KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh 1 Triệu chứng lâm sàng
- Hội chứng cột sống:
100% BN nhóm nghiên cứu đau cột sống thắt lưng, đau có tính chất cơ học, đau tăng lên khi đi lại, vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
Biến dạng cột sống gặp trong 34.8% BN, thấp hơn Bùi Quang Tuyển 77.2% cho thấy mức độ thoát vị không tương quan với mức độ nghiêng của tư thế chống đau
Hạn chế động tác gặp trong 89.1% BN, đặc biệt khả năng nghiêng về bên ngược với bên đau và khả năng cúi
- Hội chứng rễ
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 BN chỉ đau lưng, không có biểu hiện chèn ép rễ. Trong số các BN chèn ép rễ: đau 1 chân chiếm 69.6%, đau 2 chân chiếm 30.4%. Kết quả khác so với Mahmood (2012) đau 1 chân chiếm 85.2%, đau 2 chân chiếm 14.8%.
Nghiệm pháp Lasegure (+) của Hồ Hữu Lương là 96.7% [10], của Nguyễn Văn Chương (2009) là 100%, Weinstein (2008) là 75.4% [82], Mahmood (2012) là 73.9%, của chúng tôi trong nghiên cứu là 91.3%.
Đánh giá trên BN sau mổ Lasegue (+) gặp 7BN chiếm tỷ lệ 15,2%.
Điều này được giải thích phù rễ thần kinh sau mổ do khi ta vén rễ lấy TV làm kích thích rễ thần kinh. Khám lại gặp 01BN Lasegue (+), chụp lại MRI không thấy TV tái phát, BN được tê chọn lọc cho kết quả tốt.
4.2.2. Chẩn đoán hình ảnh
4.2.2.1. X-quang - Mất vững gian đĩa
Kết quả khám lại thu được không có BN nào mất vững gian đĩa.
Nghiên cứu của Amrithlal A Mascarenhas [84] năm 2009 trên 83BN sau mổ lấy nhõn thoỏt vị được theo dừi 5 năm thu được 10BN cú biểu hiện mất vững trên lâm sàng. Chụp XQ kiểm tra có 6BN (7,2%) mất vững trên hình ảnh.
Dụng cụ liên gai sau làm hạn chế mất vững cột sống sau mổ lấy nhân thoát vị.
- Kích thước lỗ liên hợp
Đo chiều cao lỗ liên hợp sau mổ và khám lại được X (sm) = 21.4±2.66, X (kl) = 21.3±2.63. Sử dụng thuật toán T-test độc lập cho thay đổi chiều cao LLH trước mổ và sau mổ được t = -3.7, p = 0.001. Sự thay đổi
chiều cao LLH trước mổ và sau mổ có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Sử dụng thuật toán T-test độc lập cho thay đổi chiều cao LLH khám lại và sau mổ được t = 1.6, p = 0.11. Sự thay đổi chiều cao LLH khám lại và sau mổ không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.
Đo chiều ngang lỗ liên hợp sau mổ và khám lại được X (sm) = 9.6±1.88, X (kl) = 9.6±1.85. Sử dụng thuật toán T-test độc lập cho thay đổi chiều ngang LLH trước mổ và sau mổ được t = -3.4, p = 0.002. Sự thay đổi chiều ngang LLH trước mổ và sau mổ có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Sử dụng thuật toán T-test độc lập cho thay đổi chiều ngang LLH khám lại và sau mổ được t = 1.1, p = 0.261. Sự thay đổi chiều ngang LLH khám lại và sau mổ không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.
- Chiều cao trung bình đĩa đệm
Qua nghiên cứu trên phim XQ quy ước trước mổ và sau mổ 46BN chúng tôi thu được chiều cao trung bình đĩa đệm trước mổ 16,1 ± 3,43 (mm), chiều cao trung bình đĩa đệm sau mổ là 15,8 ± 3,09 (mm). Trên XQ của 41BN khám lại được chiều cao trung bình đĩa đệm khám lại 16,1 ± 2,83.
Sử dụng T-test nhận thấy không có sự khác biệt về chiều cao trung bình đĩa đệm tại 3 thời điểm là trước mổ, sau mổ và khi khám lại.
- Góc ưỡn CSTL
Trên XQ quy ước 46BN chúng tôi thu được góc ưỡn CSTL trước mổ 25,6º ± 4,47, góc ưỡn CSTL sau mổ đo được 34,1º ± 8,34. Sự thay đổi trước và sau mổ khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0.05.
Trên XQ quy ước 41BN khám lại chúng tôi đo được góc ưỡn CSTL sau mổ 36,1º ± 7,45. So sánh với kết quả sau mổ thấy không khác biệt.
Các kết quả đo góc ưỡn CSTL sau mổ và khi khám lại ta thấy đều trong giới hạn bình thường của CSTL (34-45º). Kết quả thu được trước mổ thấy nhỏ hơn bình thường do BN vào viện trong tình trạng đau lưng, thường có xu thế cúi chống đau làm cho góc ưỡn CSTL giảm.
Dụng cụ liên gai sau không làm thay đổi đường cong sinh lý của CSTL.
4.2.2.2. MRI
Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán TVĐĐ hiện nay và đang được áp dụng ngày càng rộng rãi vào việc chẩn đoán sớm TVĐĐ
- Vị trí TVĐĐ
Có 05 BN thoát vị đĩa đệm 2 tầng L45 và L5S1 chiếm tỷ lệ 10,9%, những trường hợp này bệnh nhân được giải ép hai tầng đặt miếng ghép silicon tầng L45. Đây là do gai sau S1 ngắn và xuôi nên việc đặt miếng ghép vào tầng L5S1 tăng nguy cơ trật miếng ghép.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi nếu gai sau S1 dài vẫn có thể đặt miếng ghép silicon vào tầng L5S1.
- Thể TVĐĐ
Kết quả nghiên cứu trên 46BN chúng tôi nhận thấy TVĐĐ hay gặp là thể trung tâm và cạnh bên chiếm 97.8%, chỉ có 1 trường hợp TVĐĐ lỗ liên hợp. Kết quả này có khác Trần Trung[51] năm 2006 nghiên cứu hình ảnh CHT 151 trường hợp TVĐĐ nhóm can thiệp phẫu thuật được 121BN TVĐĐ thể trung tâm và cạnh bên, 30BN chiếm 19,9% TVĐĐ lỗ liên hợp.
- Độ TVĐĐ
98.1% là TVĐĐ thể lồi và thoát vị, chỉ gặp 01 trường hợp TVĐĐ thể di trú. Theo nghiên cứu Trần Trung [51] trong 151BN được can thiệp phẫu thuật thể di trú thu được 13BN chiếm 8,6%.
- Độ thoái hóa đĩa đệm
Đĩa đệm tầng thoát vị thường gặp thoái hóa đĩa đệm độ 3 và 4 chiếm 78.3%, chỉ có 01 trường hợp thoái hóa đĩa độ 5. Điều này phù hợp với độ tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu là trong độ tuổ lao động còn trẻ.
Đối với các đĩa đệm liền kề, thoái hóa đĩa đệm từ độ 2 trở nên chiếm đến 63%. Điều này cho thấy nguy cơ TVĐĐ tái phát ở các tầng lân cận là tương đối cao.
- Thoái hóa diện khớp
Nghiên cứu độ thoái hóa diện khớp trên MRI chúng tôi thu được 67.4%
khớp tầng thoát vị có độ thoái hóa độ 2 trở nên. Điều này chứng tỏ có sự ảnh hưởng của đau lưng do tác động lên diện khớp tại các BN thoát vị đĩa đệm.
- MRI bệnh nhân khám lại
Chụp MRI BN khám lại chúng tôi thu được độ thoái hóa đĩa đệm liền kề X = 2.3±1.2.Sử dụng T-test được t =2.343, p = 0.24. Có sự thay đổi thoái hóa đĩa đệm liền kề sau mổ nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.
4.3. Kết quả phẫu thuật