1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây húng chanh ấn độ (coleus forskohlii) tại thanh trì hà nội

102 551 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 9,29 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG KALI BÓN TỚI SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY HÚNG CH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG KALI BÓN TỚI SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY

HÚNG CHANH ẤN ĐỘ (COLEUS FORSKOHLII)

TẠI THANH TRÌ – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG KALI BÓN TỚI SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY

HÚNG CHANH ẤN ĐỘ (COLEUS FORSKOHLII)

TẠI THANH TRÌ – HÀ NỘI

Chuyên ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Mã số : 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS.NGUYỄN XUÂN MAI

2 TS TRẦN THỊ LIÊN

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Hương

Trang 4

Tập thể các thầy cô giáo bộ môn Canh tác học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

TS Trần Thị Liên, Ban lãnh đạo Viện Dược liệu, Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội và cán bộ nhân viên Trạm nghiên cứu cây thuốc Thanh Trì đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp

Nhân dịp này tôi xin cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Hương

Trang 5

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 3

1.2.4 Kỹ thuật trồng cây Coleus forskohlii tại Miền Bắc 10 1.3 Tình hình sản xuất dược liệu trong nước và trên thế giới 17 1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên Thế giới 17 1.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam 19 1.3.3 Tình hình nghiên cứu trồng và sản xuất dược liệu húng chanh Ấn Độ 23

Trang 6

1.4 Các kết quả nghiên cứu về mật độ và phân bón cho cây dược liệu 24 1.4.1.Một số nghiên cứu xác định mật độ trồng đối với cây dược liệu 24 1.4.2 Một số nghiên cứu xác định liều lượng phân bón đối với cây dược liệu 25 1.4.3 Nghiên cứu về khoảng cách trồng và phân bón tới sinh trưởng, sản

3.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến sinh trưởng của

3.1.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây húng chanh 38 3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến động thái tăng trưởng

3.1.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến động thái tăng trưởng

3.1.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến động thái tăng trưởng đường kính tán lá và chỉ số diện tích lá của cây húng chanh 50 3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến mức độ nhiễm sâu

Trang 7

3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dược liệu húng chanh 63 3.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hàm lượng hoạt chất trong

3.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến hiệu quả kinh tế

Trang 8

Bảng 3.6b Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và lượng kali bón đến

động thái tăng trưởng đường kính tán lá cây húng chanh 53 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến tốc

độ tăng trưởng đường kính tán lá cây húng chanh 55 Bảng 3.8a Ảnh hưởng của mật độ, lượng kali bón đến chỉ số diện

Bảng 3.8 b Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và lượng kali bón

đến chỉ số diện tích lá cây húng chanh 59 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến mức độ nhiễm sâu

Trang 9

Bảng 3.10a Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón đến yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất cây húng chanh 63 Bảng 3.10b Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và lượng kali bón

đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dược

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến hàm

lượng hoạt chất trong dược liệu húng chanh 68 Bảng 3.12 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế

Trang 10

Hình 3.4 Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón đến các yếu cấu

thành năng suất dược liệu húng chanh 66 Hình 3.5 Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón đến năng suất

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KLTB/CỦ Khối lượng trung bình trên củ

NSTT Năng suất thực thu

SỐ CỦ TB/CÂY Số củ trung bình trên cây

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Cây húng chanh (Coleus forskohlii) là một trong những cây thuốc có

giá trị dược tính quan trọng, được quan tâm nhiều trong ngành công nghiệp thuốc của Ấn Độ Cây có tầm quan trọng trong ngành dược phẩm bắt nguồn bởi khả năng điều trị bệnh cũng như nhu cầu đột biến của thị trường thế giới mà cụ thể là từ Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản Bởi vậy, việc phát triển trồng cây húng chanh trở nên được chú trọng bởi ngành công nghiệp dược phẩm, các nhà đầu tư và nông dân (Desouza, 1991) Các rễ củ của loài này là nguồn cung cấp giàu forskolin - 1 diterpenoid, được sử dụng để sản xuất các loại thuốc chống lại các bệnh tăng huyết áp, bệnh tăng nhãn

áp, hen suyễn, suy tim sung huyết và một số loại bệnh ung thư (Shah etal, 1981) Tinh dầu húng chanh được biết đến như là các ứng dụng trong ngành công nghiệp hương liệu thực phẩm cũng như có các hoạt chất chống

vi sinh vật (Chowdhary và Sharma, 1998)

Cây húng chanh đã được Viện Dược Liệu di thực về Việt Nam từ năm 2011.Tuy nhiên, khi trồng ở Việt Nam cây húng chanh chưa thu được năng suất như trồng ở Ấn Độ Vì Vậy, để phát huy hết tiềm năng năng suất của cây húng chanh Ấn Độ cần tiếp nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật canh tác Ngoài các biện pháp như bố trí thời vụ ,làm đất, phòng trừ sâu bệnh thì xác định mật độ và lượng kali bón là những biện pháp kỹ thuật quan trọng

Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của mật

độ và lượng Kali bón tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây Húng chanh Ấn Độ (Coleus forskohlii) tại Thanh Trì – Hà Nội”

Trang 13

2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

2.1 Mục tiêu của đề tài

Xác định mật độ trồng và lượng kali bón thích hợp cho cây Húng chanh Ấn Độ sinh trưởng, phát triển để đạt năng suất cao và chất lượng tốt

2.2 Yêu cầu của đề tài

- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây Húng chanh

- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến sâu bệnh hại trên cây húng chanh

- Phân tích hoạt chất chính trong cây

- Tính hiệu quả kinh tế

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Tăng tính đa dạng sinh học cây dược liệu ở Việt Nam

Đề tài thành công tăng nguồn nguyên liệu dược liệu sản thuốc chữa bệnh cho người dân

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

a Cơ sở khoa học của bố trí mật độ trồng hợp lý

Mật độ trồng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng Giải quyết tốt vấn đề về khoảng cách mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của các cá thể làm cho quần thể cây trồng khai thác tốt nhất khoảng không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất (nước, dinh dưỡng trong đất) nhằm thu được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích

Mật độ dày thì sự cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt Khi đất không cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu của cây thì cây sẽ phát triển kém, còi cọc Trên khoảng không gian, để có thể lấy được ánh sáng khi phải cạnh tranh với các cây khác cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối đa, chính vì vậy sẽ làm cho thân nhỏ, cây yếu, sức chống chịu kém trước các điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống đổ kém, sâu bệnh phát sinh nhiều

Khi trồng ở mật độ thưa cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều,

do vậy cây sẽ có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng năng suất quần thể lại giảm Điều chỉnh khoảng cách mật độ là biện pháp đơn giản nhất để tăng diện tích lá Tuỳ thuộc vào giống, mức độ thâm canh,

độ màu mỡ của đất mà ta xác định khoảng cách mật độ trồng thích hợp, sao cho khi phát triển tối đa, quần thể có diện tích lá tối ưu

Mật độ trồng thích hợp sẽ giúp cho cây sử dụng được tối đa các lợi thế trên không cũng như dinh dưỡng, nước trong đất từ đó giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, khả năng tích luỹ vật chất của cây tăng, từ đó có thể tăng năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế của cây trồng

Trang 15

b Cơ sở khoa học của bón phân

Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là lượng chất dinh dưỡng mà cây cần qua các thời kỳ sinh trưởng để tạo nên một năng suất kinh tế tối đa

Phân bón là thức ăn của cây trồng Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng thì Nitơ có vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng ảnh hưởng sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến các hoạt động sinh lý của cây

Cây trồng rất nhạy cảm với phân đạm Phản ứng trước tiên khi bón phân đạm là cây sinh trưởng mạnh, tăng trưởng nhanh về chiều cao, diện tích lá, đẻ nhánh nhiều, tăng sinh khối nhanh, các hoạt động sinh lý cũng được xúc tiến như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng và kết quả cuối cùng là năng suất cây trồng tăng

Mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây trồng cần lượng đạm khác nhau, Hầu hết các loại cây trồng có nhu cầu về đạm ở giai đoạn đầu lớn hơn ở giai đoạn sau Trong giai đoạn đầu cây bắt đầu phát triển thân lá, tốc độ tăng trưởng của tế bào rất nhanh, là giai đoạn ổn định về số lá, diện tích lá Khi cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì nhu cầu đạm của cây bắt đầu giảm đi

Bón đạm cho cây trồng căn cứ vào nhiều yếu tố như tính chất đất đai, thời tiết khí hậu, khả năng cung cấp đạm cho cây của đất, nhu cầu đạm của cây Nếu đất có thành phần cơ giới nặng có thể bón tập trung một lượng đạm lớn ở dạng amôn Nếu đất có thành phần cơ giới nhẹ thì cần chia nhỏ nhiều lần theo nhu cầu của cây Bón đạm cần quan tâm đến loại phân bón

và đặc điểm của chúng, mặt khác cũng cần quan tâm đến đặc điểm và tình hình phát triển của cây trồng trước Bón lượng đạm không hợp lý có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất cây trồng Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ

Trang 16

giới kém hình thành nên cây rất yếu và gây nên hiện tượng lốp đổ, giảm năng suất nghiêm trọng Ngược lại thiếu đạm làm cho cây sinh trưởng kém, giảm sút hoạt động quang hợp và tích luỹ, giảm năng suất nghiêm trọng Cây trồng yêu cầu lân thấp hơn đạm Lân là yếu tố quan trọng mà cây cần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nhất là ở giai đoạn đầu Do

đó lân thường được bón lót trước khi trồng Lân có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây húng chanh nói riêng Khi bón đủ lân, biểu hiện trước hết là cây sinh trưởng tốt, hệ thống rễ phát triển, xúc tiến hình thành cơ quan sinh sản tiến hành trao đổi chất và năng lượng mạnh

mẽ, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt là quang hợp và hô hấp Kết quả là tăng năng suất cây trồng

Lân có vai trò tăng khả năng hút đạm, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm, chống lốp đổ, rút ngắn thời gian sinh trưởng một cách hiệu quả Giúp cây tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận

Do đó thiếu lân sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá trong cây như: Cây nhỏ, dáng mảnh khảnh, lá hẹp, mặt lá có những chấm nâu Nếu thiếu lân nghiêm trọng sẽ dẫn tới thân cây có màu đỏ, rễ có màu nâu, giảm năng suất và chất lượng của cây trồng Thừa lân không có biểu hiện gây hại như thừa đạm

Vai trò sinh lý của kali đối với cây trồng nói chung và cây húng chanh nói riêng là cực kỳ quan trọng, kali điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất

và các hoạt động sinh lý của cây Kali có tác dụng điều chỉnh các đặc tính lý hoá của keo nguyên sinh chất và từ đấy ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng của các quá trình xảy ra trong tế bào Kali điều chỉnh sự đóng mở khí khổng và dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch libe nên kali có ý nghĩa quan trọng trong tăng năng suất kinh tế và phẩm chất sản phẩm Kali làm tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như tính chống bệnh, tính chống chịu hạn, nóng…

Trang 17

Thiếu kali cây có biểu hiện về hình thái rất rõ là lá ngắn, hẹp, xuất hiện các chấm đỏ, lá bị khô rồi héo rũ vì mất sức trương Thiếu kali làm giảm khả năng chống chịu của cây trồng và giảm năng suất kinh tế rõ rệt Bón phân kali vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế sẽ làm tăng quá trình vận chuyển các chất hữu cơ tích luỹ về cơ quan dự trữ nên sẽ làm tăng năng suất kinh tế Bón phân kali sẽ phát huy hiệu quả của phân đạm và lân Vì vậy, việc bón tỷ lệ cân đối giữa N: P: K là kỹ thuật bón phân hiệu quả nhất đối với các cây trồng

1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hòa và Nguyễn Bá Hoạt – Viện Dược liệu (1994) cho thấy khoảng cách trồng cho năng suất dược liệu tốt nhất của cây nhân trần là 15 x15 cm và 15 x 20 cm Các tác giả trên còn cho biết để nhân trần có năng suất chất lượng tốt yêu cầu về phân bón 15 tấn phân chuồng + 100 kg N + 100 kg P2O5 + 100kg K2O trên ha

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận, Ngô Quốc Luật - Viện Dược liệu và Đoàn Thị Thanh Nhàn Trường ĐHNN Hà Nội (2004) cho thấy nền phân bón cho năng suất cao và hiệu quả nhất của cây đương quy là 20 tấn phân chuồng + 200kg N + 150kg P2O5 + 100 kg K2O trên ha Các tác giả trên cũng cho biết chiều cao luống cho năng suất cao nhất ở cây đương quy là 30 cm Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Hoạt và cộng sự - Viện Dược liệu (2000) cho biết khoảng cách trồng của cây lão quan thảo tại SaPa Lào Cai cho năng suất cao nhât là 20 x 20 cm, hàm lượng phân bón cho hiệu quả kinh tế cao nhất là 200 kg N

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thư - Viện Dược liệu (1996) cho biết khoảng cách trồng khoảng cách trồng mã đề cho năng suất cao nhất là 10 x 15 cm Theo tác giả Phạm Thị Lượt - Viện Dược liệu (1989 - 1990) nghiên cứu về khoảng cách trồng thanh cao hoa vàng 20 x 20 cm và 20 x 30 cm cho năng suất cao nhất Chế độ phân bón cho năng suất dược liệu và hàm lượng art cao nhất là 120 kg N + 80 kg P2O5+40 kg K2O

Trang 18

Nguyễn Bá Hoạt - Viện Dươc liệu (2001 - 2004) khi nghiên cứu về khoảng cách trồng đương quy cho năng suất dược liệu cao nhất là 20 x 20

Cây Húng Chanh Ấn Độ là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao đã được di thực về Việt Nam (Viện Dược Liệu) từ năm 2011 Cây đã được nghiên cứu quy trình kỹ thuật để nhân rộng sản xuất dược liệu nhưng chưa thu được năng suất như cây trồng ở Ấn Độ

Vấn đề bức xúc đặt ra làm thế nào chúng ta có được nguồn giống tốt, giống sạch bệnh, giống chất lượng cao, không để lặp lại các giống cây thuốc quý bị mất giống, thoái hóa giống như trước đây đồng thời đáp ứng được nguồn giống nhanh cho sản xuất dược liệu húng chanh Ấn Độ

Việc xác định mật độ trồng và lượng phân bón thích hợp để cho năng suất cao, chất lượng tốt là đòi hỏi của thực tiễn sản xuất nói chung và cây dược liệu nói riêng

1.2 Đặc điểm thực vật học cây Húng Chanh

1.2.1 Nguồn gốc và phân loại

Cây Coleus forskohlii có tên tiếng Việt là cây húng chanh Ấn Độ Tên tiếng Anh: Coleus Forskohlii

Phân loại thực vật: Họ (Family): Bạc hà (Lamiaceae), Giống (Genus): húng chanh (Coleus)

Cây húng chanh có nguồn gốc vùng địa lý tiểu lục địa của Ấn Độ, phân bố chủ yếu trên các giồng cát của bờ sông, chân núi Đất thích hợp cho canh tác húng chanh là đất sét pha cát màu đỏ có độ pH 5,5 – 7 Cây

Trang 19

phát triển tốt trong khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới và cận nhiệt đới tùy theo tình hình thuỷ lợi tưới tiêu tốt Ẩm độ từ 83% - 95% và nhiệt độ từ 10 đến

250C là thích hợp nhất cho cây sinh trưởng phát triển

Ngoài ra cây Coleus forskohlii còn phát triển tự nhiên trong khí hậu

ôn đới cận nhiệt đới của Nepal, Miến Điện, Sri Lanka

Hình 2.1 Cây húng chanh trồng tại Thanh Trì – Hà Nội

1.2.2 Đặc điểm thực vật

Cây húng chanh Ấn Độ (C Forskohlii L.) là cây lâu năm nhưng được

trồng hàng năm để làm dược liệu, chiều cao từ 45 - 60 cm chiều cao, thân cây góc cạnh được phân nhánh và đôt thân có lông Lá dày hình trứng, có lông, mép răng cưa dài từ 7,5 đến 12,5cm, rộng từ 3 đến 5 cm, khi trưởng thành lá thường thu hẹp vào cuống lá Cụm hoa thành chùm, dài 15 - 30 cm, hoa mập mạp, kích thước 2 đến 2,5 cm, trong đài hoa có lông Môi trên của đài hoa rộng có hình trứng, cánh hoa chẻ đôi có màu xanh hoặc hoa cà Gốc thường

có màu nâu vàng, dày Rễ củ dài 20 cm và đường kính 0,5 đến 2,5 cm, đầu rễ

tù, thẳng, có mùi thơm, C forskohlii L là loài duy nhất của chi này có rễ củ

có hoạt chất forskohlii Toàn bộ cây có mùi thơm Lá và củ có mùi khá khác

Trang 20

nhau Cây trồng thích hợp ở đất cát pha hoặc sét pha, đất có cấu trúc nhẹ, giàu dinh dưỡng, pH 5,5 - 7,0 Cây phát triển tốt trong khí hậu nóng ẩm, và vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới được tưới tiêu Khí hậu ẩm ướt có độ ẩm tương đối

từ 83% - 95% và nhiệt độ từ 10 đến 250C là lý tưởng cho cây trồng, lượng mưa hàng năm 100 - 160 mm Cây được nhân giống bằng hạt cũng như bằng cách cắt cành gốc, Nhân giống bằng hạt khó và chậm, trong khi đó nhân giống bằng cành lại dễ dàng và kinh tế Cây trồng từ 4,5 tháng đến 5 tháng có thể thu hoạch Tối

đa hàm lượng tinh dầu trong rễ (1,4%) thu được nếu rễ được thu hoạch vào cuối tháng thứ năm sau khi trồng Cây trồng trưởng thành trong khoảng 150 ngày sau trồng Nghiên cứu cho thấy dược liệu từ cây trồng thu hoạch vào tháng thứ năm

là tốt hơn so với dược liệu thu hoạch vào tháng thứ ba hay thứ bảy sau trồng Năng suất củ khô trung bình từ 800 – 1.000 kg/ha Trong trường hợp canh tác tốt, năng suất củ khô có thể đạt tới 2.000 – 2.200 kg/ha

Cây húng chanh thường bị sâu ăn lá, bệnh tuyến trùng ở rễ Bệnh

héo do Fusarium chlamydosporum gây ra là một bệnh rất nghiêm trọng,

nhưng có thể phòng bệnh và kiểm soát căn bệnh này bằng nấm

Trichoderma viride và Glomus mosseae Bệnh thối rễ do Macrophomina phaseolina gây ảnh hưởng đến năng suất củ lên đến 100%, sử dụng các chế

phẩm sinh học có chứa Trichoderma harzianum và sulphate kẽm có tác

dụng giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh thối gốc

1.2.3 Công dụng

Trong cây húng chanh Ấn Độ có chứa hoạt chất quan trọng là forskohlii , một cây thuốc quan trọng bản địa Ấn Độ được sử dụng trong y học cổ truyền Ayurvedic để trị bệnh và đây là nguồn duy nhất của forskohlin diterpenoid Forskolin được sử dụng để điều trị eczema, hen suyễn, bệnh vẩy nến, rối loạn tim mạch và cao huyết áp, hoạt hóa enzym adenyl cyclase

Trang 21

Tại Ấn Độ, dược liệu từ củ C forskohlii C amboinicus, C.blumei, C malabaricus và C scutellaroides và các loài khác được sử dụng chủ yếu để điều

trị bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa, C forskohlii được sử dụng rộng rãi ở các

nước khác nhau với nhiều mục đích Ở Ai Cập và châu Phi, lá được sử dụng như thuốc điều kinh, long đờm và lợi tiểu Tại Brazil, nó được sử dụng như là một vị thuốc trợ giúp dạ dày và điều trị rối loạn đường ruột Nó còn được dùng như một loại gia vị ở Ấn Độ và làm thức ăn Trong các hệ thống y học truyền thống

Ayurvedic, C forskohlii được sử dụng để điều trị bệnh tim mạch, đau bụng, rối

loạn hô hấp, mất ngủ, co giật, hen suyễn, viêm phế quản, rối loạn đường ruột, cảm giác nóng, táo bón, động kinh và đau thắt ngực Tinh dầu chiết xuất từ húng chanh Ấn Độ dùng để điều trị bệnh chàm và nhiễm trùng da Forskolin còn được

sử dụng trong việc sản xuất các loại thuốc ngăn ngừa tóc bạc, phục hồi và giữ màu mái tóc Tinh dầu có tiềm năng sử dụng làm gia vị, trong ngành công nghiệp hương liệu thực phẩm và có thể được sử dụng như một tác nhân kháng khuẩn Ngoài ra, forskohlin còn dùng chữa bệnh tăng nhãn áp

1.2.4 Kỹ thuật trồng cây Coleus forskohlii tại Miền Bắc (Viện dược liệu

đề xuất)

a, Thời vụ trồng

Húng chanh Ấn Độ có thể trồng được quanh năm Tuy nhiên, thời

vụ thích hợp nhất để trồng ở miền Bắc là vụ Đông Xuân (trồng tháng

10-11, thu hoạch tháng 4-5) Các vụ khác có thể trồng được nhưng ít thích hợp, chủ yếu để giữ và nhân giống

b, Chuẩn bị đất

Yêu cầu về đất đai: Cây húng chanh có thể trồng trên nhiều loại đất,

nhưng thích hợp nhất là đất có thành cơ giới nhẹ (thịt pha cát đến thịt trung bình), đất phải tơi tơi xốp, giàu dinh dưỡng, độ pH 5,5-7 Đất cần cao ráo, thoát nước tốt Các loại đất thích hợp trồng hung chanh như đất phù sa ven sông, đất cát pha

Trang 22

Làm đất, lên luống: Đất nên được cày phơi ải để khoáng hóa đất,

phân hủy chất độc trong đất Trước khi trồng, nên bừa 1-2 lần để làm phẳng đất và diệt cỏ dại Đất cần được lên luống (liếp) để tiêu nước khi gặp mưa

và thuận tiện cho việc chăm sóc sau này, kỹ thuật lên luống lên luống đơn mặt luống rộng 20 cm, cao 25-30 cm Bố trí sao cho khi trồng thì hàng cách hàng 50cm

c, Hom giống và kỹ thuật trồng

Cắt hom (cành) giống: Húng chanh được trồng từ cành ngọn của

các cây của vụ trước khi cây được khoảng 75-100 ngày tuổi Có thể cắt đợt 2 sau đợt 1 khoảng 30-35 ngày Chọn cành mập, khỏe, không bị bệnh để làm hom giống Dùng dao cắt cành 15-20 cm, sau đó trước khi giâm hoặc trồng mới cắt làm 2 hom: hom ngọn có 2-3 cặp lá, dài khoảng 10-12 cm và hóm kế ngọn cũng có ít nhất 2 cặp lá Xếp hom giống theo lớp, tránh trầy xước để hạn chế nấm bệnh xâm nhập làm hư hom giống Mỗi ha cần 40,000 hom giống Hom giống có thể giâm tại vườn ươm trước khi đem trồng hoặc trồng trực tiếp

ra ruộng sản xuất tùy theo điều kiện chuẩn bị đất trồng

Xử lý hom giống: Có thể sử dụng một trong các thuốc trừ bệnh

(có chứa hoạt chất) sau để xử lý hom giống như Metiram Complex (Polyram 80DF của BASF), Mancozeb+ Metalaxyl (Vimonyl 72WP của VIPESCO, Ridomil Gold 68WG của Syngenta, …), Mancozeb (Annong Manco 80WP của An Nông, Dove 80WP của ADC, …), Carbendazim

(Bavistin 50SC của BASF, Carban 50SC của An Giang, Care 50SC của ADC, …) Nồng độ thuốc pha theo hướng dẫn trên bao bì Có thể sử dụng thuốc kích thích ra rễ nhúng vào phần gốc hom trước khi trồng

Giâm trong vườn ươm: Sử dụng cát sạch để làm nền giâm cành

giống Tạo luống cát có chiều rộng khoảng 1-1,2 m, chiều dài tùy ý Độ dày lớp cát khoảng 7-8cm Trước khi trồng rắc vôi bột và phun ướt hoặc tưới dung dịch thuốc trừ nấm (một trong các loại thuốc ở trên) lên mặt luống

Trang 23

Giâm cành với mật độ 7x7cm (225 cành/m2) Tưới nước giữ ẩm trong suốt thời gian giâm trong vườn ươm Rễ sẽ mọc sau khoảng 5-7 ngày sau giâm Một ngày trước khi nhổ mang đi trồng nên tưới/phun thêm một lần thuốc trừ nấm với nồng độ loãng hơn Thời gian giâm cành trong vườn ươm khoảng 8-12 ngày

Trồng trực tiếp cành giống ra ruộng sản xuất: Xử lý phun

thuốc trừ nấm trước và ngay sau khi trồng, sau đó tùy tình hình thực tế của cây trồng để phun phòng trừ

Dùng tay bới hốc, đặt nhẹ hom giống mới cắt đã được xử lý với thuốc trừ nấm hoặc cây giống giâm từ vườn ươm, sau đó lấp đất, vun nhẹ đất vào gốc Chú ý trồng nông tay Sau khi trồng phải tưới nước, giữ ẩm, Sau 1-2 tuần, trồng dặm lại những cây bị chết

Bón thúc lần 1 (25-30 ngày sau trồng, khi cây hồi xanh): 30% N

Trang 24

Trộn đều, bón rải theo hàng hoặc theo hốc, rải cách gốc 10 cm Bón phân đợt này kết hợp với vun gốc, mở rộng luống, Chú ý tưới nước, giữ ẩm,

- Bón thúc lần 2 (60-70 ngày sau trồng): 50% N + 50% K2O

Trộn đều, bón rải theo hàng hoặc theo hốc, tưới nước làm tan phân

và giữ ẩm

- Bón thúc lần 3 (100-120 ngày sau trồng): 20% N + 50% K2O Bón theo hàng hoặc theo hốc, bón xong, tưới nước, giữ ẩm

g, Tưới tiêu

Tưới nước: Sau khi trồng, nếu trời không mưa, cần tưới ngay để cây

nhanh chóng hồi xanh, ra rễ Giữ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng, Đặc biệt sau mỗi đợt bón phân, cần phải tưới nước để hòa tan phân, cây dễ hấp thu phân bón, Ngưng tưới trước khi thu hoạch 20 ngày Tuy nhiên có thể tưới hơi ẩm đất ngay trước khi thu hoạch để thuận lợi cho việc nhổ lấy củ và rễ

Lịch tưới có thể như sau: Nếu không có mưa, tưới ngay sau khi trồng

và ngày hôm sau, Sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần trong tuần đầu Tiếp tục tưới 4-5 ngày/lần trong 1 tháng đầu, Tưới 7 ngày/lần trong các tháng thứ 2 đến tháng thứ 3, Tưới 10 ngày/lần trong các tháng tiếp theo, Nếu có mưa, tùy theo độ ẩm của đất để điều chỉnh khoảng cách thời gian tưới cho thích hợp

Tiêu nước: Coleus rất kỵ úng, khi bị úng, rễ cây phát triển kém, rất

dễ bị nấm bệnh tấn công, gây hại Do đó cần chọn nơi đất cao để trồng hung chanh và phải tiêu nước ngay và kịp thời khi bị úng, bị đọng nước, nhất là khi cây còn nhỏ

h, Phòng trừ sâu bệnh hại

Coleus ít bị sâu hại nhưng khá mẫn cảm với bệnh, đặc biệt là bệnh héo rũ, chết yểu

Trang 25

Tác hại

Bệnh héo rũ (còn gọi là bệnh lở cổ rễ) là một bệnh nguy hiểm nhất đối với cây hung chanh Bệnh xuất hiện trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhất là ở giai đoạn cây con Bệnh gây hại rất nghiêm trọng, làm chết cây và làm giảm năng suất

Triệu chứng bệnh

Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh là lá và toàn cây bị héo rũ, sau đó

bị chết Trên thân thường xuất hiện các vết sọc đen, gốc bị lở, loét, Tại rễ mới đầu có nhiều vết đen tạo thành vệt, sau đó bị thối Cây bị nặng thường

bị chết Ở những cây bị nhẹ, khả năng hồi phục cũng rất kém

Tác nhân gây bệnh

Đây là bệnh do nấm gây ra, Loại nấm bệnh chủ yếu là nấm Fusarium

sp,, phát sinh chủ yếu từ đất (soil-born disease)

Ngoài ra, còn có một số loại nấm bệnh khác như Phytopthora sp, Mycosphaerella sp

Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh

Bệnh thường phát triển trong điều kiện mưa nhiều, mưa to, mưa liên tục nhiều ngày hoặc đất bị ngập úng hoặc bão hòa nước

Kỹ thuật canh tác không đúng cũng có thể làm cho bệnh này phát triển như bón nhiều phân hữu cơ còn tươi, chưa phân hủy, trồng sâu hoặc bón phân không cân đối (dư phân đạm)

Biện pháp phòng trừ

Ngoài các biện pháp canh tác như chọn cây khỏe, không bị bệnh để trồng; trồng trên đất ít loại nấm này (luân canh cây trồng, hạn chế trồng trên đất đã trồng các loại cây có cùng bệnh hại: đậu tương, thuốc lá, cà chua, khoai tây, …); chọn đất cao ráo, dễ thoát nước và tiêu nước kịp thời ngay sau mưa, quy trình xử lý đất, hom giống và cây sau đây cần được tuân thủ để phòng trừ có hiệu quả bệnh héo rũ này

Trang 26

Xử lý đất: Đất vườn ươm và đất trồng cần được xử lý nấm bệnh trước

khi trồng

Đất vườn ươm: Sử dụng cát sạch để làm nền vườn ươm, Đất nền

vườn ươm cần chọn chỗ cao ráo, thoát nước Không bố trí vườn ươm trên đất đã trồng các cây dễ bị nhiễm bệnh héo rũ hoặc đất có nhiều loại bệnh này Xử lý đất vườn ươm trước khi giâm như sau:

- Bón vôi nông nghiệp: 30-50 kg/1000 m2 (nếu có điều kiện) để diệt nấm và tăng độ pH đất;

- Bón chế phẩm Trichoderma sp,: 0,1-0,2 kg/1000 m2 để ức chế và tiêu

diệt nấm bệnh;

- Rải hoặc phun thuốc trừ nấm Fusarium: Sử dụng một trong các

loại thuốc có các hoạt chất Dazomet (Basamid Ganular 97% của Behn Meyer), Mancozeb (Annong Manco 80WP của An Nông, Dove 80WP của ADC, …), Mancozeb+ Metalaxyl (Vimonyl 72WP của VIPESCO, Ridomil Gold 68WG của Syngenta, …), Metiram Complex (Polyram 80DF của BASF), Carbendazim (Bavistin 50SC của BASF, Carban 50SC của An

Giang, Care 50SC của ADC, …), Liều lượng theo hướng dẫn

- Nên bón / phun cả chế phẩm Trichoderma với thuốc trừ nấm nhưng bón riêng từng loại

Đối với đất trồng cũng cần được xử lý như đất trong vườn ươm trước

khi trồng cây giống ra ruộng

Xử lý hom giống:

Cành hom giống, nhất là hom giống mới nhập từ nước ngoài hoặc cành cắt để trong một vài ngày, rất cần được xử lý để diệt nấm bệnh tồn tại trên hom giống và tăng sức chống chịu bệnh của cây sau này, Biện pháp xử lý như sau:

- Cắt bỏ bớt phần gốc bị đen hoặc thối

- Ngâm toàn bộ hom giống vào thuốc trừ nấm chuyên dùng để xử lý giống được pha với nồng độ thích hợp Thuốc trừ nấm có thể là một trong

Trang 27

những thuốc có gốc hoạt chất sau: Metiram Complex (Polyram 80DF của BASF), Mancozeb (Annong Manco 80WP của An Nông, Dove 80WP của ADC, …), Mancozeb+ Metalaxyl (Vimonyl 72WP của VIPESCO, Ridomil Gold 68WG của Syngenta, …), Carbendazim (Bavistin 50SC của BASF,

Carban 50SC của An Giang, Care 50SC của ADC, …), …

- Nồng độ thuốc: theo khuyến cáo cho ngâm giống nhưng thường loãng hơn so với phun (bằng khoảng 40-60%)

- Thời gian ngâm trong dung dịch thuốc: ít nhất là 5 phút

- Sau đó để khô ráo

- Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh

- Khi trong ruộng có cây bị bệnh héo rũ, phun ngừa cho các cây còn khỏe mạnh bằng một trong các loại thuốc trừ nấm ở trên./

i, Chăm sóc khác

Vun gốc: Sau 25-30 ngày sau trồng, tiến hành vun gốc, dùng cuốc

lấy đất ở rãnh để vun cao và vun rộng cho luống Vun gốc kết hợp với bón phân thúc đợt 1, chỉ cần vun gốc 1 lần duy nhất

Trang 28

Làm cỏ: Cần làm sạch cỏ dại, nhất là trong giai đoạn đầu khi cây

còn nhỏ Có thể nhử cỏ mọc và sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm không chọn lọc để xịt cỏ trong giai đoạn trước khi trồng 10 ngày hoặc sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm sau khi làm đất, trước khi trồng ít nhất 3 ngày

để hạn chế cỏ dại

k Thu hoạch, sơ chế

Thu hoạch: Khoảng 5 tháng sau trồng, khi lá cây trở vàng là thời

điểm thu hoạch Nhổ cả cây lẫn rễ, củ, rũ đất, sau đó cắt lấy phần củ và rễ, mang về nhà để sơ chế

Sơ chế: Rửa sạch đất và tạp chất còn bám trên củ và rễ bằng nước

Sau đó cắt rễ và củ thành từng đoạn 5-7 cm, rồi đem phơi hoặc sấy đến độ

ẩm 12-13% Đóng sản phẩm vào bao PP có lót túi PE Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát./

1.3 Tình hình sản xuất dược liệu trong nước và trên thế giới

1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên Thế giới

Cây thuốc được sử dụng ở các nước trên thế giới từ rất lâu đời, cây thuốc là nguồn dược liệu để chế ra các loại thuốc mà các loại thuốc này chiếm 30% tổng giá trị thuốc trên toàn thế giới Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu là rất lớn Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là

sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại và ít tác dụng phụ hơn Hơn nữa hiện

có nhiều triệu trứng và bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, người ta hy vọng rằng từ nguồn động thực vật tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng, qua nghiên cứu sàng lọc có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn Nghiên cứu sàng lọc cây thuốc hiện cũng được chú trọng ở nhiều quốc gia nhiều lĩnh vực như dược liệu, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm…

Trang 29

Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước châu Phi… Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD chiếm 40% tổng chi phí cho y tế Nhật Bản khoang 1,5 tỷ USD Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD

Theo thống kê của WHO, những năm gần đây nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã

và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc

Trong những năm gần đây thị trường thế giới về dược liệu diễn ra rất sôi động Theo Tewari nghiên cứu về cây thuốc từ thảo mộc, sản phẩm y tế, dược phẩm, chất phụ gia dược phẩm và mỹ phẩm ngày càng tăng Thị trường chiếm 60 tỷ USD/ năm và tăng với tỷ lệ 7% riêng với thị trường thuốc thảo mộc đạt 20,3 tỷ USD, trên thực tế năm 2003 tăng gần 10% so với năm 2000

Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm 1998 tổng diện tích quế đơn ở độ tuổi khai thác tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc khoảng 35.000 ha với tổng sản lượng là 28.000 tấn

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004),…Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu

ướ đạt khoảng trên 80 tỷ USD

Theo Chandrica Mago (The time of Indica News service 9/5/2000),

Ấn Độ có thể trở thành quốc gia đóng vai trò chính trên thị trường thế giới

về xuất khầu nguyên liệu và thuốc từ thảo mộc

Trang 30

Như vậy, xu hướng sử dụng dược liệu ngày càng nhiều và được nhiều nước trên thế giới quan tâm

1.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam

Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam có gần 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo, nhiều loài được sử dụng làm thuốc, trong đó cây cỏ có vị trí quan trọng nhất về phần chủng loại cũng như giá trị sử dụng (Theo thống

kê của GS, Phan Kế Lộc) Qua quá trình nghiên cứu tính cho đến nay đã có hơn 3.800 loài thực vật được dùng làm thuốc, một số cây thuốc quý đã được nhân dân trồng trọt và trở lên quen thuộc Ngoài sự phong phú về chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam còn có giá trị to lớn khi được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, dưới dạng độc vị hoặc phối hợp với nhau để tạo nêu các bài thuốc bổ đã tồn tại

và lưu truyền qua nhiều thế hệ Nhiều loại thuốc được chiết suất từ dược liệu Việt Nam như Rutin, D.strophantin, berberin, palmatin, astermisin… bên cạnh đó sản phẩm từ tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới Xu hướng đi sâu nghiên cứu xác minh các kinh nghiệm từ y học cổ truyến và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ dược liệu ngày càng được quan tâm Cây thuốc được phân bố rộng khắp trên cả nước, vùng phân bố chịu nhiều ảnh hưởng yếu tố khí hậu và đặc tính sinh trưởng phát triển của các loài cây thuốc Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là nơi có địa hình núi cao, nơi tập trung nhiều quần thể rừng (khu vực miền núi phía Bắc; phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa,… Các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang…)

- Số lượng các loài được khai thác lớn: Theo số liệu điều tra sơ bộ,

do tình trạng khai thác tràn lan và ồ ạt trước đây hiện trên cả nước số lượng loài cây thuốc có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít, Trên cả nước hiện còn khoảng 206 loài cây thuốc có giá trị có thể khai thác tự nhiên, điều đó

Trang 31

cho thấy sự giảm sút nghiêm trọng về số lượng loài và khả năng khai thác dược liệu trên cả nước

Trước nạn khai thác như hiện nay Nhằm đẩy lùi nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên dược liệu trong tự nhiên, trong 10 năm trở lại đây, với nhiều cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện để các cơ quan, các nhân, tổ chức chủ động thực hiện chủ trương nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn dược liệu, đã có danh sách những loài cây thuốc diện quí hiếm hoặc đang bị suy giảm nghiêm trọng ở Việt Nam Trong nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam đã ghi nhận 144 loài, thuộc 55 họ thực vật là những cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam Tiêu biểu có một số nghiên cứu đã có

tác động tích cực đến phát triển dược liệu như:

- Cục Bảo vệ Môi trường (2004) đã xuất bản tài liệu “Đa dạng sinh học và bảo tồn” trong đó có đề cập nhiều tới sự suy thoái đa dạng sinh học và phân tích các nguyên nhân, với nhiều nguyên nhân do con người gây ra Đồng thời công trình cũng đề cập nhiều tới công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học, đưa ra chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, xác định các hành động ưu tiên cho bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học

- Về phía Viện Dược liệu: Đã phối hợp các địa phương đánh giá tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu được triển khai hiệu quả, qua đó phát triển một số dược liệu, bài thuốc và xây dựng danh lục cây thuốc cho các tỉnh làm căn cứ quy hoạch phát triển Đến nay đã giúp địa phương xây dựng được danh lục cây thuốc (gần 4.000 loài) và động vật làm thuốc (408 loài); Danh lục các loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy

cơ bị tuyệt chủng (144 loài) và danh lục cây thuốc có khả năng khai thác Đây là những dẫn liệu quan trọng phục vụ công tác khai thác, sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, Tiêu biểu như: khôi phục cây Sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam và Kon Tum,Phát triển cây Chè đắng tạo ra các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, xây dựng vùng trồng năm

Trang 32

cây thuốc (Đương quy, Ba kích, Thảo quả, Bạch truật, Diệp hạ châu đắng) tại Cao Bằng

Trong những năm gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp của nước

ta có nhiều thay đổi về cả diện tích và chủng loại cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng và phát triển Có tiềm năng và khả năng phát triển nuôi trồng nhiều loại cây con thuốc bản địa và nhiều cây thuốc di thực Môi trường thiên nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho nuôi trồng, phát triển nhiều loại dược quý hiếm, các vùng dược liệu phân bố rộng rãi trong cả nước

- Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu rất lớn do thói quen và truyền thống phòng và chữa bệnh bằng YHCT của nhân dân Cùng với quá trình công nghiệp hóa của đất nước, rất nhiều dược liệu đã trở thành nguyên liệu đầu vào của Công nghiệp dược và

có nhu cầu xuất khẩu cao làm gia tăng nhu cầu sử dụng dược liệu

- Dược liệu, thuốc từ dược liệu được sử dụng rất phổ biến và thông dụng từ lâu đời, hàng ngàn năm tại Việt Nam

- Các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thuốc từ dược liệu được kế thừa nền Y học cổ truyền từ cha ông để lại, đã đúc kết thành những bài thuốc cổ truyền

- Xu hướng của người dân trong và ngoài nước vẫn có niềm tin trong việc sử dụng các sản phầm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên

- Công tác phát triển dược liệu đang được Đảng, nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm ủng hộ

Tuy nhiên, việc nuôi trồng, thu hoạch còn manh mún, mang tính tự phát Nhà nước chưa có cơ chế chính sách đồng bộ và phù hợp để đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu trong nước Chưa có cơ chế

Trang 33

và giải pháp đảm bảo đầu ra cho dược liệu cũng như quyền lợi của các nhà đầu tư

Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống cây thuốc, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng giống cây thuốc chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn (giống cây trồng không đạt chuẩn, năng suất cây trồng còn thấp ) Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch; bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc chưa được quan tâm đầu tư đúng mức Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong việc chế biến, bảo quản dược liệu và sản xuất thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu chưa được chú trọng đổi mới để có những sản phẩm thương mại Chính vì năng suất và tính cạnh tranh các sản phẩm dược liệu của nước ta trên địa bàn còn thấp

Trên cơ sở các vùng tự nhiên, người ta quy hoạch thành các vùng có quản lý, nuôi trồng thêm và di thực các giống mới đến như : vùng Hưng yên, Sapa, Lâm đồng Mặc dù diện tích trồng trọt có giảm ở một số vùng như Hưng Yên, Hà Nội… nhưng do áp dụng thâm canh, luân canh cây trồng và sự gia tăng diện tích ở các vùng khác nên nguồn dược liệu cung cấp từ trồng trọt vẫn tương đối cao và đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu được cho một số nước trên thế giới Theo thống kê, hàng năm cả nước sủ dụng khoảng trên 50.000 tấn dược liệu /năm, tính đến 8/2011 cả nước có 322 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu, trong đó có 13 doanh nghiệp sản xuất đông dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế Thế giới( GMP-WHO)

Cả nước hiện có trên 130 loài cây thuốc đang được trồng và mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 15.600 tấn Trong khi nhu cầu dược liệu trong nước là 59.548 tấn/năm gồm: phục vụ công nghiệp dược 20.110 tấn, hệ thống chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) 18.452 tấn và xuất khẩu 20.986 tấn (đã bao gồm cả số lượng dược liệu phục vụ chưng cất tinh dầu

Trang 34

và chiết xuất một số hợp chất tinh khiết) Hàng năm nguồn thu nhập từ dược liệu cho nước ta từ 500 - 800 tỷ đồng trong đó dược liệu xuất khẩu đạt

20 - 50 triệu USD với số lượng 5.000 – 10.000 tấn Hiện nay ngành dược Việt Nam đang quy hoạch tổng thể xây dựng phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, sẽ chủ được 80% nguyên liệu cho công nghiệp dược trong nước, sản xuất trên 2.500 sản phẩm đông dược (tăng 13,6% so với năm 2011) Đáp ứng 90% nhu cầu về dược liệu và thuốc từ dược liệu cho sử dụng, điều trị bệnh trong nhân dân và trong các bệnh viện từ trung ương đến địa phương Giá trị sản xuất thuốc trong nước đến năm 2020 đạt trên 2,7 tỷ USD và đến năm 2030 đạt trên 4 tỷ USD (trong đó dược liệu và sản phẩm từ dược liệu chiếm khoảng 30 %)

1.3.3 Tình hình nghiên cứu trồng và sản xuất dược liệu húng chanh Ấn Độ

Húng chanh có nguồn gốc từ Ấn Độ (Valdes et al 1987) Hiện nay cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới vì lợi ích kinh tế của nó - 1g forskohlin có giá 85 USD, Ở Ấn Độ, cây được trồng nhiều ở Gujarat, Maharashtra, Rajasthan, Karnataka và Tamil Nadu trên diện tích hơn 2500

ha Diện tích trồng cây này cũng được mở rộng ở các nước châu Phi, Nepal, … Hơn 10% forskohlin đang được bán trên toàn cầu do Tổng công

ty Sabinsa cung cấp Ngoài chế phẩm Forslean, hiện nay công ty Sabinsa còn có nhiều chế phẩm khác từ forskohlin để chữa bệnh, dùng làm mỹ phẩm Nhu cầu dược liệu húng chanh ở Ấn Độ không đủ đáp ứng

Tại Việt nam, cây mới được di thực Qua khảo sát của Công ty Sabinsa Ấn Độ và Viện Dược liệu, cây húng chanh Ấn Độ có thời vụ trồng thích hợp nhất vào tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau Thời gian giữ giống rơi vào những tháng có lượng mưa lớn hơn 54mm/tháng gặp rất nhiều khó khăn Để cung cấp một lượng giống lớn, đúng thời vụ sản xuất vẫn chưa

có được giải pháp thích đáng

Như vậy, trong xu thế hiện nay việc sản xuất dược liệu sạch là cần thiết

Trang 35

1.4 Các kết quả nghiên cứu về mật độ và phân bón cho cây dược liệu

1.4.1.Một số nghiên cứu xác định mật độ trồng đối với cây dược liệu

Theo Hà Thị Thanh Bình và cộng sự (2002), cho rằng mật độ gieo trồng với khoảng cách nhất định liên quan tới yếu tố cấu thành năng suất Ở khoảng cách thích hợp tạo điều kiện đồng đều cho các cá thể phát huy hết khả năng sinh trưởng, phát triển thuận lợi cho năng suất cao Điều này được quyết định bởi quang hợp của quần thể Cường độ quang hợp của quần thể chịu sự chi phối của cường độ ánh sáng Vì vậy việc quyết định khoảng cách gieo trồng có ý nghĩa trong việc sử dụng ánh sáng Do đó, trong quá trình trồng trọt con người cần điều khiển hoạt động quang hợp bằng cách bố trí khoảng cách cây trồng một cách hợp lý

Viện Dược liệu khi nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng bạch chỉ tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội đã

có nhận xét: Với khoảng cách 20 cm x 20 cm là thích hợp nhất, năng suất dược liệu cao nhất đạt 3,16 kg/ô thí nghiệm

Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội thuộc - Viện Dược liệu tiến hành thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến năng suất và chất lượng lá thanh cao trong 3 năm từ 1997 đến

1999 Kết quả cho thấy với khoảng cách 20 cm x 30 cm không những cho năng suất lá, năng suất artemisinin cao nhất mà cả hàm lượng artemisinin cũng khá nhất

Khi tiến hành thí nghiệm mật độ khoảng cách trồng tục đoạn tại SaPa (Lào Cai), Nguyễn Bá Hoạt – Viện Dược liệu cho rằng khối lượng củ Tục đoạn trên 1 cây có chiều hướng tăng dần từ mật độ trồng dày đến mật độ trồng thưa nhưng năng suất thì có chiều hướng ngược lại Tuy nhiên, với khoảng cách 30 cm x 40 cm cho năng suất cao nhất

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội và Trường ĐHNN Hà Nội cho biết khoảng cách trồng đối với

Trang 36

cây đương quy là 20 cm x 20 cm, cây bạch chỉ 20cm x 10cm, cây ngưu tất 5cm x 5cm, cây cúc hoa 30cm x 30cm cho năng suất dược liệu đạt cao nhất

Theo nghiên cứu của Ngô Quốc Luật – Viện Dược liệu cho hay khoảng cách trồng đối với dược liệu ích mẫu là 20cm x 20cm cho năng suất cao nhất

Khi tiến hành nghiên cứu về khoảng cách cây sâm ngọc linh, Nguyễn Văn Thuận – Viện Dược liệu cho hay khoảng cách trồng tốt nhất cho năng suất cao nhất là 20cm x 30cm

1.4.2 Một số nghiên cứu xác định liều lượng phân bón đối với cây dược liệu

Đối với cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng phân bón là nhu cầu cần thiết để cây trồng sinh trưởng phát triển Đồng thời, bón phân còn quyết định cả năng suất và hoạt chất của cây Chế độ phân bón hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, cho năng suất cao, chất lượng dược liệu tốt Chế độ phân bón quá cao cây sinh trưởng mạnh tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, dư lượng hóa chất tồn dư trong sản phẩm nhiều không kiểm soát được, có hại đến sức khỏe của người sử dụng Chế độ phân bón thấp quá cây sinh trưởng kém còi cọc, năng suất, chất lượng dược liệu thấp Do đó, xác định được lượng phân bón thích hợp cho năng suất và chất lượng dược liệu tốt có ý nghĩa lớn đối với sản xuất dược liệu

Kết quả nghiên cứu về liều lượng phân NPK tổng hợp bón cho cây ích mẫu Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội cho thấy năng suất dược liệu ích mẫu đạt cao nhất khi bón với hàm lượng 200kg/ha Tuy nhiên, phân bón là rất quan trọng song tuỳ theo bộ phận thu hoạch của cây mà người sản xuất có phương pháp bón phân hợp lý để thu được hiệu quả cao nhất Cây lấy củ thì cần bón nhiều lân, kali Cây lấy thân lá cần bón nhiều đạm

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc cho Lão quan thảo, Nguyễn Bá Hoạt cho rằng năng suất tăng theo sự tăng của lượng

Trang 37

đạm bón nhưng hiệu quả kinh tế lại giảm Tuy nhiên bón với lượng 200 kg N/ha đạt được năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu được tốt nhất

Nguyễn Văn Thuận, Ngô Quốc Luật, Phạm Văn Tùng, Nguyễn Thị Làn và Đinh Văn Mỵ cho biết đối với Actisô bón phân đạm ở mức 400kg kết hợp với bón lân ở hai mức 300kg và 400kg cho năng suất lá và bông kém hơn một cách khác biệt so với bón phân đạm ở mức 500kg kết hợp với bón lân ở hai mức 300kg và 400kg Điều đó chứng tỏ khi tăng mức đạm từ 400kg lên 500kg đã làm tăng năng suất lá và bông Actisô một cách rõ rệt

1.4.3 Nghiên cứu về khoảng cách trồng và phân bón tới sinh trưởng, sản lượng, chất lượng hung chanh tại Ấn Độ

Veeraraghavathatham et al, (1985) đã tiến hành thử nghiệm khoảng cách (60 x 40 cm, 60 x 30 cm và 60 x 20 cm) bằng cách sử dụng hai giống (Garmai và Mainmul) của C forskohlii Briq, tại Coimbatore và thấy rằng năng suất củ trên một đơn vị diện tích tăng cùng với sự gia tăng mật độ, năng suất cao nhất được ghi nhận ở khoảng cách gần hơn (60 x 20 cm) Virendersingh và Chauhan (1999), trong khi xem xét các mặt của việc trồng coleus nhận thấy rằng khoảng cách 60 x 20 cm hoặc 45 x 20 cm là tốt hơn và cho năng suất củ cao nhất

Jayalakshmi (2003) nghiên cứu trên cánh đồng thử nghiệm đất đỏ cát pha sét ở Coimbatore quan sát tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng (rộng tán, số nhánh, số lá, diện tích lá, dài lá, rộng lá, đường kính thân) và các chỉ tiêu năng suất (số củ, kích thước củ, khối lượng củ tươi, khô trên cây) ghi nhận

ở các giai đoạn khác nhau (120, 150 và 180 ngày sau trồng) nhận thấy các chỉ tiêu đều cao hơn ở khoảng cách trồng rộng hơn (60 x 60 cm) và thấp hơn ở khoảng cách trồng gần hơn (45 x 30 cm) ngoại trừ chỉ tiêu cao cây, cao hơn ở khoảng cách trồng gần

Trang 38

- Ảnh hưởng của nitơ đối với sinh trưởng và năng suất

Việc sử dụng phân bón nitơ đã trở thành một yêu cầu quan trọng trong việc tăng cường sản xuất cây trồng lấy củ nhiệt đới, nhưng cùng lúc

đó, quá nhiều N cũng đem lại ảnh hưởng có hại, (Harris, 1978)

Veeraragavathatham et al, (1988) tại Coimbatore nghiên cứu ảnh hưởng của N trên năng suất của C forskohlii với năm cấp độ N (0, 40, 80,

120 và 160 kg/ha) Ảnh hưởng của ni tơ là đáng kể, công thức 40 kg/ha cho sản lượng củ tươi (21,7 tấn/ha) và khô (2,56 tấn/ha) cao hơn

Geetha và Nair (1990) nghiên cứu phản ứng khác biệt của C parviflorus để xếp loại liều lượng nitơ (0, 30, 60, 90 và 120 kg / ha) Báo cáo của họ cho thấy 60 kg ni tơ trên một hecta là đủ để đạt tối đa chiều cao cây, số cành, số lá, chỉ số diện tích lá và năng suất chất khô Tiếp tục tăng liều lượng ni tơ không có ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và năng suất Jayalakshmi (2003) tại Coimbatore, tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa chiều cao cây trồng và mức độ nitơ được áp dụng Chiều cao cây trồng ghi nhận tại 120, 150 và 180 ngày sau khi trồng (DAP) là cao nhất (49,5; 55,4

và 57,3 cm, tương ứng) khi 50 kg N mỗi ha được áp dụng so với đối chứng (35,4; 39,8 và 41,8 cm tương ứng) Diện tích lá cũng tăng tuyến tính với sự tăng lên với lượng N sử dụng, cao nhất với 50 kg ni tơ mỗi hecta (5985,1, 7425,2 và 8471,5 cm2/cây tại 120, 150 và 180 DAP) Số nhánh, số lá, số củ trên cây, chiều dài và đường kính củ, củ tươi, khô được tìm thấy là cao nhất với mức áp dụng 50 kg ni tơ mỗi hecta ở mọi giai đoạn sinh trưởng

Sailaja et al, (2007) tại Hyderabad đưa ra kết quả rằng trọng lượng tươi và khô cao nhất của củ là 320,4g và 40g /cây), số củ trên cây là 15,1

củ, chiều dài củ là 23,5cm, năng suất củ tươi cao nhất là 11,44 tấn / ha và năng suất củ khô cao nhất là 1,43tấn / ha được ghi nhận với mức áp dụng của nitơ ở mức 40 kg mỗi ha

Trang 39

- Ảnh hưởng của phốt pho đối với sinh trưởng và năng suất

Veeraraghavathatham et al, (1988) tìm thấy phản ứng của coleus đối với mức phốt pho và ghi nhận được năng suất củ thì cao hơn so với đối chứng với mức 60 kg P2O5 mỗi ha

Ravi (2004) cũng ghi nhận các chỉ tiêu tăng trưởng, năng suất và năng suất củ cao hơn bằng cách áp dụng 60 kg P2O5 mỗi ha

- Ảnh hưởng của kali đối với sinh trưởng và năng suất

Veeraragavathatham et al (1988) tìm thấy phản ứng của C forskohlii với mức K tại Coimbatore và ghi nhận được sản lượng củ tươi là 21,19 tấn/ ha) và củ khô là 2,53 tấn / ha cao hơn với mức áp dụng 50 kg K2O cho một

ha so với mức 0 và 100 kg cho một ha

-Ảnh hưởng tương tác của N, P và K vào sự tăng trưởng và năng suất

Veeraragavathatham et al.(1988) nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng chủ yếu đối với sự tăng trưởng và năng suất củ của coleus ở Coimbatore và thấy rằng sự kết hợp của 40 kg N, 60kg P2O5 và 50 kg K2O

là tối ưu cho sản lượng củ lớn nhất (33,12 tấn củ tươi /ha)

Patne (2003) trên đất đỏ cát pha sét tại Bangalore cũng ghi nhận được sản lượng củ khô đạt 3,45 tấn/ha), số lượng củ, đường kính củ, chiều dài củ

và khối lượng củ khô trên cây là cao hơn khi áp dụng 40:60:50 kg N, P2O5

và K2O cùng với 10 tấn phân chuồng cho mỗi hecta

Ravi (2004) trên đất cát pha sét tại Madurai ghi nhận được các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây, số nhánh, số lá và tán cây) cũng như các chỉ tiêu năng suất (chiều dài, đường kính củ, khối lượng tươi, khô của củ trên cây) và sản lượng củ là cao hơn khi áp dụng 50 kg N cộng với 60 kg P2O5 mỗi ha

-Ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Geetha và Nair (1990) báo cáo lại trong thí nghiệm về C parviflorus tại Trivendrum rằng lượng N hấp thu tối đa với mức áp dụng 60 kg N trên mỗi hecta (75,6 kg / ha) tiếp theo là 90 kg N trên mỗi hecta (64,7 kg / ha)

Trang 40

Archanavà Kumariswadija (2000) cũng quan sát thấy rằng mức độ của P không gây bất kỳ ảnh hưởng quan trọng nào đến sự hấp thu của N và

K, nhưng sự hấp thu của P tăng khi mức độ áp dụng tăng từ 30 đến 60 kg

P2O5 cho mỗi ha

Theo báo cáo của Jayalakshmi (2003) hàm lượng N (0, 30, 40 và 50 kg N) cho mỗi ha trồng coleus tại 120 ngày sau trồng là (4,4; 4,8; 5,3 và 6,0%),

150 DAP (4,2; 4,6; 5,2 và 5,8%) và 180 DAP (4,0; 4,4; 4,9 và 5,6%)

Patne (2003) tại Bangalore đã báo cáo sự hấp thu cao hơn của nitơ (132,9 kg/ha), phốt pho (30,8 kg/ha) và kali (146,6 kg/ha) với mức áp dụng của 40: 60: 50 kg N, P2O5 và K2O cộng với phân chuồng (10 tấn/ha) cho mỗi

ha Tương tự như vậy, Sailaja et al, (2007) cũng báo cáo sự hấp thu cao nhất của N (139,0 kg/ha), P (44,9 kg/ha) và K (110,9 kg/ha) với 40 kg N mỗi ha

- Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch tới sinh trưởng, sản lượng, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây,

Maini et al (1975) ghi nhận được năng suất củ tăng đáng kể vào

tháng thứ 4 đối với Coleus parvifloru., Các phần lá và thân đã khô hoàn

toàn và cũng không có sự tăng thêm về sản lượng củ

Hegde (1992) báo cáo lại về sự giảm khối lượng khô của lá với độ tuổi (190-230 ngày) trong lúc khối lượng khô của rễ có xu hướng tăng dần

Shah (1996) quan sát thấy rằng giữa các thời gian sinh trưởng khác nhau (thu hoạch vào lúc 5; 5,5; 6 và 6,5 tháng sau khi trồng) ở coleus, các cây được thu hoạch vào thời điểm 5,5 tháng là tối ưu để cho sản lượng củ khô là cao nhất ở Coimbatore

Jayalakshmi (2003) tại Coimbatore tìm thấy rằng sự tăng trưởng (chiều cao cây, đường kính thân, tán cây, số nhánh, số lá và diện tích lá trên cây) và các chỉ tiêu năng suất (số củ, chiều dài, đường kính, sản lượng củ trên cây và trên lô) cao nhất ở 180 ngày sau trồng (DAP)

Ngày đăng: 11/09/2015, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Huy Hiền, Nguyễn văn Bộ, Nguyễn Văn Chiến, Bùi Đình Dinh(2005), Sổ tay phân bón,Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ "tay phân bón
Tác giả: Bùi Huy Hiền, Nguyễn văn Bộ, Nguyễn Văn Chiến, Bùi Đình Dinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2005
2. Bộ y tế (2013)Quyết Định 1976 QĐ-TTg ngày 30/10/2013 về phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể sản xuất dược liệu đên năm2020 và định hướng đến năm 2030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết Định 1976 QĐ-TTg ngày 30/10/2013 về phê duyệt quy hoạch phát
3. Cục Bảo vệ Môi trường (2004) đã xuất bản tài liệu “Đa dạng sinh học và bảo tồn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đa dạng sinh học và bảo tồn
7. Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Chiến(2003), Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam-Từ lý luận đến thực tiễn,Nhà xuất bản Nông nghiệp-Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bón phân cân "đối cho cây trồng "ở Việt Nam-Từ lý luận "đến thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp-Hà Nội
Năm: 2003
8. Kỹ thuật trồng cây Coleus forskohlii tại Ấn Độ (2011), Tài liệu do Công ty SAMILABS LTD, Ấn Độ cung cấp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coleus forskohlii
Tác giả: Kỹ thuật trồng cây Coleus forskohlii tại Ấn Độ
Năm: 2011
11. Viện dược liệu (2006), Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tập 1,2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển dược liệu và "đông dược
Tác giả: Viện dược liệu
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
12, Viện Dược Liệu (2011), Công trình nghiên cứu khoa học 2006-2011, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội,Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình nghiên cứu khoa học 2006-2011
Tác giả: Viện Dược Liệu
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2011
13, A,B, Mastiholi1 and S,M, Hiremath, Influence of Spacing and Time of Harvest on Growth Attributes and Yield of Coleus forskohlii Briq, Department of Agronomy, College of Agriculture, 2004 and 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Influence of Spacing and Time of Harvest "on Growth Attributes and Yield of Coleus forskohlii Briq
6. Nguyễn Văn Bộ (2013), Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam” Khác
9. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005), Kỹ thuật trồng, sử dụng chế biến cây thuốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Văn Thuận, Ngô Quốc Luật và cộng sự (2013), Kỹ Thuật trồng cây thuốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
14, ARCHANA, B, AND KUMARISWADIJA, O,, 2000, Effect of organic manures, P levels and biofertilizers on nutrient uptake and tuber quality of coleus, Journal of Root Crops, 26(2): 82-83 Khác
15, CHOWDHARY, A,R, AND SHARMA, M,L,, 1998, GC-MS investigations on the essential oil from Coleus forskohlii (Willd) Briq, Indian Perfumer, 42(1): 15-16 Khác
16, DESOUZA, N,J,, 1986, Forskolin – An example of innovative drug research on natural products, Innovative Approaches in Drug Research, Elusive Science Publishers, Amsterdam, pp, 191-207 Khác
18, GEETHA, K, AND NAIR, M,K,P,, 1990, Effect of N and K in coleus, Journal of Tropical Agriculture, 31(1): 198-203 Khác
19, HARRIS, 1978, Mineral nutrition, In The potato crop – The scientific basis for improvement, Chapman and Hall, Landon Khác
20, HEGDE, L,, 1992, Studies on germplasm evaluation inducted autotetraploidy and hybridization in Coleus forskohlii (Willd) Briq, (Syn, C, barbatus Benth), Ph,D, Thesis, University of Agricultural Sciences, Bangalore Khác
21,HEGDE, L,, 2001, Crop improvement in Coleus forskohlii Briq, National Seminar on Transfer of Technology of Medicinal and Aromatic Crops, 20-22 February, pp, 22-25 Khác
22,AYALAKSHMI, S,, 2003, Effect of spacing and nitrogen levels on growth, tuberous root yield and alkaloid content of medicinal coleus (Coleus forskohlii Briq,), M,Sc, Thesis, Tamil Nadu Agricultural University, Coimbatore Khác
23,MAINI, S,B,, INDIRA AND KURIAN, P,, 1975, Studies of maturity index in Coleus parviflorus, Journal of Root Crops, 1(2): 86-87 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w