k. Thu hoạch, sơ chế
1.4.3. Nghiên cứu về khoảng cách trồng và phân bón tới sinh trưởng, sản lượng, chất lượng hung chanh tại Ấn Độ
lượng, chất lượng hung chanh tại Ấn Độ
Veeraraghavathatham et al, (1985) đã tiến hành thử nghiệm khoảng cách (60 x 40 cm, 60 x 30 cm và 60 x 20 cm) bằng cách sử dụng hai giống (Garmai và Mainmul) của C. forskohlii. Briq, tại Coimbatore và thấy rằng năng suất củ trên một đơn vị diện tích tăng cùng với sự gia tăng mật độ, năng suất cao nhất được ghi nhận ở khoảng cách gần hơn (60 x 20 cm).
Virendersingh và Chauhan (1999), trong khi xem xét các mặt của việc trồng coleus nhận thấy rằng khoảng cách 60 x 20 cm hoặc 45 x 20 cm là tốt hơn và cho năng suất củ cao nhất.
Jayalakshmi (2003) nghiên cứu trên cánh đồng thử nghiệm đất đỏ cát pha sét ở Coimbatore quan sát tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng (rộng tán, số
nhánh, số lá, diện tích lá, dài lá, rộng lá, đường kính thân) và các chỉ tiêu năng suất (số củ, kích thước củ, khối lượng củ tươi, khô trên cây) ghi nhận
ở các giai đoạn khác nhau (120, 150 và 180 ngày sau trồng) nhận thấy các chỉ tiêu đều cao hơn ở khoảng cách trồng rộng hơn (60 x 60 cm) và thấp hơn ở khoảng cách trồng gần hơn (45 x 30 cm) ngoại trừ chỉ tiêu cao cây, cao hơn ở khoảng cách trồng gần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
- Ảnh hưởng của nitơđối với sinh trưởng và năng suất
Việc sử dụng phân bón nitơ đã trở thành một yêu cầu quan trọng trong việc tăng cường sản xuất cây trồng lấy củ nhiệt đới, nhưng cùng lúc
đó, quá nhiều N cũng đem lại ảnh hưởng có hại, (Harris, 1978).
Veeraragavathatham et al, (1988) tại Coimbatore nghiên cứu ảnh hưởng của N trên năng suất của C. forskohlii với năm cấp độ N (0, 40, 80, 120 và 160 kg/ha). Ảnh hưởng của ni tơ là đáng kể, công thức 40 kg/ha cho sản lượng củ tươi (21,7 tấn/ha) và khô (2,56 tấn/ha) cao hơn.
Geetha và Nair (1990) nghiên cứu phản ứng khác biệt của C. parviflorus để xếp loại liều lượng nitơ (0, 30, 60, 90 và 120 kg / ha). Báo cáo của họ cho thấy 60 kg ni tơ trên một hecta là đủđểđạt tối đa chiều cao cây, số cành, số lá, chỉ số diện tích lá và năng suất chất khô. Tiếp tục tăng liều lượng ni tơ không có ảnh hưởng đáng kểđến sinh trưởng và năng suất.
Jayalakshmi (2003) tại Coimbatore, tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa chiều cao cây trồng và mức độ nitơ được áp dụng. Chiều cao cây trồng ghi nhận tại 120, 150 và 180 ngày sau khi trồng (DAP) là cao nhất (49,5; 55,4 và 57,3 cm, tương ứng) khi 50 kg N mỗi ha được áp dụng so với đối chứng (35,4; 39,8 và 41,8 cm tương ứng). Diện tích lá cũng tăng tuyến tính với sự
tăng lên với lượng N sử dụng, cao nhất với 50 kg ni tơ mỗi hecta (5985,1, 7425,2 và 8471,5 cm2/cây tại 120, 150 và 180 DAP). Số nhánh, số lá, số củ
trên cây, chiều dài và đường kính củ, củ tươi, khô được tìm thấy là cao nhất với mức áp dụng 50 kg ni tơ mỗi hecta ở mọi giai đoạn sinh trưởng.
Sailaja et al, (2007) tại Hyderabad đưa ra kết quả rằng trọng lượng tươi và khô cao nhất của củ là 320,4g và 40g /cây), số củ trên cây là 15,1 củ, chiều dài củ là 23,5cm, năng suất củ tươi cao nhất là 11,44 tấn / ha và năng suất củ khô cao nhất là 1,43tấn / ha được ghi nhận với mức áp dụng của nitơở mức 40 kg mỗi ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
- Ảnh hưởng của phốt pho đối với sinh trưởng và năng suất
Veeraraghavathatham et al, (1988) tìm thấy phản ứng của coleus đối với mức phốt pho và ghi nhận được năng suất củ thì cao hơn so với đối chứng với mức 60 kg P2O5 mỗi ha.
Ravi (2004) cũng ghi nhận các chỉ tiêu tăng trưởng, năng suất và năng suất củ cao hơn bằng cách áp dụng 60 kg P2O5 mỗi ha.
- Ảnh hưởng của kali đối với sinh trưởng và năng suất
Veeraragavathatham et al. (1988) tìm thấy phản ứng của C. forskohlii với mức K tại Coimbatore và ghi nhận được sản lượng củ tươi là 21,19 tấn/ ha) và củ khô là 2,53 tấn / ha cao hơn với mức áp dụng 50 kg K2O cho một ha so với mức 0 và 100 kg cho một ha.
-Ảnh hưởng tương tác của N, P và K vào sự tăng trưởng và năng suất
Veeraragavathatham et al.(1988) nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng chủ yếu đối với sự tăng trưởng và năng suất củ của coleus ở
Coimbatore và thấy rằng sự kết hợp của 40 kg N, 60kg P2O5 và 50 kg K2O là tối ưu cho sản lượng củ lớn nhất (33,12 tấn củ tươi /ha).
Patne (2003) trên đất đỏ cát pha sét tại Bangalore cũng ghi nhận được sản lượng củ khô đạt 3,45 tấn/ha), số lượng củ, đường kính củ, chiều dài củ
và khối lượng củ khô trên cây là cao hơn khi áp dụng 40:60:50 kg N, P2O5
và K2O cùng với 10 tấn phân chuồng cho mỗi hecta.
Ravi (2004) trên đất cát pha sét tại Madurai ghi nhận được các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây, số nhánh, số lá và tán cây) cũng như các chỉ tiêu năng suất (chiều dài, đường kính củ, khối lượng tươi, khô của củ trên cây) và sản lượng củ là cao hơn khi áp dụng 50 kg N cộng với 60 kg P2O5 mỗi ha.
-Ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Geetha và Nair (1990) báo cáo lại trong thí nghiệm về C. parviflorus tại Trivendrum rằng lượng N hấp thu tối đa với mức áp dụng 60 kg N trên mỗi hecta (75,6 kg / ha) tiếp theo là 90 kg N trên mỗi hecta (64,7 kg / ha).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
Archanavà Kumariswadija (2000) cũng quan sát thấy rằng mức độ
của P không gây bất kỳảnh hưởng quan trọng nào đến sự hấp thu của N và K, nhưng sự hấp thu của P tăng khi mức độ áp dụng tăng từ 30 đến 60 kg P2O5 cho mỗi ha.
Theo báo cáo của Jayalakshmi (2003) hàm lượng N (0, 30, 40 và 50 kg N) cho mỗi ha trồng coleus tại 120 ngày sau trồng là (4,4; 4,8; 5,3 và 6,0%), 150 DAP (4,2; 4,6; 5,2 và 5,8%) và 180 DAP (4,0; 4,4; 4,9 và 5,6%).
Patne (2003) tại Bangalore đã báo cáo sự hấp thu cao hơn của nitơ
(132,9 kg/ha), phốt pho (30,8 kg/ha) và kali (146,6 kg/ha) với mức áp dụng của 40: 60: 50 kg N, P2O5 và K2O cộng với phân chuồng (10 tấn/ha) cho mỗi ha. Tương tự như vậy, Sailaja et al, (2007) cũng báo cáo sự hấp thu cao nhất của N (139,0 kg/ha), P (44,9 kg/ha) và K (110,9 kg/ha) với 40 kg N mỗi ha.
- Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch tới sinh trưởng, sản lượng, khả
năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây,
Maini et al. (1975) ghi nhận được năng suất củ tăng đáng kể vào tháng thứ 4 đối với Coleus parvifloru., Các phần lá và thân đã khô hoàn toàn và cũng không có sự tăng thêm về sản lượng củ.
Hegde (1992) báo cáo lại về sự giảm khối lượng khô của lá với độ
tuổi (190-230 ngày) trong lúc khối lượng khô của rễ có xu hướng tăng dần. Shah (1996) quan sát thấy rằng giữa các thời gian sinh trưởng khác nhau (thu hoạch vào lúc 5; 5,5; 6 và 6,5 tháng sau khi trồng) ở coleus, các cây được thu hoạch vào thời điểm 5,5 tháng là tối ưu để cho sản lượng củ
khô là cao nhất ở Coimbatore.
Jayalakshmi (2003) tại Coimbatore tìm thấy rằng sự tăng trưởng (chiều cao cây, đường kính thân, tán cây, số nhánh, số lá và diện tích lá trên cây) và các chỉ tiêu năng suất (số củ, chiều dài, đường kính, sản lượng củ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
- Chất lượng
Jayalakshmi (2003) báo cáo rằng các mức khoảng cách khác nhau không ảnh hưởng đến tổng số hàm lượng alkaloid đáng kể.
Patne (2003) báo cáo rằng mức độ phân bón không ảnh hưởng đến hàm lượng forskolin nhưng sản lượng forskolin cao hơn bắt nguồn tự sự
tăng năng suất củ. Tuy nhiên, Konimozhi (2003) ghi nhận sự cao hơn đáng kể tổng số hàm lượng alkaloid trong củ khi 4% panchagavya (0,79%) được sử dụng so với đối chứng (0,49%).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU