k. Thu hoạch, sơ chế
1.3.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam
Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam có gần 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo, nhiều loài được sử dụng làm thuốc, trong đó cây cỏ có vị trí quan trọng nhất về phần chủng loại cũng như giá trị sử dụng (Theo thống kê của GS, Phan Kế Lộc). Qua quá trình nghiên cứu tính cho đến nay đã có hơn 3.800 loài thực vật được dùng làm thuốc, một số cây thuốc quý đã
được nhân dân trồng trọt và trở lên quen thuộc. Ngoài sự phong phú về
chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam còn có giá trị to lớn khi được sử
dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, dưới dạng độc vị hoặc phối hợp với nhau để tạo nêu các bài thuốc bổ đã tồn tại và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều loại thuốc được chiết suất từ dược liệu Việt Nam như Rutin, D.strophantin, berberin, palmatin, astermisin… bên cạnh đó sản phẩm từ tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Xu hướng đi sâu nghiên cứu xác minh các kinh nghiệm từ y học cổ truyến và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ dược liệu ngày càng được quan tâm .
Cây thuốc được phân bố rộng khắp trên cả nước, vùng phân bố chịu nhiều ảnh hưởng yếu tố khí hậu và đặc tính sinh trưởng phát triển của các loài cây thuốc. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là nơi có địa hình núi cao, nơi tập trung nhiều quần thể rừng (khu vực miền núi phía Bắc; phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa,… Các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang…)
- Số lượng các loài được khai thác lớn: Theo số liệu điều tra sơ bộ, do tình trạng khai thác tràn lan và ồ ạt trước đây hiện trên cả nước số lượng loài cây thuốc có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít, Trên cả nước hiện còn khoảng 206 loài cây thuốc có giá trị có thể khai thác tự nhiên, điều đó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
cho thấy sự giảm sút nghiêm trọng về số lượng loài và khả năng khai thác dược liệu trên cả nước.
Trước nạn khai thác như hiện nay. Nhằm đẩy lùi nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên dược liệu trong tự nhiên, trong 10 năm trở lại đây, với nhiều cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện để các cơ quan, các nhân, tổ
chức chủđộng thực hiện chủ trương nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn dược liệu, đã có danh sách những loài cây thuốc diện quí hiếm hoặc
đang bị suy giảm nghiêm trọng ở Việt Nam. Trong nguồn cây thuốc mọc tự
nhiên ở Việt Nam đã ghi nhận 144 loài, thuộc 55 họ thực vật là những cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam. Tiêu biểu có một số nghiên cứu đã có tác động tích cực đến phát triển dược liệu như:
- Cục Bảo vệ Môi trường (2004) đã xuất bản tài liệu “Đa dạng sinh học và bảo tồn” trong đó có đề cập nhiều tới sự suy thoái đa dạng sinh học và phân tích các nguyên nhân, với nhiều nguyên nhân do con người gây ra. Đồng thời công trình cũng đề cập nhiều tới công tác bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học, đưa ra chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, xác định các hành động ưu tiên cho bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
- Về phía Viện Dược liệu: Đã phối hợp các địa phương đánh giá tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu được triển khai hiệu quả, qua đó phát triển một số dược liệu, bài thuốc và xây dựng danh lục cây thuốc cho các tỉnh làm căn cứ quy hoạch phát triển. Đến nay đã giúp địa phương xây dựng được danh lục cây thuốc (gần 4.000 loài) và động vật làm thuốc (408 loài); Danh lục các loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng (144 loài) và danh lục cây thuốc có khả năng khai thác.
Đây là những dẫn liệu quan trọng phục vụ công tác khai thác, sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, Tiêu biểu như: khôi phục cây Sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam và Kon Tum,Phát triển cây Chè đắng tạo ra các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, xây dựng vùng trồng năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
cây thuốc (Đương quy, Ba kích, Thảo quả, Bạch truật, Diệp hạ châu đắng) tại Cao Bằng...
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp của nước ta có nhiều thay đổi về cả diện tích và chủng loại cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng và phát triển. Có tiềm năng và khả năng phát triển nuôi trồng nhiều loại cây con thuốc bản địa và nhiều cây thuốc di thực. Môi trường thiên nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho nuôi trồng, phát triển nhiều loại dược quý hiếm, các vùng dược liệu phân bố rộng rãi trong cả nước.
- Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ
dược liệu rất lớn do thói quen và truyền thống phòng và chữa bệnh bằng YHCT của nhân dân. Cùng với quá trình công nghiệp hóa của đất nước, rất nhiều dược liệu đã trở thành nguyên liệu đầu vào của Công nghiệp dược và có nhu cầu xuất khẩu cao làm gia tăng nhu cầu sử dụng dược liệu.
- Dược liệu, thuốc từ dược liệu được sử dụng rất phổ biến và thông dụng từ lâu đời, hàng ngàn năm tại Việt Nam.
- Các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thuốc từ dược liệu được kế
thừa nền Y học cổ truyền từ cha ông để lại, đã đúc kết thành những bài thuốc cổ truyền.
- Xu hướng của người dân trong và ngoài nước vẫn có niềm tin trong việc sử dụng các sản phầm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên.
- Công tác phát triển dược liệu đang được Đảng, nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm ủng hộ.
Tuy nhiên, việc nuôi trồng, thu hoạch còn manh mún, mang tính tự
phát. Nhà nước chưa có cơ chế chính sách đồng bộ và phù hợp để đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu trong nước. Chưa có cơ chế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
và giải pháp đảm bảo đầu ra cho dược liệu cũng như quyền lợi của các nhà
đầu tư.
Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống cây thuốc, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng giống cây thuốc chưa đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn (giống cây trồng không đạt chuẩn, năng suất cây trồng còn thấp...). Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch; bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc chưa được quan tâm
đầu tư đúng mức. Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong việc chế biến, bảo quản dược liệu và sản xuất thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu chưa được chú trọng đổi mới để có những sản phẩm thương mại. Chính vì năng suất và tính cạnh tranh các sản phẩm dược liệu của nước ta trên địa bàn còn thấp.
Trên cơ sở các vùng tự nhiên, người ta quy hoạch thành các vùng có quản lý, nuôi trồng thêm và di thực các giống mới đến như : vùng Hưng yên, Sapa, Lâm đồng... Mặc dù diện tích trồng trọt có giảm ở một số vùng như Hưng Yên, Hà Nội… nhưng do áp dụng thâm canh, luân canh cây trồng và sự gia tăng diện tích ở các vùng khác nên nguồn dược liệu cung cấp từ trồng trọt vẫn tương đối cao và đáp ứng được phần nào nhu cầu sử
dụng trong nước và xuất khẩu được cho một số nước trên thế giới. Theo thống kê, hàng năm cả nước sủ dụng khoảng trên 50.000 tấn dược liệu /năm, tính đến 8/2011 cả nước có 322 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu, trong đó có 13 doanh nghiệp sản xuất đông dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế Thế giới( GMP-WHO). Cả nước hiện có trên 130 loài cây thuốc đang được trồng và mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 15.600 tấn. Trong khi nhu cầu dược liệu trong nước là 59.548 tấn/năm gồm: phục vụ công nghiệp dược 20.110 tấn, hệ
thống chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) 18.452 tấn và xuất khẩu 20.986 tấn (đã bao gồm cả số lượng dược liệu phục vụ chưng cất tinh dầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
và chiết xuất một số hợp chất tinh khiết). Hàng năm nguồn thu nhập từ
dược liệu cho nước ta từ 500 - 800 tỷđồng trong đó dược liệu xuất khẩu đạt 20 - 50 triệu USD với số lượng 5.000 – 10.000 tấn. Hiện nay ngành dược Việt Nam đang quy hoạch tổng thể xây dựng phát triển dược liệu giai đoạn từ nay
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, sẽ chủđược 80% nguyên liệu cho công nghiệp dược trong nước, sản xuất trên 2.500 sản phẩm đông dược (tăng 13,6% so với năm 2011). Đáp ứng 90% nhu cầu về dược liệu và thuốc từ
dược liệu cho sử dụng, điều trị bệnh trong nhân dân và trong các bệnh viện từ
trung ương đến địa phương. Giá trị sản xuất thuốc trong nước đến năm 2020
đạt trên 2,7 tỷ USD và đến năm 2030 đạt trên 4 tỷ USD (trong đó dược liệu và sản phẩm từ dược liệu chiếm khoảng 30 %).