e. Tính hiệu quả kinh tế Phương pháp lấ y m ẫ u
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến động thái tăng trưởng chiều cao cây húng chanh
trưởng chiều cao cây húng chanh
Đối với các loại cây trồng chiều cao cây là 1 chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tình trạng sinh trưởng của các giống cây được trồng trong điều kiện nhất
định. Ở từng thời kỳ khác nhau sự tăng trưởng chiều cao cây Húng chanh là khác nhau, Nó có liên quan đến một sốđặc điểm khác của cây như số lá/cây, khả năng chống đổ…, Chiều cao cây tăng trưởng tốt sẽ tạo điều kiện cho các bộ phận khác của cây phát triển mạnh trong một giai đoạn cho phép và giai
đoạn sinh trưởng phù hợp sẽ tạo ra năng suất sinh vật học cao.
Mặt khác, phân bón có vai trò quan trọng đối với năng suất và chất lượng cây trồng, đặc biệt đối với cây trồng sử dụng làm thuốc. Nghiên cứu
ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây chính là tìm ra mật độ trồng hợp lý và liều lượng phân bón thích hợp để có một chếđộ dinh dưỡng đầy đủ nhất cho cây sinh trưởng, phát triển cân đối, tránh phát triển quá chậm gây còi cọc hoặc phát triển quá nhanh gây nên mất cân đối và có thể tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng dược liệu.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ và lượng kali bón tới động thái tăng trưởng chiều cao cây húng chanh được thể hiện trong bảng 3.2a.
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây: Qua bảng 3.2a cho thấy, chiều cao cây húng chanh tăng chậm, sau
đó tăng dần. Ở các mật độ khác nhau chiều cao cây cuối cùng của cây húng chanh chênh nhau không đáng kể, dao động từ 57,36 cm (M1) đến 59,12 cm (M2). Kết quả xử lý thống kê cho thấy, chiều cao cây cuối cùng giữa công thức M1 và các công thức M2, M3, M4 khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%, còn giữa các công thức còn lại khác nhau không có ý nghĩa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
Bảng 3.2a. Ảnh hưởng của mật độ với lượng kali bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây húng chanh
Đơn vị: cm CT 60 NST 90 NST 120 NST 150 NST 180 NST Mật độ M1 14,79 17,53 34,05 51,89 57,36 M2 15,43 17,92 33,49 49,09 59,12 M3 14,60 17,68 33,41 49,11 58,24 M4 14,13 17,88 33,86 50,43 58,20 LSD0,05 3,899 CV(%) 9,1 Mức kali K1 14,87 17,73 32,77 49,00 55,15 K2 14,65 17,95 33,91 50,82 57,78 K3 14,62 17,50 34,45 51,27 61,06 K4 15,03 17,67 33,80 50,62 59,46 K5 14,53 17,92 33,58 48,95 57,68 LSD0,05 4,359 CV(%) 9,1
Ảnh hưởng của lượng kali bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây: Kết quả theo dõi cho thấy, ở các công thức có lượng kali khác nhau chiều cao cây chênh nhau đáng kể dao động trong khoảng 55,15 cm (K1) đến 61,06 cm (K3). Sự sai khác về chiều cao cây cuối cùng giữa các công thức khác nhau, khác nhau không có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.
Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và lượng kali bón đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây: Kết quả theo dõi ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và lượng kali bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây được trình bày trong bảng 3.2b. Ở giai đoạn 60 ngày sau trồng chiều cao cây dao động từ 13,33 cm (M3K5) đến 16,06 cm ( M2K4), giai đoạn 90 ngày chiều cao dao động nhỏ từ 17,20 cm ( M1K3) đến 18,20 cm ( M2K2), sang giai đoạn 150 ngày chiều cao dao động trong khoảng lớn hơn từ 45,40 cm (M3K5) đến 55,00 cm (M4K4).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
Bảng 3.2b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và lượng kali đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây húng chanh
Đơn vị: cm STT CT 60NST 90 NST 120NST 150NST 180NST 1 M1K1 14,80 17,33 32,33 52,40 53,07 2 M1K2 14,93 17,53 33,63 53,00 59,00 3 M1K3 13,53 17,20 34,90 52,20 60,67 4 M1K4 15,37 17,93 33,07 48,20 55,07 5 M1K5 15,33 17,67 36,30 53,67 55,00 6 M2K1 15,93 18,27 33,67 49,07 56,87 7 M2K2 14,67 18,40 34,57 51,00 60,47 8 M2K3 15,40 17,20 35,00 52,67 63,00 9 M2K4 16,07 17,53 32,20 47,07 59,07 10 M2K5 15,07 18,20 32,03 45,67 56,20 11 M3K1 14,93 17,40 33,20 48,87 53,67 12 M3K2 14,80 17,73 34,47 51,33 55,93 13 M3K3 15,87 17,87 32,80 47,73 60,40 14 M3K4 14,07 17,67 35,10 52,20 61,00 15 M3K5 13,33 17,73 31,47 45,40 60,20 16 M4K1 13,80 17,93 31,87 45,67 53,00 17 M4K2 14,20 18,13 32,97 47,93 55,73 18 M4K3 13,67 17,73 35,10 52,47 60,20 19 M4K4 14,60 17,53 34,83 55,00 62,73 20 M4K5 14,40 18,07 34,53 51,07 59,33 LSD0,05 8,718 CV% 9,1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến động thái tăng trưởng chiều cao cây húng chanh
Ở giai đoạn đầu (sau 60 ngày đến 90 ngày) sự chênh lệch chiều cao cây giữa các công thức thể hiện chưa rõ và mức độ chênh lệch không đáng kể, càng về sau chiều cao cây có xu hướng tăng nhanh dần từ mật độ trồng thưa đến mật độ trồng dày. Điều này có thể giải thích như sau: khi cây còn nhỏ, quần thể thưa thoáng vì thế chưa có sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng nên khoảng cách không ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát triển
chiều cao cây. Khi cây lớn, ở khoảng cách trồng thưa cây được cung cấp
ánh sáng, dinh dưỡng và không gian đầy đủ hơn để quang hợp, sinh trưởng và phát triển, do đó cây sinh trưởng mạnh, phát triển cân đối về cả chiều cao, đường kính và tán cây, còn ở khoảng cách trồng dày có sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng giữa các cây trong quần thể nên cây phát triển chiều
cao nhanh hơn, cây nhỏ và vống. Kết quả được chứng minh trên hình 3.1.
Như vậy, trồng thưa làm giảm khả năng tăng trưởng chiều cao cây so với trồng dày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
Kết quả bảng 3.2b cho thấy, chiều cao cây ở các công thức đều tăng chậm từ khi trồng sau 60 ngày đến 90 ngày. Sau đó chiều cao cây tăng nhanh ở giai đoạn 120 - 150 và đạt chiều cao cây cuối cùng ở 180 ngày sau trồng. Chiều cao cây cuối cùng dao động từ 53,07 - 63,73 cm. Điều này
được giải thích như sau: thời kỳ đầu cây còn nhỏ, sinh trưởng chậm, nhu cầu về dinh dưỡng ít nên mức ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến cây không nhiều, độ chênh lệch về chiều cao cây giữa các công thức thấp. Giai
đoạn sau cây sinh trưởng mạnh hơn, nhu cầu về dinh dưỡng ngày càng nhiều, ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến cây cao nên độ chênh lệch về chiều cao cây giữa các công thức lớn. Ở thời điểm ra ngồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây húng chanh là lớn nhất có chiều cao đạt tối đa sau đó giảm dần vào thời kỳ thu hoạch.
Ở tất cả các thời kỳ theo dõi, chiều cao cây của cây húng chanh ở
công thức không bón kali đều thấp hơn các công thức có bón kali. Kết quả
xử lý thống kê cho thấy, giữa các công thức khác nhau thì sự sai khác về
chiều cao cây cuối cùng là không có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.
Bên cạnh động thái tăng trưởng chiều cao cây, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng phản ánh đặc điểm sinh trưởng chiều cao cây của cây húng chanh. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cây húng chanh được trình bày trong bảng 3.3.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây húng chanh của các công thức đều
tuân theo một quy luật như sau: từ giai đoạn sau 60 ngày đến 90 ngày tốc
độ tăng trưởng chiều cao chậm, sau đó tăng dần và giảm ở thời kỳ gần thu
hoạch thể hiện ở hình 3.1 và bảng 3.3.
Kết quả theo dõi cho thấy, chiều cao cây của các công thức ở giai đoạn sau
trồng 60 ngày đến 90 ngày có sự chênh lệch nhỏ. Tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây giữa các công thức tăng dần và đạt cao nhất ở thời kỳ xuất hiện hoa (120 - 150 ngày sau trồng) sau đó tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng kali đến tốc độ