1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Vai trò của nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam bằng con đường giáo dục đào tạo

78 1,7K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Kiến nghị một hệ thống mô hình hiện đại phù hợp và phấn đấu vươn tới nhằm thực hiện định hướng chiến lược về vai trò của nhà trường đối với sự hỉnh thành và phát triển nhân cách con ngườ

Trang 2

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC

"CON NGƯỜI VIỆT NAM MỤC TIÊU VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI"

MÃ SỐ KX 07

ĐỀ TÀI NHÀ NƯỚC KX.07.08 VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Chủ nhiệm đề tài :

GS TS Hoàng Đức Nhuận

Hà Nội - 1996

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Con người là mục tiêu và một động lực cơ bản của sự phát triển xã hội Xây dựng con người Việt Nam cho một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh là một nhiệm vụ phức tạp và trọng đại

Giáo dục là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế xã hội, động lực trí tuệ và tinh

thần, là động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

Giáo dục là con đường cơ bản nhất để hình thành con người có nhân cách đáp ứng

những yêu cầu mới của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Về mặt kinh tế, giáo dục là nhân tố tái sản xuất mở rộng sức lao động trên cơ sở nâng

cao trình độ văn hóa nghề nghiệp của người lao động, phát triển kinh tế, thực hiện cách mạng khoa học - kĩ thuật (KH-KT)

Về mặt xã hội, giáo dục là nhân tố thực hiện các quyền lợi tinh thần, xã hội của nhân dân, nâng cao quyền làm chủ xã hội, góp phần phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội Cụ thể hơn, về mặt nhân văn, chính nhờ có giáo dục mà con người luôn luôn

được nâng cao trí tuệ, sự hiểu biết và trình độ đối xử Chính nhờ có giáo dục mà con người

mới mà rộng được tri thức, có được những giá trị nhân cách mới phù hợp với thiên nhiên, xã hội và tư duy

Giáo dục là phương tiện (hình thức, con đường) quan trọng nhất đối với lứa tuổi học đường trong quá trình xã hội hóa cá nhân và cá thể hóa chuẩn bị tích cực cho sự hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng luôn luôn phát triển

Nhiệm vụ của nhà trường trong việc xây dựng con người, nói một cách khoa học là hình thành và phát triển nhân cách, đã được quan tâm khá sớm Nói chung chế độ nào mục tiêu đào tạo ấy Ngay từ thời kỳ đầu của nhà trường (thời kỳ chiếm hữu nô lệ - mấy ngàn năm trước CN) nhiệm vụ của nhà trường trong việc hình thành và phác triển con người đã được chú ý

Trong vài chục năm gần đây trên thế giới tác động của nhà trường nói riêng và giáo dục nói chung tới con người ngày càng mạnh mẽ Tùy theo những quan niệm và xu hướng phát triển nhân cách mà nhà trường

Trang 4

đã được thiết kế theo các mô hình khác nhau thích hợp với nhu cầu xã hội - kinh tế của từng đất nước

Ở nước ta kể từ chế độ phong kiến đến chế độ thực dân trong thời kỳ thuộc Pháp, đến khi cách mạng thành công, qua những giai đoạn kháng chiến chống Pháp, thời kỳ những năm thống nhất đất nước, cho đến khi xây dựng một đất nước theo cơ chế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa thì vai trò nhà trường có những đổi thay nhất định trong tổ chức và cả mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục

Con người Việt Nam được đào tạo ra cho cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21 không những phải thấm nhuần CHÂN, THIỆN, MỸ mà còn phải đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phục vụ cho mục tiêu chiến lược đó chương trình khoa học cấp nhà nước KX.07 "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội" đã được triển khai từ 1992 tới nay với một hệ thống đề tài khoa học, xem xét các mặt khác nhau của con người trong các mối quan hệ của con người với xã hội

Đề tài KX.07.08 là một trong hệ thống các đề tài đó, chịu trách nhiệm nghiên cứu

"Vai trò của nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam bằng con đường giáo dục và đào tạo"

I CHỦ NHIỆM ĐỂ TÀI :

Giáo sư, Tiến sĩ HOÀNG ĐỨC NHUẬN

II CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI:

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC

III MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1 Định hướng chiến lược vai trò của nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam

2 Hình thành một chiến lược về phát huy vai trò của nhà trường theo quan điểm nhân văn - công nghệ và kinh tế - xã hội giáo dục

3 Đề xuất mô hình nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS trong thời gian tới, vào cuối thế ki 20, đầu thế kỉ 21

Trang 5

IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để có thể tìm ra con đường đi cho nhà trường Việt Nam trong thời kỳ tới, đề tài thực hiện những nội dung chủ yếu sau đây :

1 Xác định hệ thống giá trị nhân cách mà nhà trường cần góp phần hình thành, và phát triển ở Việt Nam trên cơ sở xác định rõ phạm trù nhân cách con người Việt Nam

2 Phân tích rõ nội hàm khái niệm nhà trường và vai trò của nhà trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

3 Điều tra chẩn đoán về vai trò của nhà trường hiện nay và yêu cầu hỉnh thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thời gian tới

4 Kiến nghị một hệ thống mô hình hiện đại phù hợp và phấn đấu vươn tới nhằm thực hiện định hướng chiến lược về vai trò của nhà trường đối với sự hỉnh thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam vào những năm gần đây

V ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng: Nhà trường trong những mối quan hệ tổng thể nhà trường - gia đình - xã hội đối vói việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh (HS)

Trong quá trình giáo dục quá trình dạy học cùng với các chiến lược về mục tiêu, nội dung và phương pháp, người giáo viên (GV) và thiết bị dạy học, quá trình đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục cũng là những đối tượng được quan tâm nghiên cứu

2 Phạm vi nghiên cứu: Quá trình điều tra từ nhà trẻ mẫu giáo tới đại học được thực hiện ở 3 miền Bắc (trung tâm là Hà Nội), Trung (trung tâm là Huế) và Nam (trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh) Nhiều trường tiên tiến ở các vùng đã được nghiên cứu (xem đánh giá ở dưới)

Những HS và GV từ nhà trẻ mẫu giáo tới hết phổ thông trung học, HS, GV đại học - cao đẳng và chuyên nghiệp và một số nhà trường chọn mẫu trong điều tra và tiên tiến làm khung cho việc thiết kế mô hình HS, GV các trường cao đẳng và đại học cũng như cha mẹ học sinh, chỉ tiếp xúc trong quá trình điều tra chẩn đoán Trong chu kì tới, nếu

Trang 6

có điều kiện ổn định và kinh phí, đề tài sẽ làm rõ hơn vai trò của nhà trường đại học trong việc hình thành và phát triển con người Việt Nam

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để tiến hành đề tài, các hệ phương pháp khác nhau đã được sử dụng Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là:

1 Phương pháp tiếp cận hệ thống Xem xét vai trò của nhà trường trong mối quan

hệ tổng thể gia đình - nhà trường - xã hội Phân tích vai trò của nhà trường, trong từng cấp học từng bậc học, từng loại hình và nhìn nó trong sự xuyên suốt của quá trình hình thành và

phát triển của hệ thống nhân cách, trong quá trình phân hóa, phân luồng của hệ thống Quan

điểm lịch sử trong nghiên cứu luôn luôn được coi trọng

2 Phương pháp tiếp cận kế thừa và phát triển Kế thừa cái cũ, cái hiện có và bổ

sung nó, phát triển theo yêu cầu của thời đại Những văn kiện của Đảng (Văn kiện Đại hội VII, Nghị quyết BCHTƯ khóa 4 ) là căn cứ chủ yếu của quá trình nghiên cứu

3 Phương pháp hội thảo chuyên gia với các chuyên gia chiến lược và các chuyên

gia sách lược lâu năm có kinh nghiệm thực tế

4 Phương pháp điều tra, chẩn đoán

5 Phương pháp mô hình và xử lí mô hình theo phương pháp SWOT (Strong, Weak,

Opporruniry, Threat)

Lấy nhà trường hiện có, trong đó có một số là nhà trường tiên tiến để điêu tra, thực nghiệm, khái quát hóa để rút ra những điểm mạnh, yếu, phù hợp, không phù hợp và thiết kế,

đề xuất mô hình

VII TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Các cơ quan phối hợp chính:

a) Các Vụ, Viện và Trung tâm:

- Viện nghiên cứu phát triển dáo dục

- Trung tâm giáo dục mầm non

- Trung tâm nghiên cứu nội dung phương pháp dạy học PT

- Trung tâm XMC và dáo dục thường xuyên

- Trung tâm nghiên cứu giáo viên

- Trung tâm giáo dục đạo đức - công dân

- Trung tâm giáo dục học

Trang 7

- Vụ giáo dục mầm non

- Vụ giáo dục phổ thông

b) Các Sở giáo dục đào tạo

- Sở giáo dục đào tạo Hà Nội

- Sở giáo dục đào tạo Hải Phòng

- Sở giáo dục đào tạo Bắc Thái

- Sở giáo dục đào tạo Hà Tày

- Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa

- Sở giáo dục đào tạo Thừa Thiên - Huế

- Sở giáo dục đào tạo thành phố Hồ Chí Minh

2 Danh sách các cộng tác viên chính của đề tài

1 Ông Đoàn Chi Trung tâm Giáo dục Lao động - Hướng nghiệp

2 PGS Ngô Hữu Dũng Trung tâm NDPPGDPT - Viện KHGD

3 PTS Trần Quốc Đắc Trung tâm CSVS TBDH - Viện KHGD

4 PGS Nguyễn Tiến Đạt Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục

5 PTS Trần Khánh Đức Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục

6 PGS Phạm Gia Đức Trung tâm NDPPGDPT - Viện KHGD

7 GS Trần Bá Hoành Trung tâm nghiên cứu ĐTBDGV-Viện KHGD

8 PGS Đỗ Đình Hoan Trung tàm NDPPGDPT - Viện KHGD

9 PGS Nguyễn Sinh Huy Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục

10 PTS Lê Thu Hương Trung tâm giáo dục mầm non

11 PGS Trần Kiều Viện KHGD

12 PGS Đặng Bá Lâm Viện Nghiên cứu phát triển dáo dục

13 PGS Lê Đức Phúc Trung tâm Giáo dục học - Viện KHGD

14 PGS Võ Tấn Quang Trung tâm Giáo dục học - Viện KHGD

15 Ông Nguyễn Đặng Tiến Trung tâm Giáo dục học - Viện KHGD

16 Ổng Hoàng Nhật Quang Phòng Quản lí khoa học - Viện KHGD

Trang 8

17 PGS Vũ Trọng Rỹ Phòng Quản lí khoa học - Viện KHGD

18 PTS.Nguyẻn Đắc Tấn Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Viện KHGD

19 GS Vũ Văn Tảo Bộ Giáo dục - Đào tạo

20 Ông Bùi Gia Thịnh Trung tâm NDPPDHPT - Viện KHGD

21 PGS Nguyễn Đức Trí Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục

22 PGS Nguyễn Quang Vinh Trung tâm NDPPGDPT

23 - 50 Các Hiệu trưởng của các trường tiên tiến từ mầm non tới trung học (bao gồm THCN và DN)

VIII PHƯƠNG CHÂM VÀ CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

A Phương châm

- Lấy thực tiễn giáo dục và xã hội soi sáng cho lý luận

- Vận dụng lí luận để tác động (điều chỉnh, phát triển) vào thực tế

B Cách tổ chức thực hiện

1 Sau khi đã hội thảo xây dựng các khái niệm ban đầu thì hoạt động theo các nhánh

đề tài:

93- 94 : - Nhánh điều tra hiện trạng và hệ thống giá trị nhân cách của học sinh

- Nhánh lịch sử nhà trường và vai trò của nhà trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh

- Các nhánh về các bậc học, cấp học theo mục tiêu và nội dung của đề tài

94 - 95: Bớt nhánh điều tra và tăng cường thêm 2 nhánh :

- Mô hình hóa các bậc học, cấp học (bao gồm các nhà trường được lựa chọn)

Trang 9

- Tổng hợp đề tài kiến nghị theo mục tiêu đã đề ra

Các nhánh đều kết hợp một cách phù hợp cách hội thảo chuyên gia và cách thực nghiêm tại cơ sở

Ban Chủ nhiệm đề tài giữ liên hệ chặt chẽ với các đề tài nhánh thông qua các hội thảo

và các hợp đồng có nghiệm thu sản phẩm

2 Theo phương châm đã đề ra là lấy thực tiễn làm thước đo đồng thời là nơi kiểm nghiệm và vận dụng, đề tài KX 07.08 gắn với các đề tài, đề án triển khai, ứng dụng cấp Bộ cấp Viện có cùng một phạm trù nghiên cứu

Ví dụ :

ĐỂ TÀI KX 07.08 ĐỀ ÁN, ĐỀ TÀI CẤP BỘ, TRƯỜNG, VIỆN

* Hội thảo về → Học vấn phổ thông

Chiến lược → Đổi mới chương trình trung học cơ sở

thiết kế ← → Chương trình Trung học chuyên ban

chương trình (Phân ban tự chọn)

(trung học) → Tích hợp những vấn đề chung vào chương trình

cho thế kỷ 21 học như: GDDS, GDMT, phòng chống AIDS và

Ma túy

* Chiến lược về nội dung → + Chiến lược ngoại ngữ

Trang 10

3 Đề tài KX 07.08 coi trọng việc phối hợp và phát huy những kết quả đã nghiên cứu được của đề tài vào các hoạt động của địa phương

Ví dụ : - Cố vấn cho Ủy ban chăm sóc và giáo dục trẻ em Thanh Hóa xây dựng đề cương và triển khai nghiên cứu đề tài "MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỜNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM THANH HÓA TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI"

- Vận dụng những kết quả đạt được của chiến lược phương pháp, Ban Chủ nhiệm đề tài đã tận dụng hoạt động của Tiểu ban Giáo dục học bộ môn của Hội Tâm lí - Giáo dục học triển khai

Hà Nội : 1 lần (ngày 20.10.93 với hơn 200 đại biểu của 4 tỉnh, thành)

Hải Phòng : 2 lần (ngày 25.10.93 với hơn 180 đại biểu từ các quận huyện và ngày 29.9 - 1.10.95 với 139 đại biểu của trên 20 tỉnh, thành)

Cần Thơ: 1 lần (ngày 30.4 - 2.5.95 với 350 đại biểu của 27 tỉnh, thành)

Trong những đạt hội thảo đều có những bài định hướng; chiến lược và cơ sở lí luận về phương pháp của Ban Chủ nhiệm đề tài KX 07.08 và các cộng tác viên

4 Sử dụng và khai thác các nguồn kinh phí để triển khai đề tài Nhà nước KX 07.08

- Căn cứ vào kinh phí phân phối của Ban Chủ nhiệm chương trình KX 07 và căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ mà Ban Chủ nhiệm đề tài đã kí hợp đồng với các nhánh và nghiệm thu sản phẩm

- Liên kết với các đề tài cấp Bộ và cấp Viện cùng một phạm trù nghiên cứu đề tài KX 07.08 cung cấp những tư tưởng chiến lược đồng thời bổ sung thêm kinh phí để cùng nghiên cứu và thử triển khai

- Đề tài KX 07.08, được phép của Ban Chủ nhiệm chương trình đã phối hợp với UNESCO Banskok tổ chức hội thảo về "Chiến lược chương trình trung học cho thế kỷ 21"

Trang 11

IX THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Xây dựng và hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu chi tiết của đề tài

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

3 Tổ chức các hội thảo về phương pháp luận nghiên cứu và xác định hệ thống các khái niệm có liên quan đến đề tài: giáo dục, nhà trường, nhân cách con người Việt Nam

4 Xây dựng bộ phiếu điều tra về vai trò của nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam (trong thời gian qua và yêu cầu trong tương lai)

- Tiến hành thử tại Hà Tây để hoàn chỉnh bộ phiếu (bao gồm 4 phiếu để điều tra trên các cán bộ chủ chốt và cán bộ quản lý, trên GV, cha mẹ HS và HS thuộc các cấp và các loại hình trường)

Năm 1993

l Điều tra chẩn đoán về vai trò của nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, triển khai trên các đối tượng: cán bộ quản lý giáo dục, các nhà khoa học, GV, cha mẹ HS, HS các cấp THCS, PTTH, ĐH thuộc các loại hình trường tại Hà Nội, Hà Tây, Thừa Thiên Huế và thành phố Hồ Chí Minh

Trang 12

2 Xử lí kết quả điều tra và báo cáo về các kết quả điều tra đã được xử lý Phân tích và nhận định về hiện trạng vai trò của nhà trường và những định hướng trong tương lai về sự hình thành và phát triển nhân cách

3 Tiến hành xây dựng bộ công cụ điều tra về mục tiêu, nội dung chương tình một số môn học (Lí, Sinh, Sử) và điều tra tại Hà Nội, Bắc Thái, Hải Dương, Vĩnh Phú, Quảng Ninh,

Hà Tây, Quảng Nam - Đà Nẵng, Sông Bé, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh

4 Tiến hành điều tra trên GV về phương pháp dạy học tại Hà Nội, Hải Hưng, Hà Tây, Hải Phòng đã từng sử dụng trong giảng dạy và cần quan tâm trong tương lai

5 Xử lí các kết quả điều tra và xây dựng báo cáo

6 Phác thảo mô hình nhà trường Việt Nam hiện đại

Năm 1994 - 1995

1 Hoàn chỉnh về mặt lí luận các mô hình nhân cách HS qua giáo dục đào tạo bằng nghiên cứu lí luận các văn kiện của Đảng, Nhà nước, của Bộ cho những năm đầu của thế kỉ

21

2 Khảo sát các điển hình tiên tiến - "tiền mô hình" nhà trường hiện đại - trên cơ sở đó

dự kiến mô hình các trường thuộc các cấp học, bậc học nhằm đào tạo những nhân cách trên vào những năm đầu của thế kỷ 21

3 Dự kiến các chiến lược về nội dung, chương trình, phương pháp, thiết bị dạy học, trường sở, đội ngũ GV, quản lý, kiểm tra đánh giá, tích hợp các môn học, ngoại ngữ, tin học

4 Nghiên cứu bổ sung vấn đề "Giáo dục hiểu biết quốc tế, hợp tác và hòa bình"

5 Hoàn thành báo cáo tổng kết đề tài Tổ chức hội thảo để hoàn thiện báo cáo

6 Biên tập và in 3 tập tư liệu đã có

7 Chuẩn bị để tiến hành nghiệm thu cấp cơ sở và cấp chương trình

Trang 13

XII CÁC SẢN PHẨM

Những vấn đề chung

Vấn đề 1: gồm 3 tập:

- Mục tiêu nội dung phương pháp - Hệ thống khái niệm

- Chiến lươc chương trình Ttrung học

- Chiến lược chương trình Ngoại ngữ (phối hợp)

Vấn đề II: Tổng quan về vai trò của nhà trường trong hình thành và phát triển nhân cách, gồm 5 tập từ nhà trẻ, mẫu giáo đến đại học

Vấn đề III: Điều tra về nhân cách, gồm:

54 tập số liệu điều tra;

1 tập phân tích kết quả điều tra

Vấn đề IV: Lịch sử dáo dục, gồm 2 tập :

- Thế giới:

- Việt Nam

Vấn đề V: Thông tin thế giới: thực trạng, xu thế và giải pháp

Vấn đề VI: Phác thảo mô hình nhà trường Việt Nam hiện đại

Gồm 7 tập từ nhà trẻ mẫu giáo đến đại học và hệ phi chính quy

Vấn đề VII: Đổi mới phương pháp dạy học, gồm 2 tập :

- Kết quả điều tra thực trạng sử dụng phương pháp trong dạy học;

- Những vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học

a) Đặc trưng giáo dục nhân cách qua các điển hình tiên tiến (1 tập)

b) Thiết kế mô hình dáo dục cho thế kỉ 21, gồm 7 tập từ giáo dục mầm non đến đại học, hệ phi chính qui

Trang 14

c) Kỷ yếu về chiến lược xây dựng chương trình, nội dung trường trung học cho thế kỉ

21

d) Môi trường và sự hình thành và phát triển nhân cách trong phương thức đào tạo của nhà trường (1 tập)

Vấn đề XI: Những định hướng đổi mới đối với nhà trường tương lai ở đầu thế kỉ 21

- Đổi mới trường trung học cơ sở trên cơ sở đánh giá chương trình các môn học (3 tập)

- Đổi mới đào tạo bồi dưỡng giáo viên (1 tập)

- Đổi mới dạy học GDKTTHHNDN cho HS phổ thông (1 tập)

và 54 tập số liệu điều tra

1751 phiếu điều tra về vai trò của nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách của HS ở 27 trường từ mầm non tới đại học

2002 phiếu điều tra về nội dung và phương pháp ở 9 tỉnh 27 trường

Tổng cộng : 3753 phiếu điều tra

135 nhà lãnh đạo quản lí

Sản phẩm in : 3 tập :

1 - Kết quả điều tra về vai trò của nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam Hà Nội 1995 (1-176)

2- Nhà trường hiện đại trên thế giới, Hà Nội, 1995 (1-220)

3- Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông, Hà Nội

Trang 15

Những kết quả nghiên cứu còn được công bố trong các tạp chí Khoa học giáo dục (tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tạp chí Phát triển giáo dục, )

và bước đầu thể nghiệm từng bước vận dụng vào việc cải cách, cải tiến, hoàn chỉnh các loại hình trường mầm non, tiểu học, trung học chuyên ban, v.v vấn đề đổi mới cách đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục

PHẦN THỨ NHẤT: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu được đúc kết trong các sản phẩm in typo, các bài báo trên các tạp chí khoa học và những sản phẩm còn ờ dạng đánh máy

Những đổi thay theo hướng tích cực về nhà trường, chương trình, kế hoạch dạy học, phương pháp và đánh giá đang diễn ra là có sự đóng góp theo sự vận dụng các kết quả nghiên cứu đề tài KX 07 08 thuộc chương trình Con người KX 07 Trong bản báo cáo tổng hợp này xin nêu lên những phần chính của nội dung đã làm

I HỆ THỐNG KHÁI NIỆM

Có ba cụm vấn đề: nhân cách, nhà trường và giáo dục Phương pháp tiếp cận hệ thống được vận dụng trong quá trình nghiên cứu Các vấn đề đều được xem xét trong các giai đoạn lịch sử và có tham khảo những tài liệu nước ngoài, căn cứ vào những yêu cầu của xã hội Việt Nam và các văn kiện của Đảng, nhất là văn kiện Đại hội Đảng VII và Nghị quyết của BCH

TƯ Đảng khóa 4 Những ý kiến được tập hợp thành một dự thảo chuyên khảo

A Về nhân cách

Những kết quả điểu tra và nghiên cứu khác nhau chứng tỏ rằng nhà trường đã có tác động tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách của thanh thiếu niên Việt Nam trọng thời kì vừa qua Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự khủng hoảng về giá trị đang diễn ra trong từng bộ phận Có thế nói là đang diễn ra sự biến động của

Trang 16

định hướng giá trị, thể hiện ở sự thiếu ổn định của thang giá trị, sự thay đổi quan niệm về một

số giá trị cũ, hoặc xu thế xác lập một số giá trị mới: Ví dụ, giá trị tri thức không đủ để cạnh tranh trong thời đại kinh tế thị trường, giá trị đạo đức (và công dân) chưa đủ và chưa thích hợp, có sự tác động của cơ chế thị trường, việc định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được làm

rõ, các giá trị về bản sắc dân tộc và các giá trị quốc tế (về dân số, môi trường, HIV/AIDS, lạm dụng ma túy, ) chưa nêu lên một cách tường minh trong hệ thống giá trị nhân cách

Hai phong trào của thanh niên: “Thanh niên lập nghiệp” “Tuổi trẻ giữ nước” 96) cũng như các chương trình phát triển: "Thanh niên chuẩn bị hành trang đi vào thế kỷ 21",

(1993-"Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn", “Thanh niên tham gia phát triển và làm lành mạnh môi trường xã hội", “Thanh niên tham gia phát triển công nghiệp và dịch vụ” (1996)

đã phần nào nói rõ mối quan hệ giá trị trong hệ thống giá trị mới của nhân cách Căn cứ vào những định hướng chiến lược đã được khẳng định: xây dựng con người năng động, sáng tạo, thích ứng và có chí, có năng lực làm giàu" Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước", " xây dựng một xã hội công bằng, văn minh", những nghiên cứu đã tập trung làm sáng rõ một

số vấn đề cần thiết để xây dựng các mô hình nhà trường vào đầu thế kỉ 21

1 Đặc điểm con người Việt Nam hiện đại:

Phải "là những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lảnh mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước vào những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai" (Văn kiện Hội nghị lần IV BCH TW (khóa 7) Hà Nội, 1993)

a) Cá nhân được phát triển như một chỉnh thể với những tiềm năng của cá nhân : thể chất phù hợp, độc lập tư duy, có năng lực sáng tạo, có đạo đức và nhạy bén xúc cảm trong quan hệ giữa con người và con người, con người và thiên nhiên

- Con người có thể chất khỏe mạnh, dẻo dai

- Con người có ý chí tự lập, tự cường: tự tin, năng lực tự mình quyết định; ý chí bền

bỉ, ý chí tiên phong

- Con người sáng tạo: Có kĩ năng học tập cơ bản: năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa

học: năng lực giải quyết vấn đề hợp lí: có khả năng - tư duy logic và theo cách riêng của mình

Trang 17

- Con người đạo đức : có ý thức đạo đức và phẩm cách con người; ý thức công dân tốt

(sống theo pháp luật); quan tâm tới cuộc sống của người khác; có và tôn trọng giá trị riêng

biệt (có cá tính), có bản lĩnh dân tộc

- Con người nhân văn, giàu cảm xúc, có hiểu biết thẩm mĩ

b) Có những giá trị nhân cách phục vụ xã hội, phục vụ dân tộc, thích ứng với cơ chế

thị trường, nhiều thành phần, công nghiệp hóa và hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa :

- Ý thức lao động, còng bằng, tương thân tương ái

- Ý thức tổ chức

- Ý thức cạnh tranh, vươn lên cái hoàn thiện và hiệu quả cao

- Khả năng linh hoạt, thích ứng, năng động

- Có kĩ năng lao động và thích ứng kĩ thuật

- Có ý chí làm giàu cho đất nước và bản thân

c) Có những giá trị nhân văn và kĩ thuật thích hợp cho sự hòa nhập quốc tế:

- Nhận thức tri thức về giá trị quốc tế (hòa bình, dân số, môi trường), bản sắc và hòa nhập,

- Giá trị cơ bản thời đại: ngoại ngữ, tin học, máy tính, các phương thức giao tiếp văn hóa,

- Hiểu biết cơ bản về nền văn hóa, văn minh của thời đại

2 Quan hệ về cấu trúc

Hệ thống giá trị nhân cách vừa bao gồm những giá trị cần có của con người trong mỗi thời đại vừa bao gồm những giá trị cần có của con người Việt Nam trong giai đoạn đổi mới (cơ chế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21)

Hệ thống giá trị nhân cách được nhận thức không phải là một số cộng tùy ý hoặc

tuyến tính các giá trị mà được hiểu như một hệ thống các nhóm đồng tâm động, ít nhất với

bốn nhóm thành phần cơ bản:

+ Nhóm giátrị cần cho bản thân

+ Nhóm giátrị cần cho quan hệ gia đình

+ Nhóm giátrị cần cho những quan hệ nhà trường

Trang 18

+ Nhóm giá trị cần cho những quan hệ xã hội (Cộng đồng địa phương, quốc gia và toàn - cầu)

Trong những nhóm này có những giá trị đặc trưng cho cộng đồng Việt Nam Hệ thống vòng đồng tâm nhân cách tương ứng với sự phát triển ngày càng mở rộng quá trình hình thành và phát triển nhân cách theo các bậc học, cấp học

Hình 1: Sơ đồ cấu trúc và phát triển của hệ thống giá trị nhân cách

Xét theo hệ thống dọc; hệ thống giá trị nhân cách gồm có 3 nhóm :

- Nhóm giá trị nhận thức (Cosnitive)

- Nhóm giá trị tình cảm - đạo đức (sensitive /affective)

- Nhóm giá trị tâm vận động (psycho-motor)

B Về nhà trường

1 Những quan điểm về lịch sử nhà trường :

+ Lịch sử dài lâu của loài người đồng thời cũng là lịch sử của quá trình học tập và

quá trình không ngừng nâng cao năng suất lao động

Học tập là quá trình gia tăng giá trị của người học trong quan hệ nỗ lực của người học

và người dạy Cũng có thể hiểu "Học tập là một quá trình trong dó chủ thể tự biến đổi và tự

làm phong phú về mặt tâm

Trang 19

trí bằng cách lấy thông tin trong môi trường sống của chủ thể (Michel Develay, 1994)

Từ học tập đơn giản và đơn thuần mang tính kế thừa từ thế hệ này qua thế hệ khác trong một bộ lạc, trong mỗi gia đình, quá trình học tập ngày càng được tổ chức có hệ thống

hơn trong nhà trường

+ Sự hình thành nhà trường (trong xã hội chiếm hữu nô lệ) được coi là một bước

chuyển biến có tính cách mạng trong lịch sử HỌC và GIÁO DỤC

Nhà trường dần dần phát triển thành một hệ thống, một bộ phận hữu cơ không thể

thiếu được của xã hội nhằm trang bị định hướng học vấn cho người học, nâng cao năng suất lao động nói riêng và tạo nên những bước nhảy vọt của xã hội nói chung (những cuộc cách mạng kĩ thuật, cách mạng khoa học, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, những con rồng )

- Ở nước ta, trong suốt 10 thế kỷ, nhìn chung nhà trường đóng một vai trò quan trọng

trong việc đào tạo nên những nhàn tài đất nước, đáp ứng yêu cầu giữ nước và dựng nước và

gián tiếp hay trực tiếp phục vụ kinh tế - xã hội

2 Những định nghĩa quan trọng:

+ Nhà trường là nơi được tổ chức và hoạt động theo một mục đích với nội dung giáo dục được chọn lọc, có hệ thống theo phương pháp giáo dục nào đó với một đội ngũ thầy giáo

+ Nhà trường là nơi tiến hành công tác dạy học, đào tạo toàn diện hay về một lĩnh vực

nào đó cho học viên

+ Nhà trường là nơi chuyển giao hệ thống tri thức, các giá trị, thái độ, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của thế hệ trước cho thế hệ sau

+ Nhà trường là một môi trường giáo dục với các hoạt động có mục đích, có tổ chức,

có hướng dẫn và lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục và GV cho đối tượng HS học tập một

cách tích cực, chủ động và tự giác

+ Nhà trường là một thiết chế giáo dục có tổ chức, có hệ thống, nhằm tổ chức cho

HS học tập một cách tích cực, chủ động dưới sự hướng dẫn của GV, theo quan điểm HS

là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trong một quy trình quản lí phù hợp Nhà trường

là một môi trường giáo dục, là một cơ sở phúc lợi và phục vụ xã hội

Trang 20

Có thể sơ đồ hóa nhà trường theo định nghĩa đầy đủ nhất như sau:

Cộng đồng – xã hội

Con người Công trình nghiên cứu khoa học

Dịch vụ xã hội

Hình 2: Sơ đồ hóa nhà trường

3 Nhà trường hiện đại trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa :

+ Nhận thức về hiện đại phải trên cơ sở phát huy truyền thống hiện đại phải đồng bộ

có ưu tiên từng bộ phận tùy mục tiêu và hoàn cảnh

HỘI

Trang 21

trường và ngoài nhà trường, bao gồm cả quá trình giáo dục của gia đình nhà trường và xã hội

- Giáo dục trong nhà trường là một quá trình sư phạm được tổ chức có kế hoạch theo một quy trình nhất định, với sự hướng dẫn chặt chẽ của GV và những nhà quản lí giáo dục

- Có giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường Giáo dục nhà trường và ngoài nhà trường khác nhau về tính mục đích, tính tự giác (định hướng) rõ ràng và có ý thức Giáo dục trong gia đình và xã hội tính mục đích hóa lẫn với không có chủ đích, tính tự giác hòa lẫn với tính tự phát, có ý thức và không có ý thức

- Giáo dục nhà trường là phương tiện quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách Tính đa dạng là một đặc trưng của phương tiện giáo dục Xã hội càng phát triển đa dạng

thì tính đa dạng càng lớn Hệ thống giá trị nhân cách là cái trục để định hướng và thống nhất

tính đa dạng của phương tiện giáo dục

- Giáo dục nhà trường không cô lập khỏi giáo dục trong gia đình và xã hội Hai đặc điểm quan trọng của quá trình giáo dục mới là: sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội; và vai trò ngày càng lớn của chủ thể học viên từ cấp thấp cho tới cấp cao hơn (cá thể hóa

và trung tâm của quá trình dạy học)

II KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

Việc điều tra đã được tiến hành tại 4 trường mầm non, 4 trường tiểu học, 4 trường trung học cơ sờ, 4 trường trung học bậc cao, 3 trường trung học chuyên nghiệp, 3 trường dạy nghề, 5 trường cao đẳng và đại học (27 trường)

Mục tiêu là để tìm hiểu thực trạng của việc hình thành và phát triển hệ thống giá trị nhân cách ở HS hiện nay, hệ thống giá trị nhân cách cần hình thành và phát triển thông qua nhà trường, cũng như mong muốn của xã hội và nhà trường trong tương lai gần về vấn đề giáo dục và đào tạo HS

Bộ phiếu trắc nghiệm đã được hình thành sau khi đã thảo luận còng phu và tham khảo các bộ phiếu trắc nghiệm ở trong khu vực (chủ yếu là Nhật và Philippin) Cuộc điều tra đã được tiến hành bằng phương pháp điều tra trực tiếp với 135 nhà quản lí lãnh đạo 1751 phiếu điều tra về vai trò của nhà trường trong việc hình thành và phát - triển nhân cách của HS ở 27 trường từ mẩm non đến đại học thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam (xem phụ lục 1) và 2002 phiếu điểu tra về nội dung và phương pháp dạy học phổ thông ở 27 trường thuộc 9 tỉnh trong

cả nước

Trang 22

- Khi nói tới yếu kém của nhà trường Việt Nam thì có 69,6% số người nêu yếu kém

cơ bản là đội ngũ GV, 33% nêu yếu kém cơ bản là do mục tiêu và nội dung giáo dục, 31% là phương pháp giáo dục (xem Phụ lục 1)

A Hệ thống giá trị nhân cách được hình thành và phát triển ở nhà trường hiện nay

(Xem Phụ lục 2: Các biểu đồ tổng hợp kết quả điều tra…)

HỆ THỐNG GIÁ TRỊ NHÂN CÁCH ĐIỀU TRA*

Tiểu học

Trung học Dạy

nghề

Trung học chuyên nghiệp

Đại học

THCS (C2)

THCB (C3)

Trang 24

* Có tham khảo hệ thống giá trị nhân cách của Nhật, Phippin,

** Điểm 1: Không (hoặc chưa) có tác động

- Cùng 1 số có thể vừa khoanh tròn O vừa khoanh hình vuông

Ngoài các giá trị nhân cách kể trên, theo ông bà, cần ghi thêm những giá trị nhân cách nào khác và xác đinh vai trò, tác động của nhà trường (từng bậc học ) trong việc hình thành

và phát triển từng giá trị nhân cách đó theo cách thức như trên (đánh dấu khoanh tròn "O", khoanh hình vuông "" )

GIÁO DỤC MẦM NON

Có 2 nhận xét quan trọng :

Nhận xét 1: - Có 9 giá trị nhân cách được hình thành và phát triển tốt nhất:

Trung thực Vệ sinh Giữ gìn lời hứa

Nền nếp Nhân hậu Kính trên nhường dưới

Kỉ luật Lễ phép Yêu thiên nhiên

- Có 16 giá trị nhân cách mà giáo viên cho rằng cho tới nay ngành học chưa có tác động tốt cho sự hình thành và phát triển Đó là tự trọng, hoài bão, quyết đoán, có bản lĩnh, tiết kiệm, hiểu biết về HIV/AIDS, hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), hiểu biết về pháp luật (16 giá trị nhân cách này cũng còn mờ nhạt ờ bậc tiểu học)

Trang 25

Việc hình thành còn mờ nhạt nhiều giá trị nhân cách như hiểu biết về HIV/AIDS,

hiểu biết về KHHGĐ, hiểu biết về pháp luật ở giáo dục mầm non là lẽ đương nhiên Tuy

nhiên việc điều tra tổng quát sẽ giúp cho ta có được một bức tranh chung

Nhận xét 2: Nên nhìn nhận giá trị phù hợp Tâm lí và sinh lí lứa tuổi Nhận xét muốn

nhấn mạnh sự hiểu biết về các "bậc" của giá trị trong quá trình hình thành và phát triển :

Ví dụ: ở giáo dục mầm non nên thay hoài bão bằng mong muốn làm được công việc

có ích, thay học vấn phổ thông bằng có hiểu biết về các sự vật hiện tượng chung quanh và

những mối liên hệ giữa chúng

TIỂU HỌC

Nhận xét 1: Có 6 giá trị nhân cách được coi là hình thành và phát triển tốt nhất (trùng

với 6 giá trị ở giáo dục mầm non)

Nhận xét 2: Có 37/54 giá trị nhân cách được hình thành và phát triển ở mức bình

thường

Nhận xét 3: Có 9 giá trị đạt hiệu quả thấp: Hoài bão, quyết đoán, tri thức chuyên, có

kĩ năng nghề, có chí làm giàu, biết kinh doanh, hiểu biết về dân số, bảo vệ môi trường, pháp luật

Ngoài ba giá trị cuối cùng cần phải coi trọng và làm cốt hơn nửa hiệu quả hình thành

và phát triển ờ bậc tiểu học Những giá trị khác như hoài bão, tri thức chuyên, kĩ năng nghề

không thể phát triển tốt ở bậc học này

Nhận xét 4: Đòi hỏi (của xã hội, giáo viên và cha mẹ học sinh) phải ưu tiên hình

thành và phát triển 17 giá trị nhân cách ở bậc tiểu học, trong đó có bản lĩnh, trách nhiệm, tự

tin

PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

Nhận xét 1: Có 11 giá trị nhân cách được đánh giá là phát triển tốt ở bậc học: Trung

thực, nền nếp, kỉ luật, ham học hỏi, vệ sinh, lễ phép, yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, yêu tự do, trung thành với tổ quốc

Nhận xét 2: Có 6 giá trị nhân cách cần phải củng cố và phát triển ở bậc học này :

niềm tin, lòng dũng cảm, tính nhân hậu, đức khiêm tốn, sự tôn trọng, giữ lời hứa

Trang 26

Nhận xét 3: Có 8 giá trị nhân cách cần phải lưu ý tác động tốt hơn trong quá trình

giáo dục: hoài bão, ước mơ, lòng quyết tâm, chí quyết đoán, có bản lĩnh, lạc quan, năng

động, phương pháp tư duy khoa học

Nhận xét 4: Có 3 giá trị nhân cách chưa tác động đến HS trong quá trình giáo dục :

có chí làm giàu, biết kinh doanh, làm giàu chính đáng

Nhận xét 3: Các giá trị nhân cách yêu thiên nhiên, quyết đoán chưa được chú ý Giá trị

nhân cách yêu chủ nghĩa xã hội chưa được coi trọng ở các trường day nghề

TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP (THCN)

Nhận xét 1: Có 7 giá trị nhân cách được hình thành hoàn chỉnh và phát triển tốt ở

trường THCN: niềm tin, bình đẳng , yêu tự do, có kĩ năng, hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về KHHGĐ, có chí làm giàu (bước đầu)

Nhận xét 2: Có 2 giá trị nhân cách chưa có tác động tốt: hoài bão, có trách nhiệm

ĐẠI HỌC

Nhận xét 1: Có 6 giá trị nhân cách được coi là phát triển tốt ở bậc đại học: Tự tin, tự

trọng, yêu tự do, có kỹ năng, có phương pháp suy nghĩ khoa học, hiểu biết về pháp luật

Nhận xét 2 : Có 2 giá trị nhân cách được đánh giá thấp là: trách nhiệm và biết kinh

doanh

Trang 27

B Hệ thống giá trị nhân cách cần ưu tiên trong nhà trường tương lai

Trong tương lai nên bổ sung và nhấn mạnh các giá trị nhân cách :

- Nếp sống văn hóa - Yêu cái đẹp

- Khả năng giao tiếp - Hành động cho lẽ phải

- Hiếu thảo, thương yêu - Rộng lượng

TIỂU HỌC

Cần ưu tiên các giá trị nhân cách cho tiểu học trong nhà trường tương lai: Giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục dân số, hoài bão, tự trọng, quvết tâm, tự tin, siêng năng, có bản lĩnh, có kĩ năng nghề, học vấn phổ thông, trách nhiệm, giữ gìn truyền thống dân tộc, quí trọng giá trị lao động, có chí làm giàu, biết làm giàu lương thiện

TRUNG HỌC

- Ở trung học cơ sở

Cần nhấn mạnh ưu tiên các giá trị nhân cách: trung thành với Tổ quốc, tự hào dân tộc,

có bản lĩnh, trách nhiệm, tình yêu chân chính, phương pháp suy nghĩ, tri thức nghề (ban đầu),

kĩ năng nghề (nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp), hiểu biết Dân số - KHHGĐ, hiểu biết phòng chống HIV/AIDS, có chí làm giàu, biết làm giàu lương thiện

(*)

Lấy ý kiến của 5 nhóm đối tượng: GV chính (Cơ hữu), GV khác (có thể không ở bậc học này), chuyên viên cán bộ lãnh đạo/cán bộ chiến lược, HS Ở đây chỉ nêu ra ý kiến của GV cơ hữu

Trang 28

- Ở Trung học chuyên ban

Cần nhấn mạnh ưu tiên các giá trị nhân cách: niềm tin, hoài bão, kiên trì, quan tâm, quyết đoán, siêng năng, có bản lĩnh, lạc quan, năng động, tiết kiệm, tình yêu chân chính, chung thủy, yêu chủ nghĩa xã hội, học vấn phổ thông, quí trọng giá trị lao động, có chí làm giàu

- Ở Trung học chuyên nghiệp

Cần nhấn mạnh ưu tiên các giá trị nhân cách : kỉ luật, hoài bão, có trách nhiệm, có nền nếp, kĩ năng, hiểu biết về phòng chống HIV/AIDS, quí trọng giá trị lao động, biết kinh doanh, biết làm giàu

Ý kiến tập trung nhất vào 6 giá trị nhân cách: trung thực, có bản lĩnh, ham học hỏi, có

kĩ năng, hiểu biết pháp luật, hiểu biết dân số - KHHGĐ

C Vài nét đặc trưng giáo dục nhân cách qua các đơn vị điển hình tiên tiến

Tài liệu đã nhìn lại cả một quá trình phấn đấu cho một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trải qua các giai đoạn (một hướng nghiên cứu đã được đúc kết của đề tài KX.07.08)

Có 3 đặc trưng giáo dục nhân cách qua các đơn vị điển hình tiên tiến :

1 Sự quan tâm tới mọi người Trường Bắc Lí, trường thanh niên lao động XHCN

Hòa Bình, trường Cẩm Bình và hàng loạt các trường tiên tiến khác, cho chúng ta thấy môi trường giáo dục đã có tầm quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của HS Những HS của các trường tiên tiến này đã được giáo dục trong một cái nôi chung với sự

Trang 29

chăm sóc và hi vọng của cả cộng đồng Sự quan tâm và trông mong của cộng đồng đã giáo

dục sự quan tâm và phấn đấu trở thành một thành viên có ích cho cộng đồng

Môi trường giáo dục đã được hình thành và phát triển; Điều quan trọng ở đây là thông qua các điển hình tiên tiến về giáo dục đã làm sáng tỏ ba điều quan trọng:

- Nhà trường điển hình tiên tiến nào cũng coi phát triển môi trường giáo dục là điều

kiện quan trọng để hình thành và phát triện nhân cách của HS Những nghiên cứu đã chỉ ra

rằng môi trường giáo dục gồm cả nhà trường, gia đình và xã hội là cái nôi và điều kiện để làm cho nhà trường trở thành điển hình

- Môi trường giáo dục không chỉ là một trong những cái nôi để hình thành nhà trường

điển hình mà còn làm cho nhân cách (đặc biệt là giá trị nhân cách vì mọi người (gia đình và cộng đồng) và tri thức hướng nghiệp) được hình thành và phát triển ở học sinh

- Nhà trường vươn lên điển hình tiên tiến là cả một quá trình phấn đấu, lấy giáo dục giá trị nhân cách yêu nước, yêu quê hương, sẵn sàng xả thân bảo vệ lí tưởng, bảo vệ đất nước làm cái trục để giáo dục giá trị nhân cách cho HS

2 Kết hợp với lao động hướng nghiệp Những điển hình tiên tiến như trường vừa

học vừa làm Quán Triều, Bắc Thái, trường PTCS Kỳ Anh, Hà Tĩnh và nhiều trường khác đã tham gia vào làm sáng rõ tính hướng nghiệp của nhà trường, ví dụ: phong trào trồng cây trong nhà trường theo kế hoạch 15 triệu cây của 2 Bộ (Bộ Giáo dục và Bộ Lâm Nghiệp) Học sinh biết quí trọng sự lao động và biết nâng cao tính hiệu quả của việc học tập

3 Xã hội hóa nhà trường (huy động toàn xã hội tham gia giáo dục) bằng nhiều con

đường nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương: phát triển số lượng nâng cao chất lượng và hiệu quả, đa dạng hóa các loại hình giải quyết các điều kiện và nâng cao vị trí xã hội của GV, giải quyết công ăn việc làm Đa số

HS ở trường tiên tiến là HS có tinh thần ham học Những năm khó khăn có tỉ lệ bỏ học và lưu ban cao trong toàn quốc thì ở những nhà trường này vẫn giữ được nếp học bình thường (Ví

dụ : ở Bắc Lí, các trường ở thị xã Hải Dương )

*

* *

Trang 30

III NHỮNG XU HƯỚNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI

Đề tài đã nghiên cứu các xu hướng kinh tế - xã hội của nhiều nước trước hết là trong khu vực, một số nhà trường hiện đại trên thế giới, trên cơ sở đó vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, kế thừa những truyền thống của xã hội Việt Nam và mô hình hóa những nhà trường tiến tiến, đề xuất những mô hình nhà trường hiện đại các bậc học, cấp học

Trên cơ sở điều tra về thực trạng hệ thống giá trị nhân cách của HS và yêu cầu về hệ thống giá trị nhân cách của HS cần thiết phải được hình thành và phát triển, việc nghiên cứu

về một hệ thống các nhà trường hiện đại đòi hỏi phải nghiên cứu :

- Những xu hướng kinh tế - xã hội của các nước

- Một số nhà trường hiện đại trên thế giới

- Phát triển một số nét kinh nghiệm truyền thống của Việt Nam

Với phương pháp luận mô hình hóa, lí luận và thực tế Việt Nam, đề tài đã xây dựng một số mô hình nhà trường hiện đại dự kiến

A Những xu hướng kinh tế - xã hội của các nước (Dự đoán)

Nhiều nhà tương lai học (Naisbitt - 1982; Abunden, Toffler 1990; Hallak, 1993 ) và các nhóm kinh tế - xã hội học đã nghiên cứu và dự đoán tình hình xã hội và giáo dục các nước ở trong khu vực vào cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21 Đề tài đã tham khảo để thấy được những bức tranh tương lai tổng thể và vận dụng vào việc tìm hiểu các bước đi đại thể của Việt Nam vào thời gian tới Sau đây là một số nét dự đoán của mô hình xã hội trong thời gian tới

§1

1 Từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin

2 Từ một nền công nghệ áp đặt sang một nền công nghệ cao

3 Từ một nền kinh tế quốc gia sang một nền kinh tế thế giới

4 Từ một kế hoạch ngắn hạn sang một kế hoạch dài hạn

5 Từ một thể chế tập trung sang một thể chế phi tập trung

6 Từ thể chế hỗ trợ sang tự hỗ trợ

7 Từ nền dân chủ đại diện sang nền dân chủ tham gia trực tiếp

8 Từ hệ thống sang mạng lưới

Trang 31

dự đoán khác đã trở thành hiện thực Các xu hướng này phải được phản ánh vào trong nhà trường

§2

1 Sự bùng nổ kinh tế toàn cầu vào những năm 90

2 Sự phục hưng của nghệ thuật

3 Sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội thị trường tự do

4 Lối sống toàn cầu và chủ nghĩa văn hóa dân tộc

5 Sự tư nhân hóa về tình trạng phúc lợi

6 Sự trỗi dậy của vành cung Thái Bình Dương

7 Thập kỉ của phụ nữ nắm lấy quyền lãnh đạo

8 Thời kì sinh học

9 Sự tái sinh của tôn giáo trong thiên niên kỉ mới

10 Sự khải hoàn của cá nhân

(John Naisbitt và Patricia Abunden, 1990) Mười điều dự đoán này cho những năm cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế

kỉ 21 Nhiều dự đoán mới manh nha như 1,2,4,8 Nhiều dự đoán tuy có nét xu hướng và tiến

bộ nhưng còn là sớm, ví dụ 3 5 6,7 Điều 9,10 có vấn đề thuộc về quan điểm cần tiếp tục theo dõi và bình luận

§3

THẾ GIỚI VÀO NĂM 2000

1 Dân số vào khoảng 10-14 tỉ người

2 Sản lượng công nghiệp tăng do yếu tố tác động từ 5 - 10 lần

3 Công nghệ thông tin sẽ cho phép "gọi điện toàn cầu"

4 Tiếp tục cuộc cách mạng công nghệ cao

5 Hội nhập ngày càng chặt chẽ toàn thế giới vào một cộng đồng chung

6 Thế giới ngày càng đa dạng/phân hóa và phức tạp hóa do các khu vục địa phương

và những nền văn hóa khác nhau

Trang 32

7 Chuẩn chung toàn thế giới về tự do và quyền con người

8 Tội ác, sự khủng bố, chiến tranh và bệnh truyền nhiễm bị hạn chế lại

9 Quay về những giá trị tổ tiên

(W Hallak, 1993) Tình hình thế giới tới năm 2000 đang có những xu thế không thể khác được, nếu không nói là tất yếu, về dân số, kinh tế phát triển, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ và tính chất hội nhập cộng đồng của khu vực và thế giới Điều 7 và điều 8 còn là vấn đề phải bàn cãi nhưng điều 9 (quay về những giá trị tổ tiên) đã trở thành một điều hiện thực của mỗi dân tộc Trên con đường hội nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới, mỗi dân tộc đều có cách đi riêng, vừa giữ được bản sắc và xuất phát từ tình hình cụ thể của đất nước mình, vừa tận dụng được kinh nghiệm hay của dân tộc khác, mong tạo nên sức mạnh tổng hợp hơn hẳn sức mạnh từng dân tộc riêng rẽ

§4

NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU TỪ NAY TỚI NĂM 2000

1 Tạo nên một quá độ từ những quốc gia biệt lập tới một trật tự chung toàn cầu

2 Giải tỏa sự đối kháng giữa tăng trường kinh tế với bền vững

3 Liên kết những lợi ích kinh tế qua một mẫu kinh tế mới

4 Phức hệ hiểu biết và quản lí ở mức thể chế

5 Giảm bớt sự khác biệt giữa Bắc và Nam

(W.Hallak, 1993) Đây là những khắc họa về mặt quản lí xã hội khi quá trình hội nhập đã trở thành qui luật Những điều đó cùng với những dự đoán trên, đòi hỏi con người có trình độ thích ứng về các mặt tri thức chuyên môn cũng như kĩ thuật, Khoa học cùng với công nghệ và giáo dục đào tạo trở nên ngày càng quan trọng trong những năm tới

§5

CHIẾN LƯỢC TỪ NAY TỚI NĂM 2000

1 Phổ biến những công nghệ tiên tiến để thống nhất

Trang 33

2 Hội nhập kinh tế và xã hội

3 Hòa nhập xã hội vào môi trường của nó

4 Phi tập trung hóa các thể chế để tăng cường sức mạnh cho các cá nhân

5 Bồi dưỡng các mối quan hệ làm việc cộng tác và các mối liên kết sản xuất

(W.Hallak, 1993) Sau khi nhận thức được vai trò của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, "nhà trường hiện đại" cần phải thấm nhuần và thể hiện (trong tổ chức, mục tiêu, nội dung và phương pháp) các chiến lược trên Ở nhiều nước đã xuất hiện các loại hình trường cộng đồng, thể chế phi tập trung hóa, đưa công nghệ tiên tiến vào nhà trường một cách phù hợp (ở Anh

có Vụ Tiểu học và Công nghệ)

§6

XU THẾ ĐỔI MỚI Trong xu thế đổi mới tới năm 2000 quyền lợi luôn luôn được nhấn mạnh với sức mạnh tổng hợp của :

- Tri thức (Trí tuệ)

- Sự phồn vinh (Đồng tiền)

- Bạo lực (cơ bắp)

(Alvin Tooler, 1990) Trong những tác phẩm của mình A Toffler luôn luôn nhấn mạnh tới sức manh tổng hợp và yêu cầu của xã hội mới vào năm 2000 và đầu thế kỉ 21 về con người Điều mà chúng

ta cần phải chú ý là khi khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trí tuệ có vai trò rất quan trọng trong sức mạnh tổng hợp mới Nước Nhật và nước Mĩ đã công khai nói tới điều này với những cách diễn đạt khác nhau: thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ Con người do đó phải đạt được phẩm chất trí tuệ tương ứng với sự phát triển của xã hội

§7

NHỮNG ĐỔI THAY LỚN CỦA CHÂU Á, HƯỚNG TỚI NĂM 2020

1 Châu Á là địa chỉ của nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu

Trang 34

2 Sự tăng trưởng gây nên bởi:

2.1 Sự thống nhất của Nam và Bắc Triều Tiên

2.2 Sự gia nhập của các nước Đông dương vào khối ASEAN

2.3 Sự trao trả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan như là những khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc

3 Sự thay đổi lớn : một nước Trung Hoa mở cửa với một nền kinh tế thị trường

4 Sự tăng trưởng ổn định làm tăng thu nhập quốc dân ở trong khu vực

5 Động lực cơ bản của quá trình là nhân dân (dân số) đặc trưng cho từng quốc gia ở trong khu vực

6 Một nền giáo dục phổ biến, hiện đại là nhân tố chính của sự đổi thay

7 Sự cam kết của khu vực nhà nước và tư nhân phối hợp với nhau làm cho chuẩn luôn luôn cao (chất lượng) và hỗ trợ cho các chương trình phát triển của con người

8 Chính trị - nhân tố thứ hai của sự đổi thay

9 Tầng lớp trung lưu phát triển cao sẽ có ảnh hưởng tới sự phát triển của trung tâm công nghiệp tỉnh cũng như tới các thành phố

10 Dòng phong cách sống - cũng là một nhân tố của sự đổi thay, nó lan tới tầng lớp thấp trong xã hội cả ở thành phố lẫn nông thôn

11 Khu vực nhà nước và tư nhân, những công ty công nghiệp và các cơ quan phi chính phủ phối hợp với nhau để bảo vệ sinh thái

12 "Một nền văn hóa châu Á" đang trỗi dậy bị chi phối mạnh mẽ của những nền văn hóa phương Đông nhưng không hòa trộn mà có phần khác biệt giữa chúng

Dự đoán này rất quan trọng vì Việt Nam có vị trí đặc biệt ở châu Á Hơn nữa, sự thay đổi lớn của Trung Quốc sẽ làm cho ta cần phải suy nghĩ về những mối quan hệ sẽ diễn ra tại khu vực Tất cả mười hai điều dự đoán đều đang trở thành hiện thực hoặc đang diễn ra trong mối quan hệ đấu tranh gay gắt Không còn nghi ngờ gì nữa, rằng "nền giáo dục phổ biến, hiện đại sẽ là nhân tố chính của sự đổi thay" và "một nền văn hóa châu Á đang trỗi dậy " với tinh

thần của nền văn hóa phương Đông Việc đưa tiếng Trung Quốc vào hệ tiếng nước ngoài lựa

chọn phải là một chính sách của giáo dục Việt Nam

Trang 35

§8

VÀI QUAN NIỆM CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUNG LÀM NỔI BẬT

NHỮNG TỔ CHỨC HIỆN ĐẠI

1 Hướng vào sự tự làm chủ của từng người quản lí

2 Hướng vào tiềm năng động xã hội của đội quản lí

3 Hướng tới sự học tập có thể tổ chức của một tổ chức được quản lí

(Bennis và ctv, 1994) Bennis và ctv đã thấy rõ một xã hội mới đã bắt đầu Một xã hội năng động hơn và nhiều tiềm năng về trí tuệ và công nghệ, đồng thời cũng phức tạp hơn Trong trật tự xã hội mới, tính khoa học và mềm dẻo về quản lí đòi hỏi phải được nàng cao, khai thác nội lực của từng người và từng tổ chức quản lí! Tính chất làm chủ cùng với sự học thường xuyên được đề cao như là sự tất yếu của xã hội mới

Nguồn : Hội nghị INNOTECH của SEAMEO tại Philippin 1995

§9

CÁC XU HƯỚNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÓ LIÊN QUAN VỚI GIÁO DỤC

TRONG KHU VỰC

1 Các nhân tố văn hóa và xã hội (tính chất đa dạng về văn hóa)

2 Các nhân tố kinh tế và sự công nghiệp hóa

3 Các kế hoạch dài hơi của nhiều nước, như Philippin năm 2000, tầm nhìn Malaysia năm 2020

4 Tính không tương hợp giữa nền văn hóa gia đình và những thực hành nhà trường

5 Cải cách/cải tiến về chương trình:

5.1 Cần thiết phải "cô đọng"/"nhìn xa" chương trình

5.2 Chương trình, mặt khác, phải trang bị:

a) Tầm nhìn: Căn cứ vào mục tiêu và chuẩn

b) Hướng tập trung vào những vấn đề cơ bản

c) Liên kết thể hiện ở tính liên tục, nối tiếp và tích hợp

d) Tính tương xứng và bản sắc của môn học

e) Trang bị thêm năng lực cho người học

Trang 36

6 Người học là những người "sản xuất tri thức" hơn là người "tiêu thụ tri thức" (Nhấn mạnh vào tính tự chủ, tự học, tự nghiên cứu, tính sáng tạo và sự chủ động hình thành

và phát triển quan niệm của người học, nhất là ở các bậc học trên)

7 Sự phát triển đội ngũ GV không chỉ chú trọng vào nội dung và phương pháp mà còn phải chú ý tới sự thay đổi vế thái độ và hành vi của họ

8 Thể chế hóa chất lượng giáo dục Việc sử dụng thời gian, năng lượng và tiền nong thích hợp cho quá trình giáo dục

9 Kế hoạch chiến lược giáo dục phải :

- Phát triển tiềm năng của người học

- Có chương trình tự chọn cho người học

- Chương trình các môn học được phân hóa

- Giáo dục gia đình và phát triển cộng đồng phải ánh đến trong phát triển đội ngũ GV

- Đánh giá

10 Chiến lược/ Kĩ thuật hướng dẫn nội dung nhằm tối ưu hóa quá trình học tập cùng với những phương án hướng dẫn nội dung và đánh giá chẩn đoán

11 Mối liên hệ giữa tiến bộ phát triển và sự phát triển về luân lí và đạo đức, nghĩa là

sự phát triển hoàn toàn về một con người

12 Có mảng kĩ năng sử dụng

13 Sự quản lí, đặc biệt là sự quản lí có tính chất đổi mới, phải dứt khoát dựa trên sự lãnh đạo về mặt đạo đức

14 Sự hình thành mạng lưới hay hoạt động cộng tác viên là một dạng cộng tác

15 Chú ý tới công nghệ thông tin các công nghệ đào tạo mới, các công nghệ hướng đạo

16 Chú ý tới những hệ thống dịch vụ tiên phong

Trang 37

Mười sáu xu hướng về sự phát triển giáo dục trong khu vực trong thời gian tới đã được tổng hợp Bốn xu hướng đầu giúp ta có cái nhìn vĩ mô về những yêu cầu của xã hội đối với nhà trường Từ xu hướng 5 tới 16 là đi cụ thể vào những thành tố của quá trình giáo dục :

từ HS tới GV, từ chương trình, nội dung tới kế hoạch giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục Các xu hướng nhấn mạnh bản chất nhân văn của giáo dục (như văn hóa, gia đình, xã hội, đạo đức, tính sáng tạo và tự chù của người học, ) cũng như bản chất kinh tế - kĩ thuật của nó (kĩ thuật, tự chọn, công nghệ mới, dịch vụ, )

Những xu hướng kinh tế - xã hội cũng như những xu hướng quản lí phát triển kinh tế -

xã hội có liên quan đến giáo dục tạo nên một bức tranh chung về thế giới nói chung, và khu vực nói riêng vào đầu thế kỷ 21 Việc nghiên cứu để giáo dục cụ thể là nhà trường đáp ứng các yêu cầu của xã hội Việt Nam và khu vực vào cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21 đòi hỏi phải tìm hiểu cụ thể nhà trường hiện đại ở trên thế giới, những ưu điểm và những điểm gì không phù hợp của chúng với hoàn cảnh Việt Nam

B Điểm qua nhà trường hiện đại trên thế giới

Các nhà trường hiện đại đã được nghiên cứu theo hệ thống các bậc học, cấp học Những công trình nghiên cứu dưới dạng cụ thể về một vài trường hoặc khái quát hóa toàn bộ bậc học đã bổ sung cho nhau tạo nên một cái nhìn xác thực về thực trạng của từng trường trong sự vận động chung hướng về thế kỉ 21 của các bậc học, cấp học

Một vài công trình nghiên cứu này đã được kịp thời công bố rải rác trên các tạp chí khoa học giáo dục (tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, tạp chí Phát triển giáo dục ) và được chon lọc giới thiệu trong tuyển tập "Nhà trường hiện đại trên thế giới" (KX.07.08, Hà Nội, 1995)

Nhìn chung có thể rút ra những nét sau đây thông qua các nhà trường hiện đại trên thế giới:

1 Giáo dục ngày càng được chú ý tới, coi là một trong những cái nôi quan trọng để

hình thành và phát triển nhân cách của HS / học viên… Sự học là quyền lợi và trách nhiệm

của tất cả mọi người (giáo dục cho tất cả mọi ngươi, giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời )

2 Giáo dục là một thể thống nhất giữa toàn diện và phân hóa, giữa tính đại trà và

tính cá nhân, giữa quốc gia (truyền thống và bản sắc

Trang 38

dân tộc) và quốc tế (chuẩn, những vấn đề quốc tế, ngôn ngữ và ngoại ngữ )

3 Giáo dục ngày càng có xu hướng kết hợp đông - tây Tính nhân văn được đề cao,

trong đó có truyền thống và bản sắc dân tộc, tính hòa bình, hữu nghị và quan tâm tôn trọng mọi người

4 Giáo dục và văn hóa ngày càng kết hợp với nhau trong giáo dục

5 Chất lượng giáo dục gắn liền tính hiệu quả ngày càng cao Quan niệm đó có liên quan đến tính tái sản xuất của lực lượng lao động, tính hướng nghiệp và kĩ thuật với từng

nước và từng giai đoạn cụ thể

6 Giáo dục là sáng tạo có định hướng Con người đào tạo ra không phải là chỉ đào

tạo ra những con người tuân thủ giỏi mà sự thay đổi mục tiêu và phương pháp nhằm làm cho tính sáng tạo của cá nhân được nẩy nở và phát triển

7 Giáo dục ngày càng có xu hướng gắn với cộng đồng Ngay cả những bậc học cao

cũng coi việc gắn với cộng đồng và nâng cao tính hiệu quả nhằm phục vụ cộng đồng là mục tiêu (giáo dục đại học ở các nước phát triển còng nghệ cao, giáo dục từ xa )

8 Quá trình dạy học ngày càng gắn với hoạt động của học sinh:

+ Tự chiếm lĩnh thông qua sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên

+ Tự xác định thái độ và hành vi, dẫn đến những cam kết hay tự cam kết

9 Giáo dục định hướng gắn với khoa học và công nghệ

Lấy ví dụ ở Philippin Năm 1973 Philippin đổi mới cơ bản nội dung chương trình nhằm tiếp tục nền giáo dục tiểu học, chuẩn bị cho lên học đại học và chuẩn bị đào tạo một nghề Năm 1975 chương trình được định hướng theo xu hướng nghề nghiệp hóa Nội dung giáo dục kĩ thuật - nghề nghiệp được coi là một nội dung trong giai đoạn giáo dục Trung học

Ở Indonexia cũng vậy Từ tiểu học người ta đã chú ý tới giáo dục toàn diện theo nguyên tắc Pencasila (5 nguyên tắc tối thượng - trung học cơ sở và trung học bậc cao phát triển theo nhu cầu nhân lực kĩ thuật Nội dung dạy học ở các lớp trung học bậc cao theo hướng phân hóa nền nghề nghiệp, phát triển và phổ cập việc dạy các khoa học và công nghệ trong mối quan

hệ hài hòa với giáo dục nhân văn (Khuyến cáo 5 của UNESCO) Đề đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội ở trung học cơ sở đã xuất hiện các môn học lao động kĩ thuật tự chọn (Malaysia,

Trang 39

Nhật ); hiện tượng xích lại gần nhau giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp là một xu hướng trong nhà trường, lí thuyết phát triển nguồn nhân lực đã được thấm nhuần vào trong mô hình các bậc học cua nhà trường hiện đại trên thế giới

10 Nổi bật trong các trường hiện đại ở trên thế giới là :

+ Giáo dục định hướng gắn với khoa học và công nghệ

+ Giáo dục gắn với cộng đồng

+ Cập nhật những tiến bộ khoa học và công nghệ

+ Quá trình tích hợp các môn học

+ Phương pháp dạy - học kiểu mới, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học

Sự đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với sự đổi mới nâng cao trình độ GV và thiết bị dạy học

+ Tăng cường những hoạt động ngoài giờ lên lớp

+ Đội ngũ GV được chuẩn hóa và thường xuyên đào tạo lại

+ Kích thước của lớp: số học sinh dưới 25 những diện tích lớp lại mà rộng với nhiều thiết bị dạy học cần thiết

+ Tính tự quản của các lớp học cao, thể hiện của nó ở cả hai mặt: kế hoạch chặt chẽ

và tính tự quản cao của đội ngũ GV và HS

IV VÀI NÉT CHI TIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM

1 Giáo dục và đào tạo là con đường chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách là quá trìnhtiếp thu và biến đổi tích cực

những giá trị tạo nên sức mạnh, bản chất của con người: sức mạnh bản chất đó được đối

tượng hóa và thể hiện trong nền văn hóa của xã hội Việt Nam bao gồm văn hóa nhân loại,

văn hóa dân tộc Việt Nam và văn hóa cộng đồng Việt Nam

Giáo dục và đào tạo là tổ chức hoạt động và giao lưu của chủ thể đươc giáo dục Hoạt

động đó là hoạt động đối tượng và các phương tiện văn hóa Giao lưu là sự thực hiện các

quan hệ xã hội mà thực chất cũng chính là phương tiện văn hóa cho nên một nhân cách văn hóa không thể diễn ra ngoài quá trình giáo dục và đào tạo Quá trình hình thành và phát triển

nhân cách dựa trên nguyên tắc các mối quan hệ giữa các yếu tố di truyền - môi trường (hoàn cảnh) - giáo dục (và đào tạo) - tính tích

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w