Một số nghiên cứu xác định liều lượng phân bón đối với cây dược liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây húng chanh ấn độ (coleus forskohlii) tại thanh trì hà nội (Trang 36 - 37)

k. Thu hoạch, sơ chế

1.4.2.Một số nghiên cứu xác định liều lượng phân bón đối với cây dược liệu

Đối với cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng phân bón là nhu cầu cần thiết để cây trồng sinh trưởng phát triển. Đồng thời, bón phân còn quyết

định cả năng suất và hoạt chất của cây. Chế độ phân bón hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, cho năng suất cao, chất lượng dược liệu tốt. Chế độ phân bón quá cao cây sinh trưởng mạnh tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, dư lượng hóa chất tồn dư trong sản phẩm nhiều không kiểm soát được, có hại đến sức khỏe của người sử dụng. Chếđộ phân bón thấp quá cây sinh trưởng kém còi cọc, năng suất, chất lượng dược liệu thấp. Do đó, xác định được lượng phân bón thích hợp cho năng suất và chất lượng dược liệu tốt có ý nghĩa lớn đối với sản xuất dược liệu.

Kết quả nghiên cứu về liều lượng phân NPK tổng hợp bón cho cây ích mẫu Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội cho thấy năng suất dược liệu ích mẫu đạt cao nhất khi bón với hàm lượng 200kg/ha. Tuy nhiên, phân bón là rất quan trọng song tuỳ theo bộ phận thu hoạch của cây mà người sản xuất có phương pháp bón phân hợp lý để thu

được hiệu quả cao nhất. Cây lấy củ thì cần bón nhiều lân, kali. Cây lấy thân lá cần bón nhiều đạm.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc cho Lão quan thảo, Nguyễn Bá Hoạt cho rằng năng suất tăng theo sự tăng của lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 đạm bón nhưng hiệu quả kinh tế lại giảm. Tuy nhiên bón với lượng 200 kg N/ha đạt được năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu được tốt nhất.

Nguyễn Văn Thuận, Ngô Quốc Luật, Phạm Văn Tùng, Nguyễn Thị

Làn và Đinh Văn Mỵ cho biết đối với Actisô bón phân đạm ở mức 400kg kết hợp với bón lân ở hai mức 300kg và 400kg cho năng suất lá và bông kém hơn một cách khác biệt so với bón phân đạm ở mức 500kg kết hợp với bón lân ở hai mức 300kg và 400kg. Điều đó chứng tỏ khi tăng mức đạm từ

400kg lên 500kg đã làm tăng năng suất lá và bông Actisô một cách rõ rệt.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây húng chanh ấn độ (coleus forskohlii) tại thanh trì hà nội (Trang 36 - 37)