KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm chung 1. Giới tính
Các tác giả trong nước và thế giới hầu hết đều có cùng nhận định, bệnh chủ yếu gặp ở cả hai giới là như nhau. Nguyễn Văn Thạch và cs (2011) nghiên cứu 122 bệnh nhân phẫu thuật thoát vị bằng mổ mở thu được 51(41.8%) nam và 71(52.2%) nữ [82], Nguyễn Vũ (2004) nghiên cứu 115 BN mổ mở lấy nhân thoát vị thu được 59.1% nam và 40.9% nữ [28], Đồng Quang Sơn, Đồng Văn Hệ (2011) nghiên cứu 42 bệnh nhân có kết quả 52.4% nam và 47.6% nữ [29]. Weinstein (2006) trong một nghiên cứu đa trung tâm trên 501 BN được 59% nam và 41% nữ [83]. Trong nghiên cứu của chúng tôi nam chiếm 58.7% và nữ chiếm 41.3%. Tỷ lệ gặp ở nam cao hơn nữ có thể do tại Việt Nam nam giới vẫn là lao động chính trong gia đình, thứ hai tâm lý BN khi đi khám bệnh đặc biệt là phụ nữ vẫn còn e dè trong việc can thiệp phẫu thuật nên họ có thể chọn các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên sự khác biệt của nam và nữ là không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).
4.1.2. Tuổi
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là:
39.8 ± 11.81, hay gặp nhất trong nhóm tuổi 30 - 40 chiếm 37%, tuổi thấp nhất là 17, cao nhất là 78. Nghiên cứu của các tác giả khác như Weinstein (2008) có tuổi trung bình là 41.7 ± 11.8 [83], Mahmood (2012) nghiên cứu 2026 BN phẫu thuật thoát vị đĩa đệm trong 30 năm tại một bệnh viện Iran có tuổi trung
bình là 42.7±14.45. Tại Việt Nam theo Nguyễn Văn Thạch tuổi trung bình là 43.6±11.09, Đồng Văn Hệ (2011): 40.3, Nguyễn Vũ (2004): 40.8 [26,27,81].
Tuổi hay gặp trong nghiên cứu của chúng tôi làtrong độ tuổi lao động, kết quả này cũng tương tự nghiên cứu củacác tác giả khác trong và ngoài nước. Đó là do theo Rothman từ độ tuổi 20 của đời người trở đi có sự tắc nghẽn các mạch máu tới nuôi nhân nhày đĩa đệm. Sự thoái hóa tiến triển dần đến tuổi trung niên làm cho các vòng xơ rách ngày một lớn, trong khi cơ thể con người đang ở giai đoạn hoạt động thể lực. Dưới tác động liên tục của các sang chấn gây nên thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm cũng ít gặp ở người già do quá trình thoái hóa đĩa, nhân nhày mất nước làm giảm dịch chuyển. Tuổi cao thường gặp các bệnh lý do hẹp ống sống gây nên.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình theo giới của nữ là 44.6 ± 9.81 cao hơn so với của nam là 36.4 ± 12.09 tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với t=-2.434 bậc tự do 44, p=0.19>0.05.
Bảng 4.1:Phân loại giới tính theo độ tuổi
Nam Nữ
< 20 1(2,2%) 0
20 – 30 6(13%) 2(4,3%)
30 – 40 13(28,3%) 4(8,7%)
40 - 50 5(10,9%) 5(10,9%)
50 – 60 1(2,2%) 8(17,4%)
>60 1(2,2%) 0
Tổng 27(58,7%) 19(41,3%)
Phân loại tuôỉ theo giới nhận thấy có sự khác biệt, xu thế nam giới mắc thoát vị trẻ hơn nữ. Nam giới mắc bệnh sớm hơn do phải lao động sớm hơn
nữ, khả năng chịu đựng của nữ tốt hơn nam và tâm lý e ngại can thiệp phẫu thuật của nữ tại Việt Nam.
4.1.3. Chỉ số khối cơ thể BMI
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chủ yếu có chỉ số khối cơ thể mức trung bình, tỷ lệ béo phì chỉ 02 BN chiếm 4,4%.
Bảng 4.2: Phân loại tuổi theo BMI
Thiếu cân Bình thường Thừa cân Béo phì
<20
0 1
(2,2%) 0 0
20-30 2
(4,3%)
6
(13%) 0 0
30-40 3
(6,5%)
11 (24%)
3
(6,5%) 0
40-50
0 8
(17,4%)
1 (2,2%)
1 (2,2%)
50-60 1
(2,2%)
6 (13%)
1 (2,2%)
1 (2,2%)
>60
0 0 1
(2,2%) 0
Tổng 6
(13%)
32 (69,6%)
6 (13%)
2 (4,4%) Bệnh nhân thừa cân và béo phì có xu hướng gặp ở người nhiều tuổi
Bảng 4.3: Phân loại BMI theo giới
Nam Nữ
Thiếu cân 3
(6,5%)
3 (6,5%0
Bình thường 19 13
(41,3%) (28,3%)
Thừa cân 4
(8,7%)
2 (4,3%)
Béo phì 1
(2,2%)
1 (2,2%) Chỉ số BMI là như nhau ở cả nam và nữ
4.1.4. Nghề nghiệp
Nhằm tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới sự khởi phát của bệnh có liên quan tới nghề nghiệp, chúng tôi xếp nghề nghiệp thành hai nhóm gọi chung là lao động nặng và lao động nhẹ. Các nghề được gọi là lao động nặng gồm nông dân, công nhân, lái xe, buôn bán (phải gánh, mang vác nặng, đội hàng nhiều). Các nghề được gọi là lao động nhẹ gồm: giáo viên, nhân viên hành chính văn phòng, thợ may, nội trợ…
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm lao động nặng chiếm 52.2%
không khác biệt so với nhóm lao động nhẹ 47.8%. Kết quả của chúng tôi khác so với Ngô Thanh Hồi (1995) lao động nặng chiếm 76.8%[22], Trần Đức Thái (2002): 64.4% [24], Nguyễn Mai Hương (2001): 61.7% [50]. Sự khác biệt giữa 2 nhóm lao động nặng và lao động nhẹ trong nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê p>0.05.
Bảng 4.4: Phân loại nghề theo giới
Nam Nữ
Lao động nặng 15(32,6%) 9(19,6%)
Lao động nhẹ 12(26,1%) 10(21,7%)
Tổng 27(58,7%) 19(41,3%)
Nam giới gặp trong lao động nặng nhiều hơn nữ, không khác trong lao động nhẹ. Đây cũng là phân bố chung trong lao động của người Việt
4.1.5. Tiền sử và điều trị nội khoa
Trong nghiên cứu chúng tôi thấy các bệnh nhân đến với chúng tôi thời gian từ lúc khởi bệnh trên 6 tháng chiếm 50%. Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị nội khoa trước mổ, tuy nhiên việc điều trị của bệnh nhân bao gồm cả tự đi mua thuốc điều trị tại nhà.
Kết quả của chúng tôi cho thấy không có bệnh nhân nào TVĐĐ sau chấn thương. Hoàn cảnh xảy ra TVĐĐ thường đột ngột chiếm 76.1%, tỷ lệ này tương tự của Nguyễn Văn Thông (1993): 75%. Vận động đột ngột có thể do mang vác vật nặng, vận động sai tư thế…
4.2. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh