Kết quả phẫu thuật 1. Thời gian mổ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật đặt dụng cụ liên gai sau (intraspine) trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng tại bệnh viện việt đức (Trang 77 - 82)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả phẫu thuật 1. Thời gian mổ

Thời gian ca mổ trung bình 68,6 ± 20,38 phút, nhanh nhất là 35 phút, lâu nhất là 130 phút, theo Weinstien (2008) thời gian mổ trung bình là 79.1

phút. Kết quả này không khác biệt so với mổ mở lấy nhân thoát vị đơn thuần. Điều này chứng tỏ việc đặt dụng cụ Intraspine không ảnh hưởng đến thời gian mổ.

4.3.2. Kích thước dụng cụ

86% BN đặt dụng cụ Intraspine kích thước nhỏ số 8 và số 10, điều này phù hợp với cơ thể nhỏ bé của người Việt.

Tùy trường hợp BN cụ thể có khoảng cách liên gai phù hợp với kích cỡ nào để quyết định chọn kích thước miếng ghép, nếu chúng ta chọn miếng ghép quá bé tác dụng nâng chiều cao khoang gian đĩa và lỗ liên hợp sẽ không đạt được, tác dụng chống quá ưỡn cột sống sau mổ cũng không có, dẫn đến hạn chế phát huy hiệu quả của miếng ghép, miếng ghép quá lớn chúng ta sẽ đối diện nguy cơ gãy mỏm gai, đau lưng sau mổ và gù tương đối vùng gian đốt. Một tiêu chuẩn quyết định độ giãn khoang gian mỏm gai đã đến mức phù hợp đặt miếng ghép đó là đánh giá mức độ “căng” của dây chằng trên gai.

4.3.3. Giảm đau sau mổ

- Đánh giá đau thắt lưng theo thang điểm VAS

Sử dụng thang điểm đánh giá độ đau VAS, đối với đau lưng trước mổ thu được X = 6±2.16, sau mổ khi ra viện X = 2.4±1.23 và khi khám lại sau 2 năm X = 1.1. So sánh trước mổ và khi khám lại với T-test độc lập được t = 11.93, p = 0.000. Sự thay đổi đau lưng khám lại và trước mổ là khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.

Kết quả chúng tôi tương tự Alberto [85] nghiên cứu 50 BN đặt dụng cụ Intraspine trên BN đau do mất vững cột sống thắt lưng thang điểm VAS cho kết quả tốt (giảm 4 điểm) trên 80% BN.

- Đánh giá đau chân theo thang điểm VAS

Đối với đau chân trước mổ thu được X = 6.6±2.18, sau mổ khi ra viện

X = 0.8 ±1.07 và khi khám lại sau 2 năm X = 0.7. So sánh trước mổ và khi khám lại với T-test độc lập được t = 14.71, p = 0.000. Sự thay đổi đau chân khám lại và trước mổ là khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.

- Đánh giá theo bộ câu hỏi Oswestry

Sử dụng thang điểm “Bảng câu hỏi về giảm chức năng cột sống thắt lưng của Oswestry (ODI)” cho BN trước mổ và khi khám lại ta được trước mổ X = 55.2±16.65, sau mổ X = 21.2±7. ODI trước mổ theo Weinstien (2008) [83] trung bình là X = 47.5, sau mổ 1 năm là X = 26.9.

So sánh trước mổ và khi khám lại với T-test độc lập được t = 13.58, p = 0.000. Sự thay đổi ODI khám lại và trước mổ là khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.

- Đánh giá độ hài lòng của BN theo Macnab

Sử dụng thang điểm Mac Nab đánh giá độ hài lòng BN sau mổ chúng tôi thu được tỷ lệ rất tốt và tốt chiếm 95.6%. Kết quả khám lại tỷ lệ rất tốt và tốt theo Đồng Văn Sơn (2011) là 86.3% [29], Nguyễn Vũ (2004) là 90.3%

[28], Mahmood (2012) là 93.6%.

4.3.4. Biến chứng - Trong mổ

Không có BN nào phải truyền máu trong mổ.

Không có ca nào ghi nhận rách màng cứng, tổn thương thần kinh.

Theo Weinstien (2008) rách màng cứng gặp 4%, theo Mahmood (2012) 1% có tổn thương thần kinh

- Sau mổ

Chúng tôi không có ca nào nhiễm trùng, gãy gai sau, nhầm tầng đặt dụng cụ hay lỏng dụng cụ sau mổ.

Theo Mahmood (2012) ghi nhận 5% nhiễm trùng, theo Weinstien (2008) nhiễm trùng 2% sau mổ.

Sau mổ có 12BN chiếm tỷ lệ 26,1% bí tiểu phải đặt sonde. Đây là do BN sau mổ phải nằm chưa ngồi dậy được nên đi tiểu gặp nhiều khó khăn, ngoài ra trong mổ do phải vén rễ lấy nhân thoát vị gây kích thích làm cho phù nề rễ, do đó gây bí tiểu sau mổ. BN sau đặt sonde được hướng dẫn kẹp sonde, rút sonde sau đặt 2-3 ngày. Không có BN nào phải đặt lại sonde tiểu.

- Khám lại

Theo dừi trong 2 năm sau mổ chỳng tụi gặp 01BN TVĐĐ tỏi phỏt sau mổ 1 năm, thoát vị này xảy ra ở tầng mổ TVĐĐ trước đó. BN được mổ lại và đạt kết quả tốt sau mổ. Theo Vũ Hùng Liên, Trần Mạnh Trí [27] nghiên cứu năm 1986 theo dừi 158 trường hợp mổ mở lấy nhõn thoỏt vị trong 2-3 năm tỷ lệ tái phát là 4,4%, nghiên cứu của các tác giả nước ngoài tỷ lệ TVĐĐ tái phát trong mổ mở lấy nhân thoát vị vào 4-15%. Tỷ lệ tái phát trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các tác giả khác trong và ngoài nước. Điều này có thể do 2 nguyờn nhõn là thời gian theo dừi chưa đủ dài hoặc hiệu quả của đặt dụng cụ Intraspine làm giảm áp lực lên đĩa đệm, từ đó làm giảm tỷ lệ tái phát.

Không ghi nhận thấy trường hợp nào có sự ăn mòn xương của dụng cụ, gãy gai sau thứ phát khám lại sau mổ. Tỷ lệ này khác với nghiên cứu của

Bower và cs [86] năm 2010 nghiên cứu đặt X-stop trên 13BN thấy có 3 trường hợp gãy gai sau (nghiên cứu trung bình 43 tháng). Điều này chứng tỏ được ưu thế của dụng cụ Intraspine so với các dụng cụ liên gai khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật đặt dụng cụ liên gai sau (intraspine) trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng tại bệnh viện việt đức (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w