Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến các giai đoạn sinh tr ưởng phát triển của cây húng chanh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây húng chanh ấn độ (coleus forskohlii) tại thanh trì hà nội (Trang 49 - 50)

e. Tính hiệu quả kinh tế Phương pháp lấ y m ẫ u

3.1.1.Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali bón đến các giai đoạn sinh tr ưởng phát triển của cây húng chanh

Thời gian sinh trưởng của một giống cây trồng là tổng hợp độ dài của các thời kỳ sinh trưởng và phát triển, các giai đoạn này không những chịu ảnh hưởng rất lớn của bản chất di truyền bên trong mà nó còn chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh bên ngoài. Vì vậy việc nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời vụ và tác động các biện pháp kỹ thuật vào từng thời kỳ

thích hợp nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất dược liệu.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của cây Húng chanh được trình bày trong bảng 3.1.

Kết quả đánh giá thời gian sinh trưởng ở các giai đoạn sinh trưởng trong các công thức cho thấy: Tỷ lệ sống của cây ở các công thức dao động từ 77,3% đến 85,30%, công thức có tỷ lệ cây sống đạt cao nhất là công thức ( M4K2) trung bình đạt 85,30% và thấp nhất là công thức (M3K5) đạt 77,3%.

Thời gian từ trồng đến bén rễ hồi xanh của cây hung chanh dao động

từ 8- 11 ngày, giữa các công thức khác nhau thời gian này chỉ hơn kém nhau 1 đến 3 ngày.

Tương tự như thời gian bén rễ hồi xanh, thời gian từ trồng đến khi

xuất hiện cành nhánh giữa các công thức có sự chênh lệch không đáng

kể, thời gian trồng đến phân cành dao động từ 29 ngày đến 35 ngày. Thời gian sinh trưởng giữa các công thức dao động từ 175 ngày

(M1K2) đến 185 ngày (M2K1, M3K1). Kết quả theo dõi cho thấy, khi tăng

mật độ trồng thời gian sinh trưởng cây giảm. Nguyên nhân khi mật độ càng thưa cây sinh trưởng phát triển càng mạnh, thời kỳ sinh dưỡng kéo dài, do

đó thời gian từ trồng đến thu hoạch dài hơn cây được trồng với khoảng cách dày. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không đáng kể, giữa các công thức thời gian này chỉ hơn kém nhau từ 1- 10 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Như vậy, giữa các mật độ trồng khác nhau, thời gian qua các giai đoạn sinh

trưởng đã thể hiện sự khác biệt nhưng mức độ chênh lệch nhỏ, mật độ trồng

không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây Húng chanh. Kết quả

bảng 3.1 cho thấy trong cùng một mật độ trồng khi tăng lượng kali bón thời gian sinh trưởng của cây hung chanh có xu hướng giảm dần.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ với lượng kali bón

đến sinh trưởng của cây húng chanh

STT CT Thời gian từ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây húng chanh ấn độ (coleus forskohlii) tại thanh trì hà nội (Trang 49 - 50)