k. Thu hoạch, sơ chế
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên Thế giớ
Cây thuốc được sử dụng ở các nước trên thế giới từ rất lâu đời, cây thuốc là nguồn dược liệu để chế ra các loại thuốc mà các loại thuốc này chiếm 30% tổng giá trị thuốc trên toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu là rất lớn. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại và ít tác dụng phụ hơn. Hơn nữa hiện có nhiều triệu trứng và bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, người ta hy vọng rằng từ nguồn động thực vật tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản
địa của các cộng đồng, qua nghiên cứu sàng lọc có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Nghiên cứu sàng lọc cây thuốc hiện cũng
được chú trọng ở nhiều quốc gia nhiều lĩnh vực như dược liệu, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước châu Phi… Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng y học cổ
truyền khoảng 10 tỷ USD chiếm 40% tổng chi phí cho y tế. Nhật Bản khoang 1,5 tỷ USD. Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD.
Theo thống kê của WHO, những năm gần đây nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
Trong những năm gần đây thị trường thế giới về dược liệu diễn ra rất sôi động. Theo Tewari nghiên cứu về cây thuốc từ thảo mộc, sản phẩm y tế, dược phẩm, chất phụ gia dược phẩm và mỹ phẩm ngày càng tăng. Thị trường chiếm 60 tỷ USD/ năm và tăng với tỷ lệ 7% riêng với thị trường thuốc thảo mộc đạt 20,3 tỷ USD, trên thực tế năm 2003 tăng gần 10% so với năm 2000.
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm 1998 tổng diện tích quế đơn ở độ tuổi khai thác tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc khoảng 35.000 ha với tổng sản lượng là 28.000 tấn.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ
USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004),…Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu
ướđạt khoảng trên 80 tỷ USD.
Theo Chandrica Mago (The time of Indica News service 9/5/2000),
Ấn Độ có thể trở thành quốc gia đóng vai trò chính trên thị trường thế giới về xuất khầu nguyên liệu và thuốc từ thảo mộc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
Như vậy, xu hướng sử dụng dược liệu ngày càng nhiều và được nhiều nước trên thế giới quan tâm.