1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm nam hà

47 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

... (NVL) Đây chi phí chi m tỷ trọng cao cấu giá thành sản phẩm , chi m khoảng 70% giá thành thành phần tạo nên giá thành sản phẩm Xét cấu giá thành sản phẩm thuốc đông dược tân dược chi phí NVL thuốc... tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định Hà Nam ,công ty giữ nguyên tên công ty dược phẩm Nam Hà tỉnh Nam Định quản lý sở y tế Nam Định Tháng 1/2000 công ty dược Nam Hà cổ phần hoá đổi tên thành công ty cổ. .. khách hàng chấp nhận 2.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm - Phân loại theo thời gian sở số liệu hình thành giá thành + Giá thành kế hoạch + Giá thành định mức + Giá thành thực tế - Phân loại giá thành

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ SỘ• I • • • PHẠM THỊ KIM CHI PHÂN TÍCH CÁC LOẠI CHI PHÍ CẤU THÀNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ ■ Người hướng dẫn : Th.s TỪ HồNG ANH DS. TRẦN THỊ NHƯỜNG Nơi thực hiện: BỘ MÔN QUAN LÝ & KINH TE DƯỢC GÔNG TY Cổ PHẦN DƯỢC PHAM n a m h à Thời gian : TỪ 02/2005 đến 05/2005 Hà m í - 2005 /0L i ị . 9 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn: Tiến sỹ Nguyễn Thanh Bình, Thạc sỹ Từ Hồng Anh, những người thầy đã tận tình chỉ bảo và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Dược sỹ Trần thị Nhường, học viên lớp cao học 8, cùng cán bộ công nhân viên các phòng ban công ty C.P.D.P Nam Hà đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khoá luận. Cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo bộ môn quản lý và kinh tế dược đã tạo mọi điều kiện và hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình làm khoá luận. Cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học dược Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong thời gian học tập tại trường. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp tôi đạt được những thành công ngày hôm nay. Sinh viên Pham Thi Kim Chi MỤC LỤC ĐẶT VẤN Đ Ể ............................................................................................................................... 1 PHẦN 1. TỔNG QUAN........................................................................................................ 3 1.Vài nét về thị trường dược phẩm Việt nam và thế giới.......................... 3 1.1. Vài nét về thị trường dược phẩm thế giới............................................. 3 1.2 .Vài nét về thị trường dược phẩm Việt nam......................................5 1.2.1. Đặc điểm chung của thị trường dược phẩm Việt nam ............... 5 1.2.2.Tình hình sản xuất đăng ký thuốc và một số yếu tố ảnh hưởng tới sự biến động giá thuốc.........................................................................6 2. Một sô khái niệm liên quan đến chi phí và giá thành sản phẩm[13] 10 2.1. Chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại...................................... 10 2.1.1 Khái niệm:................................................................................ 10 2.1.2. Phân lo ại:...........................................................................10 2.2. Chi phí lưu thông............................................................................11 2.3. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm[l]..................12 2.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm:.................................................. 12 2.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm..................................................... 12 3.Vài nét về quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà..................................................................... 13 PHẦN 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ................17 2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................17 2.1.1. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty từ năm 2000-2004 c ..........................................................................................17 2.1.2. Các chi phí tạo nên giá thành sản phẩm của công ty từ năm 20002004........................................................................................................ 17 2.1.3. Cơ cấu giá thành viên nang Vitacap............................................. 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................17 PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN..............................19 3.1. Kết quả nghiên cứu.............................................................................19 3.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CPDP Nam Hà ..................................... ............................................... .......................... 19 3.1.2. Phân tích cơ cấu giá thành sản phẩm của công ty năm 2000 - 2004 23 3.2. Bàn luận.............................................................................................29 3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh sản suất của công ty.................... 29 3.2.2. Cơ cấu giá thành sản phẩm và một số yếu tố ảnh hưởng............. 30 3.2.3. Cơ cấu giá thành viên nang Vitacap...............................................38 PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT......................................................... 39 4.1. Kết luận.............................................................................................. 39 4.2. Đề xuất............................................................................................... 39 1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước....................................................... 39 2. Đối với công ty CPDP Nam Hà........................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT BHXH: BHYT: Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế CBCNV: Cán bộ công nhân viên KPCĐ: Kinh phí công đoàn R&D: Nghiên cứu phát triển ASEAN: Khối các nước đông nam châu á QĐ-UB: Quyết định của uỷ ban WHO: Tổ chức y tế thế giới TSCĐ: Tài sản cố định KHTSCĐ: Khấu hao tài sản cố định GMP: Thực hành sản xuất thuốc tốt GLP: Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc ĐẬT VẤN ĐỂ Thuốc phòng chữa bệnh là một loại hàng hoá đặc biệt, là phương tiện chủ yếu để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, cho nên thị trường thuốc cũng có những tính chất đặc biệt so với các loại hàng hoá tiêu dùng khác.Việc quyết định dùng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu không phải do người bệnh tự quyết định mà là do thầy thuốc chỉ định [7]. Đối với hàng hoá thông thường, chất lượng và giá cả là hai tính chất cơ bản để trên cơ sở ấy người tiêu dùng lựa chọn và quyết định . Còn đối với thuốc thì chỉ có các nhà chuyên môn mới có thể đánh giá được hai tính chất này[4].Vì vậy việc kinh doanh sản xuất thuốc không thể chỉ tuân theo các quy luật của thị trường mà cần phải cân đối giữa mục đích lợi nhuận và mục đích sức khoẻ của bệnh nhân. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào việc sản xuất và cung ứng thuốc đã tạo ra nguồn cung ứng thuốc phong phú gồm nhiều chủng loại với dạng bào chế thích hợp đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên việc các doanh nghiệp nước ngoài đồng loạt đưa thuốc vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp dược Việt Nam và các doanh nghiệp dược nước ngoài, giữa các doanh nghiệp dược trong nước với nhau. Không còn sự bao cấp của nhà nước, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp dược Việt nam buộc phải luôn học hỏi nâng cao trình độ, không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, tăng thị phần. Mặt khác để thu được nhiều lợi nhuận các doanh nghiệp đã dùng mọi biện pháp kinh doanh sản xuất thuốc hợp pháp và cả bất hợp pháp để thuốc của doanh nghiệp mình bán được nhiều nhất. Chính điều đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giá thuốc tăng một cách bừa bãi không kiểm soát được. Và người chịu thiệt thòi cuối cùng chính là các doanh nghiệp và cả những người sử dụng. Do vậy các doanh nghiệp dược Việt nam vẫn phải đang học hỏi trong quá trình hội nhập nhằm tìm kiếm, khẳng định và phát triển chỗ đứng của minh trên thị trường. Các doanh nghiệp vừa phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả vừa phải chấp hành đầy đủ các quy chế chuyên môn của nghành; đồng thời phải luôn phấn đấu để nâng cao chất lượng thuốc của doanh nghiệp mình 1 bằng cách ưu tiên đầu tư vào công nghiệp bào chế theo tiêu chuẩn GMP. Đưa ra thị trường nhiều loại thuốc có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp , giá cả hợp lý. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải chú trọng tuyên truyền kịp thời về các sản phẩm thuốc của doanh nghiệp mình bằng nhiều hình thức (Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp thị khắc phục thị hiếu chuộng thuốc ngoại, thuốc biệt dược của người dân. Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đảm bảo sự bình đẳng về giá thuốc giữa các đối tượng và giữa các khu vực. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà”. ly Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sản xuat cua cong tỵ. 2. Pharrtírir-eơ cấu giá thành -&ản-phẩm-vằ~ĩĩĩộrsỗ~ỹếij tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty. Từ đó đề xuất một số kiến nghị liên quan đến chi phí, góp phần đưa ra một cơ cấu giá thành hợp lý hơn. 2 PHẦN 1. TỔNG QUAN 1.VÀI NÉT VỂ THỊ TRƯỜNG Dược PHẨM v i ệ t n a m v à t h ế g iớ i l.l.V ài nét về thị trường dược phẩm thế giới Thuốc có một vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, là một trong những yếu tố chủ yếu bảo đảm mục tiêu sức khoẻ cho mọi người. Từ những năm cuối của thế kỷ 20, cùng vói sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngành công nghiệp dược đã nghiên cứu ra nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh và hiệu quả cao [4], nhờ đó nhiều loại dịch bệnh hiểm nghèo đã được chữa trị. Theo số liệu thống kê, những năm gần đây nhu cầu thuốc trên thị trường có sự gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng tuổi thọ. Bảng 1.1.Doanh sô bán truốc trên thế giới qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 Chỉ Doanh số (tỷ USD) 364,5 Tỷ lệ gia tăng so vói 100 371,9 400,6 466,3 102 108 116 năm 2000 (Nguồn: Tổng bợp IMS Health 2004) Để nghiên cứu và phát minh ra một loại thuốc mới cần rất nhiều thời gian và chi phí rất lớn. Thời gian trung bình để phát minh và đưa vào sử dụng khoảng 10 năm, với chi phí khoảng 250-300 triệu USD. Vì thế các loại thuốc mới xuất hiện lần đầu giá thường đắt do các hãng dược phẩm đã thu lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền sở hữu công nghiệp nhằm thu hồi nhanh vốn và chi phí. Năm 2003, chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Pfizer là 5,176 tỷ USD, công ty GSK đầu tư cho R&D hàng năm là 4 tỷ USD ...Chi phí dành cho R&D của các hãng dược phẩm nổi tiếng thường chiếm từ 15%20% doanh số bán [16] 3 Bảng 1.2. Doanh sô bán và chi phí cho R&D của một sô hăng dược phẩm trên thê giới STT Tên công ty DSB nãm Chi phí cho R&D 2003 (tỷ USD) (tỷ USD) % so với doanh sô 1 Pfizer 28,288 5,176 18.3 2 GSK 27,060 4,108 15.2 3 Merck 20,130 3,957 19.6 4 Astrazeneca 17,841 3,069 17.2 5 Johnson&Jonson 17,157 3,235 18.9 6 Aventis 16,639 2,799 16.8 7 BMS 14,705 2,746 18.7 8 Novartis 13,547 2,677 19.8 9 Pharmacia 12,037 2,218 18.4 10 Wyeth 10,899 2,359 21.6 (Nguồn: Tổng hợp IMS Health 2004) Chi tiết hơn về thị trường dược phẩm Châu Á: Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất Châu Á, doanh số bán thuốc của Trung Quốc đạt khoảng 10,8 tỷ USD/năm. Hàn Quốc là 1 trong 10 nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới đã rất chú trọng phát triển nền công nghiệp dược...Đây là một khu vực có tiềm lực lớn cả về sức bán và sức mua. Tốc độ tăng GDP hàng năm và thị trường dược phẩm một số nước ASEAN được thể hiện qua bảng sau [ 14] Bảng 1.2. Tốc độ tăng GDP và thị trường dược phẩm 1 số nước ASEAN Năm 2001 Năm Năm 2002 Tốc đô tăng GDP (%) Thị trường dược phẩm(Tr.USD) Tốc độ tăng GDP (%) Thi trường dươc phầm (TrTuSD) Philỉppin 3,2 1080 4,6 1166 Indonesia Thái Lan 3,3 1,8 7,0 0,1 -2,0 6,3 5,7 1021 778 419 337 264 62 2 3,5 4,9 6,8 4,0 2,2 4,5 5,8 1184 845 463 379 293 65 2 Việt nam Malaysia Singapore Campuchia Lao 4 1.2 .Vài nét về thị trường dược phẩm Việt nam 1.2.1. Đặc điểm chung của thị trường dược phẩm Việt nam Thị trường dược phẩm Việt nam là một thị trường có nhiều tiềm năng đối với các nhà kinh doanh dược phẩm cả trong và ngoài nước. Trong vài năm gần đây, với xu hướng phát triển chung của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã tạo đà cho nền kinh tế Việt nam phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt thị trường dược phẩm tăng trưởng với tốc độ lớn, đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Tiền thuốc bình quân đầu người cũng tăng nhanh qua các năm theo đà phát triển của kinh tế. Chứng tỏ sự quan tâm tới sức khoẻ và điều kiện chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ta đã dần được nâng lên.. Năm 1994 tiền thuốc bình quân chỉ có 3,4 USD/ đầu người/ năm, đến năm 2000 đã là 5,4 USD/ đầu người và năm 2004 là 8,3 USD/đầu người[ 5]. Bảng 1.3. Tiêu dùng thuốc bình quân đầu người từ năm 2000-2004 Thu nhập bình quân GDP Tiêu thụ thuốc bình quân Tỷ lệ tăng so (USD) đầu người /năm (USD) với năm 2000 2000 404 5,4 100 2001 428 6,0 111 2002 454 6,7 124 2003 482 7,6 140 8,4 155 Năm 2004 (Nguồn:Niên giám thống kê y tế 2000,2003, Báo cáo tổng kết công tác ngành năm 2004Bộ y tế) Tuy tiền thuốc bình quân /người /năm có sự gia tăng đáng kể qua các năm song mức độ tiêu thụ thuốc của nhân dân ta còn đang vào loại thấp nhất thế giới, so với các nước trong khu vực và các nước đang phát triển ( mức bình quân trên thế giới là 40ƯSD/người/năm, ở các nước đang phát triển là 10 USD/người / năm. Do đó một trong những mục tiêu trong chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010 là nâng giá trị tiêu thụ thuốc bình quân đạt 12 - 15 USD/người/năm [4]. 5 Trong thời kỳ mở cửa, bùng nổ công nghệ thông tin, việc quảng cáo tiếp thị thuốc phát triển mạnh mẽ có tác dụng trong việc tiếp cận thông tin, song cũng gây ra tiêu cực, tình trang các dược sỹ kết hợp với bác sỹ trong kê đơn đã làm tăng giá thuốc một cách bừa bãi. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là tìm ra các biện pháp để cải thiện tình trạng này làm cho thị trường dược phẩm trở nên trong sạch hơn, hướng tới mục tiêu chính là chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 1.2.2.Tình hình sản xuất đăng ký thuốc và một số yếu tố ảnh hưởng tói sự biến động giá thuốc a. Tình hình sản xuât thuốc Thuốc sản xuất trong nước ngày càng tăng về chủng loại và chất lượng ngày càng tốt hơn. Các doanh nghiêp sản xuất đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, đổi mới kỹ thuật, đầu tư nghiên cứu để đưa ra thị trường nhiều loại thuốc mới: viên nang mềm, vi nang, thuốc có tác dụng kéo dài, thuốc tiêm đông khô, các loại dịch truyền chất lượng cao... Đến nay trên toàn quốc đã có 43 cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP ASEAN), trên 50 đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Thuốc trong nước đã đáp ứng khoảng 44% về giá trị tiền thuốc sử dụng, một số mặt hàng đã được xuất khẩu [5 ]. Tuy nhiên ngành dược Việt nam vẫn còn thiếu các doanh nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển công nghiệp dược. Đầu tư trang thiết bị còn hạn chế, không đồng bộ, ít chủng loại, hư hỏng không có phụ tùng thay thế. Năng lực cạnh tranh dựa trên công nghệ còn yếu, tỷ lệ máy móc hiện đại thay thế còn thấp. Theo UNDIO và viện chiến lược phát triển thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư thì công nghệ của Việt nam chiếm 70-90% là công nghệ ngoại nhập, chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp từ phần lớn các nước công nghiệp mới ở Châu Á. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giá thuốc vì các thuốc đắt tiền là các thuốc biệt dược, thuốc chuyên khoa, thuốc còn bảo hộ độc quyền sáng chế của nước ngoài, nhập khẩu vào Việt nam mà Việt nam chưa sản xuất ra được, thị trường dược phẩm Việt nam thiếu thuốc thay thế, dẫn đến tình trạng một số công ty lợi dụng độc quyền đẩy giá cao [15]. Giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước phản ánh mức độ và khả năng sản xuất thuốc của ngành công nghiệp dược trong nước. Theo nguồn niên giám thống kê y tế ta có [6]. 6 Bảng 1.4. Giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2.314.810 2.657.415 2.850.000 3.424.357 3.900.000 100 114,8 123,1 147,9 168,5 Giá trị tổng sản lượng (triệu đồng) Tỷ lệ % so với 2000 (Nguồn:Niên giám thống kê y tế 2000,2003, Báo cáo tổng kết công tác ngành năm 2004Bộ y t ế ) Tình hình sản xuất thuốc trong nước có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp do còn nhiều hạn chế về vốn, cơ sở vật chất trang thiết bị cho sản xuất chưa được đổi mới nhiều vì thế nên sản xuất dược phẩm mới chỉ dừng ở công nghệ bào chế (chỉ sản xuất những dược chất đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên thế giới), công nghệ hoá dược chưa phát triển, đầu tư cho nghiên cứu tìm ra thuốc mới chưa hiệu quả. Thuốc sản xuất trong nước nhưng nguyên liệu làm thuốc vẫn phải mua của nước ngoài tới 96%, tính đến 30/11/2004 ngành dược đã nhập khẩu khoảng 86.000.000 USD nguyên liệu làm thuốc[5 ]. Thuốc sản xuất có nhiều thuốc cùng một hoạt chất, chủ yếu là thuốc thông thường, khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa phát huy được nguồn dược liệu trong nước để sản xuất thuốc. Cơ cấu mặt hàng thuốc lưu thông trên thị trường khoảng 56% về giá trị là thuốc nhập khẩu. Xu hướng này thực sự không có lợi cho sản xuất trong nước mà còn buộc người tiêu dùng phải chịu giá cao do cước phí vận chuyển, thuế nhập khẩu... b. Tình hình đăng ký thuốc Hiện tại chỉ tính từ đầu năm 2000 đến 32/12/2004 đã có 7296 mặt hàng thuốc sản xuất trong nước được cấp SDK [5], trong đó có 84 mặt hàng do công ty C.P.D.P Nam Hà sản xuất. 7 Bảng 1.5. Tình hình đăng ký thuốc từ năm 2000-2004 Chỉ tiêu SDK được cấp trong năm Thuốc sản xuất cả nước Thuốc do công ty C.P.D.P Năm Nam Hà sản xuất 2000 1510 16 2001 1370 11 2002 1227 27 2003 1552 15 2004 1637 15 7296 84 Tổng cộng ( Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam, công ty C.P.D.P Nam Hà) c. Một sô yếu tô ảnh hưởng tới sự biến động giá thuốc Từ năm 2001 đến nay, nhìn chung giá thuốc sản xuất trong nước có xu hướng tăng lên và tập trung ở một số nhóm như: Nhóm kháng sinh, nhóm hạ nhiệt giảm đau, nhóm vitamin, nhóm đường tiêu hoá và một số nhóm khác. Có thể do một số nguyên nhân sau: - Sự biến động của giá nguyên liệu làm thuốc: Hiện nay, ngành sản xuất dược phẩm trong nước còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (bao gồm cả dược chất và tá dược), nguyên liệu dùng cho sản xuất tân dược có tới 96% là nhập ngoại. Đến đầu năm 2003 chỉ có 2 nguyên liệu kháng sinh là ampicilin và amoxycilin do công ty cổ phần hoá dược phẩm Mekophar Việt nam sản xuất, và một số ít nguyên liệu khác, trong đó có thảo dược do Việt nam sản xuất. Tuy nhiên sản lượng chưa đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất trong nước[ 5]. Do đó khi giá nguyên liệu biến động thì giá thuốc cũng biến động theo. - Sự biến động của tỷ giá đồng USD và đồng EURO: Trong thời gian từ đầu năm 2001 đến nay tỷ giá đồng ngoại tệ biến động theo xu hướng tăng lên, đặc biệt là đồng EURO. 8 Bảng 1.6. Tỷ giá bán ra của VNĐ so với đồng EURO STT Thời điểm Giá EURO(VNĐ/EURO) 1 2/2002 14.291 3 3/2003 16.980 4 5/2003 18.173 5 11/2003 19.221 6 3/2004 19.606 7 12/2004 21.120 8 1/2005 21.604 9 3/2005 21.300 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Hình 1.1.Sự biến động tỷ giá Việt Nam đồng so với đồng Euro Bảng 1.7. Sự biến động giá nguyên liệu Fe-fumarat theo sự thay đổi tỷ giá đồng EURO Thời điểm Tỷ giá EURO Giá nguyên liệu Giá nguyên liệu (VNĐ/EURO) (EURO/kg) (đồng/kg) 05/2003 18173 5 90.865 03/2004 19606 5 98.030 12/2004 21438 5 107.190 04/2005 20630 5 103.150 (Nguồn: Tạp chí thông tin thương mại 2003, 2004, 2005 - Phòng KDNK công ty DLTW I) 9 Bảng 1.8.Sự biến động giá nguyên liệu Spiramycin theo sự thay đổi tỷ giá USD Thời điểm Tỷ giá USD Giá nguyên liệu Giá nguyên liệu (VNĐ/USD) USD/kg (đồng/kg) 09/2003 15504 23,2 1.910.092 12/2003 15613 23,2 1.923.521 05/2005 15.850 23,2 1.952.720 (Nguồn: Tạp chí thông tin thương mại 2003, 2(305) -Sự tăng giá các nhiên liệu dùng trong sản xuất như điện xăng dầu, than... góp một phần không nhỏ vào sự tăng giá thuốc. - Ngoài ra hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý giá thuốc chưa hoàn chính và đồng bộ cũng là nguyên nhân góp phần làm giá thuốc biến động. 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM[13] 2.1. Chỉ phí sản xuất kinh doanh và phân loại 2.1.1 Khái niệm: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 2.1.2. Phân lo ạ i: a. Phân theo yếu tố chi phí - Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ ... sử dụng vào sản xuất - kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất - kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lơng và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân, viên chức. - Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên. 10 - Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất - kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất - kinh doanh. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền cha phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất - kinh doanh trong kỳ. b. Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). - Chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp. 2.2. Chi phí lưu thông a. Khái niệm Chi phí lưu thông là thể hiện bằng tiền của hao phí lao động trong quá trình đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. b. Phân loại. - Phân loại theo tính chất + Chi phí lưu thông bổ sung + Chi phí lưu thông thuần tuý - Phân loại theo mối quan hệ với doanh số + Chi phí lưu thông trực tiếp + Chi phí lưu thông gián tiếp - Phân loại theo công dụng 11 + Chi phí vận chuyển + Chi phí chọn lọc và đóng gói hàng hoá + Chi phí hư hao trong phạm vi định mức + Chi phí quản lý hành chính: tiền lương của người lao động gián tiếp, văn phòng phẩm. 2.3. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm[l] 2.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Giá là một trong những công cụ cạnh tranh trên thị trường, là sự đối troại trực tiếp giũa sản phẩm với khách hàng nên giá phải thoả mãn 3 yêu cầu sau: -Bù đắp đủ chi phí. -Có tỷ lệ phần trăm lãi. -Được khách hàng chấp nhận. 2.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm - Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu hình thành giá thành. + Giá thành kế hoạch. + Giá thành định mức + Giá thành thực tế - Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí + Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là toàn bộ chi phí làm ra sản phẩm + Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 12 3.VÀI NÉT VỂ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM v ụ CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN Dược PHAM n a m hà. Công ty cổ phẩn dược phẩm Nam Hà được hình thành trong xu thế cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc sở y tế Nam Định, có con dấu riêng và đăng ký tài khoản tại ngân hàng. Tháng 3/1979 xí nghiệp liên hiệp dược Hà Nam Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 công ty: -Công ty dược phẩm Hà Nam Ninh. -Công ty dược liệu Hà Nam Ninh. Xí nghiệp dược phẩm Hà Nam Ninh. Năm 1995, xí nghiệp liên hiệp dược đổi tên là công ty dược phẩm Nam Hà dưới sự quản lý của sở y tế Nam Hà. Năm 1996, sau khi tách tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam,công ty vẫn giữ nguyên tên là công ty dược phẩm Nam Hà tỉnh Nam Định dưới sự quản lý của sở y tế Nam Định. Tháng 1/2000 công ty dược Nam Hà được cổ phần hoá và đổi tên thành công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà với tên giao dịch là NAPHACO, trụ sở chính đặt tại 415 Hàn Thuyên Nam Định. Công ty có chức năng nhiệm vụ là : -Sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược, đông dược và mỹ phẩm. -Xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc, nguyên liệu làm thuốc, tinh dầu, y dụng cụ, thiết bị y tế. Để tồn tại và phát triển lớn mạnh công ty không ngừng đầu tư đổi mớidây chuyền sản xuất, nâng cao trình độ năng lực cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Công ty đã đầu tư 45 tỷ VNĐ cho 2 dây chuyền sản xuất đạt GMP, phòng kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP. Công ty cũng có nhiều đột phá trong đổi mới cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt có những sản phẩm đạt cấp độ cao như viên vi nang, vi lượng, sủi và nang 13 mềm...Dịch vụ cung ứng tiếp thị, mở rộng thị phần nhất là phía nam, chương trình quốc gia, quốc tế. Năng lực của cán bộ quản lý, trình độ thuần thục tay nghề và tác phong công nghiệp trong sản xuất kinh doanh từng bước được cải tiến nâng cao theo tiêu chuẩn GMP, GLP, ISO...và yêu cầu của công nghệ thông tin. Do đó vị thế của công ty trên thương trường càng được củng cố và phát triển. Tổ chức của công ty mang đặc thù của công ty cổ phần. Đứng đầu là Đại Hội Đồng cổ đông có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị gồm 7 thành viên thay mặt các cổ đông thực hiện chức năng của chủ sở hữu với công ty, đồng thời bầu ra ban kiểm soát để thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất cúa công ty . Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị bầu ra ban giám đốc gồm 4 thành viên, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị bầu ra ban giám đốc gồm 4 thành viên, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Hội đồng quản trị : gồm 7 thành viên, là cơ quan quản lý của công ty, được toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty như chiến lược phát triển huy động vốn, phương án đầu tư,phát triển thị trường, cơ cấu tổ chức và quản lý trực tiếp ban giám đốc cũng như toàn bộ các khối phòng khác trong công ty. - Ban kiểm soát: Gồm 5 người, có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động kinh doanh sản xuất và tài chính của công ty, giám sát hội đồng quản trị và giám đốc trong việc chấp hành điều lệ cồng ty, nghị quyết đại hội cổ đông và luật pháp nhà nước. Ban giám đốc điều hành : Gồm 4 người. +1 giám đốc điều hành, kiêm phụ trách kinh doanh. +1 phó giám đốc phụ trách sản xuất. +1 phó giám đốc phụ trách sản xuất. 14 PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÒNG CUNG ÚNG PHÓ GIÁM ĐỐC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÂN XƯỜNG TÂN DƯỢC GMP ĐIỀU ĐỘ sx PHÒNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHÓ GIÁM ĐỐC QUẢN TRỊ KD PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TÀI v ụ KẾ TOAN 3CHI NHÁNH -HÀ NỘI -LẠNG SƠN -TP.HCM PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ KHO PHÂN XƯỞNG ĐÔNG DƯỢC PHÂN XƯỞNG THUỐC ỐNG PHÒNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHÂN XƯỞNG SOFTGELATIN r-> PHÂN XƯỞNG BAO BÌ PHÒNG NGHIÊN CỨU PHÂN XƯỞNG Cơ ĐIỆN HƠI 6HIỆƯ THUỐC (X.TRƯỜNG, H.HẬƯ, N.TRỰC, M.LỘC CHUYÊN DOANH) Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng: Quan hệ kiểm s o á t : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 15 PHÒNG MARKETING BGĐ điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm quản lý chung toàn công ty. - Khối phục vụ sản xuất bao gồm các phòng sau : +Phòng nghiên cứu phát triển +Phòng kiểm tra chất lượng - Khối văn phòng gồm: +Phòng tổ chức hành chính +Phòng kinh doanh +Phòng tài vụ - Khối sản xuất bao gồm : +Phân xưởng tân dược GMP. +Phân xưởng đông dược . +Phân xưởng thuốc ống. +Phân xưởng soft-gelatin. +Phân xưởng bao bì. +Phân xưởng cơ điện hơi. 16 PHẦN 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u Công ty C.P.D.P Nam Hà, tập trung vào một số nội dung sau: 2.1.1. năm 2000-2004 Một sô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ - Doanh thu và lợi nhuận sản xuất. -Lương bình quân cán bộ công nhân viên. -Tình hình nộp ngân sách nhà nước. -Số vòng quay vốn lưu động 2.1.2. Các chi phí tạo nên giá thành sản phẩm của công ty từ năm 20002004 -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất. -Chi phí tiền lương. - Chi phí nghiên cứu, phát triển (R&D). -Chi phí Marketing. -Khấu hao TSCĐ. - Chi phí quản lý. -Chi phí vận chuyển. - Và các chi phí khác. 2.1.3. Cơ cấu giá thành viên nang Vitacap. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u Hồi cứu các số liệu liên quan từ năm 2000-2004 Phân tích xử lý số liệu bằng tính nhịp định gốc, bằng tính tỷ trọng Khi tính tỷ lệ gia tăng lợi nhuận và tiền lương của công ty qua 5 năm ta quy đổi giá trị về năm 1994. Lúc đó: Giá trị quy đổi = Giá trị hiện tạ i. Hệ số quy đổi. Ta có bảng hệ số quy đổi sau 17 Bảng 2.1.Hệ sô quy đổi giá trị theo giá trị so sánh năm 1994 STT Năm Hệ số qui đổi 1 1994 1,0 2 2000 0,62 3 2001 0,61 4 2002 0,58 5 2003 0,6 6 2004 0,6 0 'íguồn: Vụ tài chính- Bộ khoa học công nghệ và môi trường) 18 PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 3.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CPDP Nam Hà a. Doanh thu sản xuất của công ty từ năm 2000-2004 Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh hàng sản xuất của công ty Đơn vị: triệu đồng N'V Năm 2000 Giá trị Chỉ tiêuN. 2001 Ttrọng Giá trị 2002 Ttrọng (%) Giá trị (%) 2003 Ttrọng (%) Giá trị 2004 Ttrọng Giá trị (%) Ttrọng (%) Tổng CP 45.858 95,4 58.939 95,1 61.980 95,4 76.324 94,9 87.144 94.6 Lợi nhuận 2228 4,6 3061 4,9 3020 4.6 4078 5,1 5010 5,4 Doanh thu 48.086 100 62.000 100 65.000 100 80.402 100 92.154 100 Triệu đồng 100.000 90.000 80.000 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 ỹ. V : 20.000 10.000 0 2000 2001 2002 2003 2004 □ Tổng CP □ Lợi nhuận □ Doanh Thu Hình 3.1. Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh hàng sản xuất 19 b. Lợi nhuận sản xuất của công ty từ năm 2000-2004 Bảng 3.2. Lợi nhuận sản xuất của công ty từ năm 2000-2004 Chỉ tiêu Lợi nhuận Giá trị Năm Tốc độ tăng Giá trị khi quy trưỏng so vối năm đổi vê' năm 1994 2000(%) 2000 2228 1381 100,0 2001 3061 1867 135,2 2002 3020 1752 126,9 2003 4078 2447 177,2 2004 5010 3006 217,6 Lợi nhuận không phải liên tục tăng qua các năm mà ở năm 2002 lợi nhuận giảm so với hai năm trước đó. Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty từ 2000 - 2004 TỐC độ tăng trưởng lợi nhuận giữa các năm không hoàn toàn như nhau, ở năm 2003 và năm 2004 tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn năm 2000 và 2002. b. Lương bình quân cán bộ cống nhân viên công ty từ năm 2000-2004 20 Báng 3.3. Lương bình quân cán bộ công nhân viên Đơn vị: Nghìn đồng \ Chỉ tiêu Tổng quỹ SỐ CBCNV lương trong Lương Lương bình Tốc độ tăng bình quân quân khi quy trưởng so với đổi theo năm năm 2000 năm Năm 1994 2000 4.274.400 520 685.000 424.000 100,0 2001 5.572.800 600 774.000 472.000 111,3 2002 6.840.600 650 877.000 508.000 119,8 2003 8.062.380 705 953.000 572.000 134,9 2004 9.504.000 720 1.100.000 660.000 155,6 Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng lương bình quân CBCNV từ năm 2000 - 2004 Nhìn vào biểu đồ thấy tốc độ tăng trưởng lương bình quân/tháng của CBCNY có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt từ năm 2002 đến năm 2004 thì tốc độ tăng trưởng rõ rệt hơn. 21 c. Tình hình nộp ngân sách nhà nước qua các năm Bảng 3.4. Tình hình nộp ngân sách nhà nước qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Nộp thuế cho nhà nước 7.032 Nộp bảo hiểm, phí công đoàn 1.869 Tổng cộng các khoản nộp 8.901 Tốc độ tăng so vói năm 2000 100,0 2001 7.624 2.026 9.650 108,4 2002 5.954 1.582 7.536 84,6 2003 7.887 2.096 9.983 112,1 2004 9.215 2.449 11.664 131,0 " ^ ^ Q ủ tiêu Năm 2000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 2000 2001 2002 2003 2004 Hình 3.4. Tình hình nộp ngân sách nhà nước của công ty từ năm 2000-2004 d. Sô vòng quay vốn lưu động Bảng 3.5. Số vòng quay vốn lưu động Năm C hỉtiêìr^ \^ ^ 2000 2001 2002 2003 2004 Doanh thu thuần VLĐ bình quân 198.829 43.223 213.541 64.701 235.877 67.393 265.383. 69.837 295.536 72.081 Số vòng quay VLĐ (vòng/năm) 4,6 3,3 3,5 3,8 4,1 22 3.1.2. Phân tích cơ cấu giá thành sản phẩm của công ty năm 2000 - 2004 a. Cơ cấu giá thành thuốc đông dược Bảng 3.6. Cơ cấu giá thành sản phẩm thuốc đông dược Đơn vị: Triệu đồng. 23 b. Cơ Cấu giá thành thuốc tân dược Bảng 3.7. Cơ cấu giá thành sản phẩm thuốc tân dược Đơn vị: triệu đồng. stt Năm Chỉ tiêu 1 Tổng Chi phí 1.1 Chi phí NVL 1.2 1.3 /' Chi phí \yQuản lý 1.4 &D 1.5 Chi phí Marketing 1.6 Chi phí v/c 1.7 ^KHTSCĐ ) 1.8 khác 2000 2001 2002 2004 2003 Gtrị Tỷ trọng Gtrị Tỷ trọng Gtrị Tỷ trọng Gtrị Tỷ trọng Gtrị Tỷ trọng 31.709 96,9 41.097 96,6 42.257 96,9 52.197 96,6 57.300 96,4 24.183 73,9 30.886 72,6 31.617 72,5 38.959 72,1 42.380 71,3 1.898 5,8 2.510 5,9 2.486 5,7 2.972 5,5 3.150 5,3 Ị 2.323 7,1 3.063 7,2 3.271 7,5 3.890 7,2 4.339 7,3 164 0,5 255 0,6 262 0,6 378 0,7 416 0,7 916 2,8 1.446 3,4 1.788 4,1 2.323 4,3 2.675 4,5 196 0,6 298 0,7 392 0,9 486 0,9 654 1,1 1.113 3,4 1.532 3,6 1.352 3,1 1.945 3,6 2.437 4,1 884 2,7 1.106 2,6 1.090 2,5 1.243 2,3 1.248 2,1 2 Lợi nhuận 1.015 3,1 1.446 3,4 1.352 3,1 1.837 3,4 2.140 3.6 3 Doanh thu 32.724 100 42.543 100 43.609 100 54.034 100 59.440 100 Trong đó: * Chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và chi phí nhiên liệu trực tiếp sản xuất. - Nguyên vật liệu chính: Là các hoạt chất và tá dược có trong thành phần của thuốc sản xuất. - Vật liệu phụ: Là các bao bì thương phẩm, cả bao bì trực tiếp và bao bì gián tiếp đựng thuốc, nhãn thuốc, mực in hòm, dây đai ... - Nhiêu liệu dùng trong sản xuất chủ yếu là điện, nước, than ... * Lương bao gồm lương trong sản xuất và lương trong bán hàng quản lý. Lương ở đây đã bao gồm cả tiền bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên . 24 * Khấu hao TSCĐ bao gồm khấu hao trong sản xuất kinh doanh. Đây là số tiền công ty trích ra để bù đắp vào giá trị các tài sản cố định đã bị hao mòn trong quá trình hoạt động kinh doanh. 25 20 15 10 5 0 2000 2001 2002 2003 2004 Hình 3.5. Tình hình đầu tư TSCĐ của công ty qua các năm Trong 5 năm qua công ty đã đầu tư 45 tỷ VNĐ - gấp 10 lần so với 5 năm trước đây cho 2 dây chuyền đạt GMP ASEAN (gồm dây chuyền sản xuất viên nén và dây chuyền sản xuất viên nang mềm), phòng kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP. *Chi phí nghiên cứu phát triển (R & D): Là chi phí để nghiên cứu các thuốc trước khi thuốc đó được đưa vào sản xuất, do đó nó được tính vào giá thành của thuốc. Bảng 3.8. Chi phí nghiên cứu phát triển của công ty từ năm 2000-2004 Đơn vị: Triệu đồng ~~~~~—-— -__ ___ Chi tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Chi phí R&D(Thuốc tân dược) 164 255 262 378 416 Chi phí R&D (Thuốc đông dược) 77 117 150 185 262 Tổng chi phí. 241 372 412 563 678 25 Hình 3.6.Biểu đồ chi phí R & D của công ty từ năm 2000-2004 Chi phí này bao gồm: - Chi phí xây dựng công thức và dạng bào chế cho sản phẩm. -Chi phí nghiên cứu mẫu mã cho sản phẩm - Chi phí xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm (có thể theo tiêu chuẩn dược điển hoặc theo tiêu chuẩn của công ty). - Chi phí sản xuất thử để tiến hành khảo sát tiêu chuẩn đã xây dựng. - Chi phí khảo sát độ ổn định của sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đặt ra. Chi phí này tuỳ thuộc vào thuốc đó có sản xuất trên dây chuyền đạt GMP hay không mà chi phí cao hay thấp. - Chi phí hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp số đăng ký cho sản phẩm. Tuy nhiên đối với những thuốc đã hết thời hạn lưu hành mà công ty vẫn muốn tiếp tục sản xuất thì chi phí cho những thuốc này thường không nhiều và chủ yếu là hoàn chỉnh hồ sơ để xin cấp lại số đăng ký. *Chi phí Marketing: Là chi phí được trích trong năm nhằm thúc đẩy việc bán hàng và tăng uy tín của công ty. 26 Bảng 3.9. Chi phí marketỉng của công ty từ năm 2000-2004 Đơn vụTriệu đồng. Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Chi phí marketỉng 1.060 1.459 1.775 2.294 3.042 916 1.446 1.788 2.323 2.675 1976 2905 3563 4617 5717 Chỉ tiêu (Thuốc đông dược) Chi phí marketing (Thuốc tân dược) Tổng chi phí r 6000 y m r 5000 _ / 4000 3000 2000 _ h m L r ỉ 1000 0A 2000 > ----- 1 2001 2002 2003 Ipi ỊpppF 2004 Hình 3.7.Biểu dồ chi phí marketing của công ty từ năm 2000-2004 Do đặc điểm sản phẩm của công ty sản xuất phần lớn là các sản phẩm OTC nên việc thông tin quảng cáo thuốc được công ty rất chú trọng, đặc biệt là đối với người tiêu dùng. Bên cạnh việc quảng cáo trên các đài truyền hình trung ương (VTV) công ty cũng tiến hành quảng cáo trên truyền hình tại một số tỉnh như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Phú Thọ.... Ngoài việc quảng cáo trên truyền hình, công ty cũng chú trọng quảng cáo trên báo đài, tạp chí chuyên ngành như : Thuốc và sức khoẻ, Sức khoẻ và đời sống... - Chi phí làm các tờ rơi, các tập tài liệu giới thiệu về thuốc - Chi phí tham gia hội chợ triển lãm, các hội thảo, giới thiệu sản phẩm tại các hội nghị khách hàng. Do đặc điểm sản phẩm của công ty sản xuất phần lớn là các sản phẩm 27 OTC nên việc thông tin quảng cáo thuốc được công ty rất chú trọng, đặc biệt là đối với người tiêu dùng. Bên cạnh việc quảng cáo trên các đài truyền hình trung ương (VTV) công ty cũng tiến hành quảng cáo trên truyền hình tại một số tỉnh như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Phú Thọ.... Ngoài việc quảng cáo trên truyền hình, công ty cũng chú trọng quảng cáo trên báo đài, tạp chí chuyên ngành như : Thuốc và sức khoẻ, Sức khoẻ và đời sống... - Chi phí làm các tờ rơi, các tập tài liệu giới thiệu về thuốc - Chi phí tham gia hội chợ triển lãm, các hội thảo, giới thiệu sản phẩm tại các hội nghị khách hàng. *Chi phí khác: Bao gồm các chi phí khác trong sán xuất kinh doanh - Chi phí vật liệu công cụ, dụng cụ dùng trong phân xưởng, đồ dùng cho văn phòng, chi phí hư hao nguyên vật liệu, chi phí bảo, quản đóng gói... -Chi phí đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, c. Cơ cấu giá thành viên nang Vitacap Bảng 3.10. Cơ cấu giá thành viên nang Vitacap năm 2005 stt Chỉ tiêu Giá thành (đồng) Tỷ trọng (%) 472,1 52,4 1.1 Nguyên phụ liệu 331,2 36,8 1.2 Công lao động 23 27,9 25,2 45 19,8 75.6 2,5 2,7 48,6 7,2 0,3 5,4 0,8 15,3 1,7 354,6 39,4 900 100 1 Giá thành công xưởng 1.3 Chi phí quản lý sản xuất 1.4 KHTSCĐ hữu hình 1.5 KHTSCĐ vô hình 1.6 Chi phí khác 2 Chi phí lưu thông 2.1 Chi phí R&D 2.2 Chi phí quản lý bán hàng 2.3 Chi phí vận chuyển 2.4 Chi phí Marketing 3 Lợi nhuận 4 Giá bán buôn 1 viên 3,1 2,8 5 2,2 8.2 3.2. BÀN LUẬN 3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh sản suất của công ty Với chức năng sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc, công ty C.P.D.P Nam Hà tiền thân là một doanh nghiệp dược nhà nước đã không ngừng đổi mới và phát triển. Đặc biệt sau khi hoàn thành cổ phần hoá vào năm 2000, công ty đã thực hiện những đổi mới trong chiến lược phát triển như mở rộng và nâng cao chất lượng giá trị hàng tự sản xuất, tăng cường hệ thống phân phối tới từng điểm bán lẻ từ đó có những bước tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng từ năm 2000-2004, năm 2000 doanh thu sản xuất của công ty mới chỉ đạt 48.086 triệu đồng, tới năm 2004 doanh thu đã đạt 92.154 triệu đồng, tăng 191,6% so với năm 2000 (xem bảng 3.1). Mức tăng trưởng lợi nhuận của công ty đã tăng từ 2.228 triệu đồng năm 2000 tới 5.010 triệu đồng năm 2004 (tăng 224,8% so với năm 2000). Tuy nhiên khi quy đổi giá trị lợi nhuận về năm 1994 thì lợi nhuận của năm 2004 chỉ tăng 217,6% so với năm 2000 (xem bảng 3.2). Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gữa các năm không hoàn toàn như nhau, ở năm 2003 và 2004 tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn hai năm 2001 và 2002. Mức tăng trưởng so với năm 2000 của năm 2003 là 177,2%; của năm 2004 là 217,6% trong khi mức tăng trưởng so với năm 2000 của năm 2001 là 135,2%; của năm 2002 chỉ đạt 126,9% còn thấp hơn năm 2001 (xem hình 3.2). Ở năm 2002 lợi nhuận của công ty giảm là do công ty đã tiến hành thẩm định GMP, tập trung một phần vốn để xây dựng thêm nhà xưởng, đầu tư dây chuyền sản xuất, trang thiết bị ...phục vụ sản xuất. Và kết quả thu được là sự tăng trưởng nhanh về lợi nhuận của những năm sau đó. Lương bình quân cán bộ công nhân viên của công ty cũng không ngừng tăng qua các năm. Lương bình quân năm 2000 của CBCNV công ty là 685.000/tháng, tới năm 2004 mức lương bình quân đã đạt được l.lOO.OOOđ/tháng. Khi quy đổi tiền lương về năm 1994 thì mới thấy được sư tăng trưởng thực sự này. Ở những năm đầu sau cổ phần hoá, hoạt động của công ty chưa đi vào ổn định cho nên mức lương của CBCNV tăng không đáng kể, mức lương năm 2002 chỉ tăng 119,8% so với năm 2000, phải tới năm 2004 thì mức lương bình quân mới tăng rõ rệt, tăng 155,6% so với năm 2000 29 (xem bảng 3.3). Tuy nhiên so với một số đơn vị khác cùng ngành thì mức lương của CBCNV của công ty vẫn còn ở mức thấp (lương bình quân của CBCNV công ty C.P.D.P Hà Tây là 1.800.000/tháng), còn nếu so với các ngành khác trong nước như: Dầu khí, Bưu chính viễn thông, ngân hàng ...thì mức lương bình quân của công ty nói riêng và của ngành dược nói chung là còn thấp hơn rất nhiều. Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước. Tiền nộp ngân sách là lấy từ cả hai mảng kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất trong nước. Năm 2002, số tiền nộp ngân sách giảm là do hàng nhâp giảm, được hưởng chính sách ưu đãi sau cổ phần (được nhà nước miễn giảm thuế trong thời gian đẩu) và đầu tư mở rộng sản xuất (xem bảng 3.4). Hiêu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty còn được thể hiện ở số vòng quay vốn lưu động, ở năm 2000 số vòng quay VLĐ tương đối lớn (4,6 vòng/năm), chứng tỏ công ty đã biết tận dụng nguồn vốn hiện có để tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, song doanh thu và lợi nhuận ở năm này lại không lớn. Tới năm 2004, số VLĐ bình quân của công ty đã là 72.081 triệu đồng, tuy số vòng quay VLĐ có thấp hơn so với năm 2000 (năm 2004 là 4,1 vòng) nhưng doanh thu của công ty lại tăng 191,6% so với năm 2000. 3.2.2. Cơ cấu giá thành sản phẩm và một số yếu tố ảnh hưởng Xét một cách tổng thể thì cơ cấu giá thành của công ty tương đối ổn định qua 5 năm (xem bảng 3.6 và3.7), chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 70% và có xu hướng giảm qua các năm. Chi phí về lương chỉ chiếm khoảng 6,5% giá thành sản phẩm , chi phí cho hoạt động marketing, quảng cáo tuy có tăng qua các năm song mói chỉ chiếm khoảng 7% giá thành. Chi phí KHTSCĐ tăng dần qua các năm tương ứng với tình hình đầu tư TSCĐ của công ty. Chi phí vận chuyển có xu hướng tăng qua các năm, còn các chi phí khác có xu hướng giảm. Như vậy, cơ cấu giá thành của công ty bao gồm những khoản sau: -Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất -Lương -Khấu hao TSCĐ -Chi phí nghiên cứu phát triển (chi phí R&D) 30 -Chi phí Marketing -Chi phí quản lý -Chi phí vận chuyển -Và các chi phí khác Trong đó chi phí về lương bao gồm lương trong sản xuất và lương trong bán hàng, lương ở đây đã bao gồm cả tiền bảo hiểm xã hội, phí công đoàn của cán bộ công nhân viên. Chi phí quản lý bao gồm chi phí quản lý trong sản xuất và bán hàng. Khấu hao TSCĐ bao gồm khấu hao TSCĐ hữu hình và khấu hao TSCĐ vô hình. a. Nguyên vật liệu (NVL) Đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá thành sản phẩm , chiếm khoảng 70% giá thành và cũng là thành phần chính tạo nên giá thành sản phẩm. Xét về cơ cấu giá thành sản phẩm thuốc đông dược và tân dược thì chi phí NVL của thuốc tân dược chiếm tỷ trọng khá cao (71-75%) trong khi đó chi phí NVL của thuốc đông dược chỉ chiếm tỷ trọng 58-61%, mà NVL dùng trong sản xuất thuốc tân dược của công ty phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (chiếm tới 97% ) do đó khi giá NVL tăng thì giá thuốc cũng tăng theo. Giá nguyên liệu tăng do nhiều nguyên nhân, nhưng chúng ta có thể đề cập tới các nguyên nhân chính sau: -Giá nguyên liệu tăng do nhà sản xuất tăng giá Bảng 3.10. Sự tăng giá một số NL do công ty nhập khẩu 2002 2003 Giá NL Giá NL Cafein 80.000đ/kg 125.000đ/kg Lincomycin 645.000đ/kg 125.000đ/kg 29.500đ/kg 703.000đ/kg 255.000đ/kg 35.500đ/kg T ê n N Ì > \^ Vitamin c Paracetamol Giá nguyên liệu Caíein do công ty nhập khẩu năm 2002 là 80.000đ/lkg đã tăng tới 125.000đ/kg năm 2003, dẫn tới thành phẩm Thần kinh số II do công ty sản xuất tăng từ 3.200đ/lọ năm 2002 lên đến 4.800đ/lọ năm 2003. Sự 31 tăng giá điển hình nhất là nguyên liệu Vitamin c,tăng từ 65.000đ/kg năm 2002 đã lên tới 255.000đ/kg vào đầu năm 2003 dẫn tới giá thành phẩm Naphar C-1000 do công ty sản xuất cũng tăng từ 8.200đ/tuyp năm 2002 tới 13.900đ/ tuypnăm 2003 -Giá nguyên liệu tăng không phải do nhà sản xuất tăng giá mà do sự biến động của tỷ giá quy đổi ra ra đồng tiền Việt Nam của đồng USD và đồng EURO. Khi nhập nguyên liệu từ nước ngoài, công ty phải thanh toán bằng EURO với các nguyên liệu nhập từ Châu Âu và bằng USD với các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc và các nước Châu Á, vì thế mặc dù nhà sản xuất nguyên liệu không tăng giá nhưng khi tính theo đồng tiền Việt Nam thì giá nguyên liệu vẫn tăng, do giá thuốc tân dược công ty sản xuất cũng phụ thuộc vào sự biến động tỷ giá đồng ngoại tệ. Bảng 3.11. Sự biến động giá nguyên liêu Fe-fumarat theo sự thay đổi tỷ giá đồng EURO Thời Tỷ giá EURO Giá nguyên liệu Giá nguyên liệu điểm ( VNĐ/EURO) (EURO/kg) (Đồng/kg) 2/2003 16.260 5 81.300 3/2005 20.630 5 103.150 Vào tháng 2/2002 tỷ giá EURO là 16.260 VNĐ/EƯRO, khi đó Fefumarat có giá 5 EURO/kg tương đương với 81.300 đ/kg và giá thành phẩm Naíerrous do công ty sản xuất có giá 380đ/viên nhưng tới tháng 3/2005, tỷ giá EURO lên tới 20.630đ/kg, khi đó giá nguyên liệu vẫn chỉ có 5 EURO/kg nhưng lại tương đương với 103.150 đ/kg, kéo theo giá thành phẩm Naíerrous lên tới 500đ/viên. Trong khi giá thuốc tân dược bị biến động nhiều, thì giá thuốc đông dược do công ty sản xuất ít bị biến động hơn, một phần do công ty thu mua nguyên liệu từ các nhà cung ứng trong nước cho nên có thể chủ động được nguồn nguyên liệu, một phần giá nguyên liệu đông dược do công ty nhập khẩu ít bị biến động do đó giá ổn định hơn. Một yếu tố góp phần không nhỏ tới giá thành sản phẩm là định mực tiêu hao nguyên phụ liệu. 32 Bảng 3.9. Định mức hư hao NPL của công ty Đơn vị: % Năm Chỉ tieừ \ Hư hao 2000 2001 2002 2003 2004 Định Thực Định Thực Định Thực Định Thực Định Thực mức hiện mức hiện mức hiện mức hiện mức hiện 2 1.8 1.8 1.7 1.7 1.6 1.6 1.5 1.5 1.5 1 1 1 0.9 0.9 0.8 0.8 0.6 0.6 0.6 0.5 0.5 0.5 0.4 0.4 0.3 0.2 0.2 0.2 0.2 NL chính Hư hao tá dược Hư hao bao bì Mặc dù định mức hư hao NVL có giảm qua các năm do công ty đã chú trọng đầu tư công nghệ, đổi mới cơ sở vật chất song mức hư hao NL chính vẫn còn ở mức cao, một phần do trình độ thuần thục tay nghề của công nhân chưa cao, một phần do ý thức chấp hành quy chế chuyên môn chưa tốt. Do vậy bên cạnh việc đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại công ty cần tổ chức những khoá học bồi dưỡng nâng cao tay nghề cũng như trình độ chuyên môn cho CBCNV để hạn chế thấp nhất mức hư hao NVL. b. Lương Chi phí về lương chỉ chiếm khoảng 6% giá thành sản phẩm , với mức lương bình quân/tháng của cán bộ công nhân viên năm 2004 là l.lOO.OOOđ/tháng, tuy có sự gia tăng qua các năm song mức lương này nếu so với các đơn vị khác cùng ngành thì vẫn còn thấp, nếu so với các ngành khác trong nước như dầu khí, bưu chính viễn thông....thì mức lương này là thấp hơn rất nhiều. c. Chi phí nghiên cứu phát triển ( chi phí R &D) Đối với thuốc việc có các sản phẩm mới nhiều khi mang tính chất sống còn đối với các doanh nghiệp dược. Để sản phẩm thu hút được người tiêu dùng thì cần có sự khác biệt và nổi trội hơn so với các sản phẩm đã có trên thị trường. Do vậy công ty đã đầu tư nhiều vào công tác nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm mới, tuy nhiên chi phí dành cho R&D của công ty mói chỉ đạt 0,50,8% doanh số. Công ty là một trong những công ty dược Việt nam đầu tiên 33 đưa ra thị trường loại thuốc xịt mũi với hai sản phẩm hiện đã có uy tín trên thị trường là Coldi B và Coldi. Nắm bắt được thuốc sủi bọt là mặt hàng được nhiều nguời tiêu dùng ưa chuộng hiện nay, đặc biệt là các loại thuốc giảm sốt và các loại vitamin do dễ sử dụng, hấp thu nhanh và có hiệu quả tốt cho nên năm 2001 công ty đã nghiên cứu thành công và đưa ra thị trường một loạt mặt hàng mới như: Naphar-ClOOO, Naphar-Multi, Napharangan, NapharanganCodein...được thị trường chấp nhận và mang lại doanh số cao cho công ty. Bên cạnh đó công ty cũng rất chú trọng đến các thuốc thuộc chương trình y tế quốc gia, một số loại thuốc thuộc chương trình y tế quốc gia đã được công ty nghiên cứu, sản xuất thành công và trúng thầu như: Propylthioracil cho chương trình bướu cổ, các thuốc chống lao Ethambutol,Isoniazid, Rifampicin, cho chương trình chống lao.. .đặc biệt cũng trong thời gian này công ty đã đầu tư nghiên cứu và sản xuất thành công mặt hàng thuốc tránh thai Naphaceptiv. Sau khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng, sản phẩm đã đạt yêu cầu chất lượng và trúng thầu. Đây là bước đột phá mới vì là lần đầu tiên công ty trúng thầu một sản phẩm có giá trị lớn trong chương trình Dân số kế hoạch hoá gia đình của WHO[ 17], sản phẩm này không những mang lại doanh số và lợi nhuận ổn định cho công ty mà còn giúp cho nhiều người tiêu dùng biết tới chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất và khẳng định thêm uy tín của công ty trên thị trường. Ngoài ra công ty còn nghiên cứu để đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đạt cấp độ cao như: viên vi nang, vi lượng, và nang mềm. Các sản phẩm này đều có dạng bào chế hiện đại, có tác dụng tốt, hiệu quả nhanh. Nhóm thuốc đông dược hiện là nhóm thuốc phù hợp với thị hiếu của khách hàng muốn sử dụng các thuốc có nguồn gốc dược liệu và cũng không đòi hỏi công nghệ sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư thấp, thời gian đầu tư nghiên cứu để có mặt hàng mới tương đối nhanh.Vì vậy công ty cũng đã chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu những mặt hàng này, và nhiều mặt hàng đông dược của công ty đã có uy tín trên thị trường như : cao ích mẫu, Linh khôn chí bảo hoàn... Mói đây công ty đã nghiên cứu thành công bổ phế viên ngậm rất tiện dùng mà vẫn giữ nguyên hiệu quả điều trị. Tuy vậy nếu so sánh với danh mục các măt hàng của công ty Traphaco thì các mặt hàng thuốc đông dược của công ty trên thị trường vẫn còn khiêm tốn. Bởi lẽ Traphaco đã đầu tư 34 mạnh mẽ vào nghiên cứu thuốc đông dược, chủ động đầu tư vào các vùng trồng dược liệu và tích cực mời các cán bộ khoa học ở các cơ quan nghiên cứu về hợp tác....Điều đó thúc đẩy công ty cần đầu tư nhiều hơn nữa trong lĩnh vực nghiên cứu thuốc đông dược. Mặc dù công ty đã rất chú trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm nhưng chi phí dành cho R&D mới chỉ chiếm tỷ trọng 0,8 -1% doanh số. Tuy có cao hơn chí phí R &D của công ty CPDP Hà Tây (chiếm 0,4- 0,5% doanh số ) nhưng chi phí này vẫn còn ở mức thấp, bởi vì các sản phẩm do công ty sản xuất chủ yếu là các mặt hàng thông thường, chưa có những mặt hàng mang tính chiến lược. Trong các giải pháp và chính sách chủ yếu của chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn 2000-2010 có nêu rõ : cần phát triển công tác nghiên cứu, khoa học về công nghệ bào chế, về dược liệu học, phân tích kiểm nghiệm thuốc và công nghệ sinh học để tạo ra các thuốc mới. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển hàng nội địa, nâng cao tiêu chuẩn thuốc ngang tầm với khu vực và thế giới. Xây dựng chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư và nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất nhập khẩu như vay vốn dài hạn, lãi xuất ưu tiên, miễn giảm thuế rtong thời gian đầu... khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các quỹ nghiên cứu và phát triển khoảng 2 đến 5% doanh số [4]. Đối với công ty CPDP Nam Hà nói riêng và các công ty dược Việt Nam nói chung do vốn ít và trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ hoá dược chưa phát triển nên khó có điều kiện phát minh ra các hoạt chất mới. Vì thế nghiên cứu phát triển của công ty mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những tên thuốc mới, mẫu mã mới, và một số dạng bào chế mới. Còn đối với các hãng dược phẩm nước ngoài, tuy chi phí dành cho R &D chiếm tỷ lệ 15-20% doanh số ( Năm 1995, chi phí R&D của hãng ROCHE chiếm 23,8% doanh số, chi phí R&D của hãng SANDOZ chiếm 17,4% doanh số...[ 4]) nhưng các hãng này đều nghiên cứu để đưa ra các thuốc với hoạt chất mới. Do vậy công ty cần phát huy thế mạnh hiện có, mạnh dạn đầu tư chi phí cho R&D, thành lập các quỹ R&D của công ty, có chính sách bồi dưỡng và khen thưởng thoả đáng đối với những cán bộ nghiên cứu có những công trình nghiên cứu khoa học có giá 35 trị (hiện tại công ty trích 0,2-0,5% doanh số của những thuốc mới để thưởng cho cán bộ phòng nghiên cứu phát triển ), phấn đấu trong tương lai sẽ đưa ra thị trường các sản phẩm mới mang tính chiến lược gắn liền với hình ảnh, thương hiệu của công ty, cứ nói đến tên sản phẩm là người tiêu dùng biết tới công ty. d. Chi phí Marketing Là một doanh nghiệp, công ty không những phải đảm bảo những yêu cầu chuyên môn như kịp thời chất lượng và còn phải mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Để có thể cạnh tranh có hiệu quả công ty đã rất chú trọng tới việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng. Do nắm bắt được thị hiếu của người dân có xu hướng muốn sử dụng các sản phẩm thuốc đông dược nên công ty rất chú trọng phát triển nhóm mặt hàng này, do đó chi phí marketing của mặt hàng đông dược chiếm từ 7 - 9% doanh số. Tuy nhiên lợi nhuận và doanh số mà mặt hàng này đem lại cho công ty không ngừng tăng qua các năm. Bên cạnh đó chi phí marketing của thuốc tân dược chỉ chiếm 2,8 - 4,5% doanh số, bởi lẽ công ty chỉ chú trọng vào giới thiệu một số mặt hàng nổi trội mà công ty mới đưa ra thị trường như thuốc xịt mũi, các dạng thuốc sủi bọt.... Theo thông tư số 128/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 164/2003/NĐ-CP của Bộ tài chính đã nói rõ: Doanh nghiệp được chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại cho các hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí giao dịch tiếp khách, đối ngoại, hội nghị doanh nghiệp phải có quy chế quản lý, công khai các khoản chi nói trên. Các khoản chi này không được vượt quá 10% tổng chi phí thực tế trong kỳ. Như vậy công ty cũng đã phát huy được thế mạnh của marketing và tận dụng được quy định của nhà nước đối với các khoản chi phí cho marketing. So với công ty CPDP Hà Tây thì chi phí marketing của công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn trong doanh số (chi phí marketing của Hà tây chỉ chiếm 1,4% doanh số). Do đó các sản phẩm của công ty được nhiêù người tiêu dùng cả nước biết đến trong khi các sản phẩm của công ty CPDP Hà Tây chủ yếu là tiêu thụ ở địa bàn trong tỉnh và các địa phương lân cận[ ]. Tuy nhiên chi phí này còn thấp hơn nhiều so với chi phí marketing của các hãng dược phẩm nổi tiếng (chi phí marketing của họ rất 36 lớn, chiếm từ 15 -50% giá thành sản phẩm) nhưng các sản phẩm của họ đều bán rất chạy mặc dù giá rất cao, mang lại lợi nhuận và doanh số rất lớn. Điều này khẳng định tầm quan trọng của marketing trong việc giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, nó không những giúp cho sản phẩm của công ty tiêu thụ tốt hơn ngoài thị trường mà còn quảng bá được rộng rãi hình ảnh và thương hiệu của công ty. Do đó công ty cần đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động này. e. Khấu hao TSCĐ TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu được đối với mỗi doanh nghiệp, trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn đó được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khâú hao. Bởi vậy khi công ty đầu tư càng nhiều TSCĐ thì mức khấu hao càng tăng, trong 5 năm qua công ty đă đầu tư 45 tỷ VNĐ cho 2 dây chuyền sản xuất viên nén và nang mềm đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN, dây chuyền sản xuất thuốc sủi bọt, phòng kiểm nghiêm đạt tiêu chuẩn GLP, ....cho nên mức KHTSCĐ tăng dần qua các năm( xem bảng 3.6 và 3.7 ). Hiện nay hai dây chuyền sản xuất của công ty mới đạt mức tiêu chuẩn ASEAN, mục tiêu của công ty là phấn đấu từ nay tới năm 2006 nghiên cứu tiêu chuẩn, triển khai nâng cấp từng bước hai dây chuyền sản xuất hiện tại lên cấp độ tiêu chuẩn GMP WHO. Khi đó mức KHTSCĐ sẽ còn tăng hơn nữa và kéo theo giá thành thuốc do công ty sản xuất cũng tăng theo. Do vậy muốn giảm mức KHTSCĐ công ty có thể tăng công suất máy chạy, tăng số năm sử dụng của TSCĐ.... g. Chi phí vận chuyển: Chi phí này chiếm tỷ trọng khoảng 1% giá thành sản phẩm và có xu hướng tăng dần qua các năm, một phần do công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, một phần do giá xăng dầu cũng ngày một tăng. f. Các chi phí khác Các chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm, thậm chí còn cao hơn cả chi phí dành cho nghiên cứu phát triển. Do đó công ty cũng nên điều chỉnh chi phí này cho hợp lý. Ví dụ các đồ dùng cho văn phòng như giấy, bút, các đồ dùng trong phân xưởng , định mức hư hao NVL...CÓ thể hạn chế được nếu các nhân viên sử dụng tiết kiệm và có ý thức 37 bảo quản tốt. Hoặc các khoản chi phí dành cho tiếp khách, công ty có thể qui đinh mức chi phí này theo từng năm... Trên đây là những chi phí được quy định tính vào giá thành sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu chi phí thì chưa thấy có chi phí bảo hiểm rủi ro (chi phí bảo hiểm nhà xưởng, chi phí bảo hiểm khách hàng). Bởi vì trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp không tránh khỏi những tổn thất, rủi ro như hoả hoạn, cháy nổ,...Để đề phòng những rủi ro các doanh nghiệp cần phải bỏ ra một khoản chi phí để mua bảo hiểm và các chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Hiện nay nhà nước vẫn chưa có những quy định bắt buộc, mặt khác các công ty cũng chưa hạch toán các chi phí này. Tuy nhiên nếu bổ sung thêm chi phí này thì giá thành sản phẩm sẽ tăng lên nhưng giúp công ty phát triển bền vững hơn. 3.2.3. Cơ cấu giá thành viên nang Vitacap Xét về cơ cấu giá thành viên nang Vitacap thì có những điểm khác so với cơ cấu giá thành chung của thuốc tân dược: Đây là sản phẩm mà công ty đã mua chuyển nhượng quyền sản xuất của hãng dược phẩm MEGA -Thái Lan. So vói các thuốc do công ty nghiên cứu và đưa ra thị trường thì sản phẩm này còn có thêm chi phí khấu hao TSCĐ vô hình. Chi phí này chiếm tỷ trọng 5% doanh số, lớn hơn chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình. Vì sản phẩm này đã có uy tín trên thị trường những năm trước đây cho nên công ty không phải mất nhiều chi phí cho nghiên cứu và giới thiệu sản phẩm do vậy chi phí dành cho Marketing và chi phí nghiên cứu phát triển chiếm tỷ trọng thấp hơn chi phí Marketing và chi phí R&D trong giá thành chung. Viên nang mềm cũng là dạng bào chế mới của công ty, công nghệ sản xuất cũng phức tạp hơn 1 số dạng bào chế khác nên công sản xuất chiếm tỷ trọng tới 2,5% giá thành của viên. Và lợi nhuận của sản phẩm này mang lại cũng không nhỏ, chiếm tới39,4% giá thành sản phẩm, lớn hơn tỷ trọng của lợi nhuận trong giá thành chung rất nhiều. Vì thế công ty cần nghiên cứu để đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nang mềm hơn nữa góp phần tăng lợi nhuận và doanh thu cho công ty trong những năm tới. 38 PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT Từ những phân tích ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận và đề xuất sau: 4.1. KẾT LUẬN 1. Hoạt động SXKD của công ty có bước phát triển rất tốt, thể hiện ở doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt trong những năm gần đây công ty đã chú trọng nghiên cứu phát triển đưa ra nhiều sản phẩm mới, thúc đẩy phát triển sản xuất, mang lại mức lương ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên. 2. Cơ cấu giá thành sản phẩm của công ty tương đối ổn định qua các năm, bao gồm nguyên phụ liệu, lương, khấu hao tài sản cố định, chi phí marketing, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí vận chuyển và các chi phí khác. Trong đó, chi phí nguyên phụ liệu chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm, khoảng 70% và phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thị trường thế giới. 4.2. ĐỂ XUẤT 1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước + Nhà nước và Bộ Y tế nên có các chính sách hỗ trợ về vốn và đầu tư cho công nghệ hoá dược để sản xuất ra các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thuốc trong nước. Giúp cho các doanh nghiệp sản xuất phần nào tự chủ được nguồn nguyên liệu, không quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nhà nước nên có chính sách đánh thuế nhập khẩu thấp đối với những nguyên liệu sản xuất thuốc còn phải nhập khẩu, miễn giảm thuế cho các nguyên liệu sản xuất thuốc thiết yếu. + Nhà nước và Bộ tài chính cần có văn bản quy định các doanh nghiệp phải hạch toán các loại chi phí trong sản xuất hiện nay chưa có như chi phí đề phòng rủi ro (chi phí bảo hiểm nhà xưởng, chi phí bảo hiểm khách hàng ...) và bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng quy định đã đề ra, đảm bảo hoạt động bền vững của các doanh nghiệp. 39 2. Đối với công ty CPDP Nam Hà + Chi phí cho nghiên cứu phát triển còn thấp, mới chỉ là chi phí để nghiên cứu ra các thuốc mới với dạng bào chế mới, mẫu mã mới chứ chưa có chi phí để nghiên cứu ra các thuốc mới với những hoạt chất mới, các sản phẩm mang tính chiến lược lâu dài. Để có thể tăng trưởng, tạo uy tín hơn nữa trên thị trường, công ty cần phải mạnh dạn đầu tư chi phí cho nghiên cứu phát triển, tập trung trí tuệ để nghiên cứu sản xuất đưa ra thị trường các mặt hàng mang tính chiến lược, xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty. + Đối với các quỹ phát triển sản xuất: công ty cần sử dụng đúng mục đích, có chiến lược phát triển nghiên cứu mở rộng tới nhóm hàng thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch cho phù hợp với mô hình bệnh tật của Việt nam hiện nay. Bên cạnh đó công ty cần tăng cường hơn nữa các hoạt động marketing như tạo thêm thị trường mới, tiếp thị bán hàng mạnh...nhằm giới thiệu rộng rãi hơn nữa các sản phẩm và thương hiệu của công ty trên thị trường + Đối với các chi phí khác: công ty cần giảm chi phí này, có kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên, không những nâng cao trình độ chuyên môn mà còn giảm được mức độ hư hao trong sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn quản lý kinh tế dược (2003), Giáo trình kinh tế dược, Trường Đại học dược Hà Nội. 2. Bộ môn quản lý kinh tế dược (2003). Giáo trình pháp chế hành nghề dược, Trường Đại học dược Hà Nội. 3. Bộ môn quản lý kinh tế dược (2003), Giáo trình dịch tễ dược học, Trường Đại học dược Hà Nội. 4. Bộ môn quản lý kinh tế dược (2003), Giáo trình dược xã hội học, Trường Đại học dược Hà Nội. 5. Bộ Y tế, Cục quản lý dược Việt Nam, Báo cáo công tác quản lý Nhà nước về dược năm 2004 và kế hoạch công tác năm 2005. 6. Bộ Y tế (2000, 2001, 2002, 2003), Niên giám thống kê y tế năm 2000, 2001, 2002,2003 - NXB Y học. 7. Nguyễn Thanh Bình (2004 ), Quẩn lý giá thuốc- Sự cần thiết trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí thông tin y dược số 5. 8. Nguyễn Thanh Bình - Từ Minh Koóng (2004), Đánh giá sự biến động về giá thuốc sản xuất trong nước những năm gần đây, Tạp chí thông tin Y dược số 9. 9. Nguyễn Thanh Bình - Từ Minh Koóng (2004), Sự biến động về giá của thuốc nhập ngoại trên thị trường và những yếu tố ảnh hưởng, Tạp chí thông tin Y dược số 11. 10. Nguyễn Thị Thái Hằng - Nguyễn Tuấn Anh (2004), Bài giảng xây dựng và hạch toán giá thành sản phẩm, Bộ môn quản lý và kinh tế dược. Trường Đại học dược Hà Nội. 11. Đào Thị Thanh Giang (2004), Khảo sát sự biến động của giá thuốc sản xuất trong nước trên thị trường Hà Nội từ năm 2001 đến nay. Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ - Khóa 54. Đại học dược Hà Nội. 12. Võ Thị Quế (2003), Khảo sát phân tích một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà từ 1998 đến 2002, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ khóa 53. 13. Khoa Kế toán (2001), Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, Trường Đại học kinh tế quốc dân. 14. Nguyễn Xuân Sơn (2003), Một số ý kiến bàn luận cùng các nhà sản xuất dược phẩm Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, Tạp chí dược học số 2/2003. 15. Phan Thị Thanh Tâm (2000), Nghiên cứu đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới thị trường thuốc Việt Nam trong 10 năm từ 1991 - 2000, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học dược Hà Nội. 16. Trần Thị Phương Thảo (2004), Phân tích đánh giá sự tác động qua lại giữa sản xuất thuốc trong nước với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ khóa 54 (1999 - 2004). 17. Nguyễn Hồng Uy (2002). Nghiên cứu đánh giá chiến lược Marketing của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà giai đoạn 1998 - 2001. Luận văn Thạc sỹ dược học. 18. Vụ Thương mại - Tổng cục thống kê- Chỉ số giá đô la Mỹ, chỉ số giá Euro năm 2002, 2003, 2004, 2005. Tổng cục thống kê 2005. [...]... đủ chi phí -Có tỷ lệ phần trăm lãi -Được khách hàng chấp nhận 2.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm - Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu hình thành giá thành + Giá thành kế hoạch + Giá thành định mức + Giá thành thực tế - Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí + Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là toàn bộ chi phí làm ra sản phẩm + Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ hay giá. .. là chi phí chi m tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá thành sản phẩm , chi m khoảng 70% giá thành và cũng là thành phần chính tạo nên giá thành sản phẩm Xét về cơ cấu giá thành sản phẩm thuốc đông dược và tân dược thì chi phí NVL của thuốc tân dược chi m tỷ trọng khá cao (71-75%) trong khi đó chi phí NVL của thuốc đông dược chỉ chi m tỷ trọng 58-61%, mà NVL dùng trong sản xuất thuốc tân dược của công ty. .. ngân hàng Tháng 3/1979 xí nghiệp liên hiệp dược Hà Nam Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 công ty: -Công ty dược phẩm Hà Nam Ninh -Công ty dược liệu Hà Nam Ninh Xí nghiệp dược phẩm Hà Nam Ninh Năm 1995, xí nghiệp liên hiệp dược đổi tên là công ty dược phẩm Nam Hà dưới sự quản lý của sở y tế Nam Hà Năm 1996, sau khi tách tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam ,công ty vẫn giữ nguyên tên là công. .. gián tiếp, văn phòng phẩm 2.3 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm[ l] 2.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định Giá là một trong những công cụ cạnh tranh trên thị trường, là sự đối troại trực tiếp giũa sản phẩm với khách hàng nên giá phải thoả mãn 3... hướng giảm qua các năm Chi phí về lương chỉ chi m khoảng 6,5% giá thành sản phẩm , chi phí cho hoạt động marketing, quảng cáo tuy có tăng qua các năm song mói chỉ chi m khoảng 7% giá thành Chi phí KHTSCĐ tăng dần qua các năm tương ứng với tình hình đầu tư TSCĐ của công ty Chi phí vận chuyển có xu hướng tăng qua các năm, còn các chi phí khác có xu hướng giảm Như vậy, cơ cấu giá thành của công ty bao gồm... ngân sách nhà nước -Số vòng quay vốn lưu động 2.1.2 Các chi phí tạo nên giá thành sản phẩm của công ty từ năm 20002004 -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất -Chi phí tiền lương - Chi phí nghiên cứu, phát triển (R&D) -Chi phí Marketing -Khấu hao TSCĐ - Chi phí quản lý -Chi phí vận chuyển - Và các chi phí khác 2.1.3 Cơ cấu giá thành viên nang Vitacap 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u Hồi cứu các số liệu... hay giá thành đầy đủ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm 12 3.VÀI NÉT VỂ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM v ụ CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN Dược PHAM n a m hà Công ty cổ phẩn dược phẩm Nam Hà được hình thành trong xu thế cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc sở y tế Nam Định,... Nam ,công ty vẫn giữ nguyên tên là công ty dược phẩm Nam Hà tỉnh Nam Định dưới sự quản lý của sở y tế Nam Định Tháng 1/2000 công ty dược Nam Hà được cổ phần hoá và đổi tên thành công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà với tên giao dịch là NAPHACO, trụ sở chính đặt tại 415 Hàn Thuyên Nam Định Công ty có chức năng nhiệm vụ là : -Sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược, đông dược và mỹ phẩm -Xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc,... dùng b Phân loại - Phân loại theo tính chất + Chi phí lưu thông bổ sung + Chi phí lưu thông thuần tuý - Phân loại theo mối quan hệ với doanh số + Chi phí lưu thông trực tiếp + Chi phí lưu thông gián tiếp - Phân loại theo công dụng 11 + Chi phí vận chuyển + Chi phí chọn lọc và đóng gói hàng hoá + Chi phí hư hao trong phạm vi định mức + Chi phí quản lý hành chính: tiền lương của người lao động gián tiếp,... công ty năm 2000 - 2004 a Cơ cấu giá thành thuốc đông dược Bảng 3.6 Cơ cấu giá thành sản phẩm thuốc đông dược Đơn vị: Triệu đồng 23 b Cơ Cấu giá thành thuốc tân dược Bảng 3.7 Cơ cấu giá thành sản phẩm thuốc tân dược Đơn vị: triệu đồng stt Năm Chỉ tiêu 1 Tổng Chi phí 1.1 Chi phí NVL 1.2 1.3 /' Chi phí \yQuản lý 1.4 &D 1.5 Chi phí Marketing 1.6 Chi phí v/c 1.7 ^KHTSCĐ ) 1.8 khác 2000 2001 2002 2004 2003

Ngày đăng: 29/09/2015, 16:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w