PHẦN MỞ ĐẦU1 1. Lí do chọn đề tài1 2. Lịch sử vấn đề4 3. Mục đích nghiên cứu9 4. Phạm vi nghiên cứu9 5. Phương pháp nghiên cứu10 6. Đóng góp của luận văn10 7. Bố cục của luận văn11 PHẦN NỘI DUNG12 CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ ĐỒNG TÍNH VÀ ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM12 1.1.Giới thuyết về đồng tính luyến ái12 1.1.1. Khái niệm đồng tính luyến ái12 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến đồng tính luyến ái13 1.2. Đồng tính – một đề tài của văn học Việt Nam16 1.2.1. Vấn đề đồng tính trong văn học Việt Nam trước năm 198617 1.2.2. Đề tài đồng tính trong văn học Việt Nam sau năm 198619 1.3.Những đóng góp cơ bản của văn học viết về đề tài đồng tính27 Tiểu kết chương 128 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI29 2.1. Những thân phận đau khổ29 2.1.1. Mặc cảm về thân phận29 2.1.2. Áp lực từ những định kiến cộng đồng33 2.1.3. Bi kịch của những kẻ “bên lề”37 2.2. Những phản ứng đa chiều43 2.2.1. Chế ngự bản thân, khép mình vào khuôn khổ44 2.2.2. Truy tìm bản thể46 2.2.3. Phá phách, nổi loạn51 2.2.4. Nỗ lực để được thừa nhận56 2.3. Những khát khao thầm kín59 2.3.1. Khát vọng được “là mình”59 2.3.2. Khát vọng được yêu, được hạnh phúc61 2.4. Nỗ lực lí giải hiện tượng đồng tính của các nhà văn67 2.4.1. Đồng tính – những người bị tổn thương tâm lí tuổi thơ67 2.4.2. Đồng tính –những người lớn lên trong bi kịch gia đình70 2.4.3. Đồng tính – những người có phức cảm đồng tính72 Tiểu kết chương 278 CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VỚI MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU79 3.1. Kết cấu79 3.1.1. Kết cấu truyện lồng truyện79 3.1.2. Kết cấu trần thuật phức hợp- phối hợp các điểm nhìn82 3.2. Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật84 3.3. Ngôn ngữ89 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại89 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại92 3.3.3. Ngôn ngữ riêng94 3.4. Xây dựng những biểu tượng95 Tiểu kết chương 398 PHẦN KẾT LUẬN99 TÀI LIỆU THAM KHẢO101
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI o0o ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2015 MỤC LỤC 22 101 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đồng tính không chỉ là mối quan tâm của y học, sinh học, điện ảnh mà còn thu hút sự chú ý của văn học. Trên thế giới, văn học viết về đồng tính không còn mới mẻ, xa lạ bởi có nhiều tác phẩm ra đời đã làm say mê độc giả như tiểu thuyết Annie on my mind (Annie trong trái tim tôi) của nữ văn sĩ người Mĩ Nacy Garden ra mắt bạn đọc vào tháng 7/1982, tiểu thuyết Rain Bow High (Cầu vồng ở trên cao) của Alex Sancher – nhà văn Mĩ gốc Mexico; nhà văn Ronald Donaghe (người Mexico) với tiểu thuyết Common sons (Những chàng trai vùng thị trấn Common) Còn ở Việt Nam, đồng tính là một vấn đề nhạy cảm, mới nổi lên và thu hút sự chú ý của dư luận. Trong quá khứ, vì nhiều nguyên nhân xã hội khác nhau như đất nước có chiến tranh, khó khăn về kinh tế, quan niệm khắt khe về chuẩn mực đạo đức nên rất nhiều người đồng tính không dám công khai thân phận thật của mình. Đồng thời, có ít sáng tác về đề tài này mà có sáng tác thì người đọc ít có cơ hội được biết đến. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, sự giao lưu với văn hóa phương Tây, những cuộc đấu tranh về quyền con người, về bình đẳng giới và đặc biệt là nhận thức của con người ngày càng được nâng cao thì cuộc sống của người đồng tính và văn học viết về đề tài đồng tính đã được đề cập đến khá nhiều. Trên thực tế, nhiều website dành riêng cho người đồng tính đã xuất hiện để họ tâm sự, chia sẻ, trao đổi thông tin, cất lên tiếng nói bảo vệ mình và mong muốn được xã hội thừa nhận. Năm 2005, tại Hà Nội, câu lạc bộ sức khỏe Hải Đăng-mái nhà chung của người đồng tính nam ra đời nhằm thay đổi hành vi tình dục, giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cho những người đồng tính nam và bạn tình của họ. Trong lĩnh vực điện ảnh, xuất hiện một vài bộ phim, kịch nói nói về người đồng tính. Trên phương diện pháp luật, tháng 8/2006, Bộ Y tế đã đệ trình Chính phủ dự thảo nghị định 44 cho phép chuyển đổi giới tính. Trong lĩnh vực văn chương, số lượng các tác phẩm viết về đề tài đồng tính phong phú hơn bao giờ hết. Người ta nói nhiều đến tác phẩm của Bùi Anh Tấn (Một thế giới không có đàn bà, Les-vòng tay không đàn ông, Cô đơn, Phương pháp của AC.Kinsey, Bí mật hậu cung, Thám tử yêu ), Vũ Đình Giang (Song song), Thuỷ Anna (Lạc giới), tự truyện của Nguyễn Văn Dũng do hai nhà báo Đoan Trang và Hoàng Nguyên chấp bút (Bóng), Phạm Thành Trung (Không lạc loài), Nguyễn Ngọc Tư (Sông), Nguyễn Đình Tú (Nháp), truyện ngắn của Keng (Dị bản), Trần Thuỳ Mai (Mưa đời sau, Bầy thú bông của Quỳnh), Nguyễn Thơ Sinh (Chuyện tình Lesbian và Gay; Xin lỗi em, anh đã yêu anh ấy), Nguyễn Quỳnh Trang (1981), Thuận (Vân Vy), Trang Hạ (Những đống lửa trên vịnh Tây Tử), Nguyễn Ngọc Thạch (Đời Callboy),v.v… Những tác phẩm này đã thực sự đem đến cho độc giả cái nhìn toàn diện hơn, nghiêm túc hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn về những con người thuộc giới tính thứ ba. 1.2. Bakhtin coi tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới của lịch sử loài người, là thành quả rực rỡ, có giá trị như một bước nhảy vọt thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chương thế giới. Cho đến nay tiểu thuyết vẫn là một thể loại quan trọng bậc nhất của văn chương. Nó được coi là thể loại “chúa tể”, là cỗ “máy cái”, là “xương sống” của văn học. Với tính chất tổng hợp cao, tiểu thuyết vừa có khả năng bao quát hiện thực lớn, vừa có khả năng đi sâu khám phá đời tư, từ “cái hôm nay bề bộn, ngổn ngang bóng tối và ánh sáng” đến những “âm vang của tiếng lòng bí ẩn trong con người” qua cấu trúc ngôn từ động của nó. Nhà văn Nguyễn Quang Thân cho rằng: “Nếu cả nền văn học là một hơi thở thổi suốt từ quá khứ đến tương lai thì tiểu thuyết là dòng cảm xúc chủ đạo, mãnh liệt nhất, liên tục nhất của hơi thở ấy”. Tiểu thuyết đòi hỏi sự dũng cảm, tài năng, vốn sống và độ tập trung cao đối với người cầm bút. Các nhà văn, chủ thể của sáng tạo nghệ thuật đã 55 tìm đến với thể loại này để khẳng định tài năng, để khám phá đời sống. Do vậy, tiểu thuyết là một sự nỗ lực tìm kiếm, sáng tạo của những người đam mê sáng tác văn chương. Bằng việc đổi mới tư duy nghệ thuật và quan niệm thể loại, tiểu thuyết sau năm 1986, vượt qua khung cấu trúc thể loại, đã đa dạng hoá các kiểu hình nhân vật, mở rộng khả năng khám phá nhiều mặt khác nhau trong con người, thể hiện sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Điều này khiến tiểu thuyết khẳng định được ưu thế vượt trội hơn cả so với thơ, truyện ngắn, tự truyện. Hiện nay, văn chương đã không còn là “vườn cấm”, không còn là “địa hạt” chỉ dành cho những đề tài thanh cao, tao nhã mà văn chương đã dung nạp trong nó những gì là mảng tối, góc khuất trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn con người. Nói theo một cách khác, cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã có văn chương để kí thác. Các nhà văn đã tìm đến đề tài đồng tính hay đề tài đồng tính đã tìm đến với văn chương? Có lẽ cả hai đã tìm đến với nhau và tìm đến với tiểu thuyết thì nó “đã hơn, đời hơn”. 1.3. Đồng tính vốn được xem là một dị biệt văn hoá, dị biệt về tình dục, dị biệt về đạo đức. Thế giới đồng tính đã hé mở với chúng ta gần như một “cái khác”. Trước cái khác đó, có người nhìn với cặp mắt khó chịu, khinh bỉ; có người ngờ vực, hoài nghi; có người tò mò, hiếu kì nhưng cũng có nhiều người nhìn với thái độ cảm thông, chia sẻ Đối với các nhà văn, họ quan tâm đến đề tài nhạy cảm này không chỉ để biết, để hiểu mà còn để khơi gợi nhiều giá trị nhân văn ở người đọc. Đối với chúng tôi, đề tài đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại là một đề tài hay, hấp dẫn, mang tính thời sự và còn nhiều khoảng trống để tìm tòi và nghiên cứu. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đề tài đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”. 66 2. Lịch sử vấn đề Theo tìm hiểu của chúng tôi, đã xuất hiện rất nhiều những bài viết, những công trình nghiên cứu đề cập đến đồng tính trong văn học Việt Nam. Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến những bài viết xác đáng, những công trình nghiên cứu mà chúng tôi cho là có giá trị. Nguyễn Như Bình trong Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM số 49 năm 2013 có bài viết Đề tài đồng tính trong một số tác phẩm văn học Việt Nam. Tác giả đã có những nhận xét, đánh giá về văn học đồng tính Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học hiện đại. Tuy nhiên, cũng theo Như Bình thì “trong thời gian gần đây, tính từ cột mốc năm 1999, với sự ra đời của tác phẩm Một thế giới không có đàn bà, viết về đồng tính nam của Bùi Anh Tấn cùng với nhiều tác phẩm văn học khác được xuất bản và lưu hành trên thị trường đã tạo nên một cơn sốt, hấp dẫn người đọc, nhất là những người thuộc giới tính thứ ba và thế hệ trẻ”. Từ đó, nhiều tác phẩm đã khai thác về đề tài đồng tính đã ra đời. Đó là những tác phẩm tiếp theo của Bùi Anh Tấn. Tác phẩm của Nguyễn Thơ Sinh, Trang Hạ, Nguyễn Đình Tú, Keng, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Thành Trung Bài viết cũng đã chỉ ra “những đóng góp, triển vọng của văn học đồng tính trong tiến trình phát triển chung của văn học nước nhà và có hay không dòng văn học đồng tính”. Trên trang phongdiep.net có nhiều bài viết có chung câu hỏi “có hay không dòng văn học đồng tính ở Việt Nam”. Điển hình như tác giả Bùi Hải có bài viết “Có hay không dòng văn học đồng tính”. Mở đầu bài viết tác giả cũng nêu ra một loạt các tác phẩm đồng tính đang gây xôn xao dư luận và nhận được sự quan tâm của độc giả trong những năm gần đây. Bùi Hải đưa ra quan điểm là ở Việt Nam chưa có cái gọi là dòng văn học đồng tính. Tác giả bài viết thể hiện quan điểm của mình thông qua nhận định của Bùi Anh Tấn “Những tác phẩm viết về đề tài đồng tính xuất hiện gần đây chưa đủ diện mạo 77 làm nên một dòng văn học đồng tính. Những tác phẩm viết đồng tính đúng là “trăm hoa đua nở” như một nhu cầu bộc lộ bản thân của người đồng tính lẫn sự “yêu thích” đề tài này của nhà văn. Chỉ mong đó không phải là sự đánh bóng bản thân, câu khách rẻ tiền”. Như vậy ở Việt Nam vẫn chưa hình thành khái niệm dòng văn học đồng tính trong văn chương. Bài viết của Nguyễn Thành Tâm in trên báo Văn nghệ trẻ và được đăng lại trên phongdiep.net lại đề cập đến một vấn đề khác. Đó là những phức cảm trong tiếp nhận văn học viết về đề tài đồng tính luyến ái. Để chứng minh cho tính phức tạp trong tiếp nhận, Thành Tâm đưa ra ba kiểu tiếp nhận hiện nay. Bộ phận chiếm đa số là những người mang tư tưởng luân lí, đạo đức truyền thống. Họ có thể không đếm xỉa đến văn học đồng tính luyến ái hoặc phê phán, tẩy chay một cách quyết liệt. Một bộ phận khác thì tỏ ra tò mò, hiếu kì. Họ đến với tác phẩm này như một trải nghiệm để tìm kiếm bổ sung cái lạ, cái hiếm trong thực đơn tinh thần của họ. Chỉ có bộ phận rất ít độc giả đã tìm được sự đồng cảm trong tâm hồn mình. Bài viết của Nhật Bình- sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh cũng chung câu hỏi: Có hay không dòng văn học đồng tính ở Việt Nam? Tác giả bài viết đã đi từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, từ trường hợp của nhân vật Thị Kính trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, đến trường hợp của hai nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận. Người viết đã đi vào phân tích và chỉ ra những biểu hiện của đồng tính trong một số tác phẩm của hai nhà thơ này. Đến văn học đương đại, bùng nổ một số tác phẩm của một số nhà văn như Bùi Anh Tấn, Vũ Đình Giang, Keng, Trần Thuỳ Mai… Cuối bài viết, tác giả cũng đưa ra khẳng định: “Ở đây, theo quan điểm người viết, nền văn học chúng ta chưa có dòng văn học này, nó chỉ là một hiện tượng mà thôi, dẫu biết rằng đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài này” Tác giả Huyền Minh có bài “Văn học đồng tính Việt Nam-hiện hữu 88 như một tình thế hiển nhiên”. Tác giả đã nêu ra năm giả thuyết về hiện tượng đồng tính ở Hi Lạp. Đó là: cấu trúc sinh học, đề phòng lây lan qua đường tình dục, giảm gia tăng dân số, hệ quả tình dục thời chiến, lệch lạc luân lí đạo đức. Và kết luận “chính tình yêu đồng tính mới làm nên tinh thần Hi Lạp”. Từ hiện tượng đồng tính ở Hi Lạp tác giả đã nêu ra quan điểm “văn học đồng tính Việt Nam, hiện hữu như một nhu cầu tự thân”. Để lý giải hiện tượng “bùng nổ” nhiều tác phẩm văn học đồng tính đương đại Việt Nam, Bùi Hải đã lí giải: do những thuận lợi của mạng toàn cầu, và mở rộng ra là việc giao lưu văn hóa một cách dễ dàng giữa các nước đã cho phép tồn tại một tâm thức (mentalité) hậu hiện đại ngay cả đối với các quốc gia “vùng sâu vùng xa”. Chính những điều đó đã tạo nên cho “văn học đồng tính Việt Nam xuất hiện như một hiện tượng văn học dân tộc hiện đại là một tình thế hiển nhiên, còn chất lượng đỉnh cao của những sáng tạo ấy thì còn đang vẫy gọi. Ngoài ra, khi còn chưa xác lập được một hệ mỹ học trong sáng tạo văn học đồng tính tại Việt Nam, thì khái niệm dòng văn học đồng tính chỉ là một khái niệm còn đang trên đường hình thành” Như vậy, phần nhiều các bài nghiên cứu nói trên đều xoay quanh câu hỏi có hay không dòng văn học đồng tính trong mạch nguồn văn học dân tộc. Và hầu hết họ đều có chung câu trả lời là tuy gần đây xuất hiện nhiều các sáng tác viết về đề tài đồng tính nhưng nó mới chỉ là một khái niệm đang trên đường hình thành mà chưa thực sự tạo thành một dòng văn học đồng tính. Bên cạnh những bài báo, những công trình viết về đề tài đồng tính nói chung còn có nhiều những công trình khác chỉ tập trung vào một hay một số tác giả, tác phẩm. Ví như khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thị Ngọc Mai với đề tài “Đồng tính nam trong ‘Một thế giới không có đàn bà’ của Bùi Anh Tấn”, luận văn thạc sĩ của Phan Thị Tình với đề tài “Diễn ngôn giới trong tiểu thuyết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn Những công trình trên đã 99 nghiên cứu một cách công phu về tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn. Nhưng cũng chưa có cái nhìn toàn diện, bao quát về tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính trong văn học đương đại. Tác giả Nguyễn Quốc Vinh (Đại học Harvard) là một người có nhiều bài nghiên cứu về văn học đồng tính trong đó nổi bật có thể kể đến tham luận “Sự mập mờ văn hóa trong các biểu thị về đồng tính luyến ái tại Việt Nam đương đại: Thử đọc tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn theo chủ nghĩa Lịch sử Mới” được trình bày tại Hội thảo quốc tế “Tiếp cận văn học châu Á qua lý thuyết phương Tây hiện đại: vận dụng, tương thích, thách thức và cơ hội” tổ chức ngày14 & 15/3/2011 do Viện Văn học tổ chức. Đây là bài viết công phu, có cách tiếp cận lí giải mới mẻ về hiện tượng đồng tính trong văn học Việt Nam. Nhưng tác giả bài viết chỉ tập trung đề cập đến những kẻ lạc loài từ truyện ngắn Xuân Diệu đến tiểu thuyết Bùi Anh Tấn chứ chưa đề cập đến các tác giả khác cùng viết về đề tài đồng tính. Đồng thời ông cũng chưa nói đến khía cạnh khác trong các sáng tác của Bùi Anh Tấn. Các cuốn tiểu thuyết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như những người quan tâm đến văn chương. Nhà báo Nguyễn Vịnh có bài Nhà văn trẻ Bùi Anh Tấn cầm bút đã là sự phiêu lưu đăng trên Tạp chí Đẹp, số 6, 2003 có viết: “Bùi Anh Tấn đã bình thản đặt những bước đi của mình vào ngôi đền văn học, giành lại cho mình một chút dư vang. Ở người đàn ông này có một cái gì đócứ âm thầm da diết chảy, một cái gì đó-dù rất nhỏ nhoi nhưng sâu khuất các ý niệm- đang cọ cựa”. Khi tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà xuất hiện, tác giả Ngô Thị Kim Cúc có bài Khoảng trống khó gọi tên đăng trên báo Thanh niên. Bài viết đã khẳng định: “Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, Bùi Anh Tấn đã phơi bày một thực tế đang có mặt bên cạnh cuộc sống của đa số công chúng: cuộc sống của những người sinh ra đã bị đồng tính luyến ái. Đề tài quá lạ trong văn học Việt Nam và hoàn toàn không dễ viết, chỉ cần non tay một chút 1010 [...]... những tiểu thuyết viết về những con người thuộc giới tính thứ ba Tìm đến với tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đề tài đồng tính cũng là cách giúp chúng tôi tìm hiểu suy nghĩ, thái độ cũng như đóng góp của các nhà văn đối với đề tài nhạy cảm này 4 Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Đề tài đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đối tượng nghiên cứu là các tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đề. .. đồng tính trong văn học Việt Nam Chương II: Thế giới đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Chương III: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại với một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu 14 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ ĐỒNG TÍNH VÀ ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1.1 Giới thuyết về đồng tính luyến ái Giới tính là một trong những vấn đề cốt tủy của bản thể con người Một định mệnh tưởng... 11 một số những sáng tác về đề tài đồng tính Ở đó chưa có cái nhìn toàn diện, bao quát về tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính mà mới chỉ dừng lại ở việc nhận diện vấn đề và mang tính gợi mở Đó là những gợi ý thiết thực, những tiền đề quan trọng để chúng tôi có cơ sở triển khai đề tài này 3 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về Đề tài đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi hi vọng sẽ khám... viết về đề tài đồng tính 13 - Đánh giá những đóng góp của các nhà văn khi đề cập đến mảng đề tài đang được xem là “hiện tượng” của văn học Việt Nam đương đại Thông qua đó người đọc có cái nhìn cảm thông hơn đối với những người đồng tính 7 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết thúc, luận văn có bố cục như sau: Chương I: Giới thuyết về đồng tính và đề tài đồng tính trong văn học Việt Nam Chương II:... vật trong tiểu thuyết đương đại với các nhân vật trong một số truyện ngắn cùng đề tài để thấy được sự khác nhau trong cách xây dựng nhân vật - Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức trong các ngành như y học, tâm lí học để hiểu rõ hơn vấn đề 6 Đóng góp của luận văn -Tìm ra những đặc sắc về thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đề. .. học đề cập đến đề tài “nhạy cảm” này Để hiểu đầy đủ hơn, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện về xu hướng văn học này trong ngọn nguồn văn học dân tộc 1.2.1 Vấn đề đồng tính trong văn học Việt Nam trước năm 1986 Ở Việt Nam, các nhà văn đề cập đến vấn đề đồng tính muộn hơn so với các nước khác trên thế giới Xa xưa, nói đến đồng tính phần nhiều người cho là dung tục, tầm thường bởi đó là điều cấm kị trong. .. cá tính và khẳng định giá trị đậm chất nhân bản” [14; 58] Thứ hai: Đề tài đồng tính đã góp phần làm đa dạng hóa các đề tài, làm phong phú hơn bức tranh trong đời sống văn học Điều đó cho thấy tinh thần dân chủ trong văn học: Coi đề tài đồng tính bình đẳng với các đề tài khác Thứ ba: Đồng tính hiện đang là mối quan tâm lớn của xã hội và đề tài đồng tính cũng đang là đề tài ăn khách vì nó là “một đề. .. phần hết sức phức tạp mà khoa học hiện đại đang cố gắng giải thích bằng di truyền học Không thể khẳng định đồng tính hoàn toàn là do các quá trình sinh học mà là từ từ phát triển qua một quá trình bao gồm các yếu tố sinh học và tâm lí 1.2 Đồng tính – một đề tài của văn học Việt Nam Đồng tính đã trở thành một đề tài không chỉ trong văn học Việt Nam đương đại mà còn trong văn học thế giới từ cổ chí kim,... Nguyễn Ngọc Thạch và Võ Chí Dũng đã định nghĩa: Đồng tính luyến ái là một trong bốn thiên hướng tính dục lớn của con người, bao gồm đồng tính, dị tính, lưỡng tính và vô tính Trong đó, hiểu đơn giản, đồng tính luyến ái là những người nam giới, nữ giới đã trưởng thành có thiên hướng quan hệ tình cảm, tình dục với người có cùng giới tính với mình Nếu là nam với nam thì gọi là “gay”, nữ với nữ gọi là “lesbian”,... chúng ta luôn thuộc về một trong hai giới (Nam hoặc Nữ) Không ai nghĩ rằng còn có những biểu hiện khác của giới tính Mà một trong những biểu hiện khác đó là đồng tính luyến ái 1.1.1 Khái niệm đồng tính luyến ái Đồng tính luyến ái” (homosexuality) hay đồng tính là một thuật ngữ dùng phổ biến ở phương Tây thế kỉ XX chỉ hiện tượng tình dục đồng giới Trong Mẹ ơi, con đồng tính, tác giả Nguyễn Ngọc Thạch . với đề tài nhạy cảm này. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Đề tài đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đối tượng nghiên cứu là các tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đề tài đồng tính. sau: Chương I: Giới thuyết về đồng tính và đề tài đồng tính trong văn học Việt Nam Chương II: Thế giới đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Chương III: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại với một. ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2015 MỤC LỤC 22 101 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1.