2. Một sô khái niệm liên quan đến chi phí và giá thành sản phẩm[13]
3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh sản suất của công ty
Với chức năng sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc, công ty C.P.D.P Nam Hà tiền thân là một doanh nghiệp dược nhà nước đã không ngừng đổi mới và phát triển. Đặc biệt sau khi hoàn thành cổ phần hoá vào năm 2000, công ty đã thực hiện những đổi mới trong chiến lược phát triển như mở rộng và nâng cao chất lượng giá trị hàng tự sản xuất, tăng cường hệ thống phân phối tới từng điểm bán lẻ từ đó có những bước tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng từ năm 2000-2004, năm 2000 doanh thu sản xuất của công ty mới chỉ đạt 48.086 triệu đồng, tới năm 2004 doanh thu đã đạt 92.154 triệu đồng, tăng 191,6% so với năm 2000 (xem bảng 3.1). Mức tăng trưởng lợi nhuận của công ty đã tăng từ 2.228 triệu đồng năm 2000 tới 5.010 triệu đồng năm 2004 (tăng 224,8% so với năm 2000). Tuy nhiên khi quy đổi giá trị lợi nhuận về năm 1994 thì lợi nhuận của năm 2004 chỉ tăng 217,6% so với năm 2000 (xem bảng 3.2). Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gữa các năm không hoàn toàn như nhau, ở năm 2003 và 2004 tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn hai năm 2001 và 2002. Mức tăng trưởng so với năm 2000 của năm 2003 là 177,2%; của năm 2004 là 217,6% trong khi mức tăng trưởng so với năm 2000 của năm 2001 là 135,2%; của năm 2002 chỉ đạt 126,9% còn thấp hơn năm 2001 (xem hình 3.2). Ở năm 2002 lợi nhuận của công ty giảm là do công ty đã tiến hành thẩm định GMP, tập trung một phần vốn để xây dựng thêm nhà xưởng, đầu tư dây chuyền sản xuất, trang thiết bị ...phục vụ sản xuất. Và kết quả thu được là sự tăng trưởng nhanh về lợi nhuận của những năm sau đó.
Lương bình quân cán bộ công nhân viên của công ty cũng không ngừng tăng qua các năm. Lương bình quân năm 2000 của CBCNV công ty là 685.000/tháng, tới năm 2004 mức lương bình quân đã đạt được l.lOO.OOOđ/tháng. Khi quy đổi tiền lương về năm 1994 thì mới thấy được sư tăng trưởng thực sự này. Ở những năm đầu sau cổ phần hoá, hoạt động của công ty chưa đi vào ổn định cho nên mức lương của CBCNV tăng không đáng kể, mức lương năm 2002 chỉ tăng 119,8% so với năm 2000, phải tới năm 2004 thì mức lương bình quân mới tăng rõ rệt, tăng 155,6% so với năm 2000
(xem bảng 3.3). Tuy nhiên so với một số đơn vị khác cùng ngành thì mức lương của CBCNV của công ty vẫn còn ở mức thấp (lương bình quân của CBCNV công ty C.P.D.P Hà Tây là 1.800.000/tháng), còn nếu so với các ngành khác trong nước như: Dầu khí, Bưu chính viễn thông, ngân hàng ...thì mức lương bình quân của công ty nói riêng và của ngành dược nói chung là còn thấp hơn rất nhiều.
Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước. Tiền nộp ngân sách là lấy từ cả hai mảng kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất trong nước. Năm 2002, số tiền nộp ngân sách giảm là do hàng nhâp giảm, được hưởng chính sách ưu đãi sau cổ phần (được nhà nước miễn giảm thuế trong thời gian đẩu) và đầu tư mở rộng sản xuất (xem bảng 3.4).
Hiêu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty còn được thể hiện ở số vòng quay vốn lưu động, ở năm 2000 số vòng quay VLĐ tương đối lớn (4,6 vòng/năm), chứng tỏ công ty đã biết tận dụng nguồn vốn hiện có để tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, song doanh thu và lợi nhuận ở năm này lại không lớn. Tới năm 2004, số VLĐ bình quân của công ty đã là 72.081 triệu đồng, tuy số vòng quay VLĐ có thấp hơn so với năm 2000 (năm 2004 là 4,1 vòng) nhưng doanh thu của công ty lại tăng 191,6% so với năm 2000.