Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa (Trang 28)

dần hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước tiếp tục diễn ra gay gắt, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ nơi có môi trường đầu tư được đánh giá là hấp dẫn hang đầu thế giới.

Nền kinh tế thế giới tiếp tục chịu nhiều tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế như giá nguyên, nhiên liệu biến động mạnh( nhất là giá dầu thô), thiên tai xảy ra trên diện rộng và diễn biến phức tạp và nguy cơ bùng phát dich cúm gia cầm vẫn gây lo ngại đối với các nhà đầu tư.

3.2- Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút FDI vào ViệtNam Nam

Với triển vọng lớn trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, mở ra giai đoạn phát triển mới với sự hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp sau:

Thứ nhất cần hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách, cụ thể khẩn trương hoàn chỉnh để ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các luật mới có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, sẽ tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách khác nhằm tạo môi trường minh bạch, thông thoáng và dỡ bỏ mọi cản trở đối với hoạt động đầu tư. Rà soát và có chương trình triển khai đầy đủ theo đúng tiến độ các cam kết hội nhập liên quan đến mở cửa thị trường. Chính phủ ban hành Chỉ thị về thu

hút vốn FDI trong bối cảnh, hoàn cảnh mới; theo đó, sẽ phân công cụ thể công việc cho các bộ, ngành và địa phương nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh phù hợp với vị thế mới của đất nước, tạo thuận lợi cho một “làn sóng đầu tư mới”.

Thứ hai, tiếp tục minh bạch hóa quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt cơ chế liên thông đối với đầu tư. Tăng cường thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tư mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; các thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp... Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba, tiếp tục tập trung sức nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, trước mắt giải quyết tốt nhu cầu năng lượng cho các nhà đầu tư theo hướng bảo đảm trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với cơ sở sản xuất. Có cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện độc lập, các công trình giao thông cảng biển...

Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch còn thiếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định, xây dựng dự án. Thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phải phù hợp với các cam kết quốc tế.

Thứ năm, về xúc tiến đầu tư nước ngoài, cần phải công bố Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 và tiếp tục cập nhật các tài liệu đầu tư để làm cơ sở tiến hành vận động đầu tư. Tăng cường

vận động XTĐT tại địa bàn trọng điểm, tập trung vào các đối tác lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia để kêu gọi đầu tư vào các dự án trọng điểm. Chủ động tiếp cận hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Thúc đẩy quá trình chuẩn bị để sớm đặt thêm các văn phòng đại diện XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tổ chức các cuộc đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp trong và ngoài nước để lắng nghe ý kiến đóng góp của họ, qua đó, khắc phục các tồn tại, đẩy mạnh hơn nữa cải cách và chống tham nhũng.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp chiến lược của nước ta. Cần phải đổi mới tư duy về phát triển nguồn nhân lực, chú trọng công tác giáo dục- đào tạo. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo đặc biệt chú trọng công tác đào tào lại lao động; nâng cao sức khỏe, năng suất chất lượng làm việc, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lao động đã qua đào tạo;có chính sách khuyến khích lao động học tập nâng cao trình độ, tay nghề; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào cải thiện môi trường lao động, đảm bảo vệ sinh- an toàn lao động; …

Ngoài ra, cần có những biện pháp thu hút FDI tạo việc làm cho người lao động trong Nông nghiệp và khu vực nông thôn., các vùng, miền có tiềm lực, nguồn lực dồi dạo nhưng chưa được chú trọng.

Để đạt được mục tiêu đề ra, còn rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm có được qua 20 năm đổi mới, kết quả đạt được của 5 tháng đầu năm 2007 cũng như những yếu tố thuận lợi mới đang xuất hiện, có thể dự báo mục tiêu thu hút 12 tỷ USD vốn FDI năm 2007 sẽ trở thành hiện thực, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững.

3.3- Các giải pháp thu hút lao động làm việc trong khu vực FDI

Việc thu hút nguồn vốn FDI, các doanh nghiệp có vốn FDI đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình

độ chuyên môn kỹ thuật…Để thu hút cũng như tạo được nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp từ nguồn vốn FDI, cần phải thực hiện được các giải pháp sau:

Một là, tiếp tục cải tiến và đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được các yêu cầu về việc làm trong các doanh nghiệp FDI, cụ thể là:

Mở rộng đào tạo đại học và trên đại học; nhanh chóng đổi mới phương pháp giáo dục để tạo ra một đội ngũ lao động có chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu về lao động của nền kinh tế nói chung và của khu vực doanh nghiệp FDI nói riêng; tăng cường giảng viên, cơ sở vật chất- kỹ thuật, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với các giáo sư, giảng viên; dành ưu tiên cho một số lĩnh vực mang tính mũi nhọn hư công nghệ cao, điện, điện tử, cơkhis, dầu khí, quản trị kinh doanh, quản lý Nhà nước ,…

Khẳng định rõ vai trò và vị trí quan trọng của hướng nghiệp và dạy nghề; thực hiện phân luồng để đảm bảo cho bộ phận lớn học sinh chuyển vào trung học chuyên nghiệp và dạy nghệ ngay sau khi học xong phổ thong trung học; đa dạng hóa các hình thức và mở rộng quy mô dạy nghề, hình thành mạng lưới dạy nghề rộng khắp; nâng cao chat lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu thay đổi nghề dể người lao động thích ứng với công nghệ mới và thị trường lao động/

Tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động hợp tác giáo dục, đào tạo nhằm trang bị kiến thức, trình độ khoa học kỹ thuật cho lao động Việt Nam.

Hai là, tiếp tuc hoàn thiện cơ chế thị trường, đổi mới các công cụ quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động phát triển. Ban hành động bộ, kịp thời các văn bản pháp quy cho sự phát triển thi trường lao động trong điều kiện hội nhập, thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu lao động, tăng khả năng cơ hội tìm việc làm. Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đặc biệt đối với những doanh nghiệp FDI thu hút lao động và phát triển kinh tế- xã hội miền núi, vũng sâu, vùng xa, những vùng có nhiều tiềm năng,có lực lượng lao động dôi dào nhưng còn thấp về chất lượng.

Ba là, cải thiện các quy định pháp lý và xây dựng các tiêu chuẩn lao động phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật, có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp FDI. Mặt khác, cần phải tạo động lực và kích thích tính tích cực lao động nhằm nâng cao tính sáng tạo, năng suất và hiệu quả lao động. Bên cạnh động lực vật chất, cần quan tâm đến việc tạo động lực về tinh thần như long yêu nước, tự hào dân tộc, sự say mê và lương tâm nghề nghiệp, niềm tin, quyền tự do, dân chủ, tính công bằng xã hội,…

Bốn là hoàn thiện hệ thống thông tin và giao dịch trên thị trường lao động, tạo điều kiện phát triển các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và nhà đầu tư. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc lam, cụ thể như: phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm; tổ chức nhiều hội chợ việc làm, các sàn giao dịch việc làm ở các tỉnh, thành nhất là các tỉnh, thành thu hút nhiều nguồn vốn FDI,…

Bên cạnh đó, xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Cùng đó, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và phát triển dạy nghề gắn với chiến lược kinh tế - xã hội khu vực và của từng địa phương, lồng ghép chương trình dạy nghề với các chương trình việc làm, chương trình giảm nghèo và các chương trình khác…

Kết luận

Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động dồi dào, song các yếu tố về vốn, về trình độ, tay nghệ của lực lượng lao động còn rất nhiều hạn chế và yếu kém, khoa học công nghệ đã tụt hậu khá xa so với các nước phát triển. Do đó, trong tiến tình toàn cầu hóa hiện nay, để tiến lại gần hơn với nền kinh tế tri thức, hòa mình vào dòng chảy của thời đại cần phải có những chiến lược kinh tế dài hạn, những chính sách, giải pháp cụ thể, rõ ràng.

Một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng vốn đầu tư, tăng năng lực sản xuất, tiếp thu công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ quản lý, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế,… Đó chính là nguồn vốn FDI. Không những thế FDI còn tạo việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân người lao động, gia đình họ và cho xã hội .

Việt Nam cần có nhiều biện pháp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tang nguồn vốn FDI , từ đó kết hợp với sức mạnh nội lực nhanh chóng xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, tạo thế và lực cho việc chủ động hội nhập kinh tế quôca tế, phấn đấu đến năm 2020 việc làm cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Anh Minh, “ 7 tháng đầu năm thu hút thêm gần 7,5 tỷ USD vốn FDI”, tạp chí Kinh tế Việt Nam, số 32 ra ngày 07-08-2007.

2. PGS.TSKH Đỗ Đức Bình- PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, sách “ Những vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài- Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam”, NXB Lý luận Chính trị, 2006

3. PGS.TS Tổng cục Thống kê Nguyễn Sinh Cúc, “ Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2006 và triển vọng năm 2007”, Tạp chí Cộng sản, số 771, tháng 1- 2007.

4. PGS.TS Nguyễn Bích Đạt (chủ biên) “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, 2006

5. Ngô Văn Giang, “ Lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI”, tạp chí Lao động và xã hội, số 282, từ ngày 1/3- 15/3/2006.

6. Linh Hà, “ Dòng vốn FDI tăng ngoạn mục- Sẵn sàng đón nhận làn sóng thứ hai”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số báo năm 2006- 2007. 7. Giáo trình Kinh tế đầu tư, Chủ biên TS. Nguyễn Bạch Nguyệt-

TS.Từ Quang Phương, NXB Thống kê, 2004, trang 16-17.

8. Giáo trình Kinh tế phát triển, Chủ biên GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng, NXB Lao động-Xã hội, 2005. trang 246->249.

9. Giáo trình Kinh tế Lao động ( dùng cho SV không chuyên ngành KTLĐ), TS. Mai Quốc Chánh- TS. Trần Xuân Cầu, NXB Lao động- Xã hội, 2000.

10.Giáo trình Kinh tế Lao động, PGS.TS Phạm Đức Thành- PTS. Mai Quốc Chánh( chủ biên), NXB Giáo dục, 1998.

11.TS. Phan Hữu Thắng, “ Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập”, tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 1/ 2007.

12.Ths. Nguyễn Thị Bích Thúy, “ Một đôi nét về lao động và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Bản tin thị trường lao động.

13.TS. Nguyễn Bá Ngọc, “ Thất nghiệp ở Việt Nam: hiện tượng và bản chất”, tạp chí Lao động và xã hội, số 300, từ ngày 1-15/12/2006. 14.TS.Nguyễn Bá Ngọc- TS Trần Văn Hoan, sách Toàn cầu hóa: Cơ

hội và thách thức đối với lao động Việt Nam; NXB Lao động- xã hội, 2002. 15.Các trang Web:  vi.wikipedia.org;  www.mof.gov.vn;  www.chungta.com;  www.mpi.gov.vn;  www.mofa.gov.vn;  vnexpress.net;  www.tapchicongsan.org.vn ;  thongtindubao.gov.vn ;  www.molisa.gov.vn;  www.laodong.com.vn;  www.aptech-news.com;  www.nld.com.vn;

Mục lục

Lời mở đầu... 1

Phần một : Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa...2

1.1- Toàn cầu hóa, bản chất và tác dụng của nó... 2

1.1.1- Quan niệm về toàn cầu hóa...2

1.1.2- Bản chất và đặc điểm của toàn cầu hóa... 2

1.1.3- Tác dụng của toàn cầu hóa kinh tế... 3

1.2- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment)... 5

1.2.1- Khái niệm, bản chất và đặc điểm của FDI... 5

1.2.2- Tác dụng của FDI... 7

1.3- Việc làm và tạo việc làm cho người lao động... 8

1.3.1- Một số khái niệm... 8

1.3.2- Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động... 11

1.4- Tác động của FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa... 12

1.4.1-Về mặt số lượng:... 12

1.4.2- Về mặt chất lượng:...13

Phần hai : Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa... 15

2.1- Ảnh hưởng của tiến trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam...15

2.2- Tình hình thu hút và thực hiện FDI ở Việt Nam... 15

2.3- Thực trạng về lao động, việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua...16

2.3.1- Nguồn lao động:...16

2.3.2- Việc làm và tình hình tạo việc làm...17

2.3.3- Thất nghiệp ở Việt Nam... 18

2.4- Vấn đề tạo việc làm thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam hiện nay...19

2.4.1 Về mặt số lượng:...19

2.4.2 Về mặt chất lượng:... 20

2.5- Những hạn chế tạo việc làm thông qua FDI ở Việt Nam... 21

2.6- Triển vọng thu hút FDI và tạo việc làm thông qua FDI năm 2007 của nước ta...21

Phần ba : Những giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Viêt Nam... 23

3.1- Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam...23

3.2- Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam ...25

3.3- Các giải pháp thu hút lao động làm việc trong khu vực FDI... 27

Một phần của tài liệu Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)