Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa (Trang 26)

Bước vào kỷ nguyên mới, nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội mới ở các trong nước và quốc tê rất thuận lợi cho việc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI. Các cơ hội đó là:

Thứ nhất, tình hình kinh tế chính trị ổn định với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt 15 năm qua đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Cùng với việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Quốc hội Hoa kỳ thông qua Quy chế bình thường vĩnh viễn(PNTR) dành cho Việt Nam. Hứa hẹn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư mà quan trọng là các nhà đầu tư Nhập Bản, Hoa kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và thế giới. Từ việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO(vào ngày 7-11-2006), việc tổ chức thành công các hoạt động trong

khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC tại Hà Nội( tháng 11-2006) khẳng định hơn nữa vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện với hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý, ban hành và áp dụng các đạo luật quan trọng mới( Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu,…),hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được cải thiện…

Thứ tư, trên thế giới, dòng vốn FDI có xu hướng đổ vào các nước đang phát triển, nhất là các nước có nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao, có môi trường đầu tư thuận lợi.

Thứ năm, giá nguyên liệu thô trên thế giới gia tăng mạnh trong thời gian qua đã kích thích nguồn vốn FDI vào các nền kinh tế đang phát triển nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Bên cạnh những cơ hội thì vẫn còn tồn tại những thách thức đối với thu hút FDI vào nước ta, đó là:

Luật pháp chính sách của nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế, công tác tuyên truyền phổ biến luật pháp cần được tăng cường.

Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng tuy đã được nâng cấp, nhưng không đáp ứng kịp mức tăng trưởng cao và nhìn chung còn yếu kém so với các nước trong khu vực.

Thủ tục hành chính còn thiếu minh bạch và phức tạp, cơ chế phối hợp còn chưa chặt chẽ. Nạn tham nhũng đang gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường đầu tư.

Nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, thiếu nhân lực trình độ cao. Với tỷ lệ qua đào tạo mới chiếm hơn 24%(năm 2005), nên rất khó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và trình độ

cao trong các doanh nghiệp FDI, lao động trong nước chưa thay thế được các chuyên gia nước ngoài, khó thích nghi với tác phong công nghiệp, kém về tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động…

Sức cạnh tranh quốc gia còn yếu. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng

Một phần của tài liệu Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa (Trang 26)