Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005
Trang 1BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợc HÀ NỘI
NINH THỊ PHƯƠNG THẢO
PHÂN TÍCH CÁC LOẠI CHI PHÍ CÂU THÀNH
Trang 2ThS Trần Thị Lan Anh, bộ môn Quản lý và kỉnh tế Dược, đã có nhiều
ý kiến đóng góp, chỉ bảo tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
DS Nguyễn Thanh Bình, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập sô liệu và đã cho tôi nhiêu ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện khoá luận
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý và kinh tê dược và Ban giám hiệu nhà trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện khoá luận
Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo và các cô chú trong công ty dược phẩm trung ương I đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, bạn bè, những người thân yêu đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Sinh viên
Ninh Thị Phương Thảo
Trang 31.2 Phân tích các loai chi phí cấu thành giá thành sản phẩm thuốc 9 1.2.1 Bản chất phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản 9 phẩm thuốc
1.2.2 Vai trò của phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành 9 sản phẩm thuốc đối với hoạt động quản lý của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
1.2.3 Vai trò của phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành 10 sản phẩm thuốc của doanh nghiệp với hoạt động quản lý kinh tế vĩ
mô của nhà nước
1.3 Tình hình biến đỏng giá thuốc trong những năm vừa qua 11 1.3.1 Sự biến động giá thuốc nhập ngoại và thuốc sản xuất trong 11 nước
Trang 4* Đối với thuốc nhập ngoại 11
* Đối với thuốc sản xuất trong nước 12
1.3.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động về giá 14 thuốc
1.4 Giới thiêu khái quát về công tv dươc phẩm trung ương I 18 PHẦN 2: ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 20
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN 22
3.1.1 Một sô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 22 dược phẩm trung ương I
3.1.2 Phân tích cơ cấu các loại chi phí cấu thành giá thành sản 24 phẩm của công ty
3.1.2.1 Phân tích tổng hợp các loại chi phí cấu thành giá thành 24 sản phẩm của công ty Dược phẩm trung ương I giai đoạn 2001- 2005
3.1.2.2 Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm 28 của công ty dược phẩm trung ương 1 năm 2005
* Cơ cấu các loại chi phí năm 2005 28
* Tình hình quản lý, sử dụng phí năm 2005 28
* Phân tích chỉ tiết chi phí mua hàng năm 2005 29
* Phân tích chi tiết bán hàng năm 2005 31
Trang 5* Phân tích chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 33
3.1.3 Phân tích một sô khoản mục chi phí chủ yếu 34
3.1.3.1 Kết quả phân tích doanh số mua hàng bán trong kỳ (giá 35 vốn hàng bán)
* Cơ cấu doanh số mua theo mục đích sử dụng 35
* Cơ cấu doanh số mua theo nguồn mua 37
* Cơ cấu doanh số mua theo nhóm hàng 42
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
3.2.2 Cơ cấu chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VÃN
Bảng 3.4. Tinh hình quản lý, sử dụng phí của công ty năm 2005 28
Bảng 3.5. Chi tiết chi phí mua hàng của công ty năm 2005 29
Bảng 3.6. Chi tiết chi phí bán hàng của công ty năm 2005 31
Bảng 3.7. Chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2005 33
Bảng 3.8 Kết quả cơ cấu doanh số mua theo mục đích sử dụng của
Bảng 3.9. Kết quả cơ cấu doanh số mua theo nguồn mua của công ty
Bảng 3.10. Cơ cấu nguồn mua nhập khẩu của công ty giai đoạn 2001-
Bảng 3.11. Tình hình nhập, xuất một số nhóm hàng trong năm 2005 39
Bảng 3.12. Cơ cấu nguồn mua trong nước của công ty giai đoạn 2001-
Trang 7DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Hình 1.2. Sự biến động về giá một số loại thuốc kháng sinh, hạ nhiệt,
Hìnhl.3. Sự biến động về giá một số thuốc tim mạch 12
Hình 1.4. Sự biến động giá các thuốc có mức độ tăng giá trung bình 13
Hình 1.5. Sự biến động về giá các loại thuốc có mức độ tăng giá cao 14
Hình 2.6. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu 21
Hình 3.7. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu kết quả kinh
Hình 3.8. Biểu đồ các loại chi phí và lợi nhuận của công ty giai đoạn
Hình 3.9. Biểu đồ cơ cấu các loại phí trong tổng phí năm 2005 28
Hình 3.10. Biểu đồ cơ cấu chi phí mua hàng của công ty năm 2005 30
Hình 3.11. Biểu đồ cơ cấu chi phí bán hàng của công ty năm 2005 32
Hình 3.12. Biểu đồ cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty
Hình 3.13 Biểu đồ cơ cấu nguồn mua theo mục đích sử dụng 36
Hình 3.14. Biểu đồ cơ cấu doanh số mua theo nguồn mua của công ty
Hình 3.15. Biểu đồ cơ cấu nguồn mua hàng nhập khẩu 2001- 2005 38
Hình 3.16. Biểu đồ cơ cấu nguồn mua trong nước của công ty giai đoạn
Hình 3.17. Cơ cấu doanh số mua theo nhóm hàng năm 2005 43
Trang 8QUY UỚC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
Thuế TTĐB : Thuế tiêu thụ đặc biệt
TSCĐ : Tài sản cố định
TTKD : Trực tiếp kinh doanh
XNTW : Xí nghiệp trung ương
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỂ
Hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào đều gắn liền với việc sử dụng chi phí kinh doanh và hạch toán giá thành sản phẩm Giá thành là một phạm trù cơ bản, quan trọng, nó không chỉ phản ánh toàn bộ chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định mà
nó còn là giới hạn thấp nhất về giá bán doanh nghiệp có thể chấp nhận được
để tiếp tục sản xuất kinh doanh
Nền kinh tế thị trường có đặc trưng là cạnh tranh khốc liệt trong đó mỗi doanh nghiệp đều phải tìm mọi cách để sử dụng tối ưu các nguồn lực khan hiếm nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất Theo phương trình kinh
tế cơ bản (lợi nhuận = doanh thu - chi phí), doanh nghiệp có thể làm tăng lợi nhuận nhờ việc tăng doanh thu hoặc giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm Song tăng doanh thu không dễ thực hiện bởi nó vấp phải nhiều rào cản
từ phía cạnh tranh, cung cầu Trong khi đó, tiết kiệm chi phí kinh doanh vừa trực tiếp làm tăng lợi nhuận, doanh nghiệp lại chủ động hơn, lại nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của doanh nghiệp trên thương trường và nhờ đó lại có thể tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Chính vì vậy tiết kiệm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường
Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm là một kỹ thuật phân tích giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có được cái nhìn cụ thể, định lượng về các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm, tỷ trọng của các loại phí Trên cơ sở đó có thể đánh giá tính hợp lý của từng khoản mục chi phí, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến lãng phí và đề ra các giải pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng
và Nhà nước ta Trong những năm gần đây tình hình giá thuốc ở nước ta biến
Trang 10bình ổn giá thuốc song các giải pháp đó vẫn chưa thực sự hiệu quả và lâu dài Theo khuyến nghị của WHO, để có thể đưa ra một chính sách quản lý giá thuốc hợp lý trước hết cần phải thực hiện tốt khảo sát, đánh giá thực trạng vấn
đề giá thuốc trong đó phân tích cấu trúc giá là một nội dung cơ bản, quan
trọng Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm là một bộ phận
trong phân tích cấu trúc giá, nó cho biết chi phí nào là hợp lý, hợp lệ, nguyên nhân chính dẫn tới giá thuốc tăng cao là do giá thành thuốc hay do lợi nhuận trong khâu phân phối, từ đó nhà nước có những điều chỉnh cho phù hợp Vì thế phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản lý giá thuốc của nhà nước.Công ty dược phẩm trung ương I là một doanh nghiệp dược nhà nước trực thuộc tổng công ty dược Việt Nam với hoạt động chính kinh doanh dược phẩm Trong điều kiện môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay làm thế nào để giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề quan tâm của ban lãnh đạo công ty Hơn nữa, đây cũng là một doanh nghiệp khá đại diện cho các doanh nghiệp thương mại kinh doanh dược phẩm ở Việt Nam, nên thông qua những đặc điểm về cơ cấu giá thành của công ty chúng ta cũng có thể rút ra được những kết luận khái quát nhất cho tất cả các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh tương tự
Vì vậy đề tài: “ Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản
phẩm của công ty dược phẩm trung ương I năm 2005” được thực hiện với
Trang 11cơ bản bị mất đi tạo ra chi phí sản xuất kinh doanh [5], Như vậy sự xuất hiện của chi phí sản xuất kinh doanh là tất ỵếu khách quan, gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
“Chi phí sản xuất kỉnh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí vê lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ” [5]
Doanh nghiệp thương mại không tiến hành sản xuất, chỉ mua bán và cung ứng hàng hoá, dịch vụ Cũng giống như bất cứ một doanh nghiệp nào, mọi hoạt động của doanh nghiệp thương mại đều gắn liền với những chi phí nhất định Như vậy chi phí kinh doanh thương mại cũng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ hoạt động kinh doanh [4] v ề thực chất, chi phí kinh doanh chính là sự dịch chuyển vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất kinh doanh vào các đối tượng tính giá (hàng hoá, dịch vụ) [5]
1.1.1.2 Phân loại chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Chi phí kinh doanh thương mại bao gồm nhiều loại có nội dung, công dụng và tính chất khác nhau Để tiện cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán cần tiến hành phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau Có nhiều cách phân loại chi phí kinh doanh thương mại tuy nhiên để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, ở đây chỉ để cập đến cách phân loại chi phí theo nội
Trang 12Theo cách này, chi phí kinh doanh thương mại được phân thành các loại sau [4]:
* Giá mua hàng hoá
* Chi phí mua hàng: Là những khoản chi phí bằng tiền hoặc tài sản gắn liền với quá trình mua vật tư, hàng hoá Chi phí mua hàng là những khoản chi phí từ khi giao dịch ký kết hợp đồng cho đến khi hợp đồng đã được thực hiện, hàng mua đã nhập kho hoặc đã chuyển đến địa điểm chuẩn bị bán ra Chi phí mua hàng gồm :
- Chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá:
+ Nếu doanh nghiệp tự vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá bằng phương tiện của mình thì chi phí vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá bao gồm các khoản chi phí nhiên liệu, xăng dầu, chi phí khấu hao phương tiện, chi phí phụ tùng thay thế, chi phí nhân viên lái xe, áp tải hàng hoá
+ Nếu doanh nghiệp tiến hành thuê ngoài hoạt động vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá thì chi phí vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá chính là chi phí thuê ngoài
- Chi phí thuê kho bãi trong quá trình mua hàng
- Chi phí bảo hiểm hàng hoá, hoa hồng đại lý
- Các loại thuế trong khâu mua hàng (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng)
- Chi phí hoàn thiện sản phẩm
- Các chi phí bằng tiền khác
* Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ Chi phí bán hàng bao gồm những khoản mục sau:
- Chi phí nhân viên bán hàng; nhân viên tiếp thị; nhân viên phân loại, bảo quản, đóng gói trong kho: bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn
- Chi phí vật liệu bao bì để bao gói, bảo quản hàng hoá tại kho và trong quá trình bán hàng
Trang 13- Chi phí dụng cụ, đồ dùng: chi phí mua sắm, sử dụng các dụng cụ, đồ dùng tại kho hàng, cửa hàng, quầy hàng phục vụ cho bán hàng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định tại cửa hàng, quầy hàng, kho hàng phục vụ cho bán hàng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí thuê sửa chữa tài sản cố định phục vụ cho bán hàng, chi phí thuê dịch vụ quảng cáo, chi phí nhiên liệu, điện nước tại cửa hàng, nhà kho phục vụ cho bán hàng, chi phí hoa hồng đại lý, ký gửi
- Chi phí vật liệu quản lý, công cụ, dụng cụ: văn phòng phẩm, vật liệu sửa chữa tài sản cố định, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động quản lý
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho hoạt động quản lý
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, internet
- Các khoản thuế và lệ phí có liên quan như thuế nhà đất, thuế môn bài
Trang 141.1.2 Khái quát về giá thành sản phẩm của doanh nghiệp thương mại
1.1.2.1 Khái niệm
“Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc mua bấn và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định ”.[8]
Chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau Chúng đều biểu hiện sự hao phí bằng tiền lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm Chi phí kinh doanh là cơ
sở để tính giá thành sản phẩm, biến động của chi phí kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm [6]
Tuy nhiên, giữa chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm cũng có nhiều điểm khác biệt, v ề mặt thực chất, giá thành sản phẩm và chi phí là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả thu được Chi phí gắn liền với thời kỳ phát sinh chi phí Giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm Trong đa
số các trường hợp chi phí và giá thành không trùng nhau [6]
Giá thành sản phẩm có một vai trò hết sức quan trọng Nó là cơ sở để doanh nghiệp xác định mức bù đắp những hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra
để tạo nên sản phẩm Giá thành sản phẩm còn có chức năng lập giá [6] Nó chính là giới hạn thấp nhất của giá bán sản phẩm của doanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh khi giá bán của sản phẩm trên thị trường lớn hơn hoặc bằng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Khi giá thành sản phẩm của doanh nghiệp thấp hơn của đối thủ cạnh tranh mà chất lượng sản phẩm không đổi, doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh trên thương trường, doanh số bán tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư cải tiến trang thiết bị máy móc, đầu tư nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động Điều đó lại tạo cơ hội cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm Như vậy giá thành sản phẩm còn có chức năng đòn bẩy kinh tế
Trang 15Với chức năng quan trọng như vậy làm thế nào để có thể hạ giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp Điều này lại đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược phẩm khi sản phẩm của các doanh nghiệp này là thuốc- một sản phẩm mang tính xã hội hoá rất cao.
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Cũng giống như chi phí kinh doanh, để đáp ứng những yêu cầu nhất định
về quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm cũng được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, ở đây chỉ
đề cập đến cách phân loại theo phạm vi sản xuất và tiêu thụ Theo cách này, giá thành sản phẩm được chia thành các loại sau:
- Giá thành công xưởng: là chỉ tiếu phản ánh toàn bộ chi phí làm ra sản phẩm Đối với doanh nghiệp thương mại không tiến hành hoạt động sản xuất giá thành công xưởng chính là chi phí mua một khối lượng sản phẩm nhất định Chi phí mua này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm cạnh tranh, cung cầu, tỷ giá ngoại tệ (đối với hàng nhập khẩu), độc quyền
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc mua hàng và tiêu thụ sản phẩm Như vậy đối với doanh nghiệp kinh doanh, giá thành tiêu thụ bao gồm chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lv doanh nghiệp
Như vậv ta có thể thấy được cấu trúc giá thành toàn bộ của sản phẩm theo
sơ đồ sau:
Ta có công thức tính giá thành toàn bộ sau
Giá thành toàn _ Chi phí mua
bộ của sản phẩm ~ hàng
Chi phí háii hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 171.2 Phán tích các loai chi phí cấu thành giá thành sản phẩm thuốc
1.2.1 Bản chất phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm thuốc
Phân tích chi phí cấu thành giá thành sản phẩm thuốc thực chất là việc xác định các loại chi phí tạo nên giá thành sản phẩm thuốc, giá trị của từng loại chi phí, tỷ trọng của từng chi phí trong tổng phí, các yếu tố ảnh hưởng đến từng loại chi phí Có thể đặt phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm thuốc trong mối liên hệ với doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp để thấy rõ hơn ảnh hưởng của kết cấu chi phí giá thành sản phẩm thuốc đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cũng có thể đặt phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm thuốc của doanh nghiệp trong mối liên hệ với giá bán của thuốc trên thị trường từ đó góp phần hoàn thiện công tác quản lý giá thuốc của Nhà nước
1.2.2 Vai trò của phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm thuốc đối với hoạt động quản lý của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
- Cung cấp thông tin cho quá trình phân tích, kiểm tra đánh giá tình hình chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Từ kết cấu chi phí giá thành có thể thấy được loại chi phí nào chiếm tỷ trọng lớn, cần tập trung công tác quản lý nhằm làm giảm loại chi phí đó Cũng trên cơ sở phân tích kết cấu giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, sử dụng kết quả đã phân tích so sánh với những kết quả tương tự bình quân của ngành hoặc kết quả theo định mức
kế hoạch của doanh nghiệp hoặc kết quả của kỲ hoạt động sản xuất kinh doanh trước của doanh nghiệp, có thể đánh giá tình hình chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là đạt kế hoạch hay không đạt kế hoạch, là hiệu quả hay không hiệu quả và những nguyên nhân gì ảnh hưởng đến chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp đề ra những quyết sách đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của doanh nghiệp trên thương trường
- Cung cấp thông tin cho đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách phân tích kết cấu chi phí giá thành của sản phẩm với các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận
Trang 18- Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng định mức giá thành sản phẩm, thông tin cho hoạt động kế hoạch hoá chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua việc phân tích kết cấu giá thành sản phẩm thành chi phí khả biến và chi phí bất biến công tác kế hoạch hoá trở nên
dễ dàng và hiệu quả hơn
- Cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định về lựa chọn mặt hàng kinh doanh Mỗi doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau Phân tích chi phí cấu thành giá thành cho từng nhóm sản phẩm, từng loại sản phẩm để thấy được mặt hàng nào là hiệu quả nhất (tỷ lệ lợi nhuận/chi phí cao) từ đó có chính sách tăng cường đầu tư cho mặt hàng chiến lược
1.2.3 Vai trò của phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm thuốc của doanh nghiệp với hoạt động quản lý kỉnh tê vĩ mô của nhà nước.
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người [1] Con người là động lực của mọi sự phát triển Phát huy nhân tố con người, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta Nếu như với các loại hàng hoá thông thường khác hiệu quả kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu, tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp thì đối với thuốc bên cạnh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả về mặt xã hội cũng cần được hết sức chú trọng Đảm bảo thuốc được cung ứng kịp thời, đủ
về số lượng, chất lượng tốt, giá cả hợp lý [1] không chỉ là nhiệm vụ của các doanh nghiệp dược mà còn là nhiệm vụ lâu dài của Đảng và Nhà nước ta Do
đó sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng thuốc lại càng trở nên cần thiết
Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm thuốc của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý giá thuốc của nhà nước Thông qua cấu trúc chi phí giá thành có thể thấy được chi phí nào là chi phí hợp lý, hợp lệ; tỷ trọng của từng loại phí trong tổng phí có phù hợp không, ảnh hưởng của các chính sách quản lý nhà nước (chính sách thuế, chính sách bảo hộ, các quỵ định kế toán ) đến giá thành sản phẩm như thế
Trang 19nào Kết hợp phân tích cơ cấu giá thành với phân tích cấu trúc giá để thấy được nguyên nhân thực sự của giá thuốc tăng cao là do giá thành sản phẩm cao hay do thặng số trong chuỗi cung ứng cao Nếu do giá thành sản phẩm cao thì chi phí nào là chủ yếu Từ đó nhà nước có những điều chỉnh cho phù hợp
để quản lý tốt giá thuốc, góp phần đảm bảo tính công bằng trong sử dụng thuốc chăm sóc sức khoẻ nhân dân Điều đó lại càng đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi vấn đề giá thuốc tăng cao đang là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội ta
1.3 Tình hình biến đỏng giá thuốc trong những năm vừa qua.
1.3.1 Sự biến động giá thuốc nhập ngoại và thuốc sản xuất trong nước
Trong những năm gần đâỵ giá thuốc trên thị trường Việt Nam có sự biến động rất mạnh đặc biệt là từ tháng 3/2003 đến đầu năm 2004 Sự biến động
giá diễn ra ở cả sản phẩm thuốc nhập ngoại đến những sản phẩm thuốc sản
xuất trong nước [3]
* Đối với thuốc nhập ngoại [3]
Các thuốc nhập ngoại có mức tăng giá trung bình trong khoảng thời gian này là khoảng 30% Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì chỉ
số giá tiêu dùng năm 2002 so với năm 2001 tăng 3,61%, năm 2003 so với năm
2002 tăng 3,03% Như vậy có thể thấy rằng tốc độ tăng giá thuốc nhập ngoại cao hơn nhiều so với sự gia tăng của chỉ số hàng hóa tiêu dùng[3}
Trong số các thuốc nhập ngoại thì nhóm thuốc chuyên khoa đặc trị trong nước chưa sản xuất được như các thuốc điều trị tim mạch (Cordarone, Heptamine, Coramine Glucose ) có mức độ tăng giá cao, từ 50% đến 300% Các thuốc thuộc nhóm kháng sinh, hạ nhiệt giảm đau và vitamin (Lincocin 500mg, Amoxycilin 500mg, Efferagan, Homtamin, Vitamin E, Ưp-sa c ) có mức độ tăng giá trung bình khoảng 5-20% Đây là những thuốc thiết yếu trong nước đã sản xuất được Có thể thấy rõ hơn sự biến động giá thuốc nhập ngoại qua các đồ thị sau
Trang 20♦ Efferagan Amoxycilm Lincocin Pharmaton Homtamin
—♦ Upsa c
.ỹy ỹy <§> & &
\V cjft ^ ^ ^ '■> ^ ^ ^ cị£ ^
Hình 1.2 Sự biến động về giá một sô loại thuốc kháng sinh, hạ nhiệt
giảm đau và vitamin
Panadon Cordanone Coramine Nifedipin Felden Heptamine
Hình 1.3 Sự biến động về giá một sỏ thuốc tim mạch
* Đối với thuốc sản xuất trong nước[3]
Trong khi các thuốc nhập ngoại có mức tăng giá trung bình rất cao khoảng 30% thì các thuốc sản xuất trong nước chỉ có mức tăng giá trung bình khoảng 3%, xấp xỉ mức tăng chỉ số hàng hoá tiêu dùng Có những loại thuốc không tăng giá, đó là những thuốc có nguồn nguyên liệu chính sản xuất trong nước như ampicilin, siro ho bổ phế, bổ phế ngậm Trong thời gian từ năm
2001 đến tháng 3/2004 Ampicilin 500 mg vỉ 10 viên có giá không đổi là
Trang 21500đ/viên; thậm chí siro bổ phế từ tháng 2/2001 đến tháng 2/2002 có giá 7500đ/lọ giảm xuống còn 7000đ/lọ vào tháng 7/2002 và ổn định mức giá này đến hết tháng 4/2004.
Những thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng sinh, thuốc hạ nhiệt giảm đau, thuốc viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc tuần hoàn não có tỷ lệ tăng giá trung bình hàng tháng khoảng 3% Ví dụ nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng có tỷ lệ tăng giá hàng tháng cao nhất vào tháng 3 năm 2003 là 2,20%; các thuốc tăng tuần hoàn não có tỷ lệ tăng giá hàng tháng cao nhất vào tháng
2 năm 2003 la 2,70%
Chỉ có các loại thuốc như Paracetamol, các vitamin như vitamin c,
Paracetamol Erythromycin Vitamin BI Vitamin c
Opizoic Biosubtyl
Hình 1.4 Sự biến động giá các thuốc có mức độ tăng giá trung bình
vitamin Bj, Multivitamin là có tỷ lệ tăng giá cao lên tới 100% Chẳng hạn, paracetamol năm 2001 có giá 500đ/vỉ đến năm 2003 lên tới lOOOđ/vỉ, tăng 200%; Vitamin c 500mg tăng giá từ lOOOđ/vỉ lên 2000đ/vỉ; vitamin Bị từ lOOOđ/vỉ năm 2002 tăng lên 2000đ/vỉ năm 2003 Theo kết quả thanh tra của
Bộ y tế tại thời điểm tháng 3/2003 so với cuối năm 2002 các biệt dược chứa vitamin c tăng trung bình 159%, các biệt dược có chứa thành phần vitamin B)
Trang 22-0s -0s 0s & & & & ty & & c? c? c? c?
# / ^ o°v </ ^ i? ^ c? < / <<£ i$' / ^ o& < / ^
Hình 1.5 Sự biến động giá các loại thuốc có mức độ tăng giá cao
Để khắc phục được tình trạng biến động về giá thuốc trong giai đoạn vừa qua, Bộ Y tế cùng các Bộ, Ngành chức năng có liên quan đã có rất nhiều cố gắng trong việc phân tích tìm ra nguyên nhân, đưa các giải pháp cấp bách và triển khai thực hiện nhằm bình ổn thị trường thuốc Chính vì vậy thị trường thuốc Việt Nam từ 6 tháng cuối năm 2004 cho đến nay nhìn chung tương đối
ổn định, có một số mặt hàng tăng giá đồng thời cũng có một số mặt hàng giảm giá Tỷ lệ tăng giá của nhóm hàng dược phẩm cuối năm 2004 thấp hơn
so với tỷ lệ tăng giá của nhóm hàng khác như lương thực, thực phẩm (Dược phẩm: 9,1%; Lương thực: 14,3%; Thực phẩm: 17,1%) Chúng ta vẫn duy trì được sự ổn định về nhu cầu và giá cả hợp lý đối với những mặt hàng thuốc chủ yếu sử dụng trong bệnh viện Trong 3 tháng đầu năm 2005 chỉ có khoảng 6% trong số khoảng hơn 10.000 mặt hàng đang lưu hành trên thị trường Việt Nam tăng giá, 94% mặt hàng còn lại ổn định về giá Tuy nhiên 6% mặt hàng tăng giá cũng chỉ có tỷ lệ tăng giá trung bình khoảng từ 1% đến 10%
1.3.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động về giá thuốc.
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự biến động giá thuốc trong những năm vừa qua Những nguyên nhân đó có thể là:
- Sự tăng giá của các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, từ đó dẫn đến tăng giá bán của thuốc trên thị trường
- Paracetamol
“ Erythromycin Vitamin BI Vitamin c
- Opizoic
- Biosubtyl
* Clipheniramin
■ M ultivitam in
Trang 23+ Giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất thuốc tăng Hiện nay có đến 96%
nguyên liệu dùng cho sản xuất dược phẩm ở nước ta là phải nhập ngoại, trong khi đó chi phí về nguyên liệu lại là chi phí chiếm tv trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất bởi vậy sự biến động giá nguyên liệu là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng giá thuôc sản xuất trong nước Chẳng hạn vào năm 2002, giá một kg bột vitamin c nhập về là 3-3,5 USD/kg thì đến cuối năm 2002, đầu ,ế năm 2003 tăng lên 14,75 USD/kg Điều đó dẫn tới giá thành sản phẩm vitamin
c đã tăng lên đột biến tới 200% Sự tăng lên của giá nguyên vật liệu nhập
* khẩu được giải thích một phần bởi sự tăng giá của các đồng ngoại tệ (EURO,
USD) cũng như sự thay đổi mức thuế nhập khẩu nguvên liệu làm thuốc [7]+ Sự tăng lên trong chi phí nhiên vật liệu dùng cho sản xuất như xăng, dầu, điện, nước [7]
+ Sự tăng lên trong chi phí tiền lương
+ Do các doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển, đầu
tư dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh Bởi vậy chi phí đầu tư ban đầu lớn, khấu hao lớn, giá thành sản phẩm cao, giá bán tăng
- Sự bất hợp lý trong quá trình cung ứng thuốc
+ Thuốc nhập về qua các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm đến khâu bán thường chênh lệch giá khoảng 5%- 10% so với giá nhập khẩu Ví dụ như
công ty dược phẩm thành phố Hồ Chí Minh bán chênh lệch 3 %- 8%, công ty
dược phẩm trung ương 1 bán chênh lệch 6- 8% [10]
+ Tình trạng độc quyền trong phân phối thuốc của một số công ty dược phẩm nước ngoài như Zuellig Pharma VN, Diethelm, Mega products, Sanofi Synthelabo VN, Ranbaxy cũng là nguyên nhân dẫn đến giá thuốc tăng cao [9] Những công ty này đại diện cho các công ty nước ngoài độc quyền phân phối phần lớn các thuốc chuyên khoa đặc trị trong nước chưa sản xuất được, bởi vậy họ hoàn toàn đựơc tự ý ấn định giá thuốc
+ Hiện nay việc cung ứng thuốc ở bệnh viện được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu và chỉ định thầu Thông thường hình thức đấu thầu thuốc ở các bệnh viện chỉ cho phép các doanh nghiệp nhà nước tham dự đấu thầu theo
Trang 24phải mua lại thuốc của các công ty khác dẫn đến tình trạng mua bán thuốc lòng vòng giữa các doanh nghiệp nhà nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn Mỗi khi đi qua một khâu trung gian thì giá thuốc lại bị đẩy lên cao một lần nữa do phải cộng thêm các chi phí [7] Tính bình quân sau khi qua các công đoạn của quá trình phân phối từ lúc nhập khẩu đến lúc vào tới bệnh viện,
giá thuốc tăng khoảng 20%-25% so với giá nhập khẩu ban đầu Nếu thuốc
nhập khẩu lại được uỷ thác qua các công ty trách nhiệm hữu hạn độc quyền phân phối, phải chi cho các khâu tiếp thị, quảng cáo thì giá sẽ bị đẩy lên cao,
cá biệt lên tới 340% so với giá bán buôn ban đầu [10] Như vậy khi đến được tay bệnh nhân giá thuốc đã tăng lên rất nhiều Bên cạnh đó, một số bệnh viện không quản lý nhà thuốc của bệnh viện mà tổ chức đấu thầu cho tư nhân quản
lý, như vậy giá thuốc do tư nhân định ra và thường cao hơn quy định của bệnh viện [3] Hơn nữa, do chưa có quy định đồng bộ về nguyên tắc đấu thầu nên còn có nhiều nơi cơ quan dự thầu bắt tay với bệnh viện đẩy giá thuốc lên cao.+ Sự bất cập trong hoạt động cung ứng của trình dược viên: Để thúc đẩy việc kê đơn của bác sĩ, đặc biệt cho các biệt dược chuyên khoa, các hãng nước ngoài và các công ty tư nhân đã sử dụng hệ thống trình dược viên như một công cụ hữu hiệu Để được bác sỹ kê đơn, các trình dược viên phải trích cho bác sĩ một khoản lợi nhuận nhất định tính theo tỷ lệ giá trị các thuốc đã kê Đó
là chưa kể đến các khuyến mãi dành cho bác sĩ như đi tham quan du lịch dưới hình thức các cuộc hội thảo khoa học nước ngoài nếu kê toa đạt chỉ tiêu; hoặc những tặng phẩm đắt tiền như máy lạnh, tivi, đầu máy cho phòng làm việc của bác sĩ trưởng khoa, phòng hành chính Như vậy chi phí giới thiệu cộng với hoa hồng cho các trình dược viên được tính thêm vào giá thuốc làm tăng giá thuốc lên 50% so với giá vốn ban đầu [7]
- Sự bất hợp lý trong quản lý xuất nhập khẩu thuốc
+ Chưa có sự phối hợp giữa Bộ Y Tế và Bộ tài chính trong việc xây dựng bảng giá tính thuế thuốc nhập khẩu làm cơ sở để Hải quan áp giá tính thuế nhập khẩu Nhiều thuốc không có trong danh mục biểu thuế, việc áp mã thuế vừa không rõ ràng, vừa thay đổi liên tục làm doanh nghiệp rất lúng túng khi tính giá hàng bán [9]
Trang 25+ Quy định nhập khẩu song song để hạn chế độc quyền song hiện nay chỉ có 3 công ty đựơc phép nhập khẩu song song thuốc, điều này lại tạo cơ hội cho các công ty này độc quyền Thêm vào đó theo quy định số đăng ký của Việt Nam sẽ là mặt hàng nhập khẩu chính thức, còn số đăng ký nước ngoài sẽ
là nhập khẩu song song Điều này làm cho người dân rất khó phân biệt đâu là mặt hàng nhập khẩu song song được bán với giá thấp hơn và đâu là mặt hàng nhập khẩu chính thức Điều đó còn có thể dẫn đến việc xuất hiện thuốc lậu nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả [11]
+ Quỵ định thặng số bán buôn dựa giá vốn hàng nhập khẩu, thặng số bán
lẻ dựa vào giá bán buôn để hạn chế sự tăng giá do thặng số qua mỗi khâu phân phối quá cao Tuy nhiên đây mới chỉ giải quỵết phần ngọn của vấn đề Bởi nhà nước chưa kiểm soát được giá cả nguồn hàng nhập khẩu, một số công ty nước ngoài vẫn định giá thuốc tại thị trường Việt Nam cao hơn giá thuốc một số nước khác trong khu vực [9]
+ Khai báo giá thuốc nhập khẩu công khai, niêm yết công khai giá bán tại các điểm bán lẻ nhưng lại do các doanh nghiệp trực tiếp tự niêm yết vì vậy
sẽ là chỗ hở để các doanh nghiệp hợp lý hoá giá bán cao của mình Hơn nữa niêm yết giá bán công khai nhưng hệ thống thông tin cập nhật về những biến động thị trường dược phẩm lại chưa hoàn thiện nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược phẩm khi họ tiến hành niêm yết giá [12] Bởi họ sẽ không dự đoán, đánh giá được những biến đổi thị trường do đó
họ cũng không thể biết được nên niêm yết mức giá như thế nào là hợp lý để vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vừa đảm bảo không thua lỗ
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc giá thuốc tăng cao trong những năm vừa qua, nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là do công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược phẩm chưa thực sự hiệu quả Giá thuốc tăng cao là vấn đề bức xúc đã nhiều năm nay song cho đến nay các giải pháp quản lý giá thuốc vẫn chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời Hiện nay nhà nước chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về hình thức quản
lý giá thuốc chữa bệnh Trong pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH ngày 26/4/2002 của Quốc hội chưa đưa thuốc vào danh mục các mặt hàng, dịch vụ
do nhà nước quản lý giá Tại Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày, 23/L2/2003
Trang 26cho người nằm trong danh mục nhà nước bình ổn giá và một số loại thuốc thiết yếu do nhà nước định giá Hơn nữa các chế tài xử lý vi phạm về giá thuốc còn chưa đủ mạnh để xử phạt các trường hợp vi phạm nên việc tái phạm còn xảy ra [3] Chẳng hạn hành vi liên kết độc quyền giá thuốc chỉ bị phạt 20 triệu đồng, hành vi bán thuốc cao hơn giá quy định chỉ bị phạt 1-1,5 triệu đồng Mức xử lv vi phạm này là quá nhẹ nên không có hiệu lực cao.
— ► Việc triển khai nghiên cứu đồng bộ về giá thuốc là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay để phát hiện những nguyên nhân cốt lõi nhất gây ra giá thuốc tăng cao Từ đó đưa ra các giải pháp để giải quvết cái gốc của vấn đề, như vậv các giải pháp mới có tính khả thi và bền vững
1.4 Giói thiêu khái quát về cống tv dươc phẩm trung ương I
Công ty dược phẩm trung ương I là một doanh nghiệp nhà nước hạng 1 trực thuộc Tổng công tỵ dược Việt Nam- Bộ Y Tế Công ty được thành lập theo quvết định số 408/BYT-QĐ ngày 22/4/1993 Tiền thân của công tỵ là Quốc doanh dược phẩm cấp 1 được nhà nước thành lập từ những năm 1960 với nhiệm vụ cung cấp, phân phối thuốc phòng chữa bệnh, nguyên liệu làm thuốc cho các đơn vị y tế trên toàn miền Bắc Trong suốt 45 năm hoạt động, vượt qua bao khó khăn, thử thách công ty đã luôn đứng vững và không ngừng vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu chung của ngành và của đất nước
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty:
- Kinh doanh (gồm cả nhập khẩu) các mặt hàng thuốc tân dược, đông dược, nguvên liệu, hóa chất, phụ liệu, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, sản phẩm dinh dưỡng y tế
- Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu ủy thác
Cho đến nay công ty đã có quan hệ thương mại với trên 50 hãng nước ngoài kinh doanh thuốc đã được cấp phép đăng ký tại Việt Nam và với rất nhiều các công ty, xí nghiệp trong nước từ trung ương đến địa phương Số lượng mặt hàng kinh doanh của công ty đã lên tới hơn 1000 mặt hàng, với trên
25 chủng loại khác nhau trong đó có những mặt hàng kháng sinh, thuốc chuyên khoa đặc trị có giá trị cao
Đối tượng phục vụ chính của công ty là các bệnh viện trung ương, bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, các công ty, xí nghiệp quốc doanh, các doanh
Trang 27nghiệp dược tư nhân và các đối tượng khác theo phương thức bán buôn bán lẻ Ngoài trụ sở chính, công ty còn có 6 cửa hàng với nhiều điểm bán hàng tại Hà Nội và một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Trong điều kiện sản xuất của ngành Dược Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn 40% nhu cầu thuốc trong nước thì hoạt động của công ty cũng như các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu thuốc khác đã góp phần đảm bảo nhu cầu thuốc và tạo ra một thị trường dược phẩm hết sức phong phú và đa dạng.
Cùng với sự phát triển của thị trường Dược phẩm trong nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược phẩm được thành lập ngày càng nhiều hơn nhưng hầu hết đều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bởi lĩnh vực này cần vốn ít và tốc độ quay vòng vốn nhanh, rất thích hợp với doanh nghiệp mới thành lập Chính điều đó làm cho cạnh tranh đối với công ty ngàv càng trở nên khốc liệt Làm thế nào để vẫn giữ vững và phát triển thị phần là một bài toán khó không chỉ với với công tỵ nói riêng mà còn của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dược nói chung
Nhận thức được điều đó, ban lãnh đạo công ty đã rất chú trọng đến việc tăng cường công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm và các hoạt động thúc đẩv tiêu thụ nhằm nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của công tv trên thương trường Năm 2002, công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9001- 2000 về chất lượng Và cũng trong năm này công ty đã xây dựng thành công nhà kho đạt tiêu chuẩn GSP Hiện nay hệ thống phòng kiểm nghiệm của công tv đang được nâng cấp với nhiều máy móc thiết bị hiện đại, tiến tới đạt tiêu chuẩn “ Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm” (GLP)
Mỗi bước phát triển của công ty luôn gắn liền với những khó khăn, thử thách nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, trong những năm vừa qua công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Doanh thu hàng năm tăng từ 12%- 35%, lợi nhuận có năm tăng đến 60,43% Nhờ làm ăn có hiệu quả nên đời sống cán bộ công nhân viên cũng không ngừng được cải thiện Hiện nav thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên đã đạt đến 3,2 triệu đồng/ tháng, một mức thu nhập khá cao so với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Thu nhập cao khuyến khích người lao động hăng say làm việc, và chính điều đó lại góp phần đem lại rất nhiều thành công cho công ty
Trang 28PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1 Đối tương nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là công ty Dược phẩm trung ương I, cụ thể:
- Báo cáo quyết toán quý 4 các năm 2001- 2005
- Chi tiết các tài khoản 632, 641, 642 các năm 2001- 2005
- Báo cáo chi tiết doanh thu mua hàng các năm 2001- 2005
2.2 Nối dung nghiên cứu
* Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược phẩm trung ương I giai đoạn 2001- 2005
- Doanh thu thuần
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
- Nộp ngân sách nhà nước
- Thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên
* Cơ cấu phí tạo nên giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương I giai đoạn 2001- 2005
- Giá mua
- Chi phí mua hàng
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
* Phân tích một số khoản mục chi phí chủ yếu
- Phân tích doanh số mua hàng bán trong kỳ (giá mua)
- Phân tích chi phí marketing
2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu số liệu
Trang 29- Trình bày kết quả bằng Microsoft Words 2003 for Windows
- Doanh thu thuần sản phẩm - Doanh số mua
- Lợi nhuận thuần từ - Giá mua + Theo mục đích sử
triển của chỉ tiêu - ss bằng số tuyệt đối
- ss đinh gốc 2001 - ss bằng số tương đối
pp tỷ trọng
Hình 2.6 Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu
Trang 30PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN
3.1 Kết quả nghiẽn cứu
3.1.1 Một sô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dược phẩm trung ương I
Từ năm 2001 đến năm 2005, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược phẩm trung ương I đã có những bước phát triển đáng kể, thể hiện qua sự tăng trưởng một số chỉ tiêu: doanh thu thuần, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, nộp ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên Đây là những chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công tỵ
Bảng 3.1 Một sô kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
Trang 31Nộp ngân sách — Thu nhập bình quân
Hình 3.7 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh
giai đoạn 2001-2005
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
- Doanh thu liên tục tăng qua các năm 2001- 2005.
+ Năm 2001 doanh thu thuần mới chỉ đạt 519 tỷ đồng đến năm 2005 đã
tăng lên 1.131 tỷ đồng, tăng 218% so với năm 2001
+ Tốc độ tăng doanh thu năm sau so với năm trước có xu hướng tăng lên Doanh thu năm 2002 tăng 113% so với năm 2001; năm 2003 tăng 124%
so với năm 2002; năm 2004 tăng 115% so với 2003 và năm 2005 tăng 135%
so với 2004
- Tương ứng với sự tăng doanh thu, lợi nhuận cũng tăng lên Năm 2001
lợi nhuận là 12.250 triệu đồng đến năm 2005 tăng lên 15.601 triệu đồng, gấp
127% so với năm 2001 Nếu so sánh với tốc độ tăng của doanh thu thì tốc độ
tăng lợi nhuận là thấp hơn Hơn nữa, lợi nhuận không phải năm nào cũng
tăng Năm 2004 lợi nhuận tăng vọt so với năm 2003 (160%) nhưng các năm
2002, 2003, 2005 lợi nhuận lại giảm so với các năm trước đó.