- Nhìn vào bảng 3.2 và biểu đồ 3.8 ta thấy:
3.2.2. Cơ cấu chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty
- Giá vốn hàng bán: Do thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, có giá trị cao ( tỷ lệ giá trị/ khối lượng lớn) nên trong cơ cấu các loại chi phí cấu thành giá thành của công ty giá vốn hàng bán luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất, khoảng 96% trong tổng chi phí hàng năm. Giá vốn hàng bán này lại chịu ảnh
quyền, yếu tố cạnh tranh [2]... Đây đều là những nhân tố công ty không kiểm soát được. Nhưng với bất kỳ một sự tăng lên nào trong giá vốn hàng bán đều có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến lợi nhuận của công ty. Vì vậv công ty vẫn cần phải quản trị chi phí nàv một cách hiệu quả. Để quản trị nguồn hàng mua hiệu quả điều quan trọng nhất là công ty cần quản trị tốt nhà cung ứng và quản trị tốt chất lượng sản phẩm, thể hiện:
+ Tạo được mối quan hệ bền vững, lâu dài, trở thành khách hàng lớn và trung thành với các nhà cung ứng, để từ đó có thế mạnh trong đàm phán, ký kết hợp đồng. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc không nên quá phụ thuộc vào một nhà cung ứng nào đó để tránh tình trạng nhà cung ứng độc quyền, ép giá.
+ Tăng cường công tác bảo quản hàng hoá để luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh hao hụt. Do hàng hoá có giá trị lớn nên chỉ cần một lượng hao hụt nhỏ cũng dẫn tới lãng phí rất lớn. Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy, chi phí hao hụt xử lý của công ty năm 2004 là 316 triệu đồng, năm 2005 là 190 triệu đồng, khá lớn. Xây dựng nhà kho đạt tiêu chuẩn GSP là điều kiện khá tốt để bảo quản hàng hóa, nhưng trong quá trình bảo quản công ty vẫn nên phân chia các nhóm hàng theo cấp bậc quan trọng A,B,C để từ đó quản lý có hiệu quả hơn
+ Tập trung vào kinh doanh những nhóm hàng chiến lược của công ty. Về nhập khẩu uỷ thác, vẫn giữ vững và tiếp tục phát triển các mặt hàng Nam Triều Tiên, Ấn Độ.... Còn kinh doanh trực tiếp, tập trung vào hàng Đức, Hung đặc biệt là hàng Hung. Bên cạnh đó cũng cần tập trung cho mảng nguyên liệu vì thị trường nàỵ vẫn còn nhiều tiềm năng cho công ty. Việc tìm kiếm những nguồn hàng mới cũng là một điểm cần chú ý
4- Tăng cường kinh doanh các mặt hàng sản xuất trong nước vì nó
không những giúp công ty chủ động hơn mà còn giúp công tỵ thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành đó là thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển
- Chi phí mua hàng:
Chi phí mua hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng phí, tương đối ổn định qua các năm, luôn chiếm khoảng 0,5%, trong đó phần lớn là chi phí vận chuyển. Năm 2005 công ty đã thực hiện tốt tiết kiệm chi phí này do công ty đã tận dụng được lợi thế theo quy mô đơn hàng và một phần tiết kiệm chi phí vận chuyển do mua thêm xe tải tự vận chuyển. Rõ ràng việc xác định một quy mô
đơn đặt hàng phù hợp sẽ giúp công ty giảm thiểu số lần đặt hàng từ đó tiết kiệm chi phí nên công ty cần hết sức chú trọng đến công tác lập kế hoạch mua hàng. Bên cạnh đó việc tự vận chuyển hay thuê ngoài vận chuyển cần được cân nhắc trên cơ sở đánh giá mức độ thường xuyên vận chuvển, cũng như so sánh chi phí giữa hai phương án để từ đó tìm được phương án tối ưu. Nếu thường xuyên vận chuyển thì tự vận chuyển sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Còn nếu vận chuyển không thường xuyên thì có thể thuê ngoài.
Cũng trong năm 2005, chi phí lưu kho trong quá trình mua tăng lên rất cao, từ 181 triệu đến 379 triệu, gần gấp đôi. Công ty cần có biện pháp làm giảm chi phí này, chẳng hạn như giảm thời gian hàng chờ tại cảng, thực hiện nhanh các thủ tục nhận hàng...
- Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là chi phí chiếm tv trọng cao thứ 2 sau giá vốn hàng bán. Chi phí này cũng khá ổn định, chiếm khoảng 2,3% trong tổng phí. Riêng năm 2005 chi phí bán hàng giảm xuống chỉ còn 1,9% so với tổng phí. Điều này được giải thích là năm 2005 giá vốn hàng bán tăng làm tổng chi phí tăng, trong khi đó hầu hết các khoản chi phí bán hàng đều đạt được mức tiết kiệm tương đối nên tỷ trọng chi phí bán hàng trên tổng phí giảm. Nếu xét về tốc độ tăng, chi phí bán hàng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (116%< 135%). Doanh thu thuần năm này tăng là do sự tăng lên trong hàng nhập khẩu uỷ thác. Mà đối với hàng nhập khẩu uỷ thác, chi phí bán hàng gần như không có. Vì vậy tốc độ tăng chi phí bán hàng nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công tv
Đối với một trung gian phân phối như công ty dược phẩm trung ương I, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhất thiết phải chú ý đến các hoạt động marketing. Nhưng nhìn chung ở công ty dược phẩm trung ương I, các hoạt động marketing mới chỉ mang tính hình thức, chi phí marketing còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với doanh số bán (năm 2005, tỷ lệ chi phí marketing/doanh sô-0,175%). Công ty chưa có một chiến lược marketing bài bản. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp phân phối đã có hệ thống trình dược viên làm việc hết sức hiệu quả thì ở công tỵ lại chưa có.
Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing là việc cần làm ngay tại công ty hiện nay, ở ngay từ khâu hoạch định chiến lược marketing cho đến tổ chức
+ v ề sản phẩm: Cần phải đa dạng hoá hơn nữa các mặt hàng kinh doanh. Cơ cấu chủng loại mặt hàng phải phù hợp với mô hình bệnh tật. Tập trung vào những mặt hàng công ty có thế mạnh như những mặt hàng công ty độc quyền phân phối. Tiến tới phát triển một số sản phẩm mang thương hiệu của công ty (theo cách thức mua đứt một loại mặt hàng của một công ty sản xuất nào đó, rồi gắn nhãn mác của công ty mình)
+ Về giá: Chính sách giá chung đối với những mặt hàng thông thường, giá cao đối với những mặt hàng công ty độc quyền phân phối
+ Phân phối: Mở rộng hơn nữa hệ thống kênh phân phối. Hiện nay những kênh phân phối chủ đạo của công tỵ là phân phối qua khối cửa hàng, phân phối cho bệnh viện, công ty cấp II, các xí nghiệp trung ương, các đơn vị khác. Muốn mở rộng được hệ thống kênh phân phối cần phải có những chính sách hấp dẫn cho nhà phân phối như chính sách chiết khấu (tuy nhiên chiết khấu cũng chỉ đạt được đến một mức độ nhất định và chiết khấu lại có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của công tỵ nên áp dụng cũng có sự hạn chế); chính sách tín dụng cho người mua (mua trả chậm, trả gối đầu, trả sau...áp dụng chính sách này cần có nguồn lực tài chính mạnh nhưng nó sẽ thực sự phát huy hiệu quả nếu áp dụng được mô hình dự trữ min tại các kênh phân phối và hàng hoá luôn được chuyển giao nhanh chóng, kịp thời)...
+ Quảng cáo: cần tập trung quảng cáo cho thương hiệu hoặc quảng cáo cho mặt hàng có thế mạnh. Tuy nhiên quảng cáo thuốc bị vấp phải những quy định chặt chẽ về thông tin và quảng cáo thuốc, vì vậỵ công tỵ cũng cần có những chú ý.
-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí nhân viên quản lý chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí (năm 2005 chiếm 1,1,2%) và có xu hướng tăng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Điều này cũng do tỷ trọng hàng nhập khẩu uỷ thác của công ty ngày càng tăng lên, nên doanh thu tăng, trong khi để kinh doanh loại hàng này lại không tốn thêm nhiều chi phí quản lý.
Tinh hình thực hiện chi phí quản lý của công tỵ trong năm 2005 là khá tốt, công ty đã đạt được mức tiết kiệm chi phí tương đối. Chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý giảm nhưng giảm là do năm 2005, số lượng nhân viên quản lý giảm 2 vì vậy sự giảm này là hợp lý.