1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả phẫu thuật đặt dụng cụ liên gai sau (intraspine) trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng tại bệnh viện việt đức

123 911 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 5,87 MB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh lý thường gặp. Dấu hiệu lâm sàng chính là đau, hạn chế vận động vùng cột sống thắt lưng kèm theo triệu chứng chèn ép rễ thần kinh. Theo Hội cột sống Hoa Kỳ (2005) thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm 2-3% dân số, tuổi thường gặp từ 30-50, nam mắc nhiều hơn nữ [1]. Nghiên cứu của Trần Ngọc Ân, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm 11,2% số bệnh nhân vào điều trị tại khoa Cơ – Xương – Khớp Bệnh viện Bạch Mai (1991 – 2000) [2]. Ngày nay với sự hỗ trợ của công nghệ chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là chụp cộng hưởng từ, chẩn đoán xác định và đánh giá các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đã trở nên dễ dàng và chính xác. Điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được đề cập tới khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả. Phẫu thuật lấy bỏ thoát vị đĩa đệm đơn thuần, giải ép rễ thần kinh là một kỹ thuật kinh điển được thực hiện từ những năm đầu thế kỷ trước và tới ngày nay chúng ta vẫn áp dụng một cách rất hiệu quả trong điều trị. Theo Hanley và Shapiro [3] nghiên cứu trên 120 bệnh nhân được theo dõi trung bình 38 tháng với tỉ lệ TVĐĐ 7% tái phát, 14% có dấu hiệu đau thắt lưng sau mổ. Ngoài ra một nghiên cứu cơ sinh học của Alf Nachemson [4] cơ chế tăng áp lực nội đĩa và diện khớp trong thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây triệu chứng đau thắt lưng. Các nghiên cứu khác cho thấy phương pháp phẫu thuật lấy thoát vị đĩa đệm đơn thuần làm giảm chiều cao gian đĩa, giảm khả năng chịu lực của đĩa đệm do vậy làm tăng áp lực lên diện khớp do đó gây đau lưng mạn tính kéo dài, thậm chí có thể gây mất vững cột sống. 2 Để hạn chế những vấn đề trên, dụng cụ liên gai sau được chế tạo lần đầu tiên bởi Dr Fred Knowles khoảng 1960, đưa vào ứng dụng và có các thử nghiệm lâm sàng đầy đủ ở Mỹ và Châu Âu từ 1980 [5]. Các công trình nghiên cứu cho thấy, giải ép lấy thoát vị kết hợp đặt dụng cụ liên gai sau sẽ làm giảm triệu chứng đau lưng sau mổ do giảm áp lực diện khớp và đĩa đệm, hạn chế hẹp chiều cao khoang gian đĩa và lỗ liên hợp, làm chậm tốc độ thoái hóa đoạn liền kề [6]. Tại Việt Nam, dụng cụ cố định động liên gai sau đã được Bệnh viện Việt Đức đưa vào ứng dụng hỗ trợ điều trị phẫu thuật bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng từ năm 2010, việc tìm hiểu đánh giá hiệu quả điều trị của dụng cụ là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật đặt dụng cụ liên gai sau (Intraspine) trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng tại Bệnh viện Việt Đức” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng. 2. Đánh giá kết quả điều trị kết hợp lấy thoát vị với đặt dụng cụ liên gai sau (Intraspine) ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh TVĐĐ trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Trên thế giới Đau thần kinh tọa được mô tả lần đầu tiên bởi Cotunnius (1764), đến 1864 Lasegue đưa ra test chẩn đoán trong đau thần kinh tọa [7]. Những nghiên cứu về lâm sàng và mô tả triệu chứng học của đau thắt lưng đã được hoàn chỉnh bởi các nhà lâm sàng học nổi tiếng của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên đến 1934 vai trò của TVĐĐ chèn ép các rễ thần kinh gây đau thắt lưng hông được khẳng định lần đầu tiên bởi Mixter và Barr [8]. Từ đó xác định đây là nguyên nhân hàng đầu của đau dây thần kinh tọa và cùng với việc lấy bỏ đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thành công thông qua phẫu thuật cắt cung sau. Các nghiên cứu về sau được nghiên cứu sâu hơn về triệu chứng học của De Seze S, Levernieux I (1948), Hirsch C, Friberg S (1949), Spurling R G (1958), Walk L (1962), Avakian A V (1980) đã khẳng định và tập hợp các triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm thành hai hội chứng chính: hội chứng cột sống thắt lưng và hội chứng rễ thần kinh thắt lưng- cùng [9,10]. Phẫu thuật mổ mở có bề dày lịch sử khoảng 70 năm và cho tới nay vẫn là phương pháp áp dụng nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [11,12]. Năm 1976, G.Yasargil, W.Caspar [13,14] nghiên cứu và giới thiệu dụng cụ và kỹ thuật vi phẫu. Đây là cuộc cách mạng trong ngành phẫu thuật thần kinh trong đó có vi phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm. Năm 1977, G.Yasargil báo cáo 532 trường hợp phẫu thuật vi phẫu cắt đĩa đệm, các bệnh nhân này chủ yếu là các vũ công [15]. Ông nhận thấy sau phẫu thuật họ trở lại sàn diễn rất nhanh. Maroon [16] qua nghiên cứu 2500 ca phẫu thuật vi phẫu cắt đĩa đệm 4 có một vài nhận xét: đây là phẫu thuật nhanh, thời gian trung bình từ 30 phút đến 1 giờ, khoảng 90% bệnh nhân sau mổ giảm đau từ tốt đến rất tốt. Theo báo cáo của nhiều tác giả tỷ lệ biến chứng như tổn thương rễ, rách màng cứng dưới 1.5%, tỷ lệ phải mổ lại theo dõi lâu dài sau 5-10 năm là dưới 5%, tỷ lệ thành công từ 88% đến 98.5%. Maroon cho rằng đây là phương pháp có kết quả tốt hơn các phương pháp trước đây ông đã áp dụng như tiêm tinh chất đu đủ, cắt đĩa đệm qua da tự động, phẫu thuật mổ mở. Phẫu thuật nội soi được Kambin [17] phát triển và trở thành một phương pháp được nhiều phẫu thuật viên về chấn thương chỉnh hình ưa chuộng vì hệ thống nội soi trên nguyên lý của nội soi khớp. Phương pháp này cũng được một số tác giả như Anthony Yeung, Martin Knight, Sang Ho Lee, Thomas Hoogland ủng hộ [18,19]. Hiện nay, với hệ thống nội soi mới nhất cho phép lấy được cả các thoát vị đã vỡ và di rời trong ống sống, điều mà trước kia mọi người nghĩ là chỉ có mổ mở mới giải quyết được. Nhìn chung phẫu thuật nội soi đem lại nhiều ưu điểm như: thời gian nằm viện ngắn (1-2 ngày), phương pháp mổ an toàn (vì bệnh nhân tỉnh nên khi dụng cụ kích thích thần kinh sẽ thấy đau hoặc tê chân), sau mổ đau rất ít (vì tổn thương phần mềm ít nhất), bảo vệ được các thành phần phía sau của cột sống (không làm mất vững cột sống sau mổ). Nucleoplasty là một kỹ thuật ít xâm lấn nhằm làm giảm áp lực nội đĩa đệm bằng cách sử dụng công nghệ coblation. Công nghệ coblation là một quá trình không tạo ra sức nóng, có kiểm soát, sử dụng năng lượng của sóng cao tần để kích thích chất điện phân ở trong môi trường dẫn, giống như dung dịch muối, tạo ra một đám mây điện tích. Năng lượng phân tử của đám mây điện tích đủ để phá vỡ các liên kết bên trong tổ chức mô, làm cho các tổ chức mô bị phân huỷ ở nhiệt độ tương đối thấp (40-70 0 C). Kết quả là sự tiêu huỷ của phần mô cần lấy với tổn thương tổ chức xung quanh là ít nhất. Bởi vì sóng cao tần không tác động trực tiếp lên tổ chức mô trong quá trình coblation nên 5 nhiệt độ của tổ chức là giảm tối thiểu. Hầu hết nhiệt lượng này được sử dụng cho đám mây điện tích hay nói cách khác là quá trình ion hoá. Năm 2002, Cesaroni [20,21], khi nghiên cứu khoảng 800 bệnh nhân điều trị bằng sóng cao tần, theo dõi sau 4-5 năm thấy không thấy đau lại là 70% đối với cột sống thắt lưng và 85-91% đối với cột sống cổ, hầu như rất hiếm biến chứng và các biến chứng đều nhẹ như viêm đĩa đệm. 1.1.2. Tại Việt Nam Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu và báo cáo về ứng dụng các phương pháp trong chẩn đoán và điều trị TVĐĐ/CSTL. Năm 1987, Hồ Hữu Lương căn cứ vào hình khuyết lõm trên phim chụp bao rễ thần kinh 90 bệnh nhân TVĐĐ/CSTL đã chia ra 4 độ chèn ép bao rễ thần kinh tưong ứng với 4 giai đoạn trên lâm sàng. Tác giả nhận xét, chụp X quang bao rễ thần kinh cho phép chẩn đoán chính xác mức độ TVĐĐ ra sau, giúp cho chẩn đoán viêm màng nhện tủy, dị tật rộng, hẹp ống sống và các dị dạng về bao rễ thần kinh thắt lưng cùng [10]. Ngô Thanh Hồi (1995), nghiên cứu 273 bệnh nhân đau thần kinh tọa đã đề xuất 15 dấu hiệu có giá trị chẩn đoán TVĐĐ/ CSTL với độ tin cậy 95%, có thể áp dụng trong thực hành lâm sàng để chẩn đoán ở các cơ sở trước khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết [22]. Theo Trần Ngọc Ân [2,23], đau thần kinh tọa do TVĐĐ/CSTL chiếm 11.2% số bệnh nhân vào điều trị tại khoa cơ - xương - khớp Bệnh viện Bạch Mai (1991- 2000), đứng thứ hai sau viêm khớp dạng thấp. Trần Đức Thái và cộng sự (2001) [24], nghiên cứu 45 trường hợp mổ TVĐĐ/ CSTL thấy kết quả đạt tốt và khá đạt 91.12%, tỷ lệ nhiễm trùng và tái phát sau mổ thấp (2.2%). Vũ Hùng Liên, Trần Mạnh Trí [25] báo cáo 158 trường hợp phẫu thuật mổ mở thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho kết quả tốt là 64.5%, tỷ lệ thoát vị tái phát là 7/158 (4.4%) sau theo dõi 2-3 năm. 6 Vũ Hùng Liên và Bùi Quang Tuyển [26,27] báo cáo kết quả điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm thắt lưng – cùng tại khoa phẫu thuật thần kinh BV 103 cho 2303 lượt bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm với kết quả: 65.28% tốt, 24.15% khá, 9.2% vừa, 1.35% là kém. Tỷ lệ thoát vị tái phát là 1.95% (1996-2002). Nguyễn Vũ và Hà Kim Trung [28] báo cáo kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng tại Bệnh viện Việt Đức (8/1998-8/2003) với 115 BN cho kết quả: 16.5% rất tốt, 67.8% tốt, 13.9% trung bình, 1.7% xấu. Đồng Quang Sơn và Đồng Văn Hệ [29] nghiên cứu 42BN phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng – cùng tại BVĐKTW Thái Nguyên (2006- 2010) cho kết quả: 86.3% tốt, 10.3% trung bình, 3.4% xấu. 1.2. Đặc điểm giải phẫu và cơ chế bệnh sinh của bệnh TVĐĐ 1.2.1. Đặc điểm giải phẫu cột sống Cột sống được cấu tạo từ 32 - 33 đốt sống và được chia thành 5 đoạn theo chức năng, đó là đoạn cổ (7 đốt), đoạn lưng (12 đốt), đoạn thắt lưng (5 đốt), đoạn cùng (5 đốt) và đoạn cụt (3 – 4 đốt). Mỗi đốt có 3 phần chính: thân, cung sau và các mỏm. Giữa cung và thân có lỗ đốt sống, tạo nên ống tủy khi các đốt sống chồng lên nhau, trong đó chứa đựng tủy sống. Các đốt sống nằm chồng lên nhau và đệm giữa các đốt sống là các đĩa đệm gian đốt sống, riêng giữa C1-C2 và đoạn cùng cụt không có đĩa đệm [30,31,32]. 1.2.1.1. Thân đốt sống thắt lưng Cột sống thắt lưng có 5 đốt sống, với đặc điểm: - Thân đốt sống rất to và chiều ngang rộng hơn chiều trước sau. Ba đốt sống thắt lưng cuối có chiều cao ở phía trước thấp hơn phía sau nên khi nhìn từ phía bên trông như một cái chêm. 7 - Chân cung (cuống sống) to, khuyết trên của chân cung nông, khuyết dưới sâu. - Mỏm ngang dài và hẹp, mỏm gai rộng, thô, dày, hình chữ nhật đi thẳng ra sau. - Mặt khớp của mỏm khớp nhìn vào trong và về sau, mặt khớp dưới có tư thế ngược lại. Hình 1.1: Giải phẫu đốt sống thắt lưng nhìn từ trên xuống [31] Đây là đoạn cột sống đảm nhiệm chủ yếu các chức năng của cả cột sống, đó là chức năng chịu tải trọng và chức năng vận động. Các quá trình bệnh lý liên quan đến yếu tố cơ học thường hay xảy ra ở đây, do chức năng vận động bản lề, nhất là ở các đốt cuối L4, L5. 1.2.1.2. Đĩa đệm Cột sống bao gồm 24 đơn vị vận động và mỗi đơn vị bao gồm 2 thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa. Về tổng thể, nếu không tính đến cột sống cùng - cụt, đĩa đệm chiếm 1/5 chiều dài cột sống cổ, 1/5 chiều dài cột sống ngực và khoảng 1/3 chiều dài cột sống thắt lưng. 8 Đĩa đệm cột sống gồm nhiều cấu trúc sụn góp phần vào cấu trúc mềm dẻo và chịu lực của cột sống. Gồm có 3 vùng: bao xơ đĩa đệm, nhân nhày và vùng trung gian chuyển tiếp. Phần ngoài bao xơ được cung cấp bởi mạng lưới mao mạch tham gia nuôi dưỡng dây chằng và tổ chức mô mềm xung quanh. Vùng khác của đĩa đệm được nuôi dưỡng dựa trên sự thẩm thấu qua đĩa sụn tiếp [33]. Mặc dù các tế bào tương đồng như của sụn khớp, đĩa đêm vẫn có những cấu trúc và tính chất chuyển hóa riêng. Tỷ trọng tế bào của đĩa đệm thấp hơn so với của sụn khớp và đĩa đệm cho thấy quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn bất kỳ tế bào nào trong cơ thể. Đĩa đệm nằm trong khoang gian đốt bao gồm: mâm sụn, bao xơ đĩa đệm và nhân nhầy. Các đường kính của đĩa đệm bằng các đường kính của thân đốt sống tương ứng. Chiều cao của đĩa đệm tăng dần từ đoạn cổ đến đoạn cùng [34]. Hình 1.2: Cấu trúc đĩa đệm [31] Mâm sụn: là cấu trúc thuộc về thân đốt sống nhưng nó có liên quan chức năng dinh dưỡng trực tiếp với đĩa đệm. Nó đảm bảo dinh dưỡng cho khoang gian đốt nhờ lỗ sàng ở bề mặt thân đốt và lớp canxi dưới mâm sụn giúp vận chuyển phần lớn những chất liệu chuyển hóa từ khoang tủy của thân đốt sống theo kiểu khuyếch tán. Vòng sợi: gồm nhiều vòng sơ sụn đồng tâm được cấu tạo bằng những sợi sụn rất chắc và đàn hồi, đan ngoặc với nhau kiểu xoắn ốc. 1. Nhân nhầy 2. Vòng sợi 3. Mảnh sụn trong 9 Bao lấy nhân nhày tạo nên chu vi ngoài của đĩa đệm và được chia ra làm 2 vùng: vùng chứa collagen ở phía ngoài và vùng chuyển tiếp phía trong, gần với nhân nhày. Bao xơ được tập hợp bởi nhiều lớp xơ sụn đồng tâm chồng lên nhau, ở mỗi lớp, các sợi đi theo hướng xoắn ốc tạo một góc chếch khoảng 30 độ lên trên hoặc xuống dưới. Hai lớp sát nhau sẽ có góc ngược hướng nhau (tạo nên hệ thống sợi dạng lưới). Ở nửa ngoài của bao xơ, các lớp này nằm rất sát nhau, càng gần đến nhân nhày, các lớp có xu hướng thưa hơn. Lớp ngoài cùng là lớp dày và chắc nhất, cho các sợi cân hòa vào sụn tiếp, màng xương thân đốt sống, dây chằng dọc trước và sau, đây còn có tên gọi là dây chằng Sharpey [35]. Ở vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng cùng, bao xơ phần trước đĩa đệm dày hơn phần sau của đĩa đệm. Hình 1.3: Đĩa đệm gian đốt sống [35] Ở vùng viền của vòng sợi có một loại sợi đặc biệt là sợi Sharpey chạy tới những đường riềm xương để gắn với thân xương. Các bó sợi của vòng sợi tạo thành nhiều lớp, giữa các lớp có những vách ngăn được gọi là yếu tố đàn hồi. Khi có lực đè nén thì các bó này chuyển động trượt lên nhau tạo nên tính chun giãn của vòng sợi và có tác dụng hấp thu lực tác động. Nhân nhầy: là di tích của dây sống, có hình cầu hoặc bầu dục, nằm ở khoảng nối 1/3 giữa với 1/3 sau của đĩa đệm, cách mép ngoài của vòng sợi 3 - 4 mm, chiếm khoảng 40% bề mặt của đĩa đệm cắt ngang. Nhân nhày nằm ở trung tâm đĩa đêm, trong bao xơ nhưng không ở chính giữa mà hơi lệch về phía sau. Về đại thể, nhân nhày mềm, độ dẻo cao, màu 10 hơi vàng. Về mặt vi thể, nhân có cấu trúc lưới, phía ngoài là các sợi collagen, ở giữa là chất gelatin dạng sợi có đặc tính ưa nước, trong đó có chất keo glucoprotein có chứa nhiều nhóm sulphat có tác dụng hút và ngậm nước, đồng thời ngăn cản sự khuyếch tán ra ngoài. Các sợi keo dạng lượn sóng này sắp xếp theo nhiều hướng, những vùng nó liên kết với đĩa sụn tiếp thân đốt sống mới theo một góc nhất định giúp giữ cho nhân nhầy trong trạng thái ổn định tương đối. Do đó nhân nhầy có tỷ lệ nước rất cao, cao nhất lúc mới sinh (90%) và giảm dần theo tuổi, đảm bảo nhân nhầy có độ căng phồng và giãn nở rất tốt. Tuy nhiên đến năm 50 tuổi sẽ chỉ còn khoảng 70% nước [35]. Nhân nhầy giữ vai trò hấp thu chấn động theo trục thẳng đứng và di chuyển như một viên bi nửa lỏng trong các động tác gấp duỗi, nghiêng và xoay của cột sống. Khi cột sống vận động (nghiêng, cúi, ưỡn) thì nhân nhầy sẽ di chuyển dồn lệch về phía đối diện và đồng thời vòng sợi cũng chun giãn. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm cho nhân nhầy ở đoạn cột sống cổ dễ lồi ra sau Phân bố thần kinh, mạch máu đĩa đệm: rất nghèo nàn. Các sợi thần kinh cảm giác phân bố cho đĩa đệm ít, mạch máu nuôi dưỡng đĩa đệm chủ yếu ở xung quanh vòng sợi, nhân nhầy không có mạch máu. Do đó, đĩa đệm chỉ được đảm bảo cung cấp máu và nuôi dưỡng bằng hình thức khuyếch tán. Do sự nuôi dưỡng kém nên quá trình thoái hoá đĩa đệm xuất hiện sớm [34]. Nuôi dưỡng của đĩa đệm: Từ khi sinh ra cho đến khoảng 8 tuổi, đĩa đệm được nuôi dưỡng bởi một số mạch cấp máu cho cả đĩa sụn tiếp cũng như bao xơ. Ở độ tuổi cao hơn, sự nuôi dưỡng hoàn toàn dựa vào quá trình thẩm thấu. Có hai cách, 1/thẩm thấu từ thân đốt sống qua đĩa sụn tiếp vào đĩa đệm và ngược lại, 2/thẩm thấu từ bao xơ (nhờ một số mạch máu đến bao xơ) vào đĩa đệm [30]. [...]... lấy thoát vị với đặt dụng cụ cố định cột sống trong mổ Trong phẫu thuật cột sống vùng thắt lưng liên quan đến sử dụng kết hợp dụng cụ kết hợp có thể được chia thành 2 phần: dụng cụ cố định và dụng cụ bảo quản chuyển động Các dụng cụ bảo quản chuyển động được chia ra 4 loại: Thay đĩa nhân tạo, thay nhân nhày nhân tạo, dụng cụ cố định động phía sau và thay diện khớp nhân tạo Hệ thống cố định động phía sau. .. bệnh nhân điều trị bằng sóng cao tần, theo dõi 4-5 năm không thấy đau lại là 85-91%, hầu như rất ít biến chứng 1.4.2.2 Phẫu thuật lấy thoát vị kết hợp dụng cụ Trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đa phần chỉ lấy đĩa đệm đơn thuần, tuy nhiên trong những trường hợp thoát vị đĩa đệm lớn khi ta lấy nhân thoát vị thường làm mất vững gian đĩa sau mổ, gây đau lưng sau mổ Trong những trường hợp đó ta thường kết. .. mở mới giải quyết được Tại Việt Nam, từ 2 năm nay Bệnh viện Việt Đức đã triển khai phẫu thuật nội soi trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Đây là một phẫu thuật mới áp dụng ở Việt Nam, là nhu cầu của rất nhiều bệnh nhân Nhìn chung phẫu thuật nội soi đem lại nhiều ưu điểm như: thời gian nằm viện ngắn (1-2 ngày), phương pháp mổ an toàn (vì bệnh nhân tỉnh nên khi dụng cụ chạm hoặc cạnh tổ... Lỗ liên hợp \ Hình 1.7: Phân vùng giải phẫu của ống sống [35] Ống sống chạy theo trục của cột sống, được tạo bởi sự liên tiếp các lỗ đốt sống thắt lưng và dây chằng Ống sống thắt lưng được giới hạn ở phía trước bởi bờ sau thân đốt sống, đĩa đệm và dây chằng dọc sau; giới hạn phía sau bởi dây chằng vàng và cung sau; giới hạn bên là các cuống sống, mỏm 18 khớp và lỗ liên hợp Trong ống sống có tủy sống, ... của điều trị nội khoa Sau thời gian cấp tính, cần thiết phải tiến hành thể dục điều trị Mục đích của các bài tập là cải thiện chức năng của các khối cơ giữ tư thế cho cột sống thắt lưng, hạn chế chống biến dạng cột sống, chống teo cơ và phục hồi sự dẫn truyền thần kinh ở chi dưới 1.4.2 Phẫu thuật Có 2 phương pháp phổ biến trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là lấy nhân thoát vị đơn thuần và lấy thoát vị. .. giản nhưng không thể thiếu đối với các bệnh nhân muốn khám cột sống vùng thắt lưng Trên phim chụp cột sống thẳng nghiêng có thể đánh giá được các bất thường bẩm sinh của cột sống như dị dạng cột sống, thoái hoá cột sống thắt lưng, dính thân đốt sống hay gai đôi Phát hiện các thoái hóa đốt sống như mỏ xương, gai xương, hay vôi hóa chằng dọc trước do thoái hoá cột sống dễ dàng được xác định trên các phim... Mổ lối sau: 33 Đây là phương pháp mổ mở phổ biến nhất, sau khi bóc tách khối cơ cạnh sống, một phần cung sau được cắt bỏ, dây chằng vàng được lấy đi để tiếp cận vị trí thoát vị đĩa đệm để giải phóng chèn ép Hình 1.15 Phẫu thuật lấy nhân thoát vị [12]  Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm vi phẫu (Microdiscectomy) Năm 1965 Gazi Yazasrgil [15] nghiên cứu và giới thiệu dụng cụ và kỹ thuật vi phẫu, trong đó... Từ 1994, sử dụng hệ thống ống nong trong phẫu thuật ít xâm lấn với kính vi phẫu cắt đĩa đệm: Tiếp cận thoát vị đĩa đệm giống như phẫu thuật mổ mở song ít tàn phá cấu trúc giải phẫu hơn giúp rút ngắn thời gian phục hồi Năm 1998, Smith và Folley [11] đã giới thiệu kỹ thuật MED và thực hiện 100 bệnh nhân với tỷ lệ thành công khá cao  Phẫu thuật nội soi điều trị TVĐĐ: Việc sử dụng nội soi cột sống bắt đầu... gặp trong 15% các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm X quang thường quy có thể không giúp nhiều trong chẩn đoán nhưng là phương tiện không thể thiếu trước khi chúng ta tiến hành phẫu thuật cũng như đánh giá cột sống có mất vững không 1.3.2.2 Phương pháp chụp bao rễ cản quang vùng thắt lưng Là đưa 8-10ml thuốc cản quang Omnipaque hay Iopamiron vào ống sống thắt lưng bằng cách chọc kim vào ống sống thắt lưng, sau. .. gây bệnh cảnh lâm sàng chèn ép rễ và tủy phối hợp - Thoát vị lỗ ghép (thoát vị bên): Chủ yếu chèn ép rễ thần kinh, gây bệnh cảnh chèn ép rễ Cách phân loại này có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán và điều trị phẫu thuật 30 1.3.3.3 Phân theo tầng đĩa đệm và cuống sống - TVĐĐ ngang đĩa - TVĐĐ ngang cuống - TVĐĐ dưới cuống Hình 1.13 Phân tầng TVĐĐ 1.3.3.4 Phân loại theo vị trí - Thoát vị đĩa đệm ra sau - Thoát . liền kề [6]. Tại Việt Nam, dụng cụ cố định động liên gai sau đã được Bệnh viện Việt Đức đưa vào ứng dụng hỗ trợ điều trị phẫu thuật bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng từ năm. thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng tại Bệnh viện Việt Đức nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng. 2. Đánh giá kết. giá kết quả điều trị kết hợp lấy thoát vị với đặt dụng cụ liên gai sau (Intraspine) ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh TVĐĐ

Ngày đăng: 23/08/2015, 00:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w