Kết quả phân tích doanh sô mua hàng bán trong kỳ (giá vốn hàng bán)

Một phần của tài liệu Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 (Trang 43 - 52)

- Nhìn vào bảng 3.2 và biểu đồ 3.8 ta thấy:

3.1.3.1. Kết quả phân tích doanh sô mua hàng bán trong kỳ (giá vốn hàng bán)

3.1.3.1. Kết quả phân tích doanh sô mua hàng bán trong kỳ (giá vốn hàngbán) bán)

Có thể nói mua hàng là một khâu hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty dược phẩm trung ương I vì giá vốn hàng bán chiếm tới 96% tổng chi phí của công ty. Đề tài tiến hành phân tích doanh số mua để thấy rõ tình hình mua hàng của công ty trong năm 2005 có những biến đổi gì

* so với năm 2004, những nguồn hàng nào là nguồn mua hiệu quả, không hiệu

quả, từ đó có thể đánh giá được việc quản trị hàng mua của công tỵ trong năm có ảnh hưởng như thế nào tới chi phí, lợi nhuận và doanh số bán

Doanh số mua hàng bán trong kỳ được xem xét dưới các góc độ: cơ cấu doanh số mua theo mục đích sử dụng (trực tiếp kinh doanh, nhập khẩu uỷ thác); cơ cấu doanh số mua theo nguồn mua (trong nước, nhập khẩu); cơ cấu doanh số mua theo nhóm hàng (nguyên liệu, thành phẩm..). Bên cạnh đó doanh số mua của nhóm hàng công ty trực tiếp tiêu thụ cũng được xem xét trong mối liên hệ với doanh số bán ra của nhóm hàng đó trong kỳ để thấy được tính hiệu quả trong kinh doanh theo từng nhóm hàng

* Cơ cấu doanh số mua theo mục đích sử dụng

Bảng 3.8. Kết quả cơ cấu doanh số mua theo mục đích sử dụng của công ty giai đoạn 2001-2005

Đơn vị: Triệu đồng TT ': %

Khoản mục

2001 2002 2003 2004 2005

Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT

TTKD 415,235 85.37 437,634 79.59 519,451 75.66 577,139 73.28 656,497 60.95Uỷ thác 71,160 14.63 112,226 20.41 167,108 24.34 210,441 26.72 420,611 39.05 Uỷ thác 71,160 14.63 112,226 20.41 167,108 24.34 210,441 26.72 420,611 39.05 Tổng 486,395 100 549,860 100 686,559 100 787,580 100 1,077,108 100

DS mua

1,200,000

2001 2002 2003 2004 2005

Năm

□ Trực tiếp kinh doanh ■ U ỷ thác

Hình 3.13. Biểu đồ cơ cấu nguồn mua theo mục đích sử dụng

Công ty dược phẩm trung ương I hoạt động kinh doanh theo hai hình thức, trực tiếp kinh doanh và kinh doanh dịch vụ nhập khẩu uỷ thác. Từ năm 2001 đến năm 2005, tỷ trọng doanh số mua uỷ thác có xu hướng tăng lên. Năm 2001, doanh số mua uỷ thác chiếm 14,63% so với tổng doanh số mua. Đến năm 2005 tỷ lệ này đã tăng lên 39,05%. Tương ứng với sự tăng lên của mặt hàng uỷ thác, tỷ trọng doanh số mua trực tiếp bán có xu hướng giảm đi.

Là một doanh nghiệp nhà nước có chức năng xuất nhập khẩu nhiều nhóm hàng mà các doanh nghiệp khác không được phép, hiện nay nhập khẩu uỷ thác đang là một thế mạnh của công ty và công ty cũng đang tận dụng tối đa lĩnh vực kinh doanh này. Nhờ đó doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên công ty cũng cần phải cân nhắc giữa hai lĩnh vực kinh doanh này vì nhập khẩu uỷ thác nhanh chóng đem lại doanh số lớn cho công ty nhưng chính trực tiếp kinh doanh mới có thể đem lại sự phát triển bền vững trong dài hạn

* Cơ cấu doanh số mua theo nguồn mua

Công ty dược phẩm trung ương I chủ yếu mua hàng từ hai nguồn: mua trong nước và mua nhập khẩu. Có thể thấv rõ cơ cấu mua hàng của công ty trong bảng sau:

Bảng 3.9. Kết quả cơ cấu doanh sô mua theo nguồn mua của công ty giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: Triệu đồng TT : % Nguồn mua 2001 2002 2003 2004 2005

Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT

Nhập khẩu 314,320 64.6 367,336 66.8 472,511 68.8 516,775 65.6 826,294 76.7 Trong nước 172,075 35.4 182,524 33.2 214,048 31.2 270,805 34.4 250,814 23.3 Tổng 486,395 100 549,860 100 686,559 100 787,580 100 1,077,108 100 G iá trị 1 ,2 0 0 ,OCX) 1,000,000 8 0 0 ,0 0 0 6 0 0 ,0 0 0 4 0 0 .0 0 0 200.000 0 2 5 0 .8 1 4 2 1 4 ,0 4 8 2 7 0 8 0 5 1 7 2 ,0 7 5 1 8 2 ,5 2 4 4 ,3 'M) 3Í ềÊÊÊ-p y 7,3: ) 4 7 2 ,5 6 ,7 7 ' í 82.6,2« k- 2001 2002 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 N ă m □ N h ậ p k h ẩ u □ X u ấ t k h ẩu

Xét cụ thể hơn cơ cấu nguồn mua nhập khẩu và nguồn mua trong nước:

Bảng 3.10. Cơ cấu nguồn mua nhập khẩu

Đơn vị: Triệu đồng TT : %

Nước 2001 2002 2003 2004 2005

Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT NTT 36,516 11.6 57,117 15.5 103,819 22.0 142,939 27.7 192,650 23.3 Ấn Độ 68,639 21.8 68,918 18.8 96,961 20.5 81,301 15.7 144,090 17.4 Đức 17,229 5.5 20,674 5.6 22,001 4.7 32,946 6.4 116,740 14.1 TQuốc 0 0.0 66,657 18.1 60,429 12.8 46,186 8.9 85,203 10.3 Hungary 30,907 9.8 39,162 10.7 59,971 12.7 69,656 13.5 76,893 9.3 Khác 161,029 51.3 114,808 31.3 129,331 27.3 143,746 27.8 210,718 25.6 Tổng 314,320 100 367,336 100 472,511 100 516,775 100 826,294 100 DSmua 900,000 800,000 700.000 600.000 500.000 400.000 300.000 200.000 100,000 0 2001 2002 2003 2004 2005 Năm ■ Nam Triều Tiên □ Ấn Đô n Đức □ Trung Quốc □ Hungary ■ Khác

Bảng 3.11. Tình hình nhập, xuất một số nhóm hàng trong năm 2005

Đơn vị: Triệu đồng

STT Khoản mục 2005

Hung Đức

1 Tồn đầu năm 16,070 57,803

2 Mua trong năm 76,893 116,740

3 Xuất trong năm 91,336 119,007

4 Tồn cuối năm (1+2-3) 1,627 55,537

5 Hệ số tiêu thụ hàng mua (3/2) 1.19 1.02

6 Doanh số bán 112,389 138,979

7 Lãi trên 1 đồng mua (6-3)/3 0.23 0.17

Bảng 3.12. Cơ cấu nguồn mua trong nước của công ty giai đoạn 2001- 2005

Đơn vị: Triệu đồng TT : %

Nguồn m ua

2001 2002 2003 2004 2005

Giá trị TT Gia trị TT Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT DN khác 74679 43.40 78151 42.82 87546 40.90 109082 40.28 95820 38.20 XNTW khác 41939 24.37 41964 22.99 47805 22.33 41080 15.17 41966 16.74 Công ty cấp II,III 23918 13.90 26889 14.73 30395 14.20 31737 11.72 37222 14.84 XN DPTW1 21040 12.23 24314 13.32 24543 11.47 43981 16.24 29186 11.64 Nội bộ 5851 3.40 5480 3.00 14555 6.80 29467 10.88 24438 9.74 Công ty TW 4994 2.90 5726 3.14 9204 4.30 15458 5.71 22182 8.84 Tổng 172075 100 182524 100 214048 100 270805 100 250814 100

DS mua 3 00000 25 0 0 0 0 200000 150000 100000 5 0 0 0 0 2001 2002 2003 2004 2005 Năm ■ D N khác □ XNTW khác □ Công ty cấp n,m ■ XNDPTW 1 □ N ội bộ □ Công ty TW

Hình 3.16. Biểu đồ cơ cấu nguồn mua trong nước của công ty giai đoạn 2001- 2005

- Nguồn mua nhập khẩu chiếm tỷ lệ chủ yếu và có xu hướng tăng lên, từ

64,6% tổng doanh số mua năm 2001 đến 76,7% năm 2005. Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty dược Việt Nam, bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh công ty còn được giao một trọng trách hết sức quan trọng của ngành đó là phấn đấu đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại thuốc cho nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vì vậy để duy trì một cơ cấu mặt hàng nhiều chủng loại công tỵ phải tiến hành nhập khẩu từ nước ngoài, bởi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thuốc với các sản phẩm thông thường, dạng bào chế đơn giản, các sản phẩm chuyên khoa đặc trị hầu như chưa có.

- Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là hàng Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Hungary, Đức, Trung Quốc. Đây là những mặt hàng có chất lượng khá tốt với giá cả phải chăng, rất phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh vì vậy giá trị tiêu thụ những mặt hàng này có xu hướng tăng lên, không chỉ đối với công ty mà còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm khác.

Tỷ trọng doanh số mua mỗi nhóm hàng trong tổng doanh số mua giữa

các năm có sự khác biệt.

+ Nhóm hàng chủ yếu nhập khẩu uỷ thác là Nam Triều Tiên, Ấn Độ. Trong đó hàng Nam Triều Tiên có xu hướng tăng, năm 2001 mới đạt tỷ trọng

11,6% trong tổng doanh số mua đến năm 2005 đạt 23,3%. Hàng Ân Độ duy

trì, dao động trong khoảng 15,7% đến 21,8%. Doanh số nhập UV thác của hàng Nam Triều Tiên tăng vì bên cạnh chất lượng tốt và giá cả phải chăng, các chính sách của nhà cung ứng như chính sách độc quyền cho người phân phối, chính sách chiết khấu được thực hiện khá tốt. Thêm vào đó hàng Nam Triều Tiên có nhiều văn phòng đại diện tại Việt Nam, bởi vậy thời gian và các thủ tục giao hàng được tiến hành nhanh gọn, vì thế các doanh nghiệp kinh doanh trong nước có xu hướng tăng cường nhập mặt hàng này. Hàng Ấn Độ có xu hướng tăng giảm không đều vì nó đã chiếm một thị phần khá lớn ở thị

' 9 9 ^

trường trong nước (năm 2004 doanh sô nhập khấu cúa hàng An Độ vào Việt Nam là 22.042 nghìn USD, đứng thứ 4 trong 10 nước có doanh số nhập khẩu vào Việt Nam cao nhất). Chính vì vậy kinh doanh mặt hàng này bị cạnh tranh khốc liệt, nên doanh số đặt uỷ thác của các doanh nghiệp trong nước cũng thay đổi thất thường

+ Nhóm hàng công ty trực tiếp kinh doanh chủ vếu là hàng Hungary và hàng Đức. Hai nhóm hàng này cũng có xu hướng tăng dần. Ta xét cụ thể hơn tình hình tiêu thụ hai nhóm hàng này.

Hệ số tiêu thụ hàng mua của nhóm hàng Đức năm 2005 là 1,02; của hàng Hung là 1,19 chứng tỏ việc mua 2 nhóm mặt hàng này đã đáp ứng được nhu cầu bán. Có thể thấy 2 nhóm hàng này được bán nhiều hơn so với lượng mua vào trong năm, chính điều đó làm giảm tồn kho. Hàng tồn kho giảm, ứ đọng vốn giảm, chi phí bảo quản giảm. Từ đó góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Lãi trên một đồng mua của nhóm hàng Hung năm 2005 là 0,23 đồng trong khi lãi trên một đồng mua của nhóm hàng Đức là 0,17 đồng. Điều đó cho thấy nhóm hàng Hung có tỷ lệ lãi suất cao hơn. Từ năm 2001 đến năm 2005, hàng Hung và hàng Đức luôn là những nhóm hàng chiến lược, công ty

vậy cả việc mua và bán hai nhóm hàng này đều đạt hiệu quả tốt, công ty cần phát huy.

- Nguồn mua trong nước của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp tư

nhân, các xí nghiệp trung ương (đặc biệt là xí nghiệp trung ương I). Riêng xí nghiệp này hàng năm đã chiếm từ 11,47% đến 16,24% tổng doanh số mua trong nước của công ty. Năm 2004, mua của xí nghiệp 1 tăng vọt so với năm 2003 (từ 11,47% đến 16,24%) và đến năm 2005 mua của xí nghiệp này lại giảm xuống (từ 16,24% xuống 11,64%). Hàng xí nghiệp 1 là một trong những mặt hàng có tỷ lệ lãi cao tới 25%. Vì vậy việc giảm tỷ trọng hàng xí nghiệp I trong cơ cấu hàng mua năm 2005 có ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận của công ty (làm lợi nhuận năm 2005 giảm so với năm 2004).

Như vậy rõ ràng việc quản trị nguồn hàng mua tốt hay không tốt có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Những nhóm hàng kinh doanh hiệu quả là những nhóm hàng cần tập trung mọi công tác quản lý để hạn chế thấp nhất những sai hỏng có thể xảy ra gây tác động không tốt đến kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp

* Cơ cấu doanh số mua theo nhóm hàng

Bảng 3.13. Cơ cấu doanh số mua theo nhóm hàng của công 2005

Đơn vị: Triệu đồng Nhóm hàng 2004 2005 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Nguyên liệu 179,568 22.8 160,489 14.9 Thành phẩm 608,012 77.2 916,619 85.1 Kháng sinh 162,241 20.6 294,050 27.3 Tiêu hoá 82,696 10.5 128,176 11.9 Tim mạch 75,608 9.6 158,335 14.7

Hạ nhiệt giảm đau 65,369 8.3 102,325 9.5

Hô hấp 22,840 2.9 40,930 3.8

Vitamin, bổ 24,415 3.1 35,545 3.3

Khác 174,843 22.2 157,258 14.6

14.7

11.9

□ Nguyên liệu □ K háng sinh □ Tiêu hoá

□ Tim mạch □ Hạ nhiệt giảm đau □ Hô hấp

■ Vitamin, bổ □ Khác

Hình 3.17. cấu doanh số mua theo nhóm hàng năm 2005

Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta thấy, công ty chủ yếu kinh doanh thành phẩm thuốc (chiếm 85,1% trong tổng doanh số mua). Nguyên liệu chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, chỉ 14,9%. Xu hướng tăng tỷ trọng doanh số mua thành phẩm và giảm tỷ trọng doanh số mua nguyên liệu. Nếu so với cơ cấu thuốc nhập khẩu của toàn Việt Nam, thì cơ cấu hàng nhập của công ty thiên về thành phẩm hơn (cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2005 nguyên liệu chiếm 35% còn thành phẩm chiếm 65%). Hiện nay, đến hơn 90% nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước là nguồn nguyên liệu nhập khẩu vì vậy đây cũng là một thị trường đầv tiềm năng cho công ty.

Cơ cấu thành phẩm của công ty có xu hướng tăng các nhóm thuốc kháng sinh, tiêu hoá, hạ nhiệt giảm đau trong đó nhóm khánh sinh chiếm tỷ

trọng cao nhất 27,3%, nhóm tim mạch tăng nhanh (từ 9,6% năm 2004 lên

14,75% năm 2005). Cơ cấu thành phẩm như vậy tương đối phù hợp với mô hình bệnh tật của Việt Nam với đặc trưng chủ yếu: các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng là phổ biến và xu hướng các bệnh tim mạch ngày càng tăng. Hay nói cách khác công ty đã bám khá sát vào nhu cầu thị trường để quyết định cơ cấu hàng mua cho mình thật hợp lý. Việc lựa chọn một cơ cấu hàng hoá phù

hợp với nhu cầu thị trường là hết sức quan trọng để kinh doanh hiệu quả vì vậy công ty cần phát huy tốt công tác này

Một phần của tài liệu Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty dược phẩm trung ương i năm 2005 (Trang 43 - 52)