Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa

37 369 0
Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Lời mở đầu Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO (vào ngày 7-11-2006), Quốc hội Hoa kỳ thông qua Quy chế bình thường vĩnh viễn (PNTR. Việt Nam việc tổ chức thành công các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC tại Hà Nội (tháng 11-2006) Thì Việt Nam càng khẳng định hơn nữa vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và thế giới. Từ đó làm gia tăng sự đầu tư của các tập đoàn kinh tế, các quốc gia lớn mạnh trên thế giới, làm gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam. Nhưng việc hiểu được hết vai trò của FDI lại gặp không ít khó khăn, nhất là việc sự dụng nguồn vốn FDI, việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại. Làm cho những tác dụng to lớn của FDI cũng giảm thiểu, nhất là tác dụng tạo việc làm cho nền kinh tế. Với ý nghĩa nghiên cứu, phân tích một cách sâu sắc tỷ mỉ về FDI và việc tạo việc làm thông qua FDI trong tiến trình toàn cầu hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp để thu hút FDI và tăng việc làm trong khu vực FDI. Em lựa chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa”. Trong quá trình ngiên cứu, em sử dụng một phương pháp như phương pháp duy vật biện chừng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp liên hệ, so sánh, thống kê, phân tích và một số phương pháp khác. Kết cấu của đề án gồm 3 phần: Phần một: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa. Phần hai: Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Phần ba: Những giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam. 1.1- Toàn cầu hóa, bản chất và tác dụng của nó. 1.1.1- Quan niệm về toàn cầu hóa Thuật ngữ toàn cầu hóa được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980 trở lại đây để diễn đạt một nhận thức mới của loài người về một hiện tượng, một quá trình quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại. Đây là hiện tượng trong đó các quan hệ xã hội được mở rộng trên toàn thế giới, đã loại trừ dần tình trạng khép kín, biệt lập giữa các quốc gia và đưa đến sự chuyển hoá lẫn nhau trong môi trường quốc tế mà ở đó mỗi nước đều có những vị trí nhất định trong quá trình hình thành, xác lập những quan hệ và ứng xử cộng đồng, những tiêu chí và luật lệ, cơ chế và trật tự cộng đồng. Sự mở rộng quan hệ này được tăng cường tới mức nhiều sự kiện xảy ra tại nơi này nhất thiết tác động đến những sự kiện xảy ra ở nơi khác. Đây là một xu thế khách quan và là một thách thức đối với nhiều nước, nhất là các nước kém phát triển. Toàn cầu hóa tác động trên nhiều mặt của đời sống thế giới: chính trị, kinh tế, thông tin, văn hoá, thể thao, trong đó kinh tế vẫn đóng vai trò chủ yếu. Vậy đòi hỏi mỗi quốc gia và toàn nhân loại phải kiên định và chủ động khai thác hết được tiềm năng mà Toàn cầu hóa mở ra, đồng thời kiểm soát và chế ngự được những tác động tiêu cực của nó đối với các nước kém phát triển, đang phát triển và nhân dân lao động toàn thế giới. 1.1.2- Bản chất và đặc điểm của toàn cầu hóa a. Bản chất của quá trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan không cưỡng lại được của thời đại. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế và thị trường thế giới được thúc đẩy bởi những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí khoa học và công nghệ mà tất yếu sẽ dẫn đến sự giao lưu, trao đổi và quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực đời sống con người và đời sống các quốc gia trong công đồng thế giới. Toàn cầu hóa là một quá trình xã hội hóa ngày càng sâu sắc sự phát triển của lực lượng sản xuất và của quan hệ sản xuất cùng với những mối quan hệ biện chứng giữa chính hai yếu tố này ở quy mô toàn cầu. Động lực của "toàn cầu hóa" là sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà lực lượng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh. Ðây là quy luật chung nhất cho mọi thời đại, mọi chế độ xã hội Toàn cầu hóa là quá trình giao lưu và quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống con người và đời sống các quốc gia trong công động thế giới, trong đó toàn cầu hóa kinh tế ngày càng trở thành yếu tố quyết định trong toàn bộ quá trình giao lưu quốc tế. Toàn cầu hóa kinh tế làm cho các nước có quan hệ kinh tế với nhau và phụ thuộc vào nhau chặt chẽ hơn. Động lực thúc đẩy Toàn cầu hóa phát triển là sự tiến bộ khoa học - kĩ thuật và sự mở rộng cơ chế thị trường. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật của xã hội loài người cả về chiều rộng và chiều sâu làm cho việc quốc tế hoá kinh tế có bước phát triển mới quan trọng. b. Đặc điểm của toàn cầu hóa kinh tế: 1) Toàn cầu hóa diễn ra trong sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia với nhau và lợi ích chung toàn thế giới 2) Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của cách mạng tin học đã hình thành nền kinh tế tri thức. 3) Sự phát triển của kinh tế thị trường hiện đại thúc đẩy tự do hóa kinh tế và sự thâm nhập kinh tế giữa các nước. 4) Vai trò quan trọng của Nhà nước và sự điều phối của các tổ chức kinh tế thế giới trong tiến trình toàn cầu hóa. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí 1.1.3- Tác dụng của toàn cầu hóa kinh tế. a. Đối với các nước đang phát triển Toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội mà các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Những tác động tích cực là:  Toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho các nước huy động được những nguồn lực từ bên ngoài cho việc phát triển kinh tế quốc gia: vốn, khoa học-kỹ thuật công nghệ-tri thức,… từ đó việc sử dụng nguồn lực trong nước có hiệu quả hơn.  Mở ra khả năng cho các quốc gia phát triển chậm nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, hình thành cơ cấu kinh tế- xã có hiệu quả hơn, đẩy nhanh và rút ngắn tiến trình hiện đại hóa.  Tạo điều kiện cho các nước hôi nhập vào các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực.  Giúp cho các nước đang phát triển nhanh chóng tiếp nhận được thông tin, tri thức mới, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực.  Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận dần các chuẩn mực lao động quốc tế.  Làm nảy sinh dòng di chuyển lao động trong nước và quốc tế, như những cơ hội việc làm được tạo ra bởi dòng FDI, lao động di chuyển đến các khu công nghiệp-khu chế xuất hay xuất khẩu lao động,… Bên cạnh mặt tích cực thì Toàn cầu hóa cũng gây ra những tác động tiêu cưc đến các nước đang phát triển, đó là:  Khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng lớn: những chênh lệch về năng lực, vốn , công nghệ, sự cách xa về trình độ phát triển, năng lực sản xuất… làm các nước đang phát triển khó bắt kịp với các nước phát triển VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí  Toàn cầu hóa tạo ra một sự cạch tranh gay gắt trên phạm vi toàn thế giới: công ty có năng suất kém hơn bị phá sản, quốc gia phát triển kém hơn bị tụt hậu… mà thường thì phần thua thiệt là các nước đang phát triển.  Các nước đang phát triển trang trủ nguồn lực bên ngoài song chính vì thế mà phụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống phân công lao động quốc tế, phụ thuộc vào các cường quốc kinh tế… b. Đối với vấn đề tạo việc làm Toàn cầu hóa kinh tế tác động đến vấn đề tạo việc làm thông qua các nhân tố: di chuyển vốn, tự do hóa thương mại, di chuyển lao động mang tính chất toàn cầu, cụ thể: Di chuyển vốn kèm theo di chuyển công nghệ, kiến thức kinh doanh và quản lý làm tăng số lượng lao động và nâng cao chất lượng lao động, vốn FDI tạo ra nhiều việc làm mới (cả việc làm trực tiếp và gián tiếp). Tự do hóa thương mại làm đa dạng chủng loại hàng hóa, thúc đẩy mở rộng phân công và hiệp tác lao động giữa các nước, làm cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa, sản xuất, quản lý… dẫn đến tạo việc làm mới và cũng dẫn đến thất nghiệp nhiều do DN bị phá sản. Cuối cùng, việc di chuyển lao động tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, mặt khác tăng sức ép về việc làm và thất nghiệp. Ngoài ra, các nhân tố gián tiếp khác của toàn cầu hóa kinh tế cũng tác động đến vấn đề tạo việc làm: sự phát triển của nền kinh tế tri thức, vận tải quốc tế,… 1.2- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) 1.2.1- Khái niệm, bản chất và đặc điểm của FDI a. Một số khái niệm cơ bản Đầu tư là một hoạt động quan trọng quyết định trực tiếp tới sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là chìa khóa của sự tăng trưởng và là điều kiện tiên VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi cở sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đầu tư nói chung là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Do đó, mục tiêu của đầu tư là tạo ra được kết quả cao hơn so vơi những hy sinh về nguồn lực ở hiện tai. Đầu tư của một quốc gia gồm có đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là đầu tư quốc tế) là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ với mục đích tìm lợi nhuận hoặc vì những mục tiêu chính trị, xã hôi nhất định. Cũng với tiến trình toàn cầu hóa, đầu tư nước ngoài có vai trò ngày càng to lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài (nguồn đầu tư của tư nhân nước ngoài) chiếm vị trí quan trọng nhất. b. Khái niệm về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) Hiện nay, khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và các quốc gia đưa ra. Hiểu một cách chung nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chính là hoạt động đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dich vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Quan điểm về FDI của Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 2000: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Hay theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí sở sản xuất, kinh doanh và họ trực tiếp nắm quyền quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh đó. Qua các định nghĩa về FDI, có thể rút ra định nghĩa về FDI như sau: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi”. c. Bản chất của FDI Qua nhiều lịch sử hình thành và nghiên cứu cho thấy của đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các thời kỳ có thể nhận thấy bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hóa mục đích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở các nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. d. Đặc điểm của FDI FDI có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, FDI là một dự án mang tính chất lâu dài. Thứ hai, FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư có quyền tham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI, tùy thuộc vào tỷ lệ vốn đóng góp mà nhà đầu tư có quyền tham gia và quyền tham gia quản lý nhiều hay ít. Thứ ba, đi kèm với dự án FDI là 3 yếu tố: hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI. Thứ tư, FDI là hình thức kéo dài “ chu kỳ tuổi thọ sản xuất”, “ chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” và “ nội bộ hóa di chuyển kỹ thuật”. Trong nền kinh tế hiện đại chính phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. FDI sẽ giúp cho các doanh nghiệp thay đổi được VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí dây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình đọ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất. Thứ năm, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và một bên là nước tiếp nhận đầu tư. Thứ sáu, FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tiến trình toàn cầu hóa kinh tế. Chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thẻ hiên chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư. 1.2.2- Tác dụng của FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của một quốc gia, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, kinh tế- xã hội và chính trị của nước tiếp nhận đầu tư.Trước hết, FDI bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, đóng góp vào GDP, vào Ngân sách Nhà nước và kim ngạch xuất khẩu. Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế,FDI là biện pháp hữu hiệu để tăng vốn cho đầu tư, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng thu nhập. Từ đó, kích thích sản xuất trong nước, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, từ đó kích thích tiêu dùng. FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực. FDI không chỉ tạo ra số lao động trực tiếp và gián tiếp mà đã làm thay đổi cơ bản, nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua:trực tiếp đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao trình độ lao động. FDI tạo ra một bộ phận lực lượng lao động có trình độ cao ngang tầm với khu vực và quốc tế, với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, giúp tạo ra đòn bẩy nâng cao trình độ, năng suất lao động và điều kiện lao động trong toàn bộ nền kinh tế. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí FDI tác động đến phát triển công nghệ, tri thức, nâng cao kỹ năng và trình độ quản lý của một quốc gia. Việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI đã làm cho “khoảng cách công nghệ” giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Mặt khác, FDI tạo ra những năng lực mới cho nền kinh tế, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, FDI tác động đến văn hóa, xã hội, mỹ quan, môi trường, của nước tiếp nhận đầu tư cả về mặt tích cực và tiêu cực. 1.3- Việc làm và tạo việc làm cho người lao động. 1.3.1- Một số khái niệm a. Việc làm: Nhìn chung, trong các lý thuyết về việc làm, các học giả đều thống nhất cho rằng mọi hoạt động được coi là việc làm khi đáp ứng đủ 2 tiêu chuẩn sau đây: Thứ nhất, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hoặc tạo điều kiện cho người lao động tham gia để tạo thu nhập hoặc giảm chi phí gia đình. Thứ hai, đó là các hoạt động không bị luật pháp ngăn cấm. Bộ Luật lao động Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 13 quy định: “ Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” Theo Giáo trình Kinh tế lao động của khoa Kinh tế Lao động- Trường Đai học kinh tế quốc dân, thì khái niệm việc làm được hiểu : “ Việc làm là trạng thái phù hợp về số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra hang hóa theo yêu cầu của thị trình”. Như vậy theo khái niệm này có thể hiểu việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Hay theo Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO): “Việc làm là hoạt động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”. Thất ngiệp là một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến ở các nước đang phát triển cũng như các nước công nghiệp tiên tiến. Theo đúng nghĩa của từ thất nghiệp là mất việc làm hay sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất. Thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia, nó không chỉ làm lãng phí “ tài sản” quý nhất là nguồn lực con người mà còn gây ra những hậu quả tâm lý- xã hội xấu đi kèm những tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự không lường. Phạm trù việc làm và thất nghiệp luôn gắn liền với phạm trù con người, do vậy hình thành nên khái niệm người có việc làm, người thiếu việc làm, người thất nghiệp. Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 của Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO) các nhà thống kê về Lao động đưa ra các khái niệm như sau: Người có việc làm là người làm một việc gì đó được trả công, lợi nhuận bằng tiền hoặc hiện vật hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không nhận được tiền công hay hiện vật. Người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra dưới mức quy định chuẩn và họ có nhu cầu làm them. Còn theo tài liệu điều tra lao động- việc làm hang năm của Bộ Lao động , Thương binh và Xã hội thì khái niệm người thất ngiệp như sau: Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sang làm việc nhưng không tìm được việc làm, được xác định dựa trên yếu tố: [...]... cao hơn so với khu vực trong nước Phần hai : Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa 2.1- Ảnh hưởng của tiến trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam Toàn cầu hóa là một hiện thực mới ở Việt Nam, nước ta mới chỉ thực sự làm quen với toàn cầu hóa trong vòng 20 năm trở lại đây Hiện nay, làn sóng toàn cầu hóa xảy ra với tốc độ... 1.4- Tác động của FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa 12 1.4.1-Về mặt số lượng: 12 1.4.2- Về mặt chất lượng: .13 Phần hai : Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa 15 2.1- Ảnh hưởng của tiến trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam 15 2.2- Tình hình... con người được làm việc, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, thì nền kinh tế, xã hội ngày càng văn minh và phát triển Do đó, cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động 1.4- Tác động của FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa 1.4.1-Về mặt số lượng: FDI tạo ra việc làm trực tiếp trong chính khu vực FDI Việc làm trực tiếp là việc làm được trực tiếp tạo. .. thiệu việc làm tạo ra cơ sở pháp lý để cho thị trường lao động phát triển,… 1.3.2- Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động được thể hiện bởi các lý do sau: Một là, trong tiến trình toàn cầu hóa, hôi nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc dịch chuyển cơ cấu lao động sẽ kéo theo sự dich chuyển cơ cấu lao động; sự phân công lao động trong nước cũng... so với năm 2006) Về vấn đề tạo việc làm: Dự báo của Vụ Lao động - Việc làm, từ nay đến 2010, mỗi năm sẽ có khoảng 1,4 - 1,5 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động Bên cạnh đó số lượng lao động thiếu việc làm và thất nhiệp là còn lớn Do đó, chỉ tiêu mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề ra cho năm 2007 là tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động trong đó tạo việc làm trong nước là 1,52 triệu lao động, ... lao động cho chỗ làm việc của họ thì việc làm mới được hình thành Về phía người lao động Người lao động muốn có việc làm phải có sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo phù hợp với công việc đòi hỏi Do vậy, người lao động phải đầu tư cho chính bản thân họ, thể hiện ở sự đầu tư nâng cao sức khỏe, đầu tư vào giáo dục và đào tạo, chuyên môn nghề nghiệp mặt khác, người lao động phải chủ động kiếm việc làm. .. www.molisa.gov.vn;  www.laodong.com.vn;  www.aptech-news.com;  www.nld.com.vn; VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Mục lục Lời mở đầu 1 Phần một : Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa 2 1.1- Toàn cầu hóa, bản chất và tác dụng của nó 2 1.1.1- Quan niệm về toàn cầu hóa 2 1.1.2-... tích chất lượng của việc làm thông qua các chỉ tiêu Vốn/ lao động (hay vốn/chỗ làm việc) , trình độ lao động, điều kiện lao động, tiền lương và thu nhập của lao động, năng suất lao động, tính ổn định của lao động, … Nhìn chung, việc làm được tạo ra từ nguồn FDI có chất lượng cao hơn việc làm từ các nguồn trong nước Vốn đầu tư/ lao động là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng việc làm theo đầu vào Vốn và công... 2.2- Tình hình thu hút và thực hiện FDI ở Việt Nam 15 2.3- Thực trạng về lao động, việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua 16 2.3.1- Nguồn lao động: 16 2.3.2- Việc làm và tình hình tạo việc làm .17 2.3.3- Thất nghiệp ở Việt Nam 18 2.4- Vấn đề tạo việc làm thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam hiện nay 19 2.4.1 Về mặt số... hạn chế tạo việc làm thông qua FDI ở Việt Nam 21 2.6- Triển vọng thu hút FDI và tạo việc làm thông qua FDI năm 2007 của nước ta .21 Phần ba : Những giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Viêt Nam 23 3.1- Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 23 3.2- Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam . trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa. 2.1- Ảnh hưởng của tiến trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam. Toàn cầu hóa là. phải tạo việc làm cho người lao động. 1.4- Tác động của FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa. 1.4.1-Về mặt số lượng: FDI tạo ra việc làm trực tiếp trong. và tăng việc làm trong khu vực FDI. Em lựa chọn đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa . Trong quá trình ngiên

Ngày đăng: 13/08/2015, 08:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan