1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân thành phố hồ chí minh

114 662 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi v muốn hiểu rõ các thông tin về thị trường tiêu dùng thực phẩm chức năng tại Việt Nam, nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thực phẩm chức năng củ

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SẴN SÀNG TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: THẠC SĨ ĐINH TIÊN MINH

SVTH : NGUYỄN THỊ TỐ NHI

MSSV : 31111020777 - MA002 – K37

NIÊN KHÓA 2011 - 2015

Trang 2

Thạc sĩ Đinh Tiên Minh – giảng viên hướng dẫn khóa luân tốt nghiệp, người đã dành nhiều thời gian quý báu hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nhằm giúp tôi chỉnh sửa, bổ sung những thiếu sót và đưa ra những lời khuyên bổ ích tạo điều kiện thuận lợi nhất để khóa luận được thực hiện đúng hướng , kịp tiến độ

Sự giúp đỡ tận tình của thầy là nguồn động viên lớn cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình

Tôi rất biết ơn anh Phạm Ngọc Tú – Trưởng phòng Kinh doanh – Tiếp thị và toàn thể nhân viên trong công ty Dược Sài Gòn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và giải đáp những thắc mắc, khó khăn trong suốt khoảng thời gian tôi thực tập tại công ty

Cuối cùng tôi, tôi xin gửi lời cảm ơn đến giai đình, bạn bè, những người luôn tin tưởng và ủng hộ tôi hoàn thiện đề tài này

Nguyễn Thị Tố Nhi

Trang 3

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi ii

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng…….năm 2015 Xác nhận của cơ quan thực tập

Trang 4

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TP Hồ Chí Minh, ngày…… Tháng………năm 2015 Giáo viên hướng dẫn

Trang 5

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi iv

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng tốc từ thập kỷ cuối của thế kỷ 20, đặc biệt tăng mạnh từ đầu thế kỷ 21 Bên cạnh những ưu điểm vĩ đại của cuộc cách mạng công nghiệp, về mặt nguy cơ sức khỏe, chúng ta phải đối mặt với "Cơn thủy triều dịch bệnh mãn tính không lây lan ngày càng gia tăng" (PGS-TS Trần Đáng,2013) Việc dự phòng dịch bệnh mãn tính không phải bằng vacxin như các loại dịch bệnh truyền nhiễm, mà phải bằng các biện pháp: chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt trong

đó "Thực phẩm chức năng là công cụ dự phòng sức khỏe của thế kỷ 21”( PGS-TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, 2013)

Khái niệm Thực phẩm chức năng được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần có hay không

có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khỏe cho người sử dụng, sau đó khái niệm này nhanh chóng lan rộng ra thế giới (Weststrat,2002)

Từ năm 1999, thực phẩm chức năng từ các nước bắt đầu nhập khẩu chính thức vào Việt Nam (Hiệp hội Thực phẩm Chức Năng Việt Nam, 2013) Đồng thời, do có sẵn nguồn nguyên liệu, có lịch sử lâu đời nền y học cổ truyền, có sẵn dây chuyền sản xuất thuốc đội ngũ công nhân chuyên nghiệp và trào lưu phát triển Thực phẩm chức năng trên thế giới, các công ty dược, các cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền bắt đầu chuyển sang sản xuất thực phẩm chức năng

Ai cũng muốn mình sống khỏe mạnh và trường thọ Từ ăn ngon, con người còn tiến tới tầm cao hơn là ăn để phòng và trị bệnh Vì vậy, việc dùng thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng hằng ngày đang là xu hướng mới ngày càng phát triển trong tương lai Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty TNHH Một thành viên Dược Sài Gòn mong muốn

mở rộng thị trường hiện tại Tuy nhiên, mỗi người tiêu dùng lại có những nhu cầu khác nhau, khó nắm bắt Nhằm đạt được thành công trong việc xâm nhập và đưa thực phẩm chức năng của công ty ra thị trường, Công ty TNHH Một thành viên Dược Sài Gòn

Trang 6

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi v

muốn hiểu rõ các thông tin về thị trường tiêu dùng thực phẩm chức năng tại Việt Nam, nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thực phẩm chức năng của người dân Từ đó công ty có thể đề ra những giải pháp phù hợp nhằm thâm nhập vào thị trường thành công

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của công ty, tác giả quyết định chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân Thành Phố Hồ Chí Minh”

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu với mục tiêu xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu

tố lên sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân TP.HCM

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân TP.HCM là gì?

- Những yếu tố này tác động như thế nào đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân TP.HCM?

- Thực trạng kinh doanh thực phẩm chức năng của Công ty Dược Sài Gòn hiện nay như thế nào?

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 7

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi vi

4 Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu

Chi tiết từng bước

Xử lý dữ liệu

Thu thập thông tin thứ cấp từ sách,báo,

internet, các bài nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu định lượng chính thức

(n=100) Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Đưa ra kết luận và giải pháp

Trang 8

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi vii

Bước 1: Thu thập thông tin thứ cấp từ sách, báo, internet, các bài nghiên cứu liên

quan để tìm hiểu cơ sở lí luận về các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng Dựa trên những thông tin tìm được hình thành thang đo nháp I

Bước 2: Nghiên cứu định tính

Do sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế, cho nên có thể thang đo

đã được thiết lập tại nước ngoài chưa thực sự phù hợp tại thị trường Viêt Nam Vì vậy các thang đo được điều chỉnh và bổ sung thông qua nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này thang đo nháp được điều chỉnh cho phù hợp, hình thành thang đo nháp II

Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=16)

Khảo sát 16 khách hàng mục tiêu để tiến hành kiểm tra mức độ tin cậy của thang đo

sẽ được thực hiện ở bước 4

Bước 4: Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Các thang đo này được điều chỉnh thông qua hai kỹ thuật chính: phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA Sau đó hình thành thang đo chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức

Bước 5: Nghiên cứu định lượng chính thức (n=100)

Tiến hành khảo sát chính thức dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi

Bước 6: Xử lý dữ liệu

Bước 7: Phân tích kết quả xử lý

Bước 8: Đưa ra kết luận và giải pháp

Trang 9

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi viii

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hình thành được mô hình các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân TP.HCM, trước hết ta dựa vào mô hình nghiên cứu thái

độ người tiêu dùng về thực phẩm chức năng ở Thụy Điển của những tác giả Jesper Somehagen, Charlton Homlmes và Rashed Saleh (2013) Mô hình này sẽ được điều chỉnh thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp ( bao gồm phương pháp định tính và định lượng)

Theo đó có 4 nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng:

- Lợi ích người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng ( REW)

- Sự cần thiết của thực phẩm chức năng (NEC)

- Lòng tin đối với thực phẩm chức năng (CON)

- Sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng (SAF)

Nguồn:Jesper Somehagen, Charlton Homlmes & Rashed Saleh ,2013 A study of

consumer attitudes towards functional in Sweden.Thesis Linnceus University

Sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng Lợi ích nhận được

Sự an toàn Lòng tin

Sự cần thiết

Trang 10

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi ix

Các giả thuyết được đưa ra:

H1: Lợi ích người tiêu nhận được có mối tương quan dương tới sự sẵn sàng tiêu

Nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Nghiên cứu khám phá

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua kỹ thuật phỏng vấn nhóm

- Phỏng vấn nhóm: Phỏng vấn nhóm nhỏ từ 7-10 người, là những người đã, đang

sử dụng thực phẩm chức năng được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện Người được lựa chọn là nam/nữ có độ tuổi từ 18-60 tuổi sống tại TP.HCM Nếu bất kỳ người nào (nam hay nữ có độ tuổi từ 18-60 tuổi sống tại TP.HCM) đồng ý tham gia vào mẫu đều

có thể được chọn

- Nghiên cứu trong giai đoạn này nhằm liệt kê ra các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân TP.HCM từ đó hình thành nên bảng câu hỏi khảo sát nháp

 Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng lần 1: Tiến hành điều tra sơ bộ, số mẫu là 16

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp phát triển mầm vì số lượng mẫu điều tra sơ bộ tương đối nhỏ (n=16), đối tượng nhắm đến lại là người đã từng và

Trang 11

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi x

đang sử dụng ít nhất một loại thực phẩm chức năng nên phương pháp này là phù hợp

để tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu.Nghiên cứu định lượng lần 1 này nhằm mục đích để đánh giá độ tin cậy của thang đo nháp đã hình thành trong giai đoạn 1

Nghiên cứu định lượng lần 2: Sau khi khảo sát thử nghiệm lần 1 và kiểm tra độ tin

cậy của thang đo bảng câu hỏi chính thức sẽ hình thành

- Số bảng câu hỏi dự định phát ra là 110

- Chia đều cho các Quận 1, Quận 3, Quận 5, Quận 10 Vì các quận này là những quận nằm ở trung tâm thành phố, tập chung nhiều dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát và di chuyển

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp định mức cụ thể, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất tuy nhiên nếu chọn đúng thuộc tính kiểm soát thì

nó có thể đại diện cho đám đông vì các phần tử trong cùng một nhóm có tính đồng nhất cao Cụ thể trong bài nghiên cứu này chọn mẫu định mức theo độ tuổi và giới tính Chia đều bảng câu hỏi cho 55 nữ, 55 nam nằm trong các nhóm tuổi

+ Nhóm 1: Từ 18-39 tuổi

+ Nhóm 2: Từ 40-60 tuổi

Để hạn chế sai sót trong quá trình phỏng vấn, tránh hiểu nhằm ý và tiết kiệm thời gian tác giả lựa chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn online

Thiết kế bảng câu hỏi có dạng sau:

Phần A: Thông tin gạn lọc đáp viên

Phần B: Nội dung phỏng vấn xoay quanh các yếu tố tác động đến sự sẵng sàng tiêu

Trang 12

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài được chia làm 5 chương với nội dung sơ bộ như sau:

Phần mở đầu: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm: tên đề tài, lý do

chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài ,câu hỏi nghiên cứu, quy trình và phương phương pháp nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu, hạn chế và kết cấu của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận

Trong chương này sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết về thực phẩm chức năng, lý thuyết về hành vi người tiêu dùng Trình bày tổng quan về thị trường thực phẩm chức năng bao gồm: khái niệm về thực phẩm chức năng, tổng quan thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam, phân loại thực phẩm chức năng Đồng thời làm rõ các khái niệm người tiêu dùng, hành vi người tiêu dùng, thái độ, và trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng thực phẩm chức năng

Chương 2: Giới thiệu công ty

Trong chương này sẽ giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Dược Sài Gòn từ khi thành lập đến nay với những nội dung: lịch sử hình thành và phát triển, khẩu hiệu, ý nghĩa logo, cơ cấu tổ chức của công ty, lĩnh vực mà công ty đang hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm ( 2010-2013) và cuối cùng là các loại thực phẩm chức năng của công ty

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, giới thiệu mô hình nghiên cứu của

Jesper Somehagen, Charlton Homlmes và Rashed Saleh (2013), thiết kế nghiên cứu sơ

bộ (xây dựng thang đo nháp, thảo luận và nghiên cứu sơ bộ để diều chỉnh thang đo), thiết kế nghiên cứu chính thức (thiết kế mẫu, phương pháp chọn mẫu, điều tra thu thập thông tin, phương pháp phân tích và kiểm định kết quả nghiên cứu)

Trang 13

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi xii

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này sẽ thể hiện kết quả thực hiện nghiên cứu bao gồm: mô tả dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề ra để đi đến kết luận các yếu ảnh hưởng đến hành

vi tiêu dùng thực phẩm chức năng thông qua việc xây dựng và kiểm định giả thiết bằng phân tích hồi quy bội với biến phụ thuộc là yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân TP.HCM

Chương 5: Giải pháp

Đề xuất giải pháp để cải thiện tình hình tiêu thụ các loại thực phẩm chức năng mà công ty đang phân phối và sản xuất dựa trên những yếu tố đã khám phá được trong quá trình nghiên cứu Các giải pháp được đề xuất phải đảm bảo có cơ sở căn cứ và khả thi đối với Công ty TNHH Một thành viên Dược Sài Gòn

Trang 14

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi xiii

LỜI CẢM ƠN i

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU xvii

DANH MỤC HÌNH ẢNH xviii

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1

1.1 Tổng quan về thực phẩm chức năng 1

1.1.1 Khái niệm thực phẩm chức năng 1

1.1.2 Tổng quan thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam 1

Hình1.1 Số cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN và Số lượng sản phẩm TPCN giai đoạn 2005 – 2013 2

1.1.3 Phân loại thực phẩm chức năng 4

1.2 Cơ sở lý thuyết 5

1.2.1 Khái niệm người tiêu dùng 5

1.2.2 Khái niệm hành vi người tiêu dùng 5

1.2.3 Thái độ 6

Hình 1.2: Mô hình ba thành phần thái độ 7

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng 8

1.2.4.1 Lợi ích nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng 8

1.2.4.2 Sự cần thiết của thực phẩm chức năng 8

1.2.4.3 Lòng tin đối với thực phẩm chức năng 8

1.2.4.4 Sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng 9

TÓM TẮT CHƯƠNG I 10

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG TY 11

2.1 Thông tin cơ bản 11

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 11

2.3 Khẩu hiệu, ý nghĩa logo 15

Trang 15

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi xiv

2.4 Cơ cấu tổ chức 16

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty 16

2.5 Lĩnh vực hoạt động 20

2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 22

2.7 Các loại sản phẩm chức năng của công ty 24

TỔNG KẾT CHƯƠNG II 26

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Thiết kế nghiên cứu 27

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ 27

3.1.2 Nghiên cứu chính thức 28

3.1.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu 28

3.1.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 29

3.2 Quy trình nghiên cứu 29

Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu 30

3.3 Mô hình nghiên cứu 31

Hình 3.2 Mô hình các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng 32

3.4 Điều chỉnh thang đo 33

3.4.1 Thang đo lợi ích người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng 33 3.4.2 Thang đo sự cần thiết của thực phẩm chức năng 34

3.4.3 Thang đo lòng tin đối với thực phẩm chức năng 35

3.4.4 Thang đo sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng 36

3.4.5 Thang đo sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng 37

3.5 Đánh giá sơ bộ thang đo 37

3.5.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha 38

3.5.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 41

TÓM TẮT CHƯƠNG III 44

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

Trang 16

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi xv

4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 45

4.2 Đánh giá sơ bộ của thang đo 46

4.2.1 Kiểm định bằng Cronbach alpha 46

4.2.1.1 Kiểm định thang đo lợi ích nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng 46

4.2.1.2 Kiểm định thang đo Sự cần thiết của thực phẩm chức năng 47

4.2.1.3 Kiểm định thang đo Lòng tin đối với thực phẩm chức năng 49

Bảng 4.4 Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Lòng tin đối với thực phẩm chức năng 49

4.2.1.4 Kiểm định thang đo Sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng 49

4.2.1.5 Kiểm định thang đo Sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng 50

4.2.2 Kiểm định thang đo thông qua phân tích các nhân tố khám phá EFA 51

4.3 Mô hình điều chỉnh và phân tích hồi quy 56

4.3.1 Mô hình điều chỉnh 56

4.3.2 Hình 4.1 Mô hình lý thuyết điều chỉnh 56

4.3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính 57

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 61

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ SẴN SÀNG TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI DÂN 62

5.1 Giải pháp nhằm nâng cao lợi ích của khách hàng 62

5.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 62

5.1.2 Giải pháp 63

5.1.3 Tính khả thi của giải pháp 65

5.2 Giải pháp nhằm nâng cao lòng tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm chức năng 65 5.2.1 Cở sở đề xuất giải pháp 65

5.2.2 Giải pháp nâng cao lòng tin đối với thực phẩm chức năng 66

5.2.3 Tính khả thi của giải pháp 69

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 70

Trang 17

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi xvi

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 74

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM 74

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 77

PHỤ LỤC 3: KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 80

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA BIẾN ĐỘC LẬP 83

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ LẦN 3 87

PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ BIẾN PHỤ THUỘC 89

PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY 90

PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH ĐÁP VIÊN 91

Trang 18

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi xvii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2011-2013 22

Bảng 2.2: Danh mục các loại sản phẩm chức năng của công ty 24

Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu 29

Bảng 3.2.Thang đo lợi ích người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng 34

Bảng 3.3 Thang đo sự cần thiết của thực phẩm chức năng 35

Bảng 3.4 Thang đo lòng tin đối với thực phẩm chức năng 36

Bảng 3.5 Thang đo sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng 36

Bảng 3.6 Thang đo sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng 37

Bảng 3.7 Kết quả Cronbach Alpha của các thành phần thang đo 39

Bảng 3.8 Kết quả phân tích nhân tố EFA 42

Bảng 3.9 Kết quả EFA 43

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả thông tin cá nhân đối tượng phỏng vấn 45

Bảng 4.2 Hệ số Cronbach Alpha của thang đo “ Lợi ích người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng 47

Bảng 4.3 Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Sự cần thiết của thực phẩm chức năng 48

Bảng 4.4 Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Lòng tin đối với thực phẩm chức năng 49

Bảng 4.5 Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng 50

Bảng 4.6 Hệ số Cronbach Alpha của thang đo Sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng 51

Bảng 4.7 Kết quả EFA 53

Bảng 4.8 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc 56

Bảng 4.9 Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình 58

Bảng 4.10 Bảng kiểm định ANOVA về sự phụ hợp của mô hình 58

Bảng 4.11 Bảng hệ số hồi quy 59

Bảng 5.1 Mô tả thang đo Lợi ích người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng ( thang đo Likert 7 điểm) 62

Bảng 5.2 Mô tả thang đo Lòng tin đối với thực phẩm chức năng 66

Trang 19

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi xviii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình1.1 Số cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN và Số lượng sản phẩm TPCN giai đoạn

2005 – 2013 2

Hình 1.2: Mô hình ba thành phần thái độ 6

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty 16

Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu 30

Hình 3.2 Mô hình các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng 32

Hình 4.1 Mô hình lý thuyết điều chỉnh 56

Trang 20

SVTT: Nguyễn Thị Tố Nhi xix

Trang 21

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan về thực phẩm chức năng

1.1.1 Khái niệm thực phẩm chức năng

Theo Hiệp hội Thực Phẩm Chức Năng, thực phẩm chức năng (TPCN) là sản phẩm

hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật Tác dụng của thực phẩm chức năng là có khả năng cải thiện sức khỏe

và làm giảm thiểu nguy cơ và tác hại bệnh tật, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo về sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học Nó không phải là trị liệu y học nhằm mục đích điều trị hay cứu chữa bệnh tật của con người

1.1.2 Tổng quan thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cùng với đời sống dân trí ngày một nâng cao, thì người dân cũng ngày càng có ý thức nhiều hơn với sức khỏe của mình Nhu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân từ đó cũng gia tăng Bên cạnh việc ăn uống hàng ngày thì theo nhiều chuyên gia cho rằng nhu cầu bổ sung các thực phẩm chức năng giàu vitamin tất yếu sẽ trở thành xu hướng tương lai vì bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng thì đây cũng là nguồn “vacxin” phòng những bệnh mạn tính không lây, giúp hỗ trợ chức năng các bộ phận trong cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng giảm bớt các nguy cơ bệnh tật

Hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor tin tưởng rằng sự phát triển của ngành thực phẩm chức năng thời gian qua đã chỉ ra rằng thị trường này sẽ tăng trưởng một cách nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng mỗi năm lên đến 20% trong 20 năm tới Với dân

số đông thứ 3 khu vực Đông Nam Á trình độ dân trí cũng như nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe đã mở ra một triển vọng vô cùng tiềm năng cho thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam Top 10 sản phẩm thực phẩm chức năng được người tiêu

Trang 22

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 2

dùng Việt quan tâm nhiều nhất là sản phẩm dành cho trí nhớ, sản phẩm tổng hợp, làm đẹp, xương, mãn dục, khớp, hệ miễn dịch, sức khỏe đôi mắt, sức khỏe tình dục, trái tim

Theo thống kê của ngành y tế, số lượng thực phẩm chức năng đưa vào lưu thông trên thị trường có xu hướng tăng lên rất rõ rệt, cả về nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước Tính đến 2013, chỉ riêng số lượng danh mục sản phẩm sản xuất trong nước chúng ta đã có trên 2,300 sản phẩm chiếm khoảng 40% tổng số sản phẩm lưu hành Với năng lực sản xuất như vậy, hàng năm nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng của Việt Nam là khoảng từ 50,000 đến 70,000 tấn Năm 2000 cả nước mới có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thì đến năm 2005 con số này đã lên tới 143 cơ sở Đến năm 2009, cả nước đã có 1.114 Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, và đến tháng 7/2014, con số này là trên 4.500 cơ sở Nếu năm 2000, mới chỉ có 63 sản phẩm thực phẩm chức năng có mặt tại thị trường Việt Nam thì chỉ từ

2011 - 2013, thị trường đã xuất hiện khoảng 10.000 sản phẩm, trong đó khoảng 40% là hàng nhập khẩu (Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam VAFF,2013)

Hình1.1 Số cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN và Số lượng sản phẩm TPCN giai

đoạn 2005 – 2013

Nguồn: Hiệp hội TPCN Việt Nam 2014

Trang 23

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 3

Số người sử dụng thực phẩm chức năng cũng ngày càng tăng chỉ tính những người

sử dụng thực phẩm chức năng qua kênh bán hàng đa cấp cho thấy: Năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1.1% dân số) sử dụng thực phẩm chức năng Năm 2010

đã tăng lên 5700000 người ở khắp 63 tỉnh, thành phố (chiếm 6.6% dân số) sử dụng thực phẩm chức năng Cục An toàn thực phẩm đã điều tra (năm 2011) cho thấy ở TP.HCM có 43% số người trưởng thành và ở Hà Nội có 63% số người trưởng thành sử dụng thực phẩm chức năng.( Thực phẩm chức năng: Người dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến,2014)

Theo PGS-TS Lê Văn Truyền có 5 nguyên nhân khiến thị trường phát triển nhanh:

- Sự gia tăng các bệnh của xã hội công nghiệp và ô nhiễm môi trường

- Người tiêu dùng đang hướng về một lối sống lành mạnh, quan tâm hơn đến các sản phẩm thiên nhiên và các biện pháp phòng bệnh

- Công chúng ngày càng quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa thực phẩm, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe

- Nguyên nhân quan trọng nhất là nhận thức về tầm quan trọng tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng và lối sống

- Những nghiên cứu khoa học về lợi ích của rau quả, ngũ cốc trong phòng bệnh, các chất chống ôxy hóa và các hợp chất toàn phần của thực vật có tác dụng tốt đối với sức khỏe

Nếu trước đây, thực phẩm chức năng chủ yếu được nhập khẩu, phân phối và kinh doanh qua một số công ty bán hàng đa cấp hay bán hàng qua mạng thì hiện nay đều có mặt tại hầu hết nhà thuốc, siêu thị hàng tiêu dùng Sợ nhất là những thực phẩm chức năng được nhập lậu và quảng cáo bát nháo trên mạng Việc thực phẩm chức năng ồ ạt vào Việt Nam cũng là điều dễ hiểu khi bối cảnh toàn cầu hóa, thị trường liên thông, nếu sản xuất trong nước không đáp ứng thì hàng ngoại sẽ tràn vào, đó là một thực tế

Trang 24

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 4

Vì vậy, việc các doanh nghiệp Việt Nam tham gia cũng là sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thời cơ để chiếm lĩnh thị trường Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của ngành thực phẩm chức năng lại đặt ra cho công tác quản lý nhà nước những thách thức không nhỏ

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: Bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng làm ăn đàng hoàng, cung ứng ra thị trường những sản phẩm có chất lượng, vẫn còn không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở pháp luật, sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng và sự cả tin của họ vào những lời quảng cáo “có cánh”, đặc biệt là đánh vào tâm lý người bệnh để bán hàng với giá cao, gây thiệt hại về kinh tế, sức khỏe Thực tế này đã và đang gây nhức nhối trong công luận

1.1.3 Phân loại thực phẩm chức năng

Theo PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam hiện nay ở Việt Nam việc phân loại thực phẩm chức năng chủ yếu có 5 cách phân loại: theo phương thức chế biến; theo dạng sản phẩm; theo cách quản lý; theo tác dụng và một phương pháp phân loại tương đối dặc biệt áp dụng theo cách của người Nhật Bản

 Phân loại theo phương thức chế biến

- Nhóm sản phẩm bổ sung vitamin ( vitamin C,E )

- Nhóm bổ sung khoáng chất ( calcium, magnesium, kẽm, sắt)

- Nhóm bổ sung hoạt chất sinh học ( DHA, EPA)

- Nhóm sản phẩm được bào chế từ thảo dược (linh chi, nhân sâm)

 Phân loại theo dạng sản phẩm

- Thực phẩm – thuốc: dạng viên, dạng nước, dạng bột, dạng trà, dạng rượu, dạng cao, dạng keo, dạng thực phẩm cho mục đích đặt biệt

- Thức ăn – thuốc : cháo thuốc, món ăn thuốc, món ăn bổ dưỡng, canh thuốc, nước uống thuốc

Trang 25

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 5

Phân loại theo cách thức quản lý

- Phần lớn các sản phẩm thực phẩm chức năng thuộc nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất không phải đăng ký chứng nhận mà chỉ cần có công bố của nhà sản xuất

về sản xuất theo tiêu chuẩn do cơ quan quản lý thực phẩm ban hành

- Các nhóm sản phẩm thực phẩm chức năng khác phải được đăng ký và Cục An toàn về sinh thực phẩm ( Bộ Y Tế) chứng nhận và cấp phép lưu hành

 Phân loại theo chức năng tác dụng

Cách phân loại này chia thực phẩm chức năng thành 26 dạng khác nhau: nhóm sản phẩm hỗ trợ chống lão hóa; hỗ trợ tiêu hóa; hỗ trợ giảm huyết áp; hỗ trợ giảm đái tháo đường; tăng cường sinh lực; bổ sung chất xơ; phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não; hỗ trợ thần kinh; bổ dưỡng; tăng cường miễn dịch; giảm béo;…

 Phân loại theo phương pháp Nhật Bản

- Nhóm các sản phẩm công bố về sức khỏe: Thực phẩm dùng cho mục đích đặc biệt và nhóm sản phẩm nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng

- Nhóm thực phẩm đặc biệt: Thực phẩm cho người ốm; sữa bột trẻ em; sữa bột cho phụ nữ có thai và cho con bú; thực phẩm cho người già nhai nuốt khó

1.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Khái niệm người tiêu dùng

Người tiêu dùng là một khái niệm tương đối quen thuộc, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa một quan điểm thống nhất về khái niệm này Trong Pháp lệnh Bảo vệ Người tiêu dùng của Ủy ban thường vụ Quốc hội: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức”

1.2.2 Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (2012), hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của

Trang 26

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 6

con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ Theo định nghĩa này, khái niệm hành vi người tiêu dùng được nhìn dưới góc độ tương tác, tác động lẫn nhau giữa con người và môi trường bên ngoài

Tóm lại, tất cả các định nghĩa về hành vi người tiêu dùng đều tập trung vào các khía cạnh quá trình nhận biết, tìm hiểu thông tin, đánh giá mua hàng, phản ứng sau mua của người tiêu dùng và mối quan hệ biện chứng giữa quá trình đó với các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp, gián tiếp vào nó

1.2.3 Thái độ

Thái độ người tiêu dùng ( consumer attitudes) là một khái niệm quan trọng trong Marketing Nó có thể được định nghĩa là phẩm chất được hình thành do tri thức để phản ứng một cách thiện cảm hay ác cảm với một vật, sự việc cụ thể (Hayes N,2000) Qua định nghĩa trên thì thái độ sẽ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay không thích, cảm thấy gần gũi hay xa lánh một đối tượng cụ thể nào đó Thái độ rất khó thay đổi vì dẫn dắt con người theo thói quen khá bền vững mà người ta có thể tiết kiệm được công sức và suy nghĩ khi hành động

Thái độ có ba thành phần cơ bản (1) nhận biết (cognition),(2) xúc cảm (affect) và (3)

xu hướng hành vi (conation)

Trang 27

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 7

Hình 1.2: Mô hình ba thành phần thái độ

Nguồn: Schiffman LG & kanuk LL (2000), consumer Behavior, 7 th ed, Upper

Saddle River, NJ: Prentice-Hall

Nhận thức là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thể về đối tượng Thành phần này đôi khi được gọi là thành phần tin tưởng Con người sẽ nhận thức khác nhau về cùng một đối tượng do ba tiến trình của cảm nhận: sự chú ý có chọn lọc, sự bóp méo và

Thái độ được hình thành từ sự kết hợp giữa niềm tin và giá trị:

- Niềm tin là nhận thức chủ quan của con người

- Giá trị là các kiểu đạo đức ưa thích hoặc trạng thái tồn tại lâu dài có tính xã hội

và cá nhân

Thái độ của người tiêu dùng đối với thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hay không mua sản phẩm của họ (Lähteenmäki và Urala 2007)

Trang 28

1.2.4.1 Lợi ích nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng

Lợi ích nhận được từ các loại thực phẩm chức năng xoay quanh những ý kiến cho rằng thực phẩm chức năng cung cấp cho người tiêu dùng dễ dàng có được lối sống lành mạnh, tập trung vào những lợi ích mà họ có thể có được bắt nguồn từ việc tiêu thụ thực phẩm chức năng (Lähteenmäki và Urala 2007) Cảm nhận lợi ích có được từ việc sử dụng thực phẩm chức năng có tác động mạnh nhất tới sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng ( Chen 2011) và người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn các loại thực phẩm chức năng nếu họ hiểu được những lợi ích mà thực phẩm chức năng mang lại cho sức khỏe

1.2.4.2 Sự cần thiết của thực phẩm chức năng

Sự cần thiết của thực phẩm chức năng là làm thế nào người tiêu dùng nhận thấy được sự cần thiết của nó như một loại thuốc ( Chen 2011) Sự cần thiết của thực phẩm chức năng chủ yếu quan tâm đến cảm nhận của người tiêu dùng rằng thực phẩm chức năng là cần thiết cho xã hội (Lähteenmäki và Urala 2007)

1.2.4.3 Lòng tin đối với thực phẩm chức năng

Nếu như người tiêu dùng có mức độ tin tưởng cao đối với thực phẩm chức năng thì

họ sẽ sẵn sàng hơn để tiêu thụ chúng (Chen 2011) Niềm tin vào thực phẩm chức năng

là việc liệu người tiêu dùng có nghĩ rằng các loại thực phẩm chức năng có thể được sử

Trang 29

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 9

dụng để thúc đẩy sức khỏe của họ hay không? Họ có cảm nhận được thực phẩm chức năng là an toàn và lành mạnh để tiêu thụ hay không? (Lähteenmäki và Urala 2007)

1.2.4.4 Sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng

Người tiêu dùng cho rằng nếu thực phẩm chức năng an toàn thì họ sẽ sẵn sàng hơn

để tiêu thụ các loại thực phẩm chức năng (Chen 2011) Mức độ an toàn của thực phẩm chức năng liên quan đến cách người tiêu dùng nhận thấy những rủi ro có liên quan đến mức độ tiêu thụ các loại thực phẩm chức năng (Lähteenmäki và Urala 2007)

Trang 30

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 10

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Chương I đã đưa ra một số cơ sở lý thuyết về thực phẩm chức năng, thái độ và hành

vi người tiêu dùng, các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng Sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố: lợi ích nhận được từ việc sử dụng thực phẩm chức năng, sự cần thiết của thực phẩm chức năng lòng tin đối với thực phẩm chức năng, cuối cùng là sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng

Trang 31

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 11

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG TY

2.1 Thông tin cơ bản

Tên công ty: Công ty TNHH Dược Sài Gòn- SAPHARCO

Địa chỉ: 18-20 Nguyễn Trường Tộ, P.12, Q4, Tp Hồ Chí Minh

Trải qua 40 năm hoạt động, SAPHARCO luôn tự hào là một trong những đầu tàu của thành phố, là một trong các doanh nghiệp có doanh số cao nhất trong ngành dược cả nước (trên 2.000 tỷ đồng/ năm)

Nguồn: Phòng Kinh doanh-Tiếp thị SAPHARCO, 2013

Với đội ngũ cán bộ hùng hậu về số lượng và chất lượng (gồm những dược sĩ, cán bộ kinh tế, những người có kinh nghiệm hoạt động trong ngành dược) SAPHARCO luôn thực hiện thành công mọi kế hoạch đề ra theo đúng chỉ đạo của Bộ, Sở Y Tế và UBND Tp.HCM Mục tiêu hàng đầu của SAPHARCO chính là trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp để mở rộng thị phần trong cả nước và cạnh tranh với các công ty nước ngoài

Trang 32

1976-1981

Với tư cách là đơn vị kinh doanh, phân phối dược phẩm đầu ngành của Thành phố, Công ty đã quản lý trực tiếp và toàn diện 17 Hiệu thuốc Quốc doanh Quận, Huyện (lúc đó Huyện Duyên Hải nay là Cần Giờ mới thành lập)

Trong giai đoạn này, tuy tình hình có rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh, Công ty vẫn luôn đứng vững, và quản lý tốt mạng lưới phân phối dược phẩm từ thành phố xuống các quận, huyện, phường, xã Có thể nói thành công này là do công ty biết cách tổ chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động kinh doanh một cách thống nhất, đồng

bộ Do đó, công ty đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu về thuốc men cho công tác phòng chữa bệnh của thành phố, xứng đáng là trụ cột, là đầu tàu dược của thành phố

Ngày 07/01/1977, công ty chính thức được thành lập theo Quyết định số 12/QĐ-UB của UBND Tp Hồ Chí Minh với tên gọi “Công ty Dược phẩm Cấp II” trực thuộc Sở Y Tế Thành phố

Từ tháng 01/1990, theo quyết định số 11/QĐ-UB ngày 05/01/1990 của

Trang 33

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 13

UBND Tp.HCM, Công ty được phép tách ra khỏi Liên hiệp các Xí nghiệp Dược phẩm – Dược liệu Thành phố và đổi tên thành “Công ty Dược phẩm thành phố” với tên đối ngoại là SAPHARCO, trực thuộc Sở Y Tế

1993 Sát nhập xí nghiệp Dược liệu

Theo Quyết định số 3112/QĐ-UB ngày 16/12/1992 của UBND Tp.HCM, tháng 01/1993, sát nhập Xí nghiệp Dược liệu vào Công ty Dược phẩm Thành phố và đổi tên thành “Công ty Dược thành phố - SAPHARCO”

1993 Thành lập lại doanh nghiệp nhà nước

Tháng 03/1993, đăng ký thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (hay là Chính Phủ) cũng với tên

“Công ty Dược Thành Phố” – tên giao dịch đối ngoại SAPHARCO (theo Quyết định số 130/QĐ-UB ngày 24/03/1993 của UBND Tp.HCM)

2003 Tiếp nhận Công ty Roussel Việt Nam

Công ty đã góp 40% vốn liên doanh với tập đoàn Aventis (Pháp) thành lập công ty Roussel Việt Nam Vào tháng 10/2003, theo quyết định của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, Công ty đã mua lại toàn bộ cổ phần của công ty liên doanh này và tiếp nhận toàn bộ Công ty Roussel VN Từ đó, Công ty Roussel Việt Nam trở thành doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, trực thuộc SAPHARCO

Practices -Thực hành tốt sản xuất Tổ chức Y Tế Thế Giới)

Ngày 24/06/2004, SAPHARCO khởi công xây dựng nhà máy Roussel Việt Nam đạt tiêu chuẩn GMP – WHO tại Khu công nghiệp Việt Nam –

Trang 34

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 14

Singapore với tổng vốn đầu tư là 81 tỷ đồng

2007 Mô hình tập đoàn: Mô hình công ty mẹ - công ty con

Ngày 25-9-2007, UBND Tp.HCM đã chính thức trao quyết định bổ nhiệm hội đồng quản trị Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công

ty con với tổng vốn nhà nước là 321 tỉ đồng (thời điểm 30-09-2007) Điều phối 17 công ty con và công ty liên kết với vai trò đầu tàu của SAPHARCO theo chỉ thị của Thành phố nhằm phát huy tối đa sức mạnh của từng công

ty, đồng thời giảm thiểu những đầu tư trùng lắp gây lãng phí và cạnh tranh không cần thiết

Mô hình mới này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều bước đột phá cho ngành dược Tp.HCM

Ngày 21/12/2007, Công ty lại một lần nữa đổi tên, bố cáo thành lập

“Công ty Dược Sài Gòn – SAPHARCO”, hoạt động theo mô hình công ty

mẹ - công ty con Theo đó, ông Lê Minh Trí – Tổng Giám Đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty

2009 Thành lập Công ty Cổ phần Xuất khẩu Phân phối và Tiếp thị Dược Sài

Gòn, gọi tắt là MED

Sáp nhập nhà máy Roussel vào công ty Roussel Việt Nam

2010 Thành lập Văn phòng Đại diện SPG Pharmacy (SPG Pharmacy là một

dự án của Công ty Dược Sài Gòn thực hiện “định hướng vào thị trường bán lẻ”, xây dựng và cung ứng thuốc cho hệ thống nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước)

Chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn

Trang 35

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 15

2.3 Khẩu hiệu, ý nghĩa logo

Khẩu hiệu: Nhà Phân phối Dược phẩm chuyên nghiệp

- Bên cạnh đó, lợi ích xã hội là lợi ích nền tảng mà SAPHARCO luôn phấn đấu đạt được, bởi vì lợi ích này sẽ nâng đỡ tất cả các lợi ích khác Vì thế, nó được thể hiện qua phần nền nhà của logo

- Phần kết nối giữa mái nhà và nền nhà là lợi ích cùa đối tác, khách hàng và công ty

Nó thể hiện phương châm "đôi bên cùng có lợi", cùng nhau phát triển vì lợi ích chung của ngưởi tiêu dùng và xã hội

Sự cân đối hài hòa giữa các lợi ích này chính là sự đảm bảo cho sự phát triển lâu dài

và bền vững cho SAPHARCO

Trang 36

TRƯỞNG PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM PHÂN PHỐI DƯỢC

SG

TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG

GIÁM ĐỐC CÔNG TY ROUSSEL VIỆT NAM

TRƯỞNG PHÒNG KHO VẬN

TRƯỞNG PHÒNG NHÂN

SỰ - HÀNH CHÍNH

TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯ

Trang 37

 Tổng Giám đốc

Do hội đồng thành viên bổ nhiệm , là người lãnh đạo chung mọi hoạt động của công

ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên, xây dựng chính sách và mục tiêu chất lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân công trục tiếp cho phó giám đốc và giám đốc bộ phận

 Kiểm soát viên

Có trách nhiệm giám sát hội đồng thành viên và các cấp trực thuộc trong việc quản

lí và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp trong việc điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty

Trang 38

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 18

Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc tổ chức quản lí sử dụng vốn, tài sản bằng tiền của công ty; kiện toàn hệ thống quản lí tài chính, kế toán phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm của công ty

Phòng Kế hoạch Đầu tư

Theo dõi việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn hệ thống công ty mẹ - công ty con

Tham mưu giúp việc cho Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc trong công tác quản lí, điều hành hoạt động đầu tư tài chính của công ty mẹ và trực tiếp triển khai thực hiện chức năng đầu tư tài chính của công ty mẹ

Theo dõi và báo cáo cho các cơ quan ban ngành về phương án phát hành cổ phiếu của các công ty con, công ty liên kết khi các công ty liên kết tăng vốn điều lệ

Phòng Xuất – Nhập khẩu

Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, cung ứng hàng hóa nhập khẩu ( bao gồm thuốc, vacxin – sinh phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nguyên phụ liệu dược, máy móc thiết bị dược và y tế, hóa chất xét nghiệm, các loại hàng hóa trong phạm vi công ty được phép kinh doanh)

Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong hoạt định chính sách kinh doanh và quản lí hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, cung ứng hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật, quy định quản lí chuyên ngành…

Thực hiện qui định về đảm bảo chất lượng thuốc nhập khẩu, tiền kiểm, hậu kiểm, tham gia quy trình thu hồi thuốc và xử lí theo quyết định của cơ quan quản lý

Trang 39

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 19

Phòng Quản lý Chất lượng

Quản lý và triển khai hệ thống chất lượng thuốc do công ty kinh doanh theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GP’s Kiểm tra, giám sát thực hiện về quy chế chuyên môn – dược chính, theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn GP’s hệ thống mạng lưới phân phối toàn công

ty Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lí chất lượng hàng hóa

Phòng Nhân sự - Hành chính

Quản trị nhân sự và phát triển nguồn lực của công ty; thực hiện chính sách cho người lao động Tư vấn pháp lý, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy và quy chế để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và đúng pháp luật cho công ty

Quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty Quản lý công tác hành chính tổng hợp; quản trị, sửa chữa cở sở vật chất và tổ chức hội nghị hội thảo…Bảo vệ tài sản của công ty

Tham mưu cho lãnh đạo công ty xây dựng bộ máy công ty, bố trí và phân công công việc đảm bảo tinh gọn, hiệu quả; xây dựng chế độ lương thưởng đãi ngộ ; giải quyết chế độ chính sách cho người lao động đúng quy định của pháp luật Tư vấn cho Ban Tổng Giám đốc về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về lĩnh vực công nghệ thông tin và hành chính

Phòng Kinh doanh – Tiếp thị

Trực tiếp triển khai tổ chức các hoạt động kinh doanh, tiếp thị theo kế hoạch và mục tiêu đề ra Xây dựng và đề xuất giá mua bán trong từng thời điểm

Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác kinh doanh, phân phối dược phẩm, nguyên phụ liệu làm thuốc, trang thiết và mỹ phẩm

Trang 40

Tham mưu đề xuất với lãnh đạo công ty về hợp lý hóa cơ cấu tổ chức của hệ thống kho

và xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới kho đáp ứng yêu cầu xây dựng kho theo tiêu chuẩn GSP và tiêu chuẩn GDP Dẩy mạnh các hoạt động xuất – nhập, tồn trữ - bảo quản, vận chuyển – giao nhận đáp ứng yêu cầu kịp thời của thị trường Tham gia đề xuất các phương án đẩy mạnh kinh doanh của công ty

2.5 Lĩnh vực hoạt động

Từ khi thành lập, SAPHARCO luôn tập trung vào lĩnh vực kinh doanh và phân phối các dược phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất dược phẩm và dược liệu Đây là lĩnh vực chủ yếu mà công ty đã và đang thực hiện trong suốt 39 năm qua ( từ năm 1975-2014) và là đơn vị luôn dẫn đầu Việt nam trong lĩnh vực phân phối dược phẩm Công

ty đã xây dựng được mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, tới từng bệnh viện, nhà thuốc, trạm y tế Cùng với hệ thống phân phối là đội ngũ nhân viên hùng hậu mang sứ mệnh cung cấp dược phẩm đến với tất cả mọi người

Ngày đăng: 04/09/2015, 15:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w