Hoàn thiện phương pháp xây dựng mức lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác ĐMLĐ tại phân xưởng nhựa Công ty TNHH Phong Nam (Trang 44 - 51)

Công việc này thực hiện sau khi cán bộ làm công tác này am hiểu đầy đủ tất cả vấn đề về sản xuất, nhân sự, kế toán, kế hoạch thì sẽ quyết định chọn phương pháp ĐMLĐ phù hợp nhất.

Với tình hình sản xuất hiện tại của công ty phương pháp ĐMLĐ phân tích khảo sát là phù hợp nhất. Vì công ty không có đủ tài liệu về HPTGLV mà chỉ có tài liệu về thông số kỹ thuật được đúc kết thông qua quá trình làm việc thực tế. Công tác này tại công ty cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Phận tích kết cấu BCV thành bộ phận hợp thành về mặt lao động và mặt công nghệ, loại bỏ bộ phận thừa sao cho hình thành bộ phận BCV hợp lý nhất (phụ lục 3.1)

Đối BCV vận hành máy ép nhựa

cần có thao tác, động tác, cử động để hoàn thiện sản phẩm

Bộ phận hợp thành BCV về mặt công nghệ là 1: vì trong khoảng thời gian này công nhân chỉ cần chờ sản phẩm được làm mát và sản phẩm đẩy ra

Đối BCV dán dây gioăng

Chỉ có bộ phận hợp thành BCV về mặt lao động vì đây là công việc làm hoàn toàn bằng tay bao gồm 5 thao tác 1,2,3,4,5

Bước 2: Phân tích yếu tố ảnh hưởng HPTG

Đối BCV vận hành máy ép nhựa

Để vận hành máy sản xuất Xương yên K27A công nhân cần phải am hiểu quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, máy móc thiết bị, thông số kỹ thuật, đã có kinh nghiệm làm các sản phẩm nhựa khác tại xưởng nhựa. Vì sản phẩm Xương yên K27 có trọng lượng lớn phải làm quen với sản phẩm khác có trọng lượng bé hơn thì mới làm được sản phẩm này.

Để làm công việc này cần có: 2 dao gọt via vì mỗi dao dùng gọt các vị trí khác nhau, bàn dưỡng sản phẩm gồm 10 con dưỡng, số con dưỡng không thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn vì liên quan tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bàn thao tác để bu lông, móc khóa và bàn để BTP.

Chế độ làm việc tối ưu: Cần chọn công nhân hiểu về thông số kỹ thuật có thể tự cài đặt thông số tối ưu nhất mà không cần nhờ đến trưởng ca hoặc kỹ thuật viên. Vì vậy chọn công nhân nam đứng máy là phù hợp nhất.

TC-PV hợp lý nhất: Công nhân chỉ cần phải xếp sản phẩm lên xe, khi xe để đủ sản phẩm sẽ có công nhân PV mang xe đẩy ra ngoài và lấy thêm một xe trống vào để công nhân xếp sản phẩm lên. Hơn nữa, công nhân chính không phải kiểm tra NVL công việc đó để cho công nhân PV làm. NVL không nên mang ra quá nhiều như hiện tại, việc lấy sẵn quá nhiều làm không gian làm việc công nhân đứng máy trở lên ngột ngạt, khó khăn việc di chuyển. Cần sửa lại bàn thao tác đã xuống cấp, những bàn thao tác không cần di chuyển ra vị trí khác lấy diện tích công nhân thao tác dễ dàng

Nên di chuyển một máy cũng sản xuất Xương yên loại khác sang phía cuối xưởng bởi việc cả hai máy cùng sản xuất Xương yên gần nhau dẫn đến không có không gian để sản phẩm, trong khi phía cuối xưởng bên kia không gian trống còn rất nhiều. Việc di chuyển này khá đơn giản không cần di chuyển cả máy mà chỉ cần

di chuyển khuôn mà khuôn đã có trục cẩu di chuyển. Việc sắp xếp bố trí máy móc hợp lý mang lại hiệu quả rất cao vì nhiều lúc do không có không gian để sản phẩm một trong hai máy sản xuất Xương yên phải dừng sản xuất.

Công việc dọn dẹp tổng thể không nên cho thực hiện trong ca làm việc mà nên chuyển sang ca cuối cùng ngày thứ 7, tức kết thúc vào 6 giờ sáng chủ nhật sẽ không ảnh hưởng công việc sản xuất những ngày bình thường khác trong tuần.

Đối BCV dán dây gioăng Xương yên K27A

Trình độ lành nghề công nhân cần có: BCV này chỉ có công nhân nữ mới làm được do BCV này làm bằng tay cần đòi hỏi sự kiên nhẫn nên nam giới không làm được. Chọn những công nhân có thao tác nhanh, ý thức kỷ luật tốt không làm việc riêng trong giờ làm việc. Vì hiện tại, trong tổ hoàn thiện sản phẩm chủ yếu công nhân nữ nhiều tuổi, sức vóc bé nên thao tác chậm, công ty cần xem xét tuyển lại lao động trẻ, sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn.

Máy móc, thiết bị cần dùng: không cần dùng đến máy móc, chỉ cần dùng dụng cụ thủ công đơn giản dùi và kéo.

TC-PV NLV: cần quy định công nhân PV mang đến tận nơi cho công nhân chính dây gioăng từ kho, việc lấy BTP từ khu vực máy ép Xương yên cần cho công nhân PV mang ra, công nhân chính chỉ cần dán dây gioăng và kiểm tra sản phẩm một lần trước khi xuất hàng.

Bước 3: Tạo điều kiện TC-KT đúng như quy định tại phân xưởng nhựa chọn công nhân làm thử

Phải là công nhân có thái độ hợp tác, tuân thủ kỷ luật lao động để làm thử, đây chính vấn đề công ty đang gặp khó khăn, muốn cho công nhân làm thử để biết khả năng thực tế của công nhân nhưng công nhân không trung thực, vậy nên cần chấn chỉnh lại lại tư tưởng cho công nhân thực hiện nghiêm túc, những công nhân cố tình làm thử không đúng với năng lực thực tế chịu trách nhiệm kỉ luật trước Ban giám đốc

Sau khi công nhân đó thao tác thành thạo, cường độ ổn định sẽ tiến hành chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việc.

3.2. 1. Hoàn thiện các phương pháp khảo sát thời gian làm việc

3.2.1.1. Chụp ảnh ngày làm việc (mẫu phiếu chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 7.1) Bước 1: Chuẩn bị chụp ảnh

Xác định đối tượng chụp ảnh: Đối với BCV vận hành máy ép nhựa chọn công nhân Lê Văn Hùng, còn BCV dán dây gioăng chọn công nhân Nguyễn Thị Ngần vì đây là hai lao động trung bình tiên tiến NSLĐ của họ luôn trên mức trung

bình so với những công nhân khác sản xuất mặt hàng này, có ý thức kỉ luật lao động, chăm chỉ làm việc với mỗi BCV chụp ảnh 3 lần đảm bảo tính đại diện.

Trước khi tiến hành chụp ảnh giải thích cho công nhân hiểu mục đích chụp ảnh, để họ không thắc mắc ảnh hưởng đến công việc. Chuẩn bị dụng cụ chụp ảnh như máy quay, bút, giấy. Chọn vị trí dễ quan sát mà lại không ảnh hưởng đến công việc của công nhân.

Bước 2: Tiến hành chụp ảnh

Ghi chép đầy đủ HPTG lao động từ lúc bắt đầu ca làm việc cho đến kết thúc ca, cần tập trung cao độ mới ghi chép được đầy đủ và chính xác các hoạt động của công nhân.

Bước 3: phân tích tổng hợp phiếu chụp ảnh

•Kiểm tra, đính chính thông tin trên phiếu xem có gì sai sót không như thông tin về công nhân, số sản phẩm công nhân đạt được trong ca làm việc.

•Đối với từng nội dung quan sát để xác định độ dài HPTG bằng cách lấy thời gian kết thúc công việc đó trừ đi thời gian kết thúc công việc trước đó.

•Tổng hợp HPTG cùng loại cộng với nhau, tính tỷ trọng thời gian từng loại theo phiếu, Tính HPTG trung bình cùng loại các ngày chụp ảnh thành bảng tổng hợp hao phí thời gian lao động (mẫu bảng phụ lục7.2)

Cách xác định hiệu quả sử dụng TGLV như sau:

Kci = KTN = Klp= Y= X=

Trong đó:

X: Là tỷ lệ phần trăm thời gian LP khắc phục được Y: Là tỷ lệ NSLĐ tăng lên do tiết kiệm x% thời gian LP

3.2.1.2. Bấm giờ bước công việc (mẫu phiếu phụ lục 7.3) Bước 1: Xác định mục đích bấm giờ

•Lựa chọn đối tượng bấm giờ đối BCV vận hành máy ép nhựa chọn công nhân Lê Văn Hùng, còn BCV dán dây gioăng chọn công nhân Nguyễn Thị Ngần đây là 2 lao động trung bình tiến tiến, theo quan sát NSLĐ bộ phận thống kê 2 công nhân này có NSLĐ trên mức trung bình, tuân thủ kỷ luật, có thái độ làm việc hợp tác.

•Chuẩn bị phương tiện bấm giờ bao gồm: đồng hồ bấm giây và phiếu ghi chép đã được thiết kế sẵn

•Xác định số lần bấm giờ cần thiết cần xem bảng đã được quy định ( phụ lục 1.2)

Đối BCV vận hành máy ép nhựa là phương pháp thủ công nửa cơ khí với lượng thời gian hoàn thành thao tác chủ yếu từ 10-30 giây nên số lần bấm giờ là 30 lần

Đối BCV dán dây gioăng là phương pháp thủ công tuy không có trong bảng quy định số lần bấm giờ nhưng để đảm bảo độ chính xác nên bấm giờ là 30 lần.

•Chọn thời điểm bấm giờ vào lúc nhịp độ sản xuất ổn định, giữa thời gian TN

Bước 2: Tiến hành bấm giờ

Người quan sát ghi lại thông tin bấm giờ vào các cột trong phiếu đã được thiết kế sẵn, cần tập trung cao độ quan sát phân biệt được gianh giới giữa các bộ phận hợp thành BCV.

Bước 3: Tổng hợp phiếu bấm giờ

•Xác định thời gian thực hiện bộ phận BCV

•Kiểm tra hệ số ổn định Kođ = Tmax: Giá trị lớn nhất của dẫy số bấm giờ Tmin: Giá trí nhỏ nhất của dãy số bấm giờ

Nếu như chênh lệch giữa các giá trị trong dãy càng nhỏ thì độ chính xác càng cao Để biết dãy số có được chấp nhận hay không so sánh (phụ lục 4)

Kođtt ≤ Kođtc (Kođtc xem phụ lục 1.1) ( so sánh giữa Kođtt và Kođtc xem phụ lục 4)

Nếu Kođtt ≤ Kođtc: dãy số được coi là ổn định => chọn

Nếu Kođtt ≥ Kođtc: phải loại ra khỏi dãy số giá trị Max và Min xa nhất dãy số Nếu Kođtt ≥ Kođtc: số lần bấm giờ bị loại lớn hơn 20% số lần bấm giờ của dãy thì cần tiến hành khảo sát lại để đảm bảo độ chính xác

•Tính thời gian trung bình để hoàn thành thao tác Tj =

Trong đó ti: là từng số hạng trong dãy bấm giờ (đây là số hạng không bị loại khỏi dãy)

TNsp =

Trong đó m: là số thao tác trong BCV

3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu thời gian làm việc

Đối BCV vận hành máy ép nhựa (công nhân Lê Văn Hùng)

Bảng 3.2: Tổng hợp thời gian hao phí 3 ngày quan sát công nhân Lê Văn Hùng (kết quả chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 2.1, 2.2, 2.3)

Kí hiệu Thời gian hao phí thực tế TGHP trung

bình một ca Ngày 7/04/2014 Ngày 8/04/2014 Ngày 9/04/2014 CK 15 5 4 8 TN 389 432 439 420 PV 15 3 3 7 Trong đó PVkt 10 0 0 3.33 PVtc 5 3 3 3.67 NC 28 30 31 29.67 LP 33 10 3 15.33 Trongđó LPcn 3 5 3 3.67 LPtc 30 5 0 11.66 LPkt 0 0 0 0 Tổng 480 480 480 480

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Bảng 3.3: Bảng Cân đối thời gian hao phí công nhân Lê Văn Hùng

hiệu

Thời gian hao phí thực tế

Thời gian dự tính Chênh lệch

Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt

đối Tương đối

CK 8 1.67 5 1.04 +3 1.6 TN 420 87.5 427 88.96 -7 0.98 PV 7 1.46 3 0.63 +4 2.33 NC 29.67 6.18 45 9.37 -15.33 0.66 LP 15.33 3.19 0 0 +15.33 - Tổng 480 100 480 100 0 1

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Tổng hợp kết quả chụp ảnh ngày làm việc và quan sát thực tế, thì cơ cấu TGHP trong ca hợp lý nhất là:

PV=3 phút NC=45 phút LP=0

TN= Tca- CK- PV-CN= 427 phút

Kết hợp kết quả bấm giờ (phụ lục 4.1) TNsp= 69.13 giây/sản phẩm Do đó Mtg cho BCV này là:

Mtg= 69.13* = 77 .71 giây/sản phẩm Msl= = 371 sản phẩm/ca

Đây chính là Msl cần được quy định cho công nhân vận hành máy ép nhựa khi đã tính đến đầy đủ điều kiện TC-KT tại phân xưởng nhựa.

Đối BCV hoàn thiện sản phẩm( Nguyễn Thị Ngần)

Bảng 3.4: Tổng hợp thời gian hao phí 3 ngày quan sát công nhân Nguyễn Thị Ngần (kết quả chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 2.4, 2.5, 2.6)

Kí hiệu Thời gian hao phí thực tế TGHP trung

bình một ca Ngày 10/04/2014 Ngày 11/04/2014 Ngày 12/04/2014 CK 23 30 19 24 TN 273 268 282 274.3 PV 164 156 161 160.3 Trong đó PVkt 91 89 87 89 PVtc 73 67 74 71.3 NC 8 12 10 10 LP 12 14 8 11.4 Trongđó LPcn 12 14 8 11.4 LPtc 0 0 0 0 LPkt 0 0 0 0 Tổng 480 480 480 480

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Bảng 3. 5: Cân đối thời gian hao phí công nhân Nguyễn Thị Ngần

hiệu

Thời gian hao phí thực tế

Thời gian dự tính Chênh lệch

Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt

đối

Tương đối

CK 24 5 15 3.13 +9 1.6

PV 160.3 33.4 160 33.33 +0.3 1.002

NC 10 2.08 10 2.08 0 1

LP 11.4 2.37 0 0 +11.4 -

Tổng 480 100 480 100 0 1

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Dựa vào kết quả chụp ảnh ngày làm việc và quan sát thực tế, thì cơ cấu TGHP trong ca hợp lý nhất là: CK=15 phút PV=160 phút NC=10 phút LP=0 TN= Tca- CK- PV-CN= 295 phút

Kết hợp kết quả bấm giờ (phụ lục 4.2) TNsp= 45.31 giây/sản phẩm Do đó Mtg cho BCV này là:

Mtg= 45.31* = 73.72 giây/sản phẩm Msl= = 391 sản phẩm/ca

Đây chính là Msl cần được quy định cho công nhân dán dây gioăng khi đã tính đến đầy đủ điều kiện TC-KT tại phân xưởng nhựa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác ĐMLĐ tại phân xưởng nhựa Công ty TNHH Phong Nam (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w