KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam bằng con đường giáo dục đào tạo (Trang 69 - 73)

Chỉ còn 5 năm nữa là đã bƣớc vào thế kỉ 21. Trong 5 năm chuẩn bị đó, toàn thế giới nói chung và các nƣớc trong khu vực nói riêng đều ra sức tăng tốc toàn diện sự phát triển của đất nƣớc trển nền tảng hiện có, theo xu thế của thời đại về kinh tế - xã hội.

Tính theo thu nhập quốc dân/đầu ngƣời thì nƣớc có thu nhập cao nhất là Lucxembua rồi đến Thụy Sĩ, nhóm thứ hai khoảng 26.000USD -27.000 USD thu nhập quốc dân/ ngƣời - năm là Nhật Bản, Hoa Kì ... Việt Nam đứng khoảng thứ 12 từ dƣới lên trong phạm vi những nƣớc nghèo nhất thế giới, với thu nhập quốc dân năm 1995 là 240(*)

USD đầu ngƣời. Với sự phấn đấu nỗ lực năm 1995 Việt Nam đã phát triển nông nghiệp với nhiều giống mới làm thủy lợi và tăng năng suất, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn nhƣ dầu khí, điện tử, tin học, bƣu điện viễn thông, công nghiệp nhẹ... tăng 20% kim ngạch xuất khẩu. Tất cả các nƣớc đều quyết tâm, theo cách riêng của mình, hội nhập vào nền văn minh thứ ba nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mỗi ngƣời dân với một nền kinh tế xã hội ngày càng tăng trƣởng và tiến bộ. Việt Nam cũng nhận thức đƣợc rằng mặc dù là một trong những nƣớc nghèo nhất trên thế giới nhƣng với cách tiếp cận riêng, khai thác kinh nghiệm của những năm qua nhƣ truyền thống đại đoàn kết, tinh thần hiếu học, thực sự cầu thị, ... dựa trên sức mạnh của chính dân tộc mình và tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế một cách thông minh và sáng tạo,... Việt Nam sẽ nhanh chóng và mạnh mẽ triển khai sự nghiệp CNH và HĐH đất nƣớc, coi phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo là phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa cho hiện tại và tƣơng lai(1). Giáo dục và đào tạo không phải là con đƣờng duy nhất nhƣng là con đƣờng tối ƣu có định hƣớng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam thế kỷ 21. Giáo dục và đào tạo là chìa khóa để mở cửa tiến vào tƣơng lai.

(*)

Với cách tính khác (1995) là 325 USD

(1)

Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời, 1996. Phát triển mạnh Giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Trong công cuộc cải cách giáo dục và đào tạo ta luôn luôn ý thức về vai trò của nhà trƣờng hiện tại và chuẩn bị cho tƣơng lai vì nhà trƣờng vừa phục vụ kịp thời những đòi hỏi của trƣớc mắt đồng thời chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm chủ đất nƣớc mai sau. Cuộc cải cách giáo dục lần này nằm trong tình hình mới khác hẳn :

1. Sự bùng nổ về tri thức khoa học và công nghệ(2). Từ những năm 60 loài ngƣời bắt đầu một nền văn minh mới: Văn minh Tin học(3). Nền vãn minh đó sẽ nở rộ trong thế kỉ 21. Ta phải xem xét lại về mục tiêu, nội dung dạy học và phƣơng pháp tiếp cận. Có những nội dung phải thay đổi, bổ sung. Có những nội dung mới phải đƣa vào. Không chỉ nâng cao dân trí đơn thuần về mặt nhân văn mà còn phải đồng thời chú ý tới yêu cầu của xã hội về mặt kinh tế, kĩ thuật nữa. Một nền kinh tế khu vực và toàn cầu đã dẫn đến một nền học vấn đa văn hóa trong đó

(2) Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời 1993. Bài nói chuyện tại Hội nghị TƢ 4.

(3) Đặng Mộng Lân 1996 theo LBusiness Strategy, 1995 (4) và Technolosy

Forecasts, 1995 (3). Mƣời công nghệ trong thập kỷ 2000-2010. Theo nhóm 11 chuyên gia của Viện nghiên cứu Batelle (Hoa Kì). Mƣời công nghệ chiến lƣợc trong thập ki tới là :

1. Lập bản đồ gien ngƣời để nhận dạng và chẩn bệnh.

2. Các siêu vật liệu đƣợc thiết kế và chế tạo đƣợc trên máy vi tính tới mức phân tử. 3. Chế tạo các nguồn năng lƣợng lâu dài xách tay

4. Vô tuyến truyền hình số có độ nét cao 5. Vi hóa các thiết bị điện tử cá nhân

6. Tích hợp nguồn năng lƣợng, biểu cảm và bộ phận điều khiển làm hạ giá thành sử dụng. 7. Các sản phẩm và dịch vụ chống già

8. Chẩn bệnh và trị bệnh dựa trên các biểu cảm và bộ phận định vị có bộ phận chính xác cao. 9. Xe cộ dùng nhiên liệu lai (tùy thích)

văn hóa dân tộcnền triết học phương đông phải có một vị trí xứng đáng. Con ngƣời phải đƣợc nâng lên, không những tầm dân tộc trong giai đoạn mới mà còn tầm khu vực và thế giới, trong mối quan hệ mới của con ngƣời với con ngƣời, với thiên nhiên(4) và xã hội.

2. Thế giới / khu vực ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Trƣớc hết là về kinh tế, sau

nữa là văn hóa và xã hội. Trong bối cảnh phụ thuộc ấy, hợp tác, bình đẳng và hữu nghị là cứu cánh nhƣng phải có con ngƣời và sức mạnh vật chất tƣơng ứng nhƣ thế nào thì sự hợp tác mới có bình đẳng và hữu nghị, hai bên cùng có lợi. Trong sự hợp tác này nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mọi ngƣời dân, chúng ta thấy rõ phải có(5)

: Một dân cƣ đƣợc giáo dục tốt

Một nguồn nhân lực trí tuệ Một quĩ tri thức dồi dào Một cơ chế tài chính linh hoạt

Một đội ngũ các nhà doanh nghiệp và khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật tài năng

Một đội ngũ các nhà quản lí theo nguyên tắc quản lí một/ nhiều xã hội thông tin, hệ thống mạng lƣới.

v.v...

Trong xã hội thông tin và quản lí kiểu mới phải có những con ngƣời đồng thời biết kế thừa và phát triển. Con ngƣời của thế kỉ 21 phải kế thừa đƣợc truyền thống yêu nƣớc, ý chí vì tự do độc lập của cha anh, bất khuất kiên cƣờng với tinh thần đại đoàn kết của Hội nghị Diên Hồng mà đỉnh cao là thời đại Hồ Chí Minh, phải phát huy truyền thống hiếu học nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam, luôn luôn có trách nhiệm vừa hƣớng về cội nguồn, vừa hòa nhập đƣợc với cộng đồng thế giới đang hiện đại hóa hàng ngày.

3. Mô hình nhân cách của con người Việt Nam thế kỉ 21 phải được trước hết là nhà trường hình thành và xây dựng trên cơ sở tinh hoa truyền thống kết hợp với yêu cầu xã hội hiện đại vào đầu thế kỉ 21. Việt Nam phải phát triển nguồn nhân lực trí tuệ thích ứng với thị trƣờng thời mờ cửa theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

(4)

Nguyễn Văn Đạo, 1996. Bên thềm thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới. Báo Nhân dân xuân Bính Tý. Xem phần có liên quan tới: Dân số và Môi trƣờng - ngôi nhà chung của chúng ta; xã hội thông tin.

(5)

Bên cạnh các giá tri truyền thống, thì phải chú ý tới các giá trị sau(1): Có trình độ học vấn thích hợp

Có tƣ duy kinh tế

Có phƣơng pháp (tƣ duy và hoạt động) Biết tiếng nƣớc ngoài

Biết nhiều nghề thạo một việc (nghề) Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm Chấp nhận ganh đua, vƣơn tới cái tốt hơn Năng động sáng tạo

Làm thế nào để xây dựng một xã hội mới, một mô hình nhân cách phù hợp với yêu cầu của đầu thế kỉ 21? Câu hỏi đó đã đƣợc thử nghiệm và ngày càng khẳng định. Cách đây gần 100 năm (1871-72) Nhật Bản đã gửi phái đoàn Iwkura bao gồm hơn 100 ngƣời đi tham quan và học hỏi ở Mỹ và các nƣớc châu Âu về giáo dục. Sau đó, với sự quyết tâm đẩy mạnh giáo dục, Nhật Bản đã tiến lên, là một trong những nƣớc có nền giáo dục, kinh tế - xã hội hàng đầu thế giới. Tiếp sau đó, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo đã trờ thành những nƣớc rồng bay trên cơ sở thấy rõ vai trò của giáo dục, mà cụ thể là đổi mới hệ thống nhà trƣờng và chính sách giáo dục tƣơng xứng với nhiệm vụ đặt ra cho nhà trƣờng.

Chúng ta đã đƣợc thấy nhóm Mesatrends (1990) tiên đoán:

Các quốc gia vòng cung Thái Bình Dương sẽ vươn dậy giống như một Châu Mỹ trẻ trung và năng động trước đây, nhưng trên một qui mô lớn hơn nhiều. Giáo dục là mũi nhọn tranh đua của vòng cung Thái Bình Dương. Trong trật tự kinh tế mới, nước nào đầu tư nhiều nhất cho giáo dục, nước đó sẽ có sức cạnh tranh mạnh nhất".

Những năm gần đây R.R.Singh (1991), A.Toffler (1993) còn khẳng định mạnh hơn vai trò của giáo dục : "Tương lai của loài người hoàn toàn phụ thuộc vào giáo dục". Giáo dục và đào tạo ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển cá nhân và xã hội. Chính vì vậy "Giáo dục phải là hàng đầu và đóng vai trò chủ chốt trong phát triển xã hội tương lai".

Trong thời đại cách mạng Khoa học - Công nghệ hiện đại, Khoa học đã trờ thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp. Việc nhập và ứng dụng công nghệ phải đi đôi với việc giáo dục và đào rạo lực lượng Khoa học cơ bản có trình độ cao. Nhà trường phải đảm nhận trọnt trách này.

(1)

Chính vì vậy trong thiết kế nhà trƣờng tƣơng lai, những nhà chiến lƣợc phải quán triệt nội dung khoa học, nhân văn và công nghệ, và giáo dục - đào tạo phải đƣợc tiến hành có chất lƣợng và hiệu quả, thông qua đó mà xây dựng, hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu của xã hội đầu thế kỷ 21 về mặt nhân văn cũng nhƣ về mặt kinh tế.

* * *

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam bằng con đường giáo dục đào tạo (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)