Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại phân xưởng nhựa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác ĐMLĐ tại phân xưởng nhựa Công ty TNHH Phong Nam (Trang 25 - 37)

nhựa công ty TNHH Phong Nam

2.2.1. Các dạng mức lao động

Trong 2 dạng mức trình bày sau đây thì chuyên đề tập trung nghiên cứu Msl quy định cho công nhân làm BCV vận hành máy ép và BCV dán dây gioăng Xương yên K27A.

2.2.1.1. Mức sản lượng

Msl áp dụng cho công nhân vận hành máy ép nhựa, công nhân hoàn thiện sản phẩm, công nhân dập quai thùng sơn và công nhân tổ hộp kẹo.

Đối với công nhân vận hành máy ép nhựa, mỗi công nhân đứng một máy và tùy vào sản phẩm mà công nhân được quy định mỗi ca cần đạt được bao nhiêu sản phẩm để kịp tiến độ giao hàng. Nếu trong một ca công nhân hoàn thành vượt hoặc bằng số sản phẩm được quy định thì là dấu hiệu tốt tiết kiệm được thời gian sản xuất, tuy nhiên công nhân không hoàn thành được số sản phẩm quy định trong một ca thì có nguy cơ nhỡ kế hoạch, do đặc điểm công ty sản xuất nhiều sản phẩm, nếu xảy ra trục trặc về kỹ thuật dẫn đến số sản phẩm hoàn thành trong một ca không đảm bảo theo quy định, một sản phẩm bị nhỡ kế hoạch ảnh hưởng sản phẩm khác bị nhỡ kế hoạch theo.

Msl hiện tại công ty đang áp dụng không được sử dụng để lập kế hoạch, do Msl không đúng với tình hình sản xuất thực tế, Msl không được dùng đúng với ý nghĩa của nó mà chỉ có tác dụng để xác định ĐG khoán, tuy nhiên Msl không chính xác dẫn đến tính ĐG khoán cũng không chính xác, ảnh hưởng rất lớn đến công tác lương và xác định thành phần giá thành sản phẩm, nhất là mặt hàng mới khi chưa đi vào sản xuất hàng loạt mà khách hàng đã yêu cầu xác định giá bán sản phẩm trước dẫn đến tình trạng lỗ khi đi vào sản xuất thực tế do phải trả cho chi phí nhân công cao hơn khi báo giá cho đối tác.

Tại công ty sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để ĐMLĐ. Công tác này chỉ cần tiến hành khi xuất hiện mặt hàng mới.

Cách xác định Msl

Có 2 cách xác định Msl:

Cách 1: cho công nhân chạy thử máy 200-300 sản phẩm, tìm ra thời gian trung

bình ép ra một sản phẩm, lấy 8 giờ một ca (tức 28.800 giây) chia cho thời gian ép ra một sản phẩm ra Msl như vậy là không đúng vì một ca có 8 giờ nhưng phải trừ đi thời gian PV, NC, CK, LP mới ra thời gian TN

Cách 2: đối mặt hàng chưa kịp chạy thử để xác định Msl, quản đốc sử dụng

bảng thống kê NSLĐ một số ca nhất định rồi tính trung bình làm Msl.

Trong thời gian chưa có Msl để tính ĐG khoán thì công nhân sẽ nhận lương hành chính nên động lực làm việc trong khoảng thời gian này không cao vì công nhân cho rằng làm nhiều hay làm ít đều như nhau.

Bảng 2.2: Mức sản lượng quy định

TT Bước công việc TG gia công ( giây) TG 1 ca ( giây) Sản phẩm /1 ca (chiếc) 1 Vận hành máy ép XY K27A 90 28.800 321

2 Dán dây gioăng XY K27A 120 28.800 241

(Nguồn: Phòng thống kê xưởng nhựa)

Đối với BCV vận hành máy ép nhựa

Msl được xác định theo cách 1: quản đốc phân xưởng theo dõi công nhân bất kì chạy thử 200-300 sản phẩm, theo dõi trên bảng thông số kỹ thuật thời gian ép ra một sản phẩm rồi tính thời gian trung bình ép ra một sản phẩm. Tiếp theo lấy 8 giờ (28.800 giây ) trong một ca làm việc là chia cho thời gian trung bình ép ra một sản phẩm làm Msl. Đó là 28.800/90=321 sản phẩm/ca. Trong cách tính trên cả hai thành phần tử và mẫu đều sai vì 8 giờ (28.800 giây) là thời gian một ca làm việc của công nhân chưa tính đến thời gian CK, PV, NC, LP để tìm ra thời gian TN của công nhân và 90 giây là thời gian trung bình ép ra một sản phẩm, quản đốc xác định bằng cách cho công nhân chạy thử một số sản phẩm nhất định tuy nhiên công nhân không trung thực khi biết đây là công việc nhằm xác định ĐG khoán nên công nhân làm chậm hơn so với khả năng thực tế dẫn đến TNsp sai.

Đối BCV dán dây gioăng

Msl được xác định theo cách 1: quản đốc cho công nhân bất kì làm thử 200- 300 sản phẩm , sau đó tính ra thời gian trung bình hoàn thành một sản phẩm, lấy

thời gian trong một ca 28.800 giây (8 giờ) chia cho thời gian trung bình hoàn thành một sản phẩm ra được Msl = 28.800/120 = 241 sản phẩm/ca.

Đối với BCV làm bằng tay như thế này khó xác định được thời gian hoàn thành một sản phẩm hơn là BCV vận hành máy ép nhựa làm bằng tay – máy. Cũng giống như BCV vận hành máy ép nhựa thì BCV dán dây gioăng thì cả TNca và TNsp đều không chính xác, TNca không đúng do lấy luôn 8 giờ làm TNca mà chưa trừ đi thời gian CK , PV, NC, LP của công nhân, TNsp không đúng do công nhân không trung thực trong quá trình chạy thử sản phẩm xác định Msl để xây dựng ĐG khoán.

2.2.1.2. Mức thời gian

Mức thời gian áp dụng cho công việc sau:

Công việc nhà xưởng khi quản đốc phân xưởng yêu cầu cả xưởng dừng sản xuất để dọn dẹp, tần suất dọn dẹp trong một tháng là 1 lần/tháng đối dọn dẹp và lau nền xưởng khoảng 2-3 giờ, còn dọn dẹp nhưng chỉ quét nền thì 1 lần/tuần khoảng 30 phút, số thời gian này tính vào lương hành chính, trung bình một công nhân số giờ nhận lương hành chính là 5 giờ/tháng.

Công việc thay khuôn trưởng ca yêu cầu những khuôn có trọng lượng nhỏ quy định thay không quá 60 phút, thay mỗi một khuôn nhỏ công nhân được 35.000 đồng. Đối khuôn có trọng lượng lớn trưởng ca quy định thay không quá 90 phút, thay mỗi khuôn to công nhân được 70.000 đồng. ĐG thay khuôn trên bao gồm cả tháo khuôn hiện tại, nắp khuôn mới lên.

Cách xác định Mtg

Đối công việc lau dọn toàn xưởng: với cả hai cách dọn dẹp theo tháng và tuần Quản đốc phân xưởng đều sắp xếp vào thời gian giao giữa 2 ca để số lượng công nhân dọn dẹp là nhiều nhất, quản đốc dựa kinh nghiệm từ nhiều lần dọn dẹp để quy định thời gian dọn dẹp chứ chưa dựa vào khối lượng công việc cần dọn dẹp dẫn tình trạng thời gian dọn dẹp có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn quy định. Việc không xác định được chính xác thời gian dọn dẹp dẫn đến ảnh hưởng tình hình sản xuất vì sau khi dọn dẹp công nhân phải quay lại sản xuất luôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối công việc thay khuôn quản đốc cho một kỹ thuật viên thành thạo công việc này thay 2 khuôn là khuôn trọng lượng bé và to, rồi bấm thời gian thay khuôn to mất 90 phút còn khuôn nhỏ mất 60 phút, rồi lấy luôn khoảng thời gian đó làm Mtg. Việc đưa Mtg này vào sản xuất là không đúng khi chỉ bấm thời gian một lần rồi áp dụng luôn, trong khi thực tế công nhân chỉ dùng hết 45 phút thay khuôn nhỏ,

75 phút thay khuôn to, đó là lao động bình thường, còn lao động thành thạo hơn mất ít thời gian hơn.

Việc xác định này theo kinh nghiệm chủ quan của Quản đốc phân xưởng khi chưa tính đến năng lực công nhân, sự khó khăn giữa các khuôn và máy khác nhau. Vì có khuôn to thay rất nhanh, trong khi có khuôn bé thay rất lâu do đường nước phức tạp, nhiều dây và linh kiện đi kèm, tuy là khuôn bé nhưng mức độ khó hơn cả thay khuôn to nên 60 phút là không đủ. Nên việc quy định Mtg chung cho 2 loại khuôn như vậy là không chính xác mà phải dựa vào mức độ phức tạp của từng loại khuôn, trình độ của công nhân.

2.2.2. Tổ chức thực hiện công tác Định mức lao động tại phân xưởng nhựa công ty TNHH Phong Nam

2.2.2.1. Đưa mức vào sản xuất

MLĐ tại xưởng nhựa chủ yếu có chức năng chính là dùng để xây dựng ĐG khoán tính lương cho công nhân trực tiếp . Mức xây dựng ĐG khoán và mức lập kế hoạch là khác nhau, do mức dùng xây dựng ĐG khoán công nhân được chọn làm thử không trung thực dẫn xác định mức sai, còn mức dùng lập kế hoạch bộ phận này đã thống kê NSLĐ của công nhân trong một khoảng thời gian nên đã rút ra kinh nghiệm.

Mức khi đưa vào sản xuất được công khai đảm bảo công nhân sản xuất mặt hàng nào đều nắm được. Ít khi sửa đổi mặc dù mức xác định sai do không đủ nhân lực khảo sát lại được HPTG làm việc, chủ yếu chú trọng vào tiến độ sản xuất để giao hàng mà không nhận thức được rằng mức là công cụ cực kì hữu hiệu quản lí tình hình sản xuất, tạo động lực giúp công nhân tăng NSLĐ đảm bảo tiến độ giao hàng.

2.2.2.2. Phân tích tình hình thực hiện mức

Tại phân xưởng nhựa có một nhân viên chuyên làm công tác thống kê NSLĐ, công việc này bao gồm: nhận từ trưởng ca tài liệu thống kê NSLĐ của tất cả công nhân trong ca đó sản xuất mặt hàng nào, máy nào, số sản phẩm đạt chất lượng bao nhiêu.

Tuy tình hình sản xuất được ghi chép lại rất đủ nhưng chỉ dùng để theo dõi lệnh sản xuất, xem cần sản xuất thêm một mặt hàng nào đó hay dừng lại không sản xuất nữa. Còn phân tích tình hình thực hiện mức chưa có nhân viên nào đảm nhận, số liệu thống kê xong không được khai thác triệt để xem công nhân hoàn thành mức hay không, NSLĐ có biến động theo chiều hướng nào.

Tập trung phân tích khả năng hoàn thành Msl mà công ty quy định cho công nhân vận hành máy ép nhựa và công nhân dán dây gioăng Xương yên K27A thông qua chụp ảnh ngày làm việc. Đối với BCV vận hành máy ép nhựa chọn 1 công nhân để chụp ảnh ngày làm việc, tiến hành chụp ảnh liên tiếp 3 ngày với 3 ca làm việc. Đối BCV dán dây gioăng chọn 1 công nhân tiến hành chụp ảnh, chụp ảnh liên tiếp 3 ngày với 3 ca làm việc. Cả hai công nhân này đều là lao động trung bình tiên tiến dựa vào bảng chấm công của xưởng nhựa, đánh giá khách quan của trưởng ca đây là 2 công nhân luôn đạt NSLĐ từ mức trung bình trở lên, ý thức kỷ luật tốt.

Đối BCV vận hành máy ép nhựa sản xuất Xương yên K27A đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân Lê Văn Hùng

Ngày thứ nhất (7/04/2014): Tình hình sản xuất không ổn định do công nhân phải dọn dẹp chung toàn xưởng rồi mới làm công việc của mình, máy móc ổn định (phiếu chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 2.1)

Bảng 2.3: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Lê Văn Hùng 7/04/2014 (đơn vị: phút)

Kí hiệu Thời gian hao phí thực tế

CK 15 TN 389 PV 15 Trong đó PVkt 10 PVtc 5 NC 28 LP 33 Trongđó LPcn 3 LPtc 30 LPkt 0 Tổng 480

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Từ đó tính ra được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thông qua bảng sau:

Bảng 2.4: Phân tích hiệu quả sử dụng thời gian làm việc công nhân Lê Văn Hùng 7/04/2014

Chỉ tiêu Phép tính Kết quả

Kci (15+389+15+28)/480 0.9312

KLP 33/480 6.875%

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Kci=0.9312 ở mức cao, do LP không nhiều chiếm 6.875%, nên TN ở mức trung trung bình 81.04%, để tăng TN thì cần giảm LP, LP do công nhân chiếm không đáng kể chủ yếu do tổ chức sắp xếp lịch trình dọn dẹp không đúng, vào 30 phút đầu ca sản xuất. Với TN chiếm 82.08 % đối BCV vận hành máy như vậy là thấp vì thông thường công nhân có thể đi vào sản xuất luôn nhưng công nhân này phải quét dọn trước ca làm việc và đây cũng là công nhân sản xuất ca đầu tiên nên mất thời gian khởi động máy.

Đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân trong ca làm việc này

Tổng số sản phẩm trong ca: 340 sản phẩm Thời gian TN: 389 phút

Thời gian trong định mức: 447 phút HPTG thực tế hoàn thành một sản phẩm: Mtgtt = = 78.88 giây/sản phẩm Msltt= = 365 sản phẩm/ca

Msl hiện đang áp dụng là: Msl= 321 sản phẩm/ca

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt Icb = = = 1.14 => hoàn thành vượt mức. Như vậy trong ca sản xuất này công nhân Lê Văn Hùng vượt 14%

Ngày thứ hai (8/04/2014): máy móc không ổn định, thông số kỹ thuật không gặp sự cố trong quá trình sản xuất (phiếu chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 2.2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5: Bảng tổng hợp thời gian hao phí công nhân Lê Văn Hùng 8/04/2014 (đơn vị: phút)

Kí hiệu Thời gian hao phí thực tế

CK 5

TN 432

PV 3

Trong đó PVkt 0

NC 30

LP 10

Trongđó LPcnLPtc 55

LPkt 0

Tổng 480

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Từ đó tính ra được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thông qua bảng sau:

Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả sử dụng thời gian làm việc công nhân Lê Văn Hùng 8/04/2014

Chỉ tiêu Phép tính Kết quả

Kci (5+432+3+30)/480 0.9792

KTN 432/480 0.9

Klp 10/480 2.08%

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Trong ca làm việc PV chỉ là 3 phút, vì chủ yếu PV trùng với thời gian chính nên khi PV tính riêng chỉ là 3 phút. Kci=0.9792 cao do LP chiếm tỉ lệ nhỏ 2.08% do đó TN lớn chiếm 90%. Tuy nhiên con số trên chưa phản ánh thực tế hiệu quả sử dụng TGLV bởi lẽ LP chiếm 2.08% là LP trông thấy còn LP không trông thấy chiếm nhiều, LP không trông thấy như công nhân vừa làm việc vừa nói chuyện, gặp trục trặc kỹ thuật nhưng công nhân vẫn làm, tuy nhiên công nhân bị phân tâm ảnh hưởng đến thao tác lao động.

Ca đó thành phần nhựa thay đổi nhưng trưởng ca không biết vẫn đặt thông số kỹ thuật cũ dẫn số sản phẩm hỏng nhiều, khi công nhân cần chỉnh lại thông số kỹ thuật thì trưởng ca và kỹ thuật viên đều bận làm công việc khác nên công nhân phải mất thời gian đi tìm người khắc phục sự cố cho máy vì vậy gây LP thời gian do xưởng nhựa không báo trước cho trưởng ca biết về vấn đề NVL thay đổi để trưởng ca để ý hơn đến máy đó. LP chủ yếu từ phí tổ chức, công nhân chỉ góp phần nhỏ.

Đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân trong ca làm việc này

Tổng số sản phẩm trong ca: 315 sản phẩm Thời gian TN: 432 phút

Thời gian trong định mức: 470 phút HPTG thực tế hoàn thành một sản phẩm: Mtgtt = = 89.52 giây/sản phẩm

Msltt= = 322 sản phẩm/ca

Msl hiện đang áp dụng là: Msl= 321 sản phẩm/ca

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt Icb = = = 1.003 => hoàn thành vượt mức, nhưng coi như hoàn thành bằng mức. Như vậy trong ca sản xuất này công nhân Lê Văn Hùng vượt 0.3% coi như đạt ngang bằng với Msl quy định.

Ngày thứ 3 (9/04/2014): Tình hình sản xuất ổn định, máy móc không gặp sự cố trong quá trình sản xuất (phiếu chụp ảnh ngày làm việc phụ lục 2.3)

Bảng 2.7: Tổng hợp thời gian hao phí công nhân Lê Văn Hùng 9/04/2014 (đơn vị: phút)

Kí hiệu Thời gian hao phí thực tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CK 4 TN 439 PV 3 Trong đó PVkt 0 PVtc 3 NC 31 LP 3 Trongđó LPcn 3 LPtc 0 LPkt 0 Tổng 480

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Từ đó tính ra được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thông qua bảng sau:

Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng thời gian làm việc công nhân Lê Văn Hùng 9/04/2014

Chỉ tiêu Phép tính Kết quả

Kci (4+439+3+31)/480 0.9938

KTN 439/480 0.9146

Klp 3/480 0.625%

(Nguồn: Tác giả điều tra)

Đây là ca sản xuất lý tưởng nhất khi rơi vào giữa các các ca đang sản xuất mặt hàng này nên không mất thời gian khởi động máy, thời gian chỉnh máy do thành phần nhựa thay đổi. Kci=0.9938 cao gần như tuyệt đối vì LP rất thấp 0.625% dẫn đến TN chiếm tỷ lệ cao 91.46%. Đây là trường hợp lý tưởng nhất mà tất cả công

nhân vận hành máy ép sản phẩm Xương yên K27A đều mong đợi, tuy nhiên dù là công nhân chăm chỉ, thao tác nhanh cũng không thể tránh khỏi trường hợp 1 và 2 nên khi tính ra Msl tính đến cả 3 trường hợp xảy ra.

Đánh giá khả năng hoàn thành mức của công nhân trong ca làm việc này

Tổng số sản phẩm trong ca: 401 sản phẩm Thời gian TN: 439 phút

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác ĐMLĐ tại phân xưởng nhựa Công ty TNHH Phong Nam (Trang 25 - 37)