Kỹ thuật trồng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây húng chanh ấn độ (coleus forskohlii) tại thanh trì hà nội (Trang 44 - 45)

Trồng trực tiếp cành giống ra ruộng sản xuất: Xử lý phun thuốc trừ

nấm trước và ngay sau khi trồng, sau đó tùy tình hình thực tế của cây trồng

để phun phòng trừ.

+ Trồng theo hàng đơn với mật độ trồng húng chanh theo các công thức + Nếu tưới hốc hoặc tưới phun thì trồng giữa luống, nếu tưới rãnh hoặc tưới thấm thì trồng ở 1 bên, 25-30 ngày sau trồng tiến hành vun tạo thêm chiều rộng cho luống.

+ Dùng tay bới hốc, đặt nhẹ hom giống mới cắt đã được xử lý với thuốc trừ nấm hoặc cây giống giâm từ vườn ươm, sau đó lấp đất, vun nhẹ đất vào gốc. Chú ý trồng nông tay. Sau khi trồng phải tưới nước, giữ ẩm, Sau 1-2 tuần, trồng dặm lại những cây bị chết.

Tưới nước: Sau khi trồng, nếu trời không mưa, cần tưới ngay để cây nhanh chóng hồi xanh, ra rễ. Giữ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng, Đặc biệt sau mỗi đợt bón phân, cần phải tưới nước để hòa tan phân, cây dễ hấp thu phân bón, Ngưng tưới trước khi thu hoạch 20 ngày. Tuy nhiên có thể tưới hơi ẩm đất ngay trước khi thu hoạch để thuận lợi cho việc nhổ lấy củ và rễ. Tùy theo độ ẩm của đất để điều chỉnh khoảng cách thời gian tưới cho thích hợp.

Tiêu nước: Húng chanh rất kỵ úng, khi bị úng, rễ cây phát triển kém, rất dễ bị nấm bệnh tấn công, gây hại. Do đó cần chọn nơi đất cao để trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

hung chanh và phải tiêu nước ngay và kịp thời khi bị úng, bị đọng nước, nhất là khi cây còn nhỏ.

h, Phòng tr sâu bnh hi

Húng chanh ít bị sâu hại nhưng khá mẫn cảm với bệnh, đặc biệt là bệnh héo rũ, chết yểu.

2.3.3. Các ch tiêu theo dõi a. Các ch tiêu v sinh trung a. Các ch tiêu v sinh trung

- Chiều cao cây (cm): Đánh dấu cốđịnh 5 cây theo dõi trong 1 ô thí nghiệm, đo chiều cao cây để tính chiều cao cây trung bình, thời gian theo dõi 1 tháng 1 lần. Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến đầu mút cao nhất của lá

- Đường kính thân (mm): đo bằng thước panme, cách gốc 3cm - Kích thước lá (đo lá trưởng thành), mỗi cây đo hai lá

- Đường kính tán lá (cm): đo tại hai đường chéo góc trên tán cây, tính giá trị trung bình.

- Diện tích lá (dm2/cây): sử dụng phương pháp cân nhanh. Cắt một miếng kính 1 dm2, đặt lá kín 1 dm2, sau đó cân khối lượng lá 1dm2. Cân toàn bộ số lá của một cây, thực hiện ba lần nhắc lại.

Diện tích lá/cây (dm2/cây) = Khối lượng lá toàn cây/khối lượng lá 1 dm2 - Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2 lá/m2 đất) = Diện tích lá/cây x mật

độ cây/m2.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây húng chanh ấn độ (coleus forskohlii) tại thanh trì hà nội (Trang 44 - 45)