Vai trò của nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam

122 588 0
Vai trò của nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ PHẠM VĂN HÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN TH.S KINH TẾ Người hướng dẫn: PGS.TS Phan Thanh Phố Hà Nội 2006 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình đổi mới nền kinh tế từ mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới tác động của Nhà nước và Luật khoa học và công nghệ được Quốc hội thông qua tháng 6 năm 2000, nước ta bước đầu đã hình thành một số thị trường như: Thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ vv Tuy nhiên, sự phát triển của các. loại thị trường này còn ở trình độ sơ khai, các yếu tố thị trường chưa được tạo lập một cách đồng bộ, nhất là thị trường công nghệ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định cần phảỉ: “Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và “Khẩn trương tổ chức thị trường khoa học và công nghệ, thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin, chuyển giao công nghệ” [16]. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khi nhấn mạnh: “Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh… .” đã chỉ rõ “phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn sản phẩm khoa học và công nghệ (trừ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách phát triển quốc phòng và an ninh) trở thành hàng hóa” [20]. Trong các loại thị trường, mỗi loại đều có tầm quan trọng nhất định, nhưng nếu gắn với sự nghiệp CNH - HĐH phát triển rút ngắn, thì như Đảng ta đã xác định “Khoa học - công nghệ là động lực”, thì thị trường công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt. Thực tiễn cho thấy vai trò của Nhà nước trong việc hình 2 thành và phát triển thị trường này ở nước ta còn khá mới và còn nhiều bất cập điều đó thể hiện trên nhiều mặt: nhận thức, cơ chế, chính sách, đầu tư vốn, nhất là vai trò nhà nước đối với việc tổ chức các bộ phận, các yếu tố cấu thành và phát triển đồng bộ TTCN. Những yếu kém, bất cập này đang cản trở sự nghiệp CNH - HĐH phát triển triển rút ngắn, xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đang trước thềm gia nhập WTO. Nó đã và đang đòi hỏi cần có lời giải thoả đáng trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay. Để góp thêm phần mình vào việc tìm ra lời giải đó, tác giả chọn đề tài: “Vai trò Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam” để nghiên cứu làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xung quanh vấn đề này, đã có một số công trình và bài báo nghiên cứu đăng tải như: - “Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”- Đề tài KX.01.07 thuộc chương trình KX.01 có mục tiêu là: Xác định các loại thị trường cơ bản và đặc trưng của chúng; thực trạng một số loại thị trường chủ yếu ở nước ta; kiến nghị các chính sách và giải pháp nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường và hoàn thiện các loại thị trường trong đó có TTCN ở nước ta. - Một số suy nghĩ bước đầu về các loại thị trường cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của TS Lê Xuân Bá, năm 2002. - Một số vấn đề phát triển đồng bộ các loại thị trường trrong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của TS Lê Đăng Doanh, năm 2002. 3 - Một số ý kiến về quy luật vận động của một số loại thị trường cơ bản trong nền kinh tế thị trường hiện đại của PGS.TS Phan Thanh Phố, năm 2002. - Một số vấn đề về hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ ở Việt Nam của PGS. TS. Nguyễn Kế Tuấn, năm 2002. - Một số ý kiến về tình hình thị trường công nghệ ở Việt Nam và hướng tới xây dựng thị trường công nghệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006 của TS Đỗ Văn Vĩnh, năm 2002. Gần đây đã có một số bài viết về vai trò của Nhà nước đối với việc hình thành và phát triển các loại thị trường trên báo và tạp chí. Tuy nhiên, các công trình khoa học đó chưa nhiều, chưa chuyên sâu, chưa trình bày một cách độc lập và có hệ thống như tác giả sẽ thực hiện trong bản luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích của luận văn: Trên cơ sở làm rõ thêm lý luận và phân tích thực trạng về hàng hóa công nghệ, TTCN và vai trò Nhà nước trong việc hình thành và phát triển TTCN, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp cơ bản để tăng cường hơn nữa vai trò Nhà nước trong việc hình thành và phát triển TTCN trong thời gian tới ở nước ta. * Nhiệm vụ của luận văn: - Luận giải những vấn đề cơ bản về hàng hóa công nghệ, TTCN và vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị truờng công nghệ ở nước ta. - Tổng quan kinh nghiệm nước ngoài về vai trò của Nhà nước đối với việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ. - Phân tích đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ, trong thời gian qua ở nước ta. 4 - Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản tiếp tục tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở nước ta trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn lấy việc luận giải vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu từ 1986, nhưng chủ yếu từ năm 1992 (được đánh dấu bởi Nghị định 35/HĐBT nay là Chính Phủ về công tác quản lý khoa học - công nghệ ban hành 28/01/1992) đến nay. Phương hướng và các giải pháp đưa ra là các giải pháp cơ bản và vĩ mô gắn với chuyên ngành kinh tế chính trị. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung được vận dụng thông qua phương pháp trừu tượng hoá, phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic. Ngoài ra còn vận dụng một số phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh nhằm tạo ra một tổng thể phương pháp cho phép tiếp cận nhanh đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. 6. Đóng góp mới và ý nghĩa của việc nghiên cứu * Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa làm rõ thêm hàng hóa công nghệ, TTCN, vai trò của Nhà nước và kinh nghiệm nước ngoài về việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở nước ta; - Đưa ra những đánh giá có căn cứ khoa học về thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở nước ta; 5 - Đề xuất có căn cứ lý luận và thực tiễn phương hướng và giải pháp cơ bản tiếp tục tăng cường vai trò Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở nước ta thời gian tới. * Ý nghĩa của việc nghiên cứu Kết quả luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoạch định phát triển khoa học - công nghệ và phát triển TTCN ở nước ta. Nó cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng những phần có liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành 3 chương, 8 tiết. Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về thị trường công nghệ và vai trò nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ. Chương 2: Thực trạng vai trò nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ thời gian qua ở nứơc ta. Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản tăng cường vai trò Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ nước ta trong thời gian tới. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÒ NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ 1.1. Hàng hoá công nghệ và thị trƣờng công nghệ 1.1.1. Hàng hoá công nghệ * Một số khái niệm cơ bản - Khoa học: Một hiện tượng của đời sống xã hội., nó vừa là hệ thống những tri thức, vừa là sự sản xuất của cải tinh thần - sản xuất những tri thức cùng hoạt động thực tiễn dựa vào tri thức đó. Mặc dù còn có thể có ý kiến khác nhau nào đó, song có thể hiểu. Khoa học là một tập hợp các tri thức của nhân loại về các phạm trù và quy luật vận động và phát triển khách quan của thế giới tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và bản thân con người. Khoa học thuộc hình thái ý thức xã hội, mà tri thức của nó được biểu hiện ở các phạm trù, định luật và quy luật về tự nhiên kỹ thuật, xã hội và bản thân con người. Khi tri thức của con người về tự nhiên kỹ thuật, xã hội và bản thân con người có sự biến đổi mới và sâu sắc hơn so với tri thức trước đó trong phạm vi rộng hoặc hẹp, được gọi là cách mạng khoa học, Người ta phân loại khoa học thành các loại sau: + Khoa học tự nhiên - kỹ thuật, nghiên cứu các quy luật tự nhiên và phương thức chinh phục và cải tạo tự nhiên kỹ thuật; + Khoa học xã hội, nghiên cứu những hiện tượng xã hội khác nhau, các phạm trù, các quy luật vận động phát triển của chúng và cả bản thân con người. 7 Xét về vai trò và tác dụng, có thể thấy khoa học bao gồm: khoa học cơ bản, thực nghiệm và khoa học ứng dụng. Chính vì thế, nên trong Điều 2 Luật Khoa học và công nghệ đã giải thích: “Khoa học là hệ thông tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” [48]. - Công nghệ: Theo nghĩa rộng không chỉ là các phương tiện, thiết bị do con người sáng tạo ra mà còn là các bí quyết biến các nguồn lực sẵn có thành sản phẩm. Ngày nay người ta thường sử dụng thuật ngữ công nghệ theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần sau đây: +Trang thiết được coi là “xương sống”, là “cốt lõi” của các hoạt động chuyển hóa của đối tượng lao động. + Kỹ năng và tay nghề, thành phần này có liên quan đến kinh nghiệm nghề nghiệp của từng người, hoặc nhóm người và nó được coi là “chìa khoá” của sản xuất. + Thông tin, có liên quan đến các bí quyết, các quy trình, các phương pháp, các dữ liệu, các bản thiết kế. + Tổ chức, thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối, quản lý, tiếp thị… có liên quan đến nhiệm vụ liên kết các thành phần nói trên và kích thích người lao động hăng hái làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các thành phần nói trên có mối quan hệ tương tác với nhau hợp thành nội dung của khái niệm công nghệ [41, tr.7]. Luật Khoa học và công nghệ, Điều 2 giải thích: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm” [48]. - Mối quan hệ và sự khác nhau giữa khoa học và công nghệ. 8 Công nghệ không phải là “lực lượng độc lập và tự trị” hay khái niệm tự nó, mà nó tuỳ thuộc trên mức độ lớn, nếu không muốn nói là sự tuỳ thuộc quyết định bởi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Ngoài vai trò của môi trường chính trị, cần phải được nhấn mạnh đến môi trường về tiềm lực khoa học công nghệ và tình hình nghiên cứu khoa học của từng quốc gia và từng thời kỳ nhất định. Tiềm lực khoa học và công nghệ được hiểu là tổng thể các nguồn lực kinh tế và tinh thần có được để phát triển khoa học và công nghệ. Cơ cấu của tiềm lực khoa học và công nghệ bao gồm lực lượng cán bộ khoa học công nghệ, nguồn tài chính và các cơ sở nghiên cứu thí nghiệm và thực nghiệm. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai. Kinh nghiệm các nước trong thời kỳ đầu của CNH - HĐH, việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai thường được coi trọng. Khoa học và công nghệ là 2 khái niệm có mối quan hệ với nhau được thể hiện thông qua họat động khoa học và công nghệ. Luật khoa học và công nghệ, điều 2 giải thích: “Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học và nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ” [48]. Không có những thành tựu trong nghiên cứu khoa học thì sẽ không có những tiến bộ trong công nghệ. Nghiên cứu khoa học mà kết quả của nó là tạo ra các sản phẩm khoa học tồn tại dưới hình thức sản phẩm công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật và trong lĩnh vực xã hội nhân văn. Ranh giới tương đối giữa khoa học và công nghệ là ở chỗ: nói khoa học là nói về ý thức xã hội, nói đến việc nghiên cứu sáng tạo tri thức, phát minh để tạo 9 ra nhưng thành tựu về công nghệ. Còn nói công nghệ là nói đến kết quả của việc nghiên cứu sáng chế phát minh, là nói đến hoạt động ứng dụng vào thực tiễn, là nói đến việc cải tạo thực tiễn đời sống kinh tế, công nghệ và xã hội ngày một tiến bộ hơn trước. Luận văn nghiên cứu công nghệ với tư cách là sản phẩm công nghệ dưới hình thái hàng hóa được dùng để giao dịch, trao đổi, mua bán trên TTCN. Toàn bộ hoạt động nói trên gắn liền với dịch vụ khoa học và công nghệ. Điều 2 của Luật Khoa học và công nghệ, giải thích: “Dịch vụ khoa học và công nghệ là các họat động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn” [48]. * Sản phẩm công nghệ là hàng hóa. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc lý giải sản phẩm công nghệ là hàng hoá bắt nguồn từ những luận cứ sau: Thứ nhất: ngành khoa học công nghệ là ngành công nghiệp quan trọng sản xuất ra sản phầm công nghệ. Thật vậy, sản phẩm công nghệ do ngành khoa học - công nghệ tạo ra thông qua việc độc lập hóa nghiên cứu và hoạt động nghiên cứu làm cơ sở tự nhiên, cùng với việc phát triển của phân công lao động xã hội hoạt động này ngày một phát triển độc lập với các ngành sản xuất vật chất khác để trở thành ngành công nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, mà sản phẩm của nó là sản phẩm công nghệ. Hơn nữa các cơ quan nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ trở thành chủ thể kinh tế kết hợp trách nhiệm và quyền lợi là cơ sở hình thành quyền sở hữu tài sản của sản phẩm công nghệ - quyền sở hữu trí tuệ. Và sau cùng là tính độc quyền của các thành quả công nghệ hay sản phẩm công nghệ là [...]... giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh và phát triển theo đúng định hướng XHCN 1.2.2 Vai trò nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ - Nhìn từ góc độ nội dung Nhà nước thực thi vai trò đối với việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ qua các nội dung sau đây: Thứ nhất: Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ Nhà. .. của nhà nước trong kinh tế thị trường 20 Phân tích vai trò Nhà nước trong điều kiện KTTT, nhất là khi phân tích những khuyết tật của cơ chế thị trường hay của “Bàn tay vô hình trong mô hình KTTT tự do cho thấy: không thể phát huy vai trò tích cực và giảm thiểu những khuyết tật của cơ chế thị trường nếu không có vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước Trong lịch sử hình thành và phát triển kinh tế thị trường, ... XHCN ở nước ta Sự chậm trễ trong việc hình thành và phát triển TTCN là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường nước ta hình thành và phát triển chậm, thiếu đồng bộ + Hình thành và phát triển TTCN, còn là sự cần thiết để thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo, phát minh những thành tựu khoa học, đến lượt nó lại là nguyên 18 nhân thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Ở các nước đang phát triển trong. .. hình thành và bảo vệ thương hiệu, từng bước xoá bỏ bao cấp và thói quen, ỷ lại vào nhà nước về việc cung ứng sản phẩm nghiên cứu khoa học trong tất cả các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần nhà nước sau cổ phần hóa 1.2 Vai trò nhà nƣớc trong việc hình thành và phát triển thị trƣờng công nghệ 1.2.1 Nhà nước và vai trò nhà. .. quyền lực của nhà nước đối với nền kinh tế thể hiện ở luật pháp Trong nền KTTT Nhà nước điều tiết và quản lý bằng một hệ thống luật, nhất là hệ thống các luật kinh tế một cách khoa học, đồng bộ và hiệu quả Ở những nước đang phát triển, trong đó có nước ta, TTCN chưa hình thành hoặc còn sơ khai, thì vai trò “bà đỡ”- vai trò tạo môi trường pháp lý của nhà nước để thị trường công nghệ sớm hình thành có... vận động của kinh tế thị trường nói chung Các loại thị trường nói chung và TTCN nói riêng là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền KTTT Do vậy, việc hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống thị trường là yêu cầu khách quan, là điều kiện tiền đề của kinh tế thị trường XHCN Thực tiễn phát triển KTTT ở Trung Quốc trong hơn 20 năm qua đã cho thấy việc hình thành và phát triển hệ thống thị trường. .. phép và hỗ trợ thành lập các công ty, văn phòng luật Hiện nay Trung Quốc có hơn 72 công ty luật và chủ yếu ở dạng hợp doanh Cải tiến và tăng cường giáo dục pháp luật Thành lập mới nhiều khoa và trường dạy pháp luật - Về thị trường công nghệ Cải cách, mở cửa và việc hình thành thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc đã thúc đẩy nhanh sự phát triển của khoa học - công nghệ Cùng với sự phát triển của các... các bên bán, bên mua và trung gian tiến hành như triển khai, chuyển giao công nghệ, tư vấn công nghệ và dịch vụ công nghệ, toàn bộ lĩnh vực và các khâu lưu thông thành quả khoa học và công nghệ - Thị trường công nghệ theo nghĩa hẹp thể hiện rõ trong khái niệm dịch vụ khoa học và công nghệ Thị trường công nghệ tuy còn có một số cách hiểu khác nhau, song có thể hiểu: Thị trường công nghệ là một phương... chia thị trường thành 2 nhóm loại cơ bản: Nhóm thị trường các yếu tố sản xuất gắn với đầu vào và thị trường hàng hóa,dịch vụ gắn với đầu ra của sản xuất - Nhóm thị trường các yếu tố sản xuất bao gồm: Thị trường tư liệu sản xuất; thị trường tài chính; thị trường sức lao động; thị trường bất động sản; thị trường công nghệ - Nhóm thị trường hàng hóa, dịch vụ, gắn với đầu ra của sản xuất dưới góc độ thị trường. .. trợ việc sản xuất (nghiên cứu phát minh) hàng hóa công nghệ + Tổ chức việc lưu thông hàng hóa công nghệ một cách khoa học và có hiệu quả + Đôn đốc, kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc tiêu dùng (sử dụng) hàng hóa công nghệ + Bảo đảm việc chuyển giao công nghệ thiết thực đúng luật pháp 1.3 Kinh nghiệm về vai trò nhà nƣớc trong việc hình thành và phát triển thị trƣờng công nghệ 1.3.1 Kinh nghiệm của . việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở nước ta; - Đưa ra những đánh giá có căn cứ khoa học về thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công. vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở nước ta trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn lấy việc luận giải vai trò của Nhà nước. thành và phát triển thị trường công nghệ nước ta trong thời gian tới. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÒ NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Ngày đăng: 09/07/2015, 15:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

  • 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phƣơng pháp nghiên cứu

  • 6. Đóng góp mới và ý nghĩa của việc nghiên cứu

  • 7. Kết cấu của luận văn

  • 1.1. Hàng hoá công nghệ và thị trƣờng công nghệ

  • 1.1.1. Hàng hoá công nghệ

  • 1.1.2. Thị trường công nghệ

  • 1.2.1. Nhà nước và vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường

  • 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

  • 1.3.2. Một số bài học chung có thể tham khảo vận dụng ở Việt Nam

  • 2.1. Thực trạng khoa học và công nghệ và thị trƣờng công nghệ nƣớc ta

  • 2.1.2. Thực trạng thị trường công nghệ

  • 2.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra

  • 2.3.1. Đánh giá chung

  • 2.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan