị khuyết thiếu cần bơm thêm nhựa )

5 Mở khuôn: khuôn được mở tốc độ lúc đầu thì chậm, lúc hai mảng khuôn ra

xa nhau nhất thì tốc độ là cao nhất để tránh hỏng khuôn

6 Đẩy sản phẩm: máy dùng khí đẩy bật sản phẩm khỏi khuôn để công nhânlấy sản phẩm

7 Hồi đẩy: các chốt khuôn thụt vào, để hai mảnh của khuôn tránh va đập vàonhau khi đóng khuôn

Đóng khuôn

Mở khuôn Lấy keo

Phun nhựa vào hốc khuôn Đóng cửa

Đẩy sản phẩm Hồi đẩy

Lấy sản phẩm

Trang 18

8 Lấy sản phẩm: đây là thao tác của công nhân bao gồm tra bu lông , móckhóa, lau cuống, lấy sản phẩm ra ngoài

Cuối cùng đóng cửa bắt đầu hành trình mới Tại máy TOSHIBA 550 kỹthuật viên hoặc trưởng ca trước mỗi ca làm việc cài đặt thông số kỹ thuật bao gồm:

 Thời gian bơm nhựa: thời gian nhựa được làm nóng chảy ( giây)

 Thời gian làm mát: thời gian nhựa từ thể lỏng chuyển sang thể rắn (giây)

 Lấy keo: thời gian nhựa trong sản phẩm thiếu cần bổ sung thêm (giây)

 Tốc độ hai khuôn khi mở và đóng (%)

 Áp lực phun (bar)

 Vị trí hai khuôn khi mở và đóng ( mm)

 Nhiệt độ tại các khoang nhựa (°C)

Đây là máy bán tự động nên khi tiến hành ĐMLĐ để xác định Msl phụ thuộclớn vào thông số kỹ thuật, tuy nhiên thời gian hoàn thành một sản phẩm nhanh haychậm lại phụ thuộc lớn vào thao tác của công nhân nhanh hay chậm

2.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại phân xưởng nhựa (đơn vị: người)

Trang 19

đối tổ hoàn thiện sản phẩm tất cả bốn công nhân đều là nữ.

Đặc điểm công việc vận hành máy ép nhựa là nặng nhọc nhưng chủ là côngnhân nữ (chiếm 74%) đảm nhận, trong số 29 công nhân nữ của xưởng nhựa chủ yếu

độ tuổi trên 35 nên sức vóc không còn khỏe Được thể hiện qua số sản phẩm côngnhân nam và công nhân nữ đạt được ngang nhau nhưng công nhân nam mất ít thờigian hơn để đạt được số sản phẩm đó, do vậy NSLĐ công nhân nam cao hơn Đểđạt được số sản phẩm bằng công nhân nam thì công nhân nữ dùng thời gian nghỉgiữa ca ít hơn, trong khi công nhân nam ăn uống bình tĩnh rồi mới bắt đầu côngviệc, nên khi xác định MLĐ tính yếu tố hoàn thành mức của NLĐ

Mặt hàng Xương yên K27A là một trong mặt hàng có trọng lượng lớn trongdanh mục mặt hàng sản xuất của công ty, nên chỉ có công nhân nam mới làm đượcmặt hàng này, vì công nhân nữ yếu, thao tác chậm Tuy nhiên ở công ty cũng sảnxuất một mặt hàng Xương yên khác có trọng lớn hơn mặt hàng Xương yên K27A,

mà trong một ca chỉ có 2 công nhân nam nên trưởng ca phân công nam sang sảnphẩm đó còn sản phẩm Xương yên K27A cho công nhân nữ đứng máy Hiện tạixưởng nhựa đang thiếu công nhân nam có sức khỏe, nhanh nhẹn

Xưởng nhựa có ba trưởng ca cho ba ca sản xuất một ngày, họ xuất phát từcông nhân bình thường sau thời gian làm việc lâu năm trở thành công nhân lànhnghề nên được chọn làm trưởng ca, trưởng ca có nhiệm vụ thống kê NSLĐ của từngcông nhân trong ca mình quản lý, phân công lao động trong ca mà họ quản lý xemnhững ai phù hợp với công việc gì, nên trưởng ca là người rất quan người rất trọngtrong công tác theo dõi, phân tích tình hình thực hiên mức, tham mưu cho cấp trênsửa đổi mức

Bộ phận kĩ thuật công nghệ gồm 5 người có nhiệm vụ theo dõi sát thông số kỹthuật, quy trình công nghệ trong quá trình xây dựng mức Bởi vì họ là bộ phận nắm

rõ nhất tất cả những gì liên quan máy móc thiết bị, họ đều tốt nghiệp trình độ trungcấp qua quá trình làm việc lâu năm tại xưởng nhựa nên trình độ lành nghề rất cao.Còn quản đốc và phó quản đốc là hai người hiểu rõ nhất tình hình sản xuất củaxưởng nhựa, khi tiến hành ĐMLĐ quản đốc quản lý toàn bộ công tác này, nếu bậnlàm việc khác sẽ ủy quyền cho phó quản đốc vậy nên chất lượng công tác ĐMLĐ cótốt hay không phụ lớn vào công tác quản lý của quản đốc Tuy quản đốc nắm rất rõtất cả tình hình sản xuất, nhưng không có chuyên môn về ĐMLĐ nhưng lại đảm nhậnnhiệm vụ này nên xưởng nhựa cần phân công riêng một bộ phận làm công tác này

Trang 20

2.1.5 Đặc điểm tổ chức lao động

2.1.5.1 Phân công, hiệp tác lao động

Phân công lao động

Tại xưởng nhựa áp dụng phân công lao động theo chức năng, lao độngchia thành lao động trực tiếp bao gồm: công nhân vận hành máy ép nhựa, côngnhân hoàn thiện sản phẩm, công nhân dập quai thùng sơn, tổ hộp kẹo Lao độnggián tiếp bao gồm: quản đốc, phó quản đốc, trưởng ca, bộ phận kỹ thuật côngnghệ, nhân viên thống kê, công nhân PV sản xuất Theo cách phân công laođộng này công nhân PV phải làm tất cả công việc liên quan PV cho công nhântrực tiếp tuy nhiên số lao động PV chỉ có 3 người, họ có nhiệm vụ phụ vụnguyên vật liệu, nhưng lại không chuyển xe thành phẩm ra ngoài chính vệcthiếu công nhân PV nên dẫn đến lao động trực tiếp làm quá nhiều việc ảnhhưởng năng suất lao động

Phân công lao động theo mức độ phức tập công việc: công nhân phải hiểu biếtquy trình công nghệ, có kinh nghiệm, sức khỏe nhất định mới được giao cho đứngmáy ép nhựa, còn công nhân mới tuyển hoặc công nhân nữ thường cho làm côngđoạn thủ công

Đối mặt hàng Xương yên K27A trọng lượng sản phẩm lớn, hầu như chỉ cócông nhân nam lành nghề mới làm được nhưng do thiếu người nên công nhân nữcũng phải làm công việc đó, nên khả năng hoàn thành mức thấp hơn công nhânnam, nhưng công nhân nữ được lợi thế chăm chỉ hơn công nhân nam Nhưng khixảy ra sự cố về kỹ thuật thì chỉ có công nhân nam có thể ứng phó kịp thời còn côngnhân nữ không thể chỉnh được, phân công lao động nam làm công việc này là phùhợp nhất

Đánh giá chung tình hình phân công lao động

Phân công lao động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quản đốc phân xưởng chứkhông dựa trên khả năng hoàn thành mức của công nhân, trình độ, sức vóc dẫn đếnkéo dài thời gian sản xuất, sản phẩm hỏng nhiều, vượt quá khả năng chịu đựng nhất

là công nhân nữ gây nên cảm giác mệt mỏi, căng thẳng giảm NSLĐ

Tuy nhiên cách phân công công nhân làm luân phiên nhau các sản phẩm, hoặctrong một buổi làm nhiều sản phẩm giúp công nhân giảm tính đơn điệu, tránh tìnhtrạng giảm NSLĐ

Trang 21

Hiệp tác về mặt thời gian giữa ba ca chuyển tiếp với nhau đảm bảo máymóc hoạt động liên tục tránh mất thời gian khởi động máy công nhân phải chờsản xuất.

Ban giám đốc sẽ trao đổi thông tin với quản đốc, sau đó quản đốc trao đổitình hình sản xuất với trưởng ca và kỹ thuật viên, tiếp đến trưởng ca trao đổivới công nhân (và theo chiều ngược lại) nên ý kiến, tâm tư nguyện vọng củacông nhân được giải quyết rất chậm Sự phối hợp giữa công nhân và trưởng ca,

kỹ thuật viên, bộ phận kiểm soát chất lượng sản phẩm và với công nhân kháctrong suốt quá trình sản xuất để giải quyết sự cố giúp công nhân hoàn thànhđược mức Đây là vấn đề vô cùng quan trọng vì trong quá trình sản xuất gặp rấtnhiều tình huống bất ngờ xảy ra, mà công nhân đứng máy chưa đủ kiến thức vềmáy móc thiết bị nên không biết xử lý ra sao, cũng chưa đủ kiến thức về tiêuchuẩn sản phẩm nên bị lưỡng lự khi phân tích chất lượng sản phẩm làm mấtthời gian dẫn đến ảnh hưởng đến NSLĐ Khi công nhân gặp sự cố máy mócphải rời khỏi máy đi tìm trưởng ca hoặc kỹ thuật viên sửa giúp, nhưng nếu họbận phải chờ một khoảng thời gian sau mới đến làm số sản phẩm hỏng tăng lêncông nhân không thể hoàn thành mức trong ca đó

2.1.5.2 Tổ chức, phục vụ nơi làm việc

Tổ chức NLV

Bố trí không gian khu vực vận hành máy ép nhựa Xương yên K27A (phụ lục 6.2)

Trang 22

Bố trí chung: khoảng cách giữa các máy với nhau quá chặt hẹp khó khăn trongviệc để nguyên vật liệu, thành phẩm, đi lại

Bố trí bộ phận: Máy TOSHIBA550 sản xuất Xương yên K27A có chiều dài7,3m, khoảng chiều dài của máy cũng chính là phạm vi được bố trí các thiết bị PVcho sản xuất sản phẩm đó Công nhân ngồi trên bệ thao tác gần cửa của máy đểthuận cho việc lấy sản phẩm, bệ thao tác này có chiều cao 40 cm, không quá cao đểcông nhân bước lên, bệ này hình vuông cạnh 120cm đủ công nhân đứng lên ngồixuống, di chuyển quanh khu vực thao tác sản phẩm Tuy nhiên, bệ này xuống cấptrầm trọng do lung ốc làm công nhân không thể thăng bằng khi đứng trên bệ đó làmchậm thao tác của công nhân từ đó ảnh hưởng số sản phẩm công nhân đạt đượctrong một ca

Khoảng cách từ vị trí công nhân đến khu vực khuôn để lấy sản phẩm 70 cm,công nhân phải vươn người ra để lấy với công nhân nam thì đơn giản nhưng côngnhân nữ cánh tay ngắn khó khăn hơn để lấy được sản phẩm, công nhân phải ngả cả cơthể vào trong máy để lấy sản phẩm, tuy không xảy ra nguy hiểm nhưng việc dùng sứcliên tục với chu kì 70 giây/sản phẩm, kèm theo đó mắt công nhân liên tục quan sátphát hiện lỗi máy và sản phẩm nên công nhân lúc nào trong tình trạng căng thẳng.Phía trước mặt công nhân là bàn thao tác cách công nhân 80cm là quá xa côngnhân không thể với tới được để khắc phục điều này công nhân lấy một thùng sơncao 35cm thay cho bàn thao tác đó nên khoảng cách từ thùng sơn đến công nhân rấtgần 25 cm thuận tiện cho việc lấy linh kiện lắp vào sản phẩm, và còn một bàn thaotác khác có tác dụng để BTP lên khi đủ 10 cái thì cho lên xe đẩy, bàn thao tác méo

mó nếu để số lượng sản phẩm nhiều thì sẽ dễ đổ, hơn nữa bàn thao tác này cũngcách xa công nhân với 120 cm, công nhân phải nhỏm dậy mới có thể để BTP vàobàn được do vướng bàn thao tác phía trước Bộ phận cơ điện cần thiết kế lại bànthao tác cho công nhân thuận tiện nhất trong quá trình sản xuất, những thiết bịkhông cần thiết cần bỏ đi lấy vị trí đặt thiết bị khác

Máy này nằm giữa hai máy 600 tấn và máy 550 tấn, bề mặt phía có cửa máyđối diện với máy 600 tấn khoảng cách giữa hai máy là 220 cm mà không gian khuvực máy TOSHIBA550 còn để xe đẩy để xếp BTP, chiều dài xe đẩy này là 180cm,với khoảng không gian chặt hẹp như vậy công nhân rất vất vả việc di chuyển xe đẩyvào khu vực sản xuất Việc sắp xếp máy móc sát nhau như vậy gây khó khăn đi lại,

để BTP nhưng không gian xưởng nhựa có hạn mà một máy cùng dãy với máy này

Trang 23

cũng sản xuất Xương yên loại khác, cả hai máy cùng sản xuất Xương yên một lúcgây khó khăn cho vị trí để sản phẩm, nhiều lúc đang sản xuất phải dừng lại dokhông có chỗ trống để xếp sản phẩm nữa

Khoảng cách từ công nhân đến vị trí xe đẩy để xếp BTP khá xa 300cm, côngnhân vượt qua rất nhiều chứng ngại vật, do không gian hẹp mà thiết bị nhiều gâykhó khăn việc di chuyển ảnh hưởng thời gian thao tác lao động

Phía sau công nhân là khu vực để NVL, đó là thùng nhựa cao 95cm, khu vực

đó có khoảng 10 chiếc thùng nhựa như vậy gây cản trở việc đi lại của công nhân vàtrưởng ca đi theo dõi sản xuất, việc để quá nhiều thùng nhựa to như vậy trongkhông gian hẹp là do số lượng công nhân PV thiếu nên họ mang sẵn ra cho vài casản xuất liền

Bên trái công nhân là bàn dưỡng hai tầng với chiều dài 209cm, kéo dài khắpkhu vực thao tác của công nhân, bàn này được kê sát với vị trí công nhân cách côngnhân 30cm thuân tiện cho công nhân thao tác Bàn dưỡng có hai tầng với 10 vị tríđặt sản phẩm lên dưỡng nên công nhân phải di chuyển đứng lên ngồi xuống liên tụcgây mệt mỏi

Chính cách bố trí thiết bị nhiều nhưng lại bố trí không hợp lý dẫn tình trạnglộn xộn làm cho bí không khí, công nhân mệt mỏi, NSLĐ giảm xuống vào cuối ca,hoặc hôm thời tiết nóng nực,

Bố trí khu vực dán dây gioăng Xương yên K27A (phụ lục 6.1)

Khu vực này thoáng hơn khu vực vận hành máy ép ra sản phẩm, do khu vựcnày nằm ngay lối ra vào nên rất thoáng, một bên là để BTP, một bên để thành phẩmsau khi đã dán dây gioăng xong

Bàn thao tác của công nhân dành cho 4 người làm chung một bàn, bàn thao tácnày rộng 83cm, dài 239cm, cao 77 cm chiều cao này đến khoảng tầm bụng của côngnhân tạo cho công nhân cảm giác thoải mái trong quá trình thao tác, tuy nhiên việc 4lao động cùng làm chung một bàn, khoảng cách giữa hai người gần nhau nhất cách là

50 cm thuận tiện cho việc trao đổi công việc, xong khoảng cách gần nhau như vậycông nhân thường xuyên nói chuyện riêng làm kéo dài thời gian hoàn thiện một sảnphẩm

Dưới gầm bàn thao tác là vị trí để thùng keo, một góc bàn thao tác là khu vực

để bìa cát tông đựng dây gioăng, thùng cát tông dùng xong không bỏ đi gây cản trở

Trang 24

cho việc đi lại và kéo xe đẩy.

Có một vấn đề là BCV dán dây gioăng công nhân phải đứng suốt ca làm việctrừ thời gian ngồi để kiểm tra lại sản phẩm xem có lỗi hay không Còn thời gian cònlại công nhân phải đứng do đặc thù công việc, nếu ngồi để dán dây gioăng thì keodán có thể bắn vào mắt, hơn nữa mùi keo nồng nặc để mũi gần gây khó thở nên đểcông nhân đứng là hợp lý nhất

Phục vụ NLV

Tại phân xưởng nhựa hình thức PV ở đây là PV tập trung, có 3 công nhân PVsản xuất với công việc trộn nhựa sau đó mang nhựa ra tận máy cho công nhânchính, chuyển thành phần sang xưởng in hoặc chuyển ra ngoài cửa xưởng xuất chokhách hàng Còn những công việc mang tính PV khác như quét dọn nhà xưởng, baogói, chuyển thành phẩm lên xe đẩy, kiểm tra NVL đều công nhân chính tự làm,chính công việc này này ảnh hưởng khả năng hoàn thành mức của công nhân, đốicông nhân có thao tác nhanh thì vẫn kịp , còn công nhân thao tác chậm sẽ không kịplàm theo máy ảnh hưởng NSLĐ Công việc PV của 3 công nhân này theo chế độ PVtrực nhật do kế hoạch sản xuất kinh doanh sát với tình hình sản xuất thực tế, chỉ cóthể lập kế hoạch sản xuất 1 ngày và một ngày dự phòng tuy đơn giản nhưng hiệuquả thấp, làm LP thời gian lao động, máy móc thiết bị do PV phát sinh nên côngnhân PV không thể đáp ứng ngay lập tức được

Ngoài công việc PV liên quan sản xuất còn có bộ phận cơ điện chuyên sửachữa máy móc thiết bị, công việc này được PV theo hình thức tập trung cho cả phânxưởng nhựa với chế độ PV theo tiêu chuẩn được lập sẵn đề phòng máy móc thiết bịhỏng khi đang trong quá trình sản xuất, tại xưởng nhựa quy định 1 tháng 1 đợt bảodưỡng nhỏ và 3 tháng bảo dưỡng toàn bộ máy móc trong xưởng Nên máy móc rất

ít khi hỏng không gây trở ngại cho công nhân về vấn đề hoàn thành mức

2.1.5.3 Điều kiện lao động

Nhóm điều kiện tâm - sinh lý lao động

Công nhân làm tất cả công việc từ PV sản xuất, hoàn thiện sản phẩm vớicường độ liên tục nên căng thẳng thần kinh, thể lực do phải quan sát sản phẩm, máymóc, khuôn để kịp thời phát hiện sự cố

Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh

Với 15 máy vận hành phát ra tiếng ồn làm công nhân mệt mỏi, mùi nhựa xung

Trang 25

quanh không gian NLV làm người lao động mệt mỏi, nhiệt dộ do máy móc chạyliên tục gây ra bức xạ nhiệt nhưng công ty không cung cấp đủ quạt mát cho côngnhân, gây công nhân cảm giác khó chịu ảnh hưởng sức khỏe cũng như khả nănghoàn thành mức.

Nhóm điều kiện thẩm mỹ lao động

Màu sắc áo đồng phục công nhân màu trắng đục là không phù hợp bởi vì côngviệc xưởng nhựa nặng nhọc, dầu mỡ máy móc thường xuyên chảy ra quần áo nênđồng phục nhanh bị bẩn, mà công nhân chỉ có hai bộ đồng phục thay đổi nên khithời tiết ẩn ướt lâu khô quần áo công nhân không có đồng phục để đi làm nên phảimặc quần áo bình thường

Cách thiết kế túi áo ngực đồng phục không phù hợp vì quá nhỏ không đút vừagang tay vào chính vì vậy công nhân ngại đeo gang tay dẫn đến ảnh hưởng tácphong công ngiệp, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm do vệt bẩn dính vào

Nhóm điều kiện tâm lý xã hội

Khi công nhân có vấn đề về dụng cụ, bàn thao tác kiến nghị lên cấp trên khôngđược đáp ứng kịp thời gây cảm giác ức chế Khi công nhân thấy với mức lươngnhư vậy quá thấp kiến nghị lên quản đốc phân xưởng, quản đốc báo lên Ban giámđốc nhưng một thời gian dài mới được điều chỉnh hoặc không được đáp ứng, côngnhân cảm thấy không thỏa mãn dẫn đến tinh thần làm việc uể oải

Tuy nhiên, cũng có mặt tích cực như những công nhân viên có sáng kiến đượcthưởng bằng tiền mặt 3 triệu đồng tạo động lực lao động, khen thưởng kỉ luật côngbằng với các công nhân, giúp công nhân yên tâm làm việc, quản đốc phân xưởnglàm việc có trách nhiệm giúp đỡ công nhân trong xưởng hoàn thành mức

gian khởi động lâu, nên những công nhân làm những sản phẩm đó rất mệt mỏi 2.1.6 Đặc điểm thời tiết

Do quy trình công nghệ quy định để hình thành sản phẩm nhựa từ trạng thái

Trang 26

nóng chảy sang trạng thái rắn cần có quá trình làm mát, để thực hiện quá trình nàymáy có bộ phận hút nước dưới bể nước ngầm, trước khi làm mát sản phẩm nước sẽqua bộ phận làm lạnh nước ở nhiệt độ 10°C, mùa đông thời gian làm lạnh nướcnhanh hơn mùa hè, hơn nữa nhiệt độ trong xưởng mùa đông dễ chịu hơn mùa hènên công nhân khỏe hơn, vì vậy thời gian hoàn thành một sản phẩm mùa đôngnhanh hơn mùa hè Vì vậy, thời tiết ảnh hưởng rất lớn khả năng hoàn thành mức củacông nhân.

2.2 Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại phân xưởng nhựa công ty TNHH Phong Nam

2.2.1 Các dạng mức lao động

Trong 2 dạng mức trình bày sau đây thì chuyên đề tập trung nghiên cứu Mslquy định cho công nhân làm BCV vận hành máy ép và BCV dán dây gioăng Xươngyên K27A

ca thì có nguy cơ nhỡ kế hoạch, do đặc điểm công ty sản xuất nhiều sản phẩm, nếuxảy ra trục trặc về kỹ thuật dẫn đến số sản phẩm hoàn thành trong một ca khôngđảm bảo theo quy định, một sản phẩm bị nhỡ kế hoạch ảnh hưởng sản phẩm khác bịnhỡ kế hoạch theo

Msl hiện tại công ty đang áp dụng không được sử dụng để lập kế hoạch, doMsl không đúng với tình hình sản xuất thực tế, Msl không được dùng đúng với ýnghĩa của nó mà chỉ có tác dụng để xác định ĐG khoán, tuy nhiên Msl không chínhxác dẫn đến tính ĐG khoán cũng không chính xác, ảnh hưởng rất lớn đến công táclương và xác định thành phần giá thành sản phẩm, nhất là mặt hàng mới khi chưa đivào sản xuất hàng loạt mà khách hàng đã yêu cầu xác định giá bán sản phẩm trướcdẫn đến tình trạng lỗ khi đi vào sản xuất thực tế do phải trả cho chi phí nhân côngcao hơn khi báo giá cho đối tác

Trang 27

Tại công ty sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để ĐMLĐ Công tácnày chỉ cần tiến hành khi xuất hiện mặt hàng mới.

Cách xác định Msl

Có 2 cách xác định Msl:

Cách 1: cho công nhân chạy thử máy 200-300 sản phẩm, tìm ra thời gian trung

bình ép ra một sản phẩm, lấy 8 giờ một ca (tức 28.800 giây) chia cho thời gian ép ramột sản phẩm ra Msl như vậy là không đúng vì một ca có 8 giờ nhưng phải trừ đithời gian PV, NC, CK, LP mới ra thời gian TN

Cách 2: đối mặt hàng chưa kịp chạy thử để xác định Msl, quản đốc sử dụng

bảng thống kê NSLĐ một số ca nhất định rồi tính trung bình làm Msl

Trong thời gian chưa có Msl để tính ĐG khoán thì công nhân sẽ nhận lươnghành chính nên động lực làm việc trong khoảng thời gian này không cao vì côngnhân cho rằng làm nhiều hay làm ít đều như nhau

Bảng 2.2: Mức sản lượng quy định

TT Bước công việc TG gia công

( giây)

TG 1 ca ( giây)

Sản phẩm /1 ca (chiếc)

(Nguồn: Phòng thống kê xưởng nhựa)

Đối với BCV vận hành máy ép nhựa

Msl được xác định theo cách 1: quản đốc phân xưởng theo dõi công nhân bất

kì chạy thử 200-300 sản phẩm, theo dõi trên bảng thông số kỹ thuật thời gian ép ramột sản phẩm rồi tính thời gian trung bình ép ra một sản phẩm Tiếp theo lấy 8 giờ(28.800 giây ) trong một ca làm việc là chia cho thời gian trung bình ép ra một sảnphẩm làm Msl Đó là 28.800/90=321 sản phẩm/ca Trong cách tính trên cả hai thànhphần tử và mẫu đều sai vì 8 giờ (28.800 giây) là thời gian một ca làm việc của côngnhân chưa tính đến thời gian CK, PV, NC, LP để tìm ra thời gian TN của công nhân

và 90 giây là thời gian trung bình ép ra một sản phẩm, quản đốc xác định bằng cáchcho công nhân chạy thử một số sản phẩm nhất định tuy nhiên công nhân khôngtrung thực khi biết đây là công việc nhằm xác định ĐG khoán nên công nhân làmchậm hơn so với khả năng thực tế dẫn đến TNsp sai

Đối BCV dán dây gioăng

Msl được xác định theo cách 1: quản đốc cho công nhân bất kì làm thử

200-300 sản phẩm , sau đó tính ra thời gian trung bình hoàn thành một sản phẩm, lấy

Trang 28

thời gian trong một ca 28.800 giây (8 giờ) chia cho thời gian trung bình hoàn thànhmột sản phẩm ra được Msl = 28.800/120 = 241 sản phẩm/ca

Đối với BCV làm bằng tay như thế này khó xác định được thời gian hoànthành một sản phẩm hơn là BCV vận hành máy ép nhựa làm bằng tay – máy.Cũng giống như BCV vận hành máy ép nhựa thì BCV dán dây gioăng thì cảTNca và TNsp đều không chính xác, TNca không đúng do lấy luôn 8 giờ làmTNca mà chưa trừ đi thời gian CK , PV, NC, LP của công nhân, TNsp khôngđúng do công nhân không trung thực trong quá trình chạy thử sản phẩm xác địnhMsl để xây dựng ĐG khoán

2.2.1.2 Mức thời gian

Mức thời gian áp dụng cho công việc sau:

Công việc nhà xưởng khi quản đốc phân xưởng yêu cầu cả xưởng dừng sảnxuất để dọn dẹp, tần suất dọn dẹp trong một tháng là 1 lần/tháng đối dọn dẹp và launền xưởng khoảng 2-3 giờ, còn dọn dẹp nhưng chỉ quét nền thì 1 lần/tuần khoảng

30 phút, số thời gian này tính vào lương hành chính, trung bình một công nhân sốgiờ nhận lương hành chính là 5 giờ/tháng

Công việc thay khuôn trưởng ca yêu cầu những khuôn có trọng lượng nhỏ quyđịnh thay không quá 60 phút, thay mỗi một khuôn nhỏ công nhân được 35.000đồng Đối khuôn có trọng lượng lớn trưởng ca quy định thay không quá 90 phút,thay mỗi khuôn to công nhân được 70.000 đồng ĐG thay khuôn trên bao gồm cảtháo khuôn hiện tại, nắp khuôn mới lên

Cách xác định Mtg

Đối công việc lau dọn toàn xưởng: với cả hai cách dọn dẹp theo tháng và tuầnQuản đốc phân xưởng đều sắp xếp vào thời gian giao giữa 2 ca để số lượng côngnhân dọn dẹp là nhiều nhất, quản đốc dựa kinh nghiệm từ nhiều lần dọn dẹp để quyđịnh thời gian dọn dẹp chứ chưa dựa vào khối lượng công việc cần dọn dẹp dẫn tìnhtrạng thời gian dọn dẹp có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn quy định Việc không xácđịnh được chính xác thời gian dọn dẹp dẫn đến ảnh hưởng tình hình sản xuất vì saukhi dọn dẹp công nhân phải quay lại sản xuất luôn

Đối công việc thay khuôn quản đốc cho một kỹ thuật viên thành thạo côngviệc này thay 2 khuôn là khuôn trọng lượng bé và to, rồi bấm thời gian thay khuôn

to mất 90 phút còn khuôn nhỏ mất 60 phút, rồi lấy luôn khoảng thời gian đó làmMtg Việc đưa Mtg này vào sản xuất là không đúng khi chỉ bấm thời gian một lầnrồi áp dụng luôn, trong khi thực tế công nhân chỉ dùng hết 45 phút thay khuôn nhỏ,

Trang 29

75 phút thay khuôn to, đó là lao động bình thường, còn lao động thành thạo hơn mất

ít thời gian hơn

Việc xác định này theo kinh nghiệm chủ quan của Quản đốc phân xưởng khichưa tính đến năng lực công nhân, sự khó khăn giữa các khuôn và máy khác nhau

Vì có khuôn to thay rất nhanh, trong khi có khuôn bé thay rất lâu do đường nướcphức tạp, nhiều dây và linh kiện đi kèm, tuy là khuôn bé nhưng mức độ khó hơn cảthay khuôn to nên 60 phút là không đủ Nên việc quy định Mtg chung cho 2 loạikhuôn như vậy là không chính xác mà phải dựa vào mức độ phức tạp của từng loạikhuôn, trình độ của công nhân

2.2.2 Tổ chức thực hiện công tác Định mức lao động tại phân xưởng nhựa công ty TNHH Phong Nam

2.2.2.1 Đưa mức vào sản xuất

MLĐ tại xưởng nhựa chủ yếu có chức năng chính là dùng để xây dựng ĐGkhoán tính lương cho công nhân trực tiếp Mức xây dựng ĐG khoán vàmức lập kế hoạch là khác nhau, do mức dùng xây dựng ĐG khoán công nhânđược chọn làm thử không trung thực dẫn xác định mức sai, còn mức dùng lập kếhoạch bộ phận này đã thống kê NSLĐ của công nhân trong một khoảng thời giannên đã rút ra kinh nghiệm

Mức khi đưa vào sản xuất được công khai đảm bảo công nhân sản xuất mặthàng nào đều nắm được Ít khi sửa đổi mặc dù mức xác định sai do không đủnhân lực khảo sát lại được HPTG làm việc, chủ yếu chú trọng vào tiến độ sảnxuất để giao hàng mà không nhận thức được rằng mức là công cụ cực kì hữuhiệu quản lí tình hình sản xuất, tạo động lực giúp công nhân tăng NSLĐ đảmbảo tiến độ giao hàng

2.2.2.2 Phân tích tình hình thực hiện mức

Tại phân xưởng nhựa có một nhân viên chuyên làm công tác thống kêNSLĐ, công việc này bao gồm: nhận từ trưởng ca tài liệu thống kê NSLĐ củatất cả công nhân trong ca đó sản xuất mặt hàng nào, máy nào, số sản phẩm đạtchất lượng bao nhiêu

Tuy tình hình sản xuất được ghi chép lại rất đủ nhưng chỉ dùng để theo dõilệnh sản xuất, xem cần sản xuất thêm một mặt hàng nào đó hay dừng lại không sảnxuất nữa Còn phân tích tình hình thực hiện mức chưa có nhân viên nào đảm nhận,

số liệu thống kê xong không được khai thác triệt để xem công nhân hoàn thành mứchay không, NSLĐ có biến động theo chiều hướng nào

Trang 30

Tập trung phân tích khả năng hoàn thành Msl mà công ty quy định cho côngnhân vận hành máy ép nhựa và công nhân dán dây gioăng Xương yên K27A thôngqua chụp ảnh ngày làm việc Đối với BCV vận hành máy ép nhựa chọn 1 công nhân

để chụp ảnh ngày làm việc, tiến hành chụp ảnh liên tiếp 3 ngày với 3 ca làm việc.Đối BCV dán dây gioăng chọn 1 công nhân tiến hành chụp ảnh, chụp ảnh liên tiếp 3ngày với 3 ca làm việc Cả hai công nhân này đều là lao động trung bình tiên tiếndựa vào bảng chấm công của xưởng nhựa, đánh giá khách quan của trưởng ca đây là

2 công nhân luôn đạt NSLĐ từ mức trung bình trở lên, ý thức kỷ luật tốt

Đối BCV vận hành máy ép nhựa sản xuất Xương yên K27A đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân Lê Văn Hùng

Ngày thứ nhất (7/04/2014): Tình hình sản xuất không ổn định do công nhân

phải dọn dẹp chung toàn xưởng rồi mới làm công việc của mình, máy móc ổn định(phiếu chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 2.1)

Bảng 2.3: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Lê Văn Hùng 7/04/2014

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Từ đó tính ra được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thông qua bảng sau:

Bảng 2.4: Phân tích hiệu quả sử dụng thời gian làm việc công nhân Lê Văn

Hùng 7/04/2014

Kci (15+389+15+28)/480 0.9312

Trang 31

KLP 33/480 6.875%

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Kci=0.9312 ở mức cao, do LP không nhiều chiếm 6.875%, nên TN ở mứctrung trung bình 81.04%, để tăng TN thì cần giảm LP, LP do công nhân chiếmkhông đáng kể chủ yếu do tổ chức sắp xếp lịch trình dọn dẹp không đúng, vào 30phút đầu ca sản xuất Với TN chiếm 82.08 % đối BCV vận hành máy như vậy làthấp vì thông thường công nhân có thể đi vào sản xuất luôn nhưng công nhân nàyphải quét dọn trước ca làm việc và đây cũng là công nhân sản xuất ca đầu tiên nênmất thời gian khởi động máy

Đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân trong ca làm việc này

Msl hiện đang áp dụng là: Msl= 321 sản phẩm/ca

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt Icb = = = 1.14 => hoànthành vượt mức Như vậy trong ca sản xuất này công nhân Lê Văn Hùng vượt 14%

Ngày thứ hai (8/04/2014): máy móc không ổn định, thông số kỹ thuật không

gặp sự cố trong quá trình sản xuất (phiếu chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 2.2)

2.5: Bảng tổng hợp thời gian hao phí công nhân Lê Văn Hùng 8/04/2014

Trang 32

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Từ đó tính ra được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thông qua bảng sau:

Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả sử dụng thời gian làm việc công nhân Lê Văn

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Trong ca làm việc PV chỉ là 3 phút, vì chủ yếu PV trùng với thời gian chínhnên khi PV tính riêng chỉ là 3 phút Kci=0.9792 cao do LP chiếm tỉ lệ nhỏ 2.08% do

đó TN lớn chiếm 90% Tuy nhiên con số trên chưa phản ánh thực tế hiệu quả sửdụng TGLV bởi lẽ LP chiếm 2.08% là LP trông thấy còn LP không trông thấychiếm nhiều, LP không trông thấy như công nhân vừa làm việc vừa nói chuyện, gặptrục trặc kỹ thuật nhưng công nhân vẫn làm, tuy nhiên công nhân bị phân tâm ảnhhưởng đến thao tác lao động

Ca đó thành phần nhựa thay đổi nhưng trưởng ca không biết vẫn đặt thông số

kỹ thuật cũ dẫn số sản phẩm hỏng nhiều, khi công nhân cần chỉnh lại thông số kỹthuật thì trưởng ca và kỹ thuật viên đều bận làm công việc khác nên công nhân phảimất thời gian đi tìm người khắc phục sự cố cho máy vì vậy gây LP thời gian doxưởng nhựa không báo trước cho trưởng ca biết về vấn đề NVL thay đổi để trưởng

ca để ý hơn đến máy đó LP chủ yếu từ phí tổ chức, công nhân chỉ góp phần nhỏ

Đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân trong ca làm việc này

Trang 33

Msltt= = 322 sản phẩm/ca

Msl hiện đang áp dụng là: Msl= 321 sản phẩm/ca

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt Icb = = = 1.003 => hoànthành vượt mức, nhưng coi như hoàn thành bằng mức Như vậy trong ca sản xuấtnày công nhân Lê Văn Hùng vượt 0.3% coi như đạt ngang bằng với Msl quy định

Ngày thứ 3 (9/04/2014): Tình hình sản xuất ổn định, máy móc không gặp sự

cố trong quá trình sản xuất (phiếu chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 2.3)

Bảng 2.7: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Lê Văn Hùng 9/04/2014

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Từ đó tính ra được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thông qua bảng sau:

Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng thời gian làm việc công nhân Lê Văn

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Đây là ca sản xuất lý tưởng nhất khi rơi vào giữa các các ca đang sản xuất mặthàng này nên không mất thời gian khởi động máy, thời gian chỉnh máy do thànhphần nhựa thay đổi Kci=0.9938 cao gần như tuyệt đối vì LP rất thấp 0.625% dẫnđến TN chiếm tỷ lệ cao 91.46% Đây là trường hợp lý tưởng nhất mà tất cả công

Trang 34

nhân vận hành máy ép sản phẩm Xương yên K27A đều mong đợi, tuy nhiên dù làcông nhân chăm chỉ, thao tác nhanh cũng không thể tránh khỏi trường hợp 1 và 2nên khi tính ra Msl tính đến cả 3 trường hợp xảy ra.

Đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân trong ca làm việc này

Tổng số sản phẩm trong ca: 401 sản phẩm

Thời gian TN: 439 phút

Thời gian trong định mức: 477 phút

Thời gian hao phí thực tế hoàn thành một sản phẩm:

Mtgtt = = 71.37 giây/sản phẩm

Msltt= = 404 sản phẩm/ca

Msl hiện đang áp dụng là: Msl= 321 sản phẩm/ca

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt Icb = = = 1.26 -> hoànthành vượt mức Như vậy trong ca sản xuất này công nhân Lê Văn Hùng vượt 26%,vượt so với mức rất nhiều

Nhận thấy công nhân Lê Văn Hùng trong cả 3 ca làm việc đều hoàn thànhvượt mức, không chỉ có công nhân này hoàn thành vượt mức như vậy mà tất cảcông nhân đảm nhiệm công việc này đều sản xuất vượt mức như vậy Ban giám đốccần xem xét xây dựng lại Msl quy định cho công nhân làm BCV này

Đối BCV dán dây gioăng đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân Nguyến Thị Ngần

Ngày thứ nhất (10/04/2014)( phiếu chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 2.4)

Bảng 2.9: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Nguyễn Thị Ngần 10/04/2014

Trang 35

LPkt 0

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Từ đó tính ra được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thông qua bảng sau:

Bảng 2.10: Phân tích hiệu quản sử dụng thời gian làm việc công nhân Nguyễn

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Kci=0.975 ở mức cao, do LP không nhiều chiếm 2.5%, tuy TN ở mức rất thấp56.88%, do thời gian PV nhiều, LP không trông thấy rất nhiều như nói chuyện riêngtrong giờ làm việc; đi vệ sinh, đi lấy dụng cụ mất nhiều thời gian do công nhân làmthủ công không liên quan đến máy móc nên thao tác rất lề mề

Đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân trong ca làm việc này

Tổng số sản phẩm trong ca: 364 sản phẩm

Thời gian TN: 273 phút

Thời gian trong định mức: 468 phút

Thời gian hao phí thực tế hoàn thành một sản phẩm:

Mtgtt = = 77.14 giây/sản phẩm

Msltt= = 373 sản phẩm/ca

Msl hiện đang áp dụng là: Msl= 241 sản phẩm/ca

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt Icb = = = 1.55 => hoànthành vượt mức Như vậy trong ca sản xuất này công nhân Nguyễn Thị Ngần vượtmức 55%, vượt xa so với mức rất nhiều

Ngày thứ 2 (11/04/2014)( phiếu chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 2.5)

Bảng 2.11: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Nguyễn Thị Ngần 11/04/2014

(đơn vị: phút)

Kí hiệu Thời gian hao phí thực tế

Trang 36

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Từ đó tính ra được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thông qua bảng sau:

Bảng 2.12: Phân tích hiệu quản sử dụng thời gian làm việc công nhân

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Kci=0.9708 cao do LP chiếm tỉ lệ nhỏ 2.92%, tuy nhiên TN rất thấp chỉ chiếm55.83% do PV chiếm tỉ lệ cao, LP không trông thấy nhiều Tuy nhiên, con số trênchưa phản ánh thực tế hiệu quả sử dụng TGLV bởi lẽ LP chỉ chiếm 2.92% là LPtrông thấy còn LP không trông thấy chiếm nhiều do công nhân vừa làm vừa nóichuyện riêng, những công việc mang tính chất PV, CK làm rất chậm

Đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân trong ca làm việc này

Tổng số sản phẩm trong ca: 357 sản phẩm

Thời gian TN: 268 phút

Thời gian trong định mức: 466 phút

Thời gian hao phí thực tế hoàn thành một sản phẩm:

Mtgtt = = 78.32 giây/sản phẩm

Msltt= = 368 sản phẩm/ca

Msl hiện đang áp dụng là: Msl= 241 sản phẩm/ca

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt Icb = = = 1.53 -> hoànthành vượt mức Như vậy trong ca sản xuất này công nhân Nguyễn Thị Ngần vượt

Trang 37

mức 53%, vượt xa so với mức rất nhiều.

Ngày thứ ba (12/04/2014) ( phiếu chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 2.6)

Bảng 2.13: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Nguyễn Thị Ngần 12/04/2014

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Từ đó tính ra được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thông qua bảng sau:

Bảng 2.14: Phân tích hiệu quản sử dụng thời gian làm việc công nhân

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Kci=0.9833 rất cao vì LP thấp 2.08 % dẫn đến TN, tuy nhiên TN chiếm tỷ lệrất thấp 58.75% do LP không trông thấy nhiều, cũng như PV chiếm tỷ trọng cao33.54% LP chiếm 2.08 % thấp tuy nhiên chưa phản ảnh đầy đủ bởi vì đây chỉ là

LP trông thấy, LP không trông thấy rất nhiều như công nhân nói chuyện trong lúclàm việc làm chậm thao tác, những công việc PV làm chậm lề mề

Đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân trong ca làm việc này

Tổng số sản phẩm trong ca: 376 sản phẩm

Thời gian TN: 282 phút

Thời gian trong định mức: 472 phút

Thời gian hao phí thực tế hoàn thành một sản phẩm:

Mtgtt = = 75.32 giây/sản phẩm

Trang 38

Msltt= = 382 sản phẩm/ca

Msl hiện đang áp dụng là: Msl= 241 sản phẩm/ca

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt Icb = = = 1.59 -> hoànthành vượt mức Như vậy trong ca sản xuất này công nhân Nguyễn Thị Ngần vượtmức 59%, vượt so với mức rất nhiều

Nhận thấy công nhân Nguyễn Thị Ngần trong cả 3 ca làm việc đều hoànthành vượt mức, không chỉ có công nhân này hoàn thành vượt mức như vậy mà tất

cả công nhân đảm nhiệm công việc này đều sản xuất vượt mức như vậy Ban giámđốc cần xem xét xây dựng lại Msl quy định cho công nhân làm BCV này

Đánh giá chung tình hình thực hiện mức

Qua hai BCV làm bằng tay- máy và bằng tay nhận thấy thực trạng công tácĐMLĐ của công ty hiện nay tất cả các Msl hiện đang áp dụng quá thấp với khảnăng thực tế của công nhân rất nhiều, khả năng hoàn thành vượt mức của công nhânkhoảng 0.3-59% Công ty cần tiến hành xây dựng lại tất cả Msl quy định cho côngnhân, chính vấn đề này dẫn đến công ty thường xuyên chịu lỗ khi đi vào sản xuấtthực tế, khó cạnh tranh trên thị trường Tất cả vấn đề trên do công ty không quantâm đúng mức công tác ĐMLĐ

2.2.2.3 Sửa đổi mức

Công tác sửa đổi MLĐ tại phân xưởng nhựa diễn ra chậm 2 năm tiến hànhĐMLĐ lại toàn thể các công việc một lần Chính điều đó làm mất đi ý nghĩa côngtác ĐMLĐ không còn tác dụng đúng như bản chất của nó do số công nhân đạt đượcmức quá cao

Công ty cần tiến hành xây dựng lại MLĐ cho toàn bộ các công việc nhưngphải đảm bảo dựa trên điều kiện TC-KT tại công ty, vì đặc điểm của công ty là đưa

ra quy định nhưng sau đó Ban giám đốc không quản lý tốt dẫn tình trạng công nhânviên không thực hiện theo

2.3 Định mức lao động và một số vấn đề quản lý sản xuất tại phân xưởng nhựa công ty TNHH Phong Nam

2.3.1 Định mức kỹ thuật lao động với công tác tiền lương

Lương cho công nhân sản xuất trực tiếp gồm hai phần: lương theo sản phẩm(đối công nhân vận hành máy ép nhựa, hoàn thiện sản phẩm, tổ hộp kẹo, tổ dập quaithùng sơn) + lương hành chính (công việc dọn dẹp, công việc thay khuôn)

Trang 39

Đối công việc làm hành chính như thay khuôn: Quản đốc phân xưởng lấylương một ngày công trong thang bảng lương 280,000 đồng/ngày chia cho 8 giờmột ca ra được 35,000 đồng/giờ lấy đó làm ĐG khoán cho khuôn bé, còn đối khuôn

to ước chừng thời gian thay gấp đôi nên quy định ĐG thay khuôn to là 70,000 đồng/khuôn Việc xác ĐG như vậy là không chính xác khi chỉ dựa trên trọng lượng khuôn

mà phải dựa trên mức độ phức tạp của khuôn đó vì có những khuôn bé nhưng thờigian thay lâu hơn khuôn to Công ty cần tiến hàng khảo sát lại tình hình công việc

để xác định ĐG khoán cho công việc thay khuôn được tốt hơn

Đối với công việc dọn dẹp trưởng ca ghi chép lại số giờ dọn dẹp trong mộttháng của công nhân, số giờ đó được nhân với lương cấp bậc của công nhân đótrong thang bảng lương, tuy nhiên công việc dọn dẹp rất vất vả trong khi đó công ty

áp dùng hình thức trả lương hành chính theo doanh thu, tức là doanh thu cao thìlương hành chính cao, còn doanh thu thấp thì lương hành chính sẽ thấp, chính vì lý

do vậy mà công nhân không mặn mà với công việc dọn dẹp dẫn đến công nhânkhông nhiệt tình chất lượng dọn dẹp kém, sẽ tăng thêm thời gian dọn dẹp, gây LPthời gian, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

Khi tính lương Ban giám đốc căn cứ tiền công một ngày để công nhân đủ khảnăng chi trả cuộc sống từ 110,000-160,000 đồng/ngày Lấy tiền công này chia choMsl ra ĐG khoán ĐG khoán này còn được tính toán dựa trên kết cấu giá thành để

có lợi nhuận Tóm lại khi xác định ĐG Ban giám đốc dựa 2 yếu tố sau: mức lươngcông nhân đủ trang trải cuộc sống và khả năng sinh lời khi yếu tố khác là tương đối

cố định, lương là yếu tố biến đổi Hiện tại công ty đang trả ĐG cao giả tạo vì trênthực tế công nhân sản xuất vượt mức Msl quy định rất nhiều, thực trạng này mộtphần do từ phía công ty quy định mức lương trả cho công nhân một ngày quá thấpkhoảng 110,000-160,000 đồng/ngày, trong khi đó xưởng nhựa môi trường làm việcđộc hại, nóng nực, mất quá nhiều sức, chính vì lý do vậy mà khi Ban giám đốc chocông nhân làm thử để xác định ĐG khoán thì công nhân đã không trung thực làmchậm hơn so với khả năng thực tế rất nhiều với mong muốn sau khi ĐG xây dựngxong tiền lương một ngày không phải từ 110,000-200,000 đồng/ngày mà phải tănglên 160,000-200,000 đồng/ngày Vậy nên công ty cần xem xét lại mức lương có thểtrả cho công nhân một ngày dựa khối lượng công việc và khả năng chi trả cho cuộcsống vì đa phần công nhân xưởng nhựa có con nhỏ chi phí sinh hoạt cao.(bảng đơngiá khoán phụ lục 5)

Bảng 2.15: Cách xác định đơn giá khoán

Trang 40

1 ngày công ( giây)

Sp/1 ca (chiếc)

ĐG (đồng /1sp) Thành tiền

(đồng) số công

Tổng lương 1tháng (đồng)

(Nguồn: Phòng thống kê xưởng nhựa)

Công việc này do phòng kế toán xác định, Ban giám đốc khống chế lương chocông nhân một ngày chỉ được dao động trong khoảng từ 110,000-160,000 đồng/ngày, khi các yếu tố về NVL, khấu hao, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lí, cóthể xác ước chừng được trước, còn chi phí về lương Ban đầu đối với công nhân vậnhành máy ép nhựa quy định tiền công một ngày khoảng 120,000 đồng/ngày, từ đólấy 120,000/Msl=374 đồng/sản phẩm, lắp ĐG này vào giá thành nhận thấy có lãi,nên tăng ĐG nên cho công nhân thành 385 đồng/sản phẩm nắp lại giá thành nhậnthấy vẫn có lãi nên quyết định lấy 385 đồng/sản phẩm làm ĐG chính thức ĐG nàynhân với Msl ra lương một ngày là 123,542 đồng/ngày Một tháng công nhân chỉđược nghỉ chủ nhật nên có 26 công thành lương một tháng là 3,212,098 đồng/tháng

Cách xác định ĐG cho công nhân dán dây gioăng cũng tương tự như côngnhân vận hành máy ép nhựa, tuy nhiên mức lương ban đầu đưa ra là 160.000đồng/ngày, vì Ban giám đốc cho rằng công việc hoàn thiện vất vả hơn do thườngxuyên tiếp xúc với keo độc hại, với quy trình xác định ĐG tương tự như công nhânvận hành máy ép nhựa ra được ĐG 660 đồng/sản phẩm, từ đó lương một tháng củacông nhân làm công việc này là 4,129,840 đồng/tháng Việc lương của công nhânhoàn thiện cao hơn công nhân vận hành máy ép nhựa là chính xác vì ngoài điềukiện môi trường độc hại hơn thì công nhân dán dây gioăng bản chất công việc nhàmchán, đơn điệu, nếu không trả lương cao công nhân này thì họ dễ xin nghỉ việc khókhăn cho công ty khi tìm nhân viên mới thay thế

2.3.2 Định mức kỹ thuật lao động với tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm

Ngày đăng: 15/09/2015, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w