1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VTiểu Luận Tìm hiểu sự tác động của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Trung học phổ

33 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 75,8 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực thực tế đó nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu sự tác động của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Trung học phổ thông” để nghiên cứu.. -Sự phát tri

Trang 1

A Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Mổi con người sinh ra và lớn lên ai cũng cần một không gian nhất định đểphục vụ cho các hoạt động sống như sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi, sản xuất…của mình Không gian đó chính là môi trường xung quanh chúng ta_nơi chứađựng toàn bộ những yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội ảnh hưởng đến đời sống vànhân cách con người

Ở mổi giai đoạn phát triển của con người thì môi trường tác động đến nhâncách thông qua những giá trị vật chất và giá trị tinh thần khác nhau Lứa tuổichịu sự tác động mạnh mẽ nhất của môi trường đến nhân cách là lứa tuổi họcsinh Trung học phổ thông Đây là giai đoạn mà các em đã phát triển tương đối

về mặt tâm lý, đang trong thời kỳ tích lũy kiến thức, tu dưỡng đạo đức để chuẩn

bị cho cuộc sống trưởng thành, phần lớn các em đã biết định hướng cho tươnglai của mình, biết làm chủ suy nghĩ và hành động của mình

Môi trường xung quanh cho các em những điều kiện tốt nhất để phát triển,

để hòa nhập và chung sống với cộng đồng, với xã hội Ngay từ khi còn bé đãbiết giao lưu với người lớn, với môi trường tự nhiên và xã hội dần dần nhâncách các em được hoàn thiện Việc quan tâm đến các em ở lứa tuổi Trung họcphổ thông là trách nhiệm không chỉ của gia đình, nhà trường mà còn của toàn xãhội

Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, rõràng nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạonhân tài, đào tạo con người có nhân cách phù hợp với xã hội mới Các em lànhững con người mới, con người của thời đại, là những chủ nhân tương lai củađất nước… vì vậy chúng ta cần tạo cho các em một môi trường tốt nhất cho các

em phát triển Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc sống hiện đại, những tácđộng tiêu cực của xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các emcũng là một điều đáng lo ngại

Xuất phát từ thực thực tế đó nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu sự tác động của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Trung học phổ thông” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về những tác động của môi trường đến sự hình thành vàphát triển nhân cách học sinh Trung học phổ thông Từ đó đề xuất một số giảipháp để tạo một môi trường tốt cho các em hoàn thiện nhân cách

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 2

Xác định cơ sở khoa học để khảo sát, đánh giá sự tác động của các yếu tốmôi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Trung học phổthông.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiển của yếu tố môi trường, đề tài đề suấtcác biện pháp góp phần vào việc hình thành nhân cách học sinh Trung học phổthông

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Học sinh Trung học phổ thông

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp tìm kiếm và tổng hợp thông tin

6 Đóng góp của đề tài

Thông qua đề tài này, các sinh viên trong ngành sư phạm có thể biết rõ hơn

về đối tượng giảng dạy trong tương lai của mình để truyền đạt kiến thức tốt vàgiúp các em phát triển

7 Kết cấu bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tài liệu tham khảo, phầnnội dung gồm có 3 chương:

-Chương 1: Cơ sở lý thuyết và lý luận

-Chương 2: Môi trường tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách họcsinh Trung học phổ thông

-Chương 3: Những đề xuất nhằm giúp học sinh Trung học phổ thông hoàn thiệnnhân cách

Trang 3

B Nội dung

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và lý luận

1.1 Nhân cách và sự phát triển nhân cách

1.1.1 Khái niệm nhân cách

-Nhân cách là toàn thể những thuộc tính đặc biệt mà một cá thể có được cóđược trong hệ thống các quan hệ xã hội, trên cơ sở hoạt động và giao lưu nhằmchiếm lĩnh các giá trị vật chất và tinh thần Những thuộc tính đó bao hàm cácthuộc tính về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất…

-Nhân cách là tổ hợp các thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lýriêng trong quan hệ hành động của từng người với thế giới tự nhiên, thế giới đồvật do loài người sáng tạo, với xã hội và bản thân

-Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từquan hệ qua lại của người đó với người khác, với tập thể, với xã hội và cả thếgiới xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại, tương lai Nó

là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con ngườitồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mổi con người, thể hiện những phẩm chất

bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc Nhà tâm lý học Xô Viết, X.L.Rubinstein cho rằng: “Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt không lập lại, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có ý thức”.

Theo Bách khoa Toàn thư Liên Xô, nhân cách được thể hiện ở hai mặt: thứnhất là con người với tư cách là chủ thể các mối quan hệ và hoạt động có ý thức,thứ hai là một hệ thống giá trị có ý nghĩa xã hội đặc trưng cho cá thể trở thànhmột nhân cách

Do cấu trúc nhân cách rất phức hợp nên một số nhà nghiên cứu giáo dụcthường nhấn mạnh đến các thuộc tính liên cá nhân (phản ánh mối quan hệ đadạng, phong phú của cá nhân với cộng đồng, xã hội) các thuộc tính nội cá nhân(phản ánh những nét tính cách tính cách riêng, độc đáo trong cuộc sống nộitâm); các thuộc tính siêu cá nhân (phản ánh những phẩm chất, năng lực sángchói có ý nghĩa xã hội, trở thành một nhân cách bất tử)

Mặt dù các quan điểm, định nghĩa trên có khác nhau, xuất phát từ mục đíchnghiên cứu riêng, nhưng nhìn chung có sự thống nhất khi xem xét nhân cách, đólà:

-Những phẩm chất và năng lực có giá trị đối với cá nhân và xã hội đượchình thành bằng hai con đường chủ yếu là hoạt động và giao lưu

-Mổi cá nhân có một nhân cách riêng bao gồm hai mặt: Mặt tự nhiên vàmặt xã hội, trong đó mặt xã hội có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, thể hiện đặc thù

về nhân cách mổi con người

Trang 4

-Nhân cách là tổng hợp những phẩm chất, năng lực không thành bất biếncủa cá nhân mà nó thường xuyên giữ gìn, bảo vệ mà còn phải rèn luyện, bồidưỡng để nhân cách ngày càng hoàn thiên hơn.

1.1.2 Khái niệm sự phát triển nhân cách

Con người sinh ra chưa có nhân cách Chính trong quá trình sống, hoạtđộng, giao lưu… mà con người tự hình thành và phát triển nhân cách của mìnhbằng con đường xã hội: Lĩnh hội các di sản văn hóa vật chất và tinh thần củaloài người

1.1.2.1 Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự phát triển được hiểu là:

-Là sự tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

-Sự phủ định cái cũ và xuất hiện cái mới

-Động lực của sự phát triển là giải quyết các mâu thuẩn bên trong của sựvật hiện tượng

1.1.2.2 Sự phát triển nhân cách khác với sự phát triển cá nhân

Sự phát triển cá nhân bao gồm các mặt phát triển sau:

-Sự phát triển về mặt thể chất: Đó là sự tăng trưởng về chiều cao, trọnglượng, cơ bắp, sự hoàn thiện các chức năng giác quan, sự phối hợp các chứcnăng vận động của cơ thể

-Sự phát triển về mặt tâm lý: Thể hiện sự biến đổi cơ bản trong quá trìnhnhận thức, xúc cảm, tình cảm, nhu cầu, ý chí…

-Sự phát triển về mặt xã hội: Thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong cácmối quan hệ với những người xung quanh, ở tính tích cực nhận thức tham giavào các hoạt động cải biến, phát triển xã hội

Sự phát triển cá nhân là quá trình cải biến toàn bộ các sức mạnh thể chất vàtinh thần, các sức mạnh bản chất con người Vì nhân cách là bộ mặt xã hội – tâm

lý của mổi người nên sự phát triển nhân cách phải được hiểu sự phát triển mặttâm lý xã hội của con người

Trong các sách giáo dục học trước đây, một số tác giả có sự hiểu biết lẫn lộngiữa sự phát triển nhân cách và sự phát triển cá nhân Nếu quan niệm như vậythì có thể hiểu khái niệm cá nhân là khái niệm nhân cách Nhưng thực tế, haikhái niệm này không phải là một

Sự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi không chỉ về lượng mà cảnhững biến đổi về chất trong mổi nhân cách Đó là quá trình nãy sinh cái mới vàhủy diệt cái cũ

Trang 5

1.1.2.3 Sự hình thành và phát triển nhân cách chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố

Nhân cách hình thành và phát triển chịu sự tác động của nhiều yếu tốnhưng giữ vai trò chủ đạo trong đó là yếu tố là yếu tố sinh thể, yếu tố môitrường, giáo dục và hoạt động cá nhân

Yếu tố sinh thể

Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằngxương, bằng thịt mà là nhân cách của một con người cụ thể sống trong một xãhội cụ thể Ngay từ lúc trẻ em ra đời, mỗi đứa trẻ đã có những đặc điểm hìnhthái – sinh lý của một con người bao gồm các đặc điểm bẩm sinh và di truyền.Những thuộc tính sinh học có ngay từ lúc đứa trẻ ra đời được gọi là những thuộctính bẩm sinh Những đặc điểm, những thuộc tính sinh học của cha, của mẹđược ghi lại trong hệ thống gen truyền lại cho con cái và được gọi là di truyền.-Yếu tố sinh thể bao gồm các đặc điểm hình thể như cấu trúc giải phẫu sinh

lý, đặc điểm cơ thể, đặc điểm của hệ thần kinh và các tư chất

Những yếu tố sinh học này có vai trò như thế nào trong sự hình thành vàphát triển nhân cách ? Theo quan điểm của tâm lý học Mácxít thì di truyền vớicác đặc điểm sinh học nêu trên không quyết định chiều hướng cũng như giới hạnphát triển của nhân cách con người Mặc dù những đặc điểm sinh học có thể ảnhhưởng mạnh đến quá trình hình thành tài năng, xúc cảm, sức khỏe thểchất, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển con người nhưng nó chỉ đóng

vai trò tạo nên tiền đề cho sự phát triển nhân cách.

Yếu tố môi trường

Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và

xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người Cóthể phân thành hai lại là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

-Nhân tố tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên_ hệ sinh thái phục vụcho các hoạt động sống của con người Hoàn cảnh địa lý, nước, không khí đấtđai, động vật, thực vật, khí hậu…

Vai trò: Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trongmột môi trường nhất định Hoàn cảnh tự nhiên vốn có sự tác động tới sự hìnhthành và phát triển nhân cách của con người, chính hoàn cảnh sống đã được inđậm dấu ấn trong tâm lý thông qua khâu trung gian là phương thức sống

-Nhân tố xã hội: Bao gồm cả một hệ thống quan hệ chính trị, kinh tế, xãhội-lịch sử, văn hóa, giáo dục được thiết lập Con người hòa nhập với xã hộithông qua nhân tố này

Vai trò: Nhân tố xã hội có có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành vàphát triển nhân cách Rõ ràng là không có sự tiếp xúc với con người thì cá nhân

Trang 6

lớn lên trong trạng thái động vật, không thể trở thành một con người, một nhâncách Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội.

Yếu tố giáo dục

Giáo dục là những tác động tự giác (có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch,

có sự chuẩn bị một lực lượng nhất định có năng lực, có phẩm chất ) của thế hệtrước đến thế hệ sau, nhằm hình thành ở thế hệ sau những phẩm chất, nhữngnăng lực,…theo yêu cầu của xã hội

Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và pháttriển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạnlịch sử nhất định

Vai trò: Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển

nhân cách, thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau nhữngkinh nghiệm xã hội - lịch sử đã được kết tinh trong các sản phẩm văn hóa vậtchất và tinh thần của nhân loại. Giáo dục có thể đem lại cho con người nhữngcái mà các yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đemlại được và nó có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối

sự hình thành và phát triển nhân cách như các yếu tố sinh thể (bẩm sinh ditruyển), yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội Giáo dục có thể bù đắp cho nhữngthiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh – di truyền không bình thường, hoàncảnh bị tai nạn hay chiến tranh gây nên, giáo dục uốn nắn những sai lệch củanhân cách về một mặt nào đó so với các chuẩn mực, do tác động tự phát của môitrường gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của xãhội. giáo dục có thể đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục có thể “hoạch địnhnhân cách trong tương lai” để tác động hình thành và phát triển phù hợp với sựphát triển của xã hội

Yếu tố hoạt động cá nhân

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người Hoạt động của con người

là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng đồng và được thựchiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định

Vì vậy, mỗi loại hoạt động có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi ở conngười những phẩm chất tâm lý nhất định Quá trình tham gia hoạt động làm chocon người hình thành những phẩm chất đó Vì thế, nhân cách của họ được hìnhthành và phát triển

Vai trò: Hoạt động của cá nhân quyết định trực tiếp đến quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách con người, thông qua quá trình đối tượng hóa vàchủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành Hoạt động

để lại những dấu ấn lên chính con người, tâm lý được hình thành và phát triển

Trang 7

trong hoạt động và bằng hoạt động Mỗi một dạng hoạt động đều đề ra cho conngười những yêu cầu nhất định, đòi hỏi con người thực hiện nó và tạo điều kiệncho con người thực hiện các yêu cầu đó nên mổi cá nhân cần rèn luyện phát huynhững tài năng của bản thân

Mối quan hệ giữa hoạt động và sự phát triển nhân cách là mối quan hệ biệnchứng Tuỳ thuộc vào tính chất và nội dung của hoạt động khác nhau, mà hoạtđộng có thể tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách ở những mức độ khácnhau Nói chung, hoạt động càng phong phú, phức tạp sẽ càng thuận lợi và tạođiều kiện cho cá nhân phát triển hơn Mặt khác, cá nhân càng phát triển thì càng

có thể tham gia vào các hoạt động phức tạp hơn

*Các nhân tố này tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách, khôngphải có giá trị song song hoặc bằng nhau hoặc đối lập nhau Vì vậy, khi xem xétmối quan hệ giữa các yếu tố thúc đẩy đến sự hình thành và phát triển nhân cáchcần phải thật sự khách quan, đúng đắn và khoa học

1.1.3 Đặc điểm phát triển nhân cách học sinh Trung học phổ thông

1.1.3.1 Sự phát triển của tự ý thức

Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. 

Sự tự ý thức của học sinh THPT được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và 

tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống Điều này khiến học sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng, cũng như tự đánh giá khả năng của mình.Giai đoạn này, học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà còn nhận thức vị trí của mình trong tương lai Xuất hiện khuynh hướng phân tích và tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập Học sinh THPT 

có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo, tìm cách đề người khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật

1.1.3.2 Sự hình thành thế giới quan

Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý học sinh Trung họcphổ thông vì các em đang có nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới Việc hìnhthành thế giới quan dựa trên cơ sở những tri thức mà học sinh được học ở trường

về 

những thói quen đạo đức, thấy được cái đẹp, cái tốt, xấu…dần dần ý thức 

Trang 8

và quy vào các hình thức, tiêu chuẩn nguyên tắc hành vi xác định theo một hệ thống hoàn chỉnh.

Học sinh THPT đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày

Những thay đổi trong vị thế xã hội, trình độ phát triển của tư duy lý luận vàhơn nữa một khối lượng tri thức lớn mang tính phương pháp luận về các quyluật của tự nhiên và xã hội mà các em tiếp thu trong nhà trường đã giúp các emthấy được mối liên hệ giữa các tri thức khác nhau, giữa các thành phần của thếgiới Nhờ đó các em bắt đầu biết liên kết các tri thức riêng lẽ lại với nhau để tạonên một biểu tượng chung về thế giới cho mình Đối với các em, biểu tượngchung về thế giới có một ý nghĩa nhân cách rất rộng, nó gắn liền với nhu cầu tìmkiếm một chỗ đứng riêng mình trong xã hội, tìm kiếm một hướng đi, một nghềnghiệp, một dự định cho cuộc sống của chính các em sau này Như vậy thế giớiquan tức là quan điểm về thế giới nói chung, về cơ sở của sự tồn tại về mối liên

hệ giữa con người với tự nhiên, về những định hướng giá trị cơ bản… được hìnhthành

1.1.3.3 Xu hướng đời và nghề nghiệp

Học sinh THPT đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội cho bản thân trong tương lai và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy Họ đã nhận thức được rằng cuộc sống trong tương lai phụ thuộc vào chỗ mình 

có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn không

1.1.3.4 Hoạt động giao tiếp

-Giao tiếp với người lớn:

Quan hệ với bạn bè và cha mẹ Tình bạn là cảm tình quan trọng nhất ở lứa tuổi THPT Ở tuổi này giao tiếp với người lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi chiếm vị trí nhớ Điều này là do các em khát khao có nhưng quan hệ bình đẳng trong cuộc sống Giai đoạn này họ đã có nhu cầu sống tự lập: 

tự lập về hành vi, tình cảm và đạo đức, giá trị Mối quan hệ với cha mẹ trong giai đoạn này trở nên phức tạp nhưng cũng dần bình đẳng hơn

-Giao tiếp trong nhóm bạn:

Ở tuổi này, quan hệ với bạn bè được mở rộng và chiếm vị trí quan trọng Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi phát triển mạnh mẽ. Tình bạn trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, học sinh giai đoạn này có khát vọng tự khám phá bản thân mình nhưng vì chưa có khả năng hiện thực hóa biểu tượng bản thân mình nên thanh niên muốn kiểm tra mình bằng cách so so sánh với người khác Chính tình bạn thân thiết giúp 

họ đối chiếu được những trải nghiệm, ước mơ…

Trang 9

-Giao tiếp với bạn khác giới:

Ở tuổi học sinh THPT đã xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt - tình yêu nam nữ Đây là trạng thái hoàn toàn mới trong đời sống tình cảm của lứa tuổi này Tuy nhiên tình cảm này chỉ mới dùng ở mức yêu đương bạn 

bè, do lứa tuổi này ít bộc lộ tình cảm của mình Nhìn chung đây là một vấn đề phức tạp nó đòi hỏi sự nghiên cứu từ nhiều phía

-Đời sống tình cảm của học sinh THPT:

Đời sống tính cảm của lứa tuổi này rất đa dạng phong phú, mang tính sâu sắc Nó gắn liền với thế giới quan, lý tưởng, nghề nghiệp…Thời kỳ này, các nhà tâm lý đã phân chia các loại người theo đặc điểm cảm xúc của họ như: loại người đa cảm, loại người lạnh lùng, loại người dề gần… chúngdần được hình thành bởi nhiều yếu tố bản thân và xã hội

1.1.3.5 Sự hình thành cái tôi cá nhân

Vị thế xã hội của lứa tuổi thanh niên nói chung và lứa tuổi Trung học phổthông nói riêng có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó Một mặt các quan hệ

xã hội của các em được mở rộng Trong các quan hệ đó người lớn kể cả thầy côgiáo và bố mẹ đều nhìn nhận các em như những người “chuẩn bị thành ngườilớn” và đòi hỏi các em có các cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình Mặtkhác, khác với học sinh lớp dưới học sinh trung học phổ thông đứng trước mộtthách thức quan trọng của cuộc sống: phải chuẩn bị lựa chọn cho mình mộthướng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sốngđộc lập trong xã hội… Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức kháchquan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi này những nhu cầu về hiểubiết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực người với người, hiểu mình và

tự khẳng định mình trong xã hội…

Bước sang giai đoạn này các chức năng tâm lý của con người cũng cónhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy Cácnghiên cứu các tâm lý học cho rằng hoạt động tư duy của thanh niên trong giaiđoạn này rất tích cực và có tính độc lập, tư duy lý luận phát triển mạnh Các em

có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề Sự phát triển mạnh của tư duy

lí luận liện quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo Nhờ khả năng khái quát, các

em có thể tự mình phát hiện ra những cái mới.Với các em điều quan trọng làcách thức giải quyết các vấn đề được đặt ra chứ không phải loại vấn đề nào đượcgiải quyết Các em có xu hướng đánh giá nhưng bạn bè thông minh và nhữngthầy cô có phương pháp dạy tích cực, tôn trọng nhũng suy nghĩ độc lập của cácbạn, phê phán sự gò ép, máy móc trong phương pháp sư phạm

Trang 10

Nhiều nhà tâm lý học nhận thấy rằng khi đánh giá các em mà chỉ nêu lênnhững đặc điểm mang tính nhất thời liên quan đến những hoàn cảnh cụ thể trongcác mối quan hệ bố mẹ hoặc thầy cô giáo, thì các em chú ý nhiều hơn đến nhữngphẩm chất nhân cách có tính bền vững như các đặc điểm trí tuệ, năng lực, tìnhcảm, ý chí, thái độ đối với lao động, quan hệ với những người khác trong xãhội… Từ chỗ nhìn nhận được những phẩm chất mang tính khái quát chung củamọi người xung quanh dần dần các em sẽ phát hiện ra thế giới nội tâm của mình.Các em cảm nhận được sự rung động của bản thân và hiểu rằng đó là “cái tôi”của mình.

Biểu tượng về “cái tôi” trong giai đoạn này thường chưa thật rõ nét Do đóđánh giá về bản thân không ổn định và có tính mâu thuẩn, nhiều khi các em cònnghi ngờ điều đó Nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng lứaphát triển mạnh ở giai đoạn này đã thực hiện một chức năng quan trọng là giúpcác em dần hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn thông qua nhữngcuộc trao đổi thông tin, trao đổi đánh giá về các hiện tượng mà các em quan tâm.Thông thường biểu hiện về cái tôi được hình thành theo hướng các thuộctính tâm lý của con người như một cá thể được nhận biết sớm hơn các thuộc tínhnhân cách Các em rất nhạy cảm với những đặc điểm của hình thức thân thể, các

em so sánh mình với người khác qua các đặc điểm bên ngoài Một hiện tượngrất thường gặp là học sinh giai đoạn này thường bắt chước thầy cô giáo mà họyêu quý hay một người mẩu lý tưởng nào đó mà họ chọn cho mình từ cách ănmặc, cử chỉ, dáng đi Trong giai đoạn phát triển tiếp theo các đặc điểm nhâncách như ý chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích sống… ngày càng ý nghĩatạo nên một hình ảnh “cái tôi” có chiều sâu, có hệ thống, chính xác và sống độnghơn

Ý thức về cái tôi rõ ràng và đầy đủ hơn đã làm cho các em có khả năng lựachọn con đường tiếp theo, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm vị trí choriêng mình trong cuộc sống chung

1.2 Môi trường tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Trung học phổ thông

1.2.1 Khái niệm môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan

hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sảnxuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên

-Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác độngcủa con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thựcvật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng

Trang 11

nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyênkhoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chấtthải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêmphong phú.

-Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó lànhững luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như:Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họtộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xãhội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nênsức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con ngườikhác với các sinh vật khác

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồmtất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộcsống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhântạo

1.2.2 Vai trò của môi trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách

 - Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội có tầmquan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tínhngười cũng không thể phát triển được Môi trường là hệ thống các hoàn cảnhbên ngoài, các điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết chohoạt động sống và phát triển của các em

 - Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trongmột môi trường nhất định Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ,phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp các

em chiếm lĩnh được các kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách củamình

 - Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sựhình thành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái

độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng vànăng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường Nói về mối quan hệnày, C.Mác đã viết : “Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực màcon người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”

Trang 12

Chương 2: Thực trạng môi trường tác động tới sự hình thành tới sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh THPT

2.1 Các yếu tố môi trường tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Trung học phổ thông

2.1.1 Gia đình tác động đến sự hình thành nhân cách học sinh Trung học phổ thông

-Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chếvăn hóa-xã hội đặc thù, một hình ảnh “xã hội thu nhỏ”, được hình thành, tồn tại

và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệnuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên

-Gia đình là tế bào của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân với xã hội là tổ ấmmang lại các giá trị hạnh phúc cho cá nhân và xã hội, “gia đình tốt thì xã hội tốt,nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn” Trong gia đình ngoài mốiquan hệ của cha mẹ với con cái còn có quan hệ giữa ông bà với con cháu vàquan hệ anh chị em

Gia đình là môi trường có tác động rất mạnh đến sự hình thành và pháttriển nhân cách của học sinh bởi nhiều lý do: quá trình hình thành và phát triểnnhân cách của học sinh THPT diễn ra phần lớn trong môi trường này, người lớntrong gia đình là mẫu hình nhân cách mà học sinh bắt chước theo ngay từ khicòn nhỏ và ngay cả khi học THPT, sự hình thành nhân cách chịu tác động mạnhvới những tình cảm con người cụ thể, thời gian hoạt động ở gia đình của họcsinh THPT dài gấp nhiều lần ở các môi trường khác vv

Trong quan hệ gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị em v.v ), học sinh THPTluôn mong muốn khẳng định cái Tôi của mình, khẳng định vai trò và vị thế củamình trong gia đình. Yếu tố tình cảm gia đình có ý nghĩa đối với học sinh giaiđoạn này, đó là quan hệ giữa cha mẹ, anh chị em, ông bà, họ hàng… và cách đối

xử của các thành viên trong gia đình với nhau

Trong gia đình, lứa tuổi THPT đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn Cha mẹ bắt đầu trao đổi với con cái ở lứa tuổi này về một 

số vấn đề quan trọng trong gia đình Học sinh lứa tuổi này bắt đầu quan tâm đến nề nếp, lối sống, sinh hoạt và điều kiện kinh tế của gia đình Đây 

là lứa tuổi vừa học tập vừa lao động

2.1.1.1 Tác động tích cực

-Ở gia đình các em được chăm sóc trên cả 2 mặt vật chất và tinh thần Giađình với khả năng cao nhất của mình là cung cấp những điều kiện tốt nhất chothể chất và trí tuệ, tạo điều kiện học tập và phát triển theo khả năng của các em

Có gia đình các em giai đoạn này sẽ phát triển ổn định về nhân cách Nếu các

em được sống trong một gia đình có điều  kiện phát triển về kinh tế, cha mẹ có

Trang 13

điều kiện và thời gian chăm sóc, yêu thương và quan tâm đến việc nuôi dạy concái thì trẻ sẽ có phẩm chất đạo đức tốt Bên cạnh điều kiện sống của gia đình,tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngọn đuốc soi sáng và giáo dục đạo đứccho con cái Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập, sống thiện, sống tốt, cólòng nhân nghĩa và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo vớiông bà cha mẹ,… thì con cái cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp củacha mẹ vì “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

-Nếu các em được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền trống văn hóa,

có tinh thần yêu quê hương đất nước, yêu con người… thì các em sớm có nhữngđức tính tốt ngay từ khi còn bé, các em đã hình thành thế giới quan tốt đẹp chomình Gia đình trí thức, bố mẹ có trình độ học vấn, có văn hoá, gia đình hoàthuận, đầm ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là nơi để các con cảm thấy thật

sự an toàn khi sống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích cực đến định hướng giátrị nhân cách của các em Các em sẽ có định hướng giá trị nhân cách đúng đắntheo sự định hướng của bố mẹ và phát triển nhân cách của mình đúng với mongmuốn của xã hội

-Cha mẹ và những thành viên trong gia đình là những người gần gũi mậtthiết thường xuyên ở bên cạnh các em, đặc biệt giai đoạn này các em cần đượcquan tâm nhiều hơn Gia đình phải đảm bảo cho các em thực hiện các quyền vànghĩa vụ của mình, đồng thời không để các em thiệt thòi, không xâm hại đến cácquyền của các em đã được pháp luật thừa nhận Bảo vệ các em là không để các

em rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tệ nạn xã hội… Bởi vậy, các em được sốngtrong gia đình đầy đủ sẽ có những điều kiện tốt cho sự hình thành và phát triểnnhân cách hơn những em mồ côi cha mẹ, không được sống trong mái ấm với cácthành viên gia đình

-Cha mẹ, anh chị em trong gia đình sẽ chia sẽ những tâm tư tình cảm,những nguyện vọng chính đáng của các em, ngăn chặn những tiêu cực có thểxảy ra cho các em Gia đình định hướng khuyên bảo cho các em đi đúng hướng,làm những việc có ích cho xã hội, gia đình và bản thân… Khi các em làm đượcnhững việc tốt hay đạt được một thành công nhỏ nào đó… bố mẹ sẽ động viên,khen thưởng; nhắc nhở, phê bình đúng mực khi các em mắc khuyết điểm; chocác em tự quyết định và làm một số công việc tự phục vụ nhu cầu của bản thân

và tăng tính tự lập cho cuộc sống sau này Được tâm sự, chia sẻ với bố mẹ nhưmột người bạn, được hướng dẫn tự phục vụ và chăm sóc bản thân thân mình các

em sẽ ý thức được trách nhiệm trong gia đình mình

-Khi các em gặp những điều khó khăn, những vấp ngã trong cuộc sống thì

đã có cha mẹ đứng sau để dìu dắt, ủng hộ những bước đi tiếp theo của các em, tưvấn cho các em những điều hay lẽ phải, những việc nên làm và không nên làm,

Trang 14

nhắc nhở các em cách chọn bạn mà chơi, mà học tập, không đòi đòi theo nhữngthói hư tật xấu của các bạn, định hướng nghề nghiệp theo khả năng và sở thíchcủa các em…

-Có thể  nói tự khẳng định bản thân trong quan hệ gia đình là một nhu cầutích cực của học sinh THPT, thể  hiện mong muốn khẳng định cái Tôi của bảnthân theo hướng thay đổi vai trò và mối quan hệ trong gia đình, các em mongmuốn được tự khẳng định bản thân mình theo hướng tự quyết định, tự chịu tráchnhiệm cho những việc làm của mình Do đó, cha mẹ và những người lớn tronggia đình nên hiểu được đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi này Cảm giácngười lớn khiến cho lứa tuổi học sinh THPT muốn được khẳng định bản thân,muốn được độc lập và không bị phụ thuộc ở một mức độ nhất định vào cha mẹ

và những người thân trong gia đình Do đó, cha mẹ và những người lớn tronggia đình cần thay đổi những quy định về sự đỡ đầu vụn vặt, sự kiểm tra quáđáng, sự chăm sóc quá tỷ mỉ, sự hướng dẫn quá mức chi tiết về mọi lĩnh vựctrong cuộc sống của các em nhằm tránh những xung đột, mâu thuẫn đáng tiếcxảy ra trong ra đình ảnh hưởng đến mối quan hệ thân thiết của cha mẹ và controng gia đình

Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khíyêu thương, đoàn kết, gắn bó, quan tâm giữa các thành viên trong gia đình Cho

dù cuộc sống còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng các bậc cha mẹ không nên bắtcác em làm những công việc quá sức, bỏ qua những xích mích nhỏ nhặt tronggia đình để cho các em cảm thấy ấm áp trong tình thương gia đình

2.1.1.2 Tác động tiêu cực

-Cuộc sống hiện đại, xã hội hiện đại, năng động đã kéo tất cả mọi ngườitrôi theo dòng chảy công việc Thời gian cha mẹ đi làm, con cái đi học, rồi đihọc thêm kể cả ngày nghỉ… Bữa cơm tối nhiều khi không có đủ các thành viêntrong gia đình, thời gian dành cho việc trò chuyện chia sẽ với các em khôngnhiều, nên các bậc cha mẹ không hiểu các em muốn gì, cần gì dẫn đến nhiềutrường hợp trẻ bị tự kỉ Sự lơi lỏng, chỉ quan tâm tới công việc của một số cha

mẹ đã dẫn đến những hậu quả xấu như: Các em dễ hư hỏng, bị cuốn vào vòngxoáy các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật…

-Hiện nay, vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng là một trong những nguyên nhânlàm ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái của các bậc cha mẹ vìđời sống vật chất góp phần chi phối đời sống tinh thần của mỗi cá nhân Trongthời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc mưu sinh kiếm sống gặp không ít khó khăn,cha mẹ lo làm kinh tế không quan tâm tới sự phát triển tâm sinh lý và các yếu tốtác động đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con em mình Nếu các

em sống trong gia đình mà cha mẹ gây cãi, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút

Trang 15

chích ma túy, cá độ, đá gà,… thì các em sẽ bị ảnh hưởng xấu đến việc hìnhthành nhân cách và đạo đức Tuy nói “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”nhưng những trường hợp con cái có những biểu hiện đạo đức tốt trong gia đìnhthiếu văn hóa hoặc vô văn hóa thì rất hiếm

-Sống trong một gia đình mà cha mẹ có  những biện pháp giáo dục thiếukhoa học như: sử dụng bạo lực để răng dạy các em, bắt các em phải làm theonhững ý muốn của mình mà không biết những điều đó con mình có thích haykhông,… Hay gia đình mà cha mẹ có những hành vi lệch chuẩn thì định hướnggiá trị nhân cách của các em cũng thiên về sự phát triển lệch lạc Thực tế  chothấy hành vi phạm tội của một số em học sinh bắt nguồn từ gia đình Do cha mẹđánh đập, chửi mắng, thiếu quan tâm, hoặc cha mẹ là những người nghiên matuý, cờ bạc, làm ăn phi pháp

- Hoặc một số gia đình có cuộc sống kinh tế đầy đủ nhưng con cái lại cónhững biểu hiện sai lệch chuẩn mực đạo đức do phụ huynh chỉ cung cấp tiềnnhưng lại không quan tâm tới việc học tập, đời sống tinh thần, giao tiếp xã hộicủa con và việc giáo dục gần như phó mặt cho nhà trường, dẫn đến tình trạngnhiều học sinh không được trang bị những kỹ năng sống tối thiểu Với thựctrạng hiện nay khi mà rất nhiều em học sinh THPT ở các thành phố lớn, thị xãhoặc một số gia đình giàu có thiếu hụt những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết,các em không biết làm bất cứ một công việc nào cho dù là những công việc tựphục vụ nhu cầu của bản thân hay những công việc nhà đơn giản mà đáng lẽ ra ởlứa tuổi này các em bắt buộc phải biết làm để chuẩn bị cho bản thân những kỹnăng sống cần thiết khi các em bước chân ra khỏi cổng trường THPT bước vàomột cuộc sống độc lập của những người trưởng thành Điều này có ảnh hưởngrất nhiều đến sự khẳng định cái Tôi độc lập của các em, đến sự hình thành vàphát triển nhân cách

-Hơn nữa, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hìnhthành nhân cách học sinh THPT Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc,quan tâm, thương yêu giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau những khó khăn trong cuộcsống luôn tạo ra một niềm tin và định hướng cho con cái phát triển Ngược lại,cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc, đỗ vỡ sẽ tạo ra một áp lực lớn

về tinh thần cho các em, làm cho các em chán nản, bi quan trong cuộc sống, dễrơi vào tệ nạn xã hội, đạo đức bị suy thoái

-Phần lớn các gia đình ở thành phố sống khép kín, ngày càng ít có sự giaotiếp giữa các gia đình trong khu dân cư Nên không tạo được sự giao tiếp vớimọi người xung quanh, đặc biệt là các em ít có cơ hội giao lưu với người lớn,các bạn cùng trang lứa nên tỉ lệ sống tự kỉ thanh niên giai đoạn này ở thành phố

là khá cao

Trang 16

2.1.2 Nhà trường tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách hoc sinh Trung học phổ thông.

Bản chất mỗi con người sinh ra là thánh thiện, là tốt Chủ tịch Hồ Chí Minhtừng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” Dovậy, bên cạnh sự giáo dục đạo đức ở gia đình, việc giáo dục đạo đức ở nhàtrường cũng rất quan trọng

Nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức chohọc sinh Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ởnhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩnhóa, đạt độ chính xác cao và có định hướng Bên cạnh đó việc truyền đạt kiếnthức thì nhà trường cũng góp phần trong việc hình thành và phát triển nhân cáchcủa học sinh

2.1.2.1 Tác động tích cực

-Trường học là nơi các em được học tập giao lưu với thầy cô và bè bạn, đây

là một môi trường lành mạnh, tốt đẹp để các em phát triển cả thể chất, tinh thần

và nhân cách Ở đây, các cá nhân được giao lưu với nhau, với tập thể lớp học,trường học… tạo điều kiện cho sự phát triển mổi cá nhân

-Nhờ được học tập và rèn luyện trong nhà trường mà các em có đượcnhững kĩ năng sống tốt, hạn chế được những tệ nạn xã hội, những tác động tiêucực của xã hội vì các em được những thầy cô giáo trong trường rèn luyện những

kỹ năng thông qua những chương trình hoạt động ngoài giờ, hay hoạt độngngoại khóa… Nhà trường còn tổ chức nhiều cuộc thi cho các em như Olympiccác môn học, các cuộc thi về an toàn giao thông, về pháp luật… để nâng caohiểu biết cho các em

-Các em có thể noi theo những tấm gương tốt của các bạn trong lớp, trongtrường để tự mình vương lên trong học tập cũng như rèn luyện Học sinh trunghọc phổ thông đã biết thần tượng cho mình những thầy giáo hay một nhân vậtnổi tiếng nào đó để phấn đấu trong cuộc sống

-Giáo viên chủ nhiệm cũng góp một vai trò không nhỏ trong việc địnhhướng sự hình thành và phát triển nhân cách các em, ngoài việc giảng dạy,hướng dẫn các em bước đi đúng con đường tương lai, giáo viên chủ nhiệm cònđóng vai trò như một người mẹ, người cha tư vấn những tâm tư, tình cảm,nguyện vọng… của các em

2.1.2.2 Tác động tiêu cực

Một số cán bộ quản lý, giáo viên và bạn bè thường có những định kiến,thiếu thiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyềnlực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáodục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không

Ngày đăng: 10/04/2015, 17:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w