Nghiên cứu định hƣớng

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam bằng con đường giáo dục đào tạo (Trang 51 - 66)

V. THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ TRƢỜNG HIỆN ĐẠI CHO VIỆT NAM VÀO

A. Nghiên cứu định hƣớng

Đề tài KX.07.08 đã nghiên cứu :

- Chiến lƣợc mục tiêu của nhiều nƣớc trong khu vực thống qua các mục tiêu tƣơng lai (Nhật, Singapo, Austraylia, ThaiLan. Malaysia v.v ) thông qua các nhà trƣờng hiện đại trong khu vực, các xu hƣớng dự đoán

- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII; Văn kiện về giáo dục của BCHTƢ Đảng lần thứ IV tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo ...

và:

- Đề ra những luận điểm cơ bản về con ngƣời và giáo dục (phần trên). Với vị trí là một bộ phận "quốc sách hàng đầu" của xã hội, giáo dục phải nâng cao cả về nhân văn và kĩ thuật, góp phần đƣa GDP vào đầu thế kỷ 21 lên cỡ 800 USD/đầu ngƣời năm.

- Đề ra mô hình nhà trƣờng hiện đại trên cơ sở kết quả điều tra thực trạng về vai trò của nhà trƣờng trong việc hình thành và phát triển nhân cách và nghiên cứu nhà trƣờng hiện đại trên thế giới (Hoàng Đức Nhuận, Trần Khánh Đức, Võ Tấn Quang)

- Những chiến lƣợc nội dung, phƣơng pháp, giáo viên, thiết bị dạy học ... cho nhà trƣờng hiện đại vào đầu thế kỷ 21 (Ngô Hữu Dũng, Trần Quốc Đắc, Trần Bá Hoành, Trần Kiều, Hoàng Đức Nhuận ,...)

PHÁC THẢO THIẾT KẾ CÁC MÔ HÌNH NHÀ TRƢỜNG HIỆN ĐẠI (Tóm tắt)

Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phác thảo thiết kế các mô hình nhà trƣờng hiện đại là :

1. Các quan điểm về vai trò của giáo dục trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội từ nay tới năm 2020

2. Lí luận về sự hình thành và phát triển nhân cách trong giai đoạn cơ chế thị trƣờng nhiều thành phần theo hƣớng XHCN

3. Kết quả điều tra ở 10 tỉnh, thành phố thuộc các bậc học ở ba miền Bắc, Trung, Nam với 3753 phiếu và phát biểu của 135 nhà lãnh đạo và quản lí.

4. Phƣơng hƣớng phát huy vai trò của nhà trƣờng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam trong thời gian tới.

CÁC MÔ HÌNH NHÀ TRƢỜNG DỰ KIẾN GIÁO DỤC MẦM NON

* Cơ sở lý luận và thực tiễn

1. Lí luận về sự hình thành và phát triển nhân cách trong giai đoạn cơ chế thị trƣờng nhiều thành phần theo hƣớng XHCN

2. Các quan điểm về nhà trƣờng hiện đại, nhất là về GDMN

3. Trƣờng mầm non hiện đại phải bao gồm những thành tố cốt lõi của trƣờng mầm non tƣơng lai đảm bảo giáo dục với chất lƣợng cao

4. Thực tiễn về giáo dục mầm non ở trên thế giới và ở Việt Nam qua điều tra và các trƣờng tiên tiến, đặc biệt ở hai trƣờng điểm mầm non

* Những đặc trƣng

1. Trƣờng mầm non của đầu thế kỷ 21 là một loại hình cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách ban đầu.

2. Các loại hình trƣờng mầm non hiện đại trong tƣơng lai gần đều xuất phát từ các quan điểm cơ bản :

- Tôn trọng trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để thiết kế mọi hoạt động và các hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ.

- Kích thích sự tìm tòi, tạo điều kiện cho từng trẻ tham gia vào hoạt động tích cực và đa dạng để phát triển.

- GV là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn và điều khiển tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của trẻ.

- Trên cơ sở hoạt động cùng nhau, xây dựng những mối quan hệ phong phú giữa trẻ cùng độ tuổi. Thiết lập các mối quan hệ qua lại với trẻ khác độ tuổi. Kích thích những hoạt động hợp tác, chia xẻ và hòa nhập vào cộng đồng gần gũi.

3. Mô hình trƣờng Mầm Non hiện đại trƣớc hết bao gồm những thành tố cốt lõi của các mô hình trƣờng Mầm Non trong tƣơng lai. Mô hình đó phải bảo đảm hiệu quả với chất lƣợng cao của giáo dục Mầm Non; là nơi thực hiện các nội dung, phƣơng pháp, cách thức và phƣơng châm giáo dục nhằm tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển toàn diện, hài hòa tiềm năng và làm nẩy nở những năng khiếu ban đầu phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, từng cá nhân cũng nhƣ phát triển đồng loạt. Cụ thể là:

- Nội dung giáo dục: theo chƣơng trình "chơi mà học" đƣợc thể hiện từ nhà trẻ tới mẫu giáo Bé, Nhỡ, Lớn - Nội dung giáo dục mang tính toàn diện, tích hợp theo các chủ đề xuất phát từ quan điểm lấy đứa trẻ làm trung tâm, đồng tâm mở rộng, gắn bó thiên thiên và cuộc sống cộng đồng gần gũi với trẻ. Đồng thời tích hợp với các vấn đề giáo dục mang tính toàn cầu phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. Nội dung giáo

dục ở Mẫu giáo lớn còn cho trẻ làm quen thêm với một ngoại ngữ và computer, thông qua các trò chơi; các hoạt động nghệ thuật và dạy tiếng mẹ đẻ.

- Phƣơng pháp chăm sóc giáo dục

+ Hƣớng vào trẻ, đẩy mạnh cách tiếp cận cá nhân, kích thích sự tìm tòi và tự lực của trẻ. Tích hợp các con đƣờng, các hình thức giáo dục khác nhau trong giáo dục mầm non. Kích thích hoạt động hợp tác theo nhóm bạn bè, phát huy hiệu quả giáo dục thông qua các nhóm bạn bè.

+ GV không bày sẵn mà hƣớng dẫn tổ chức, giúp đỡ trẻ linh hoạt tìm ra những giải pháp, tạo ra những thói quen cơ bản.

+ Trò chơi vừa là hoạt động chủ đạo vừa là hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ trong trƣờng mầm non, mặt khác là phƣơng pháp chăm sóc và giáo dục có hiệu quả. Ở lứa tuổi này, trò chơi với thực tế thiên nhiên làm cho trẻ thấy ngay từ thuở ấu thơ, con ngƣời và thiên nhiên trong mối quan hệ khăng khít; mặt khác trò chơi với thiết bị hiện đại giúp trẻ phát triển tƣ duy nhanh chóng tiếp cận với thị trƣờng kinh tế và công nghệ tiên tiến của xã hội.

- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Tạo một môi trƣờng giáo dục toàn diện và hiện đại, ƣu tiên các trung tâm mầm non chất lƣợng cao, đặc biệt chú ý tới:

+ Có phòng ngủ và phòng học phù hợp với trẻ và yêu cầu sƣ phạm + Có cơ sở y tế

+ Có đủ không gian hoạt động vui chơi phù hợp với các lớp

+ Lớp học sân chơi đƣợc bố cục gần gũi với thiên nhiên, với mô hình gia đình tạo điều kiện cho trẻ ở các lớp (nhóm khác nhau) có thể tiếp xúc thƣờng xuyên.

+ Đồ dùng, đồ chơi và đồ dùng dạy học khác (sách truyện tranh, vở thực hành cá nhân, vở tập vẽ, viết...) phải đủ, ngoài ra nên có các mô hình hiện đại phù hợp với một xã hội công nghệ (tivi, cassette, vi tính, đàn, dụng cụ thể dục thể thao ...)

+ Phƣơng tiện thiết bị hiện đại để thông tin, học âm nhạc, học tiếng (phòng học tiếng mẹ đẻ và tiếng nƣớc ngoài, tiếp xúc với ngôn ngữ, âm nhạc thật...)

- Hình thức tổ chức

Đa dạng, thích hợp. Phác thảo mô hình giáo dục mầm non hiện đại tập trung vào mô hình "Vƣờn trẻ - trƣờng mẫu giáo hiện đại" mặt khác nêu ra 16 loại hình có thể có trong tƣơng lai, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của địa phƣơng.

- Phƣơng châm

+ Dân chủ hóa đối với trẻ và với cha mẹ, phụ huynh của trẻ coi sự hình thành và phát triển các giá trị nhân cách của trẻ là trung tâm của mọi hoạt động.

+ Xã hội hóa trong chăm sóc giáo dục: Xây dựng môi trƣờng giáo dục lấy mẫu gia đình làm chủ yếu: gia đình, nhà trẻ - mẫu giáo, xã hội (bao gồm thiên nhiên và cuộc sống).

Trong xây dựng nhà trƣờng: Nhà nƣớc và địa phƣơng, gia đình cùng làm, hƣớng tới chăm sóc giáo dục cộng đồng.

+ Truyền thống kết hợp với hiện đại. Phát huy bản sắc dân tộc (môi trƣờng giáo dục) kết hợp với phƣơng pháp chăm sóc - giáo dục mới, cơ sở vất chất thiết bị hiện đại.

- Đội ngũ giáo viên

+ Chuẩn hóa cao đẳng Sƣ phạm mẫu giáo. + Đồng bộ, có GV biết ngoại ngữ.

+ Mỗi lớp/nhóm có 2 GV: một GV trình bày và hƣớng dẫn, một GV theo dõi và phụ thêm về tổ chức.

TIỂU HỌC

* Cơ sở lý luận và thực tiễn

1. Lý luận về hình thành và phát triển nhân cách trong giai đoạn cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN.

2. Các quan điểm về nhà trƣờng hiện đại và bậc học phổ cập.

3. Mô hình trƣờng tiểu học hiện đại phải toàn diện, đồng bộ cả môn học và hoạt động và sử dụng thời gian học cả ngày trong hình thanh và phát triển nhan cách của HS tiểu học.

4. Thực tiễn về giáo dục tiểu học ở trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt qua điều tra quá trình nghiên cứu và vận dụng giáo dục tiểu học ở các trƣờng điểm toàn diện và thực tiễn phấn đấu ở trƣờng tiểu học Thăng Long và trƣờng tiểu học Bình Minh.

* Những đặc trƣng cơ bản

1. Giáo dục tiểu học thông qua nhà trƣờng tiểu học hiện đại có mục tiêu phổ cập dân trí bậc tiểu học. Bên cạnh đó là mục tiêu chuẩn bị tiềm năng cho nhân lực kĩ thuật vào đầu thế kỷ 21 và phát triển cá nhân, cái nôi để chuẩn bị đội ngũ nhân tài. Chính vì vậy bậc tiểu học là bậc học nền tảng cho lực lƣợng lao động, đậm đà bản sắc dân tộc và hóa nhập với nền giáo dục tiểu học của thế giới.

2. Mô hình nhà trƣờng tiểu học hiện đại cho đầu thế kỷ 21 từ lóp 1 tới lớp 5, phải là nhà trƣờng toàn diện, đồng bộ trong đó tất cả các bộ môn nêu trong kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục phải đƣợc thực hiện phù hợp với yêu cầu hình thành và phát triển nhân cách. Cần đặc biệt chú ý :

Dạy đủ 9 môn học, phối hợp với các hoạt động giáo dục để hình thành các kiến thức và kĩ năng cơ bản theo từng nhóm môn học, hƣớng tới tích hợp đúng mức các nội dung có nhiều liên quan. Thí điểm ứng dụng Tin học, đặc biệt ở một số nơi có đủ điều kiện

- Chuẩn bị tiềm năng về một ngoại ngữ và phát triển năng lực cá nhân qua các môn học tự chọn.

- Quán triệt tính giai đoạn của bậc học: giai đoạn bất đầu học (từ lớp 1-3), và giai đoạn học tập cơ bản (lớp 4-5).

3. Đa dạng hóa về loại hình (công lập, bán công, dân lập, lớp học gia đình, lớp học linh hoạt...) thống nhất về mục tiêu giáo dục, chƣơng trình và đánh giá.

4. Phƣơng pháp dạy học dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, tích cực hóa các hoạt động của HS. Tổ chức và hƣớng dẫn HS tự nêu vấn đề định hƣớng và giải quyết vấn đề. Sử dụng phiếu học tập phổ biến trong quá trình dạy học.

5. Phƣơng pháp giáo dục coi trọng các hoạt động giao lƣu và hợp tác; phối hợp thƣờng xuyên, chặt chẽ với gia đình và xã hội xây dựng môi trƣờng thống nhất, bƣớc đầu chuẩn bị hƣớng nghiệp cho học sinh; quan tâm tới việc giáo dục nhận thức và hành vi đúng đắn trong quan hệ với mòi trƣờng, trong thị trƣờng.

6. Cơ sở vật chất bao gồm những bộ phận mới, phòng, chỗ cho thiết bị dạy học, phòng học tiếng, phòng thực nghiệm, thực hành, phòng

học tin học (cho lớn 4 và 5), thƣ viện và phòng nghệ thuật và thể dục thể thao, không gian cho những hoạt động.

Bàn ghế nhà trƣờng hƣớng tới bàn cá nhân để dễ di chuyển khi thay đổi các hình thức và phƣơng pháp học tập.

Trang thiết bị dạy học tối thiểu cho nhà trƣờng, nhất là các thiết bị nghe nhìn, các dụng cụ phục vụ học tập trong các phòng thực hành thí nghiệm.

7. Đội ngũ giáo viên chuẩn hóa (50% đạt trình độ đại học) đủ và đồng bộ (lớp học không quá 30 - 40 học sinh). Bồi dƣỡng thƣờng xuyên và biết tiến hành theo phƣơng pháp dạy học mới.

8. Quản lí giáo dục

Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục phải đƣợc đào tạo – bồi dƣỡng có năng lực và chuẩn hóa. Hiệu trƣởng là ngƣời lãnh đạo cao nhất nhằm nâng cao chất lƣợng toàn diện, đặc biệt là cộng tác chuyên môn, trong nhà trƣờng tiểu học hiện đại.

Hiệu trƣởng:

- Có năng lực về mặt quản lí và về năng lực chuyên môn, làm cho trƣờng tiểu học là trƣờng của cộng đồng, làm nhiệm vụ phổ cập giáo dục cho khu vực.

- Là một trung tâm khoa học giáo dục của cộng đồng

- Là chủ tài khoản và thực hiện việc xây dựng nhà trƣờng theo phƣơng châm dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục.

(Đỗ Đình Hoan)(*)

TRUNG HỌC CƠ SỞ * Cơ sở lý luận và thƣc tiễn

1. Lí luận về quá trình hình thành và phát triển hệ thống giá trị nhân cách thông qua giáo dục trong cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN.

(*)

Dự báo tới 2000 - 2005 có khoảng 23-25% số trẻ ra lớp đƣợc nuôi dạy ở các vƣờn trẻ và có khoảng 40 - 42% trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt mẫu giáo lớn 5 tuổi có tới 80-85% đƣợc thu hút vào trƣờng với nhiều loại hình khác nhau.

2. Các quan điểm về nhà trƣờng hiện đại, đặc biệt về vai trò của nhà trƣờng trung học cơ sở (THCS) trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nói chung và quá trình phổ cập giáo dục THCS và chuẩn bị cho việc hình thành nhân lực kĩ thuật vào đầu thế kỉ 21.

3. Lí luận về sự tích hợp các môn học trong quá trình trang bị học vấn phổ thông và tính chất hƣớng nghiệp dạy nghề, tính hai giai đoạn ở trƣờng THCS và tính cấp thiết cải tiến phƣơng pháp theo quan điểm "đặt và giải quyết vấn đề".

4. Thực tiễn về giáo dục trung học cơ sở ở trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt là thực tiễn ở các trƣờng PTCS tiên tiến, kết quả nghiên cứu và vận dụng ở các trƣờng THCS điểm.

* Những đặc trƣng cơ bản

1. THCS tiếp nối bậc tiểu học và chuẩn bị cho trung học chuyên ban (THCB) các trƣờng chuyên nghiệp và dạy nghề. THCS chuẩn bị cho HS vào đời (mục tiêu kép), đồng thời chuẩn bị cho nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS nhằm nâng cao dân trí, chuẩn bị cho việc cung cấp nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong thời gian tới.(1).(2).

2. THCS đa dạng về loại hình (THCS toàn cấp chất lƣợng cao, THCS toàn cấp đại trà, THCS bán cấp (gđ 1) cho vùng cao vùng có khó khăn) phù hợp với yêu cầu của địa phƣơng tạo cơ hội học tập cho mọi ngƣời nhƣng thống nhất về mục tiêu, chƣơng trình và đánh giá.

3. THCS 4 năm gồm hai giai đoạn :

+ Giai đoạn 1: Lớp 6 - 7 tiếp nối tiểu học, tạo nền chung nhất về học vấn cơ sở.

+ Giai đoạn 2 : Lớp 8 - 9 hoàn thiện học vấn cơ sở để chuẩn bị cho HS học lên hoặc vào đời.

(1) Hiện nay đã có 14/53 tỉnh thành phố đã đƣợc công nhận XMC và phổ cập tiểu học. Việc triển khai THCS vào những năm tới sẽ là một thực tế cấp bách.

(2) Đang tiến hành giai đoạn chỉnh lí chƣơng trình tiểu học (sau khi đã thực nghiệm) cho trƣờng tiểu học vào đầu thế kỉ 21 và thí điểm THCB ở 174 trƣờng trong toàn quốc. Xây dựng mô hình trƣờng THCS vừa là một cái gạch nối cấp bách giữa tiểu học và THCB theo tinh thần NQ4 vừa là một việc cấp bách phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực cho đất nƣớc chuẩn bị cất cánh vào đầu thế kỉ 21.

3.1: 4 năm với 2 dòng: Văn hoá - Khoa học và kĩ thuật công nghệ được phân phối trong 3 nhóm môn:

1. Nhóm các môn Toán, Khoa học tự nhiên, Thể dục 40%

2. Nhóm các môn Xã hội nhân văn 40-50%

3. Nhóm các môn Kĩ thuật ứng dụng - Hƣớng nghiệp 10 - 20%(*) ngoài ra còn có các giờ học hoặc các môn học tự chọn chiếm khoảng 5-20% quĩ thời gian.

3.2. Tổ chức lại các môn học theo các hướng :

+ Tích hợp các nhóm môn Tiếng Việt - Văn, Sử - Địa, Lí - Hoá, Lí - Hoá - Sinh trong giai đoạn 1 hay trong cả 2 giai đoạn tùy theo đặc điểm của từng nhóm môn.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam bằng con đường giáo dục đào tạo (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)