1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay

78 1,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 598 KB

Nội dung

Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Chính phủ ta luôn theo phương châm lấy dân làm gốc, mọi vấn đề đều do “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Trang 1

Lời nói đầu

Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Chính phủ ta luôn theophương châm lấy dân làm gốc, mọi vấn đề đều do “dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra” Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng nhằm phát huy sức mạnh củacộng đồng dân cư, nơi mà người dân có tính gắn kết cao Ngày nay phát triển nôngthôn chú trọng nhiều hơn đến việc thực hiện dân chủ cơ sở ở địa phương, diễn ra ởtất cả mọi địa bàn cấp thôn và xã

Một trong những lĩnh vực cần có sự nghiên cứu nhiều hơn nữa đó là việc tìm

ra các mô hình phát triển nông thôn phù hợp với bối cảnh của nông thôn cấp cơ

sở Bên cạnh đó, các kinh nghiệm đã có cũng chỉ ra rằng các cộng đồng nông thônchỉ có thể phát triển có hiệu quả và bền vững nếu như mô hình phát triển nôngthôn được xây dựng trên cơ sở huy động được nguồn nội lực của bản thân cộngđồng nông thôn cũng như nhắm đến việc lấy phát triển con người làm trọng tâm

Qua thời gian tìm tòi thực tế trong thời gian em đi thực tập em xin chọn đề

tài: “ Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển

nông thôn của Việt Nam hiện nay ” Nội dung chuyên đề gồn 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận chung về sự tham gia của cộng đồng và pháp triển nông thôn

Chương II :Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nôngthôn của Việt Nam qua thử nghiệm mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng

Chương III : Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông của Việt Nam hiện nay

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng Bộ mônKinh tế phát triển - đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này

Trang 2

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

VÀ PHÁP TRIỂN NÔNG THÔN

I Các khái niệm và định nghĩa cơ bản

1 Phát triển nông thôn

Hiện nay , trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn, córất nhiều định nghĩa khác nhau

Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị

Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượngdân cư: ở nông thôn thấp hơn so với thành thị Có ý kiến dùng chỉ tiêu trình độ cơcấu hạ tầng để phân biệt nông thôn với thành thị

Quan điểm khác cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,phát triển hàng hoá để xác định vùng nông thôn (nông thôn thấp hơn)

Lại có quan điểm cho rằng, vùng nông thôn là vùng mà dân cư ở đây làmnông nghiệp là chủ yếu

Như vậy có thể thấy rằng, khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chất tươngđối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của cácquốc gia trên thế giới Khái niệm nông thôn bao gồm nhiều mặt có quan hệ chặtchẽ với nhau

Có thể hiểu: “Nông thôn là vùng khác với vùng đô thị ở chỗ là trên đó sống

và làm việc một cộng đồng trong đó chủ yếu là nông dân, có mật độ dân cư thấp,

có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuấthàng hoá thấp hơn “ ( Kinh tế nông thôn, 1995)

Trang 3

3 Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phát triển (nông thôn) theo địnhhướng cộng đồng, và có một số cách dùng từ khác nhau như phát triển theo địnhhướng cộng đồng, phát triển dựa vào cộng đồng, phát triển do cộng đồng làm chủ,

và phát triển lấy người dân làm trung tâm Phát triển theo các tên gọi khác nhaunày đều có chung bản chất là phát triển theo định hướng cộng đồng

Phát triển theo định hướng cộng đồng cho rằng các cộng đồng địa phươngkhi có được quyền ra các quyết định và quản lý các nguồn lực trong tay sẽ thựchiện việc phát triển tốt hơn

Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, phát triển do cộng đồng làm chủphụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức cộng đồng, các

tổ chức phi chính phủ với các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư nhân hay công cộng(như dịch vụ khuyến nông) Trong điều kiện của Việt Nam, có thể hiều trong điềukiện khi chính quyền xã, các thôn và các tổ chức cộng đồng đang giữ vai trò chủđạo trong việc lựa chọn, lập kế hoạch và quản lý các chương trình, các hoạt độngphát triển địa phương Điều đó còn bao gồm cả việc chuyển quyền chủ đầu tư và

sử dụng tài chính cho cấp địa phương

Trong định nghĩa khác thì nhấn mạnh đến việc ra quyết định và thúc đẩy sựtham gia của người dân như những vấn đề quan trọng nhất Khi đó phát triển nôngthôn dựa vào cộng đồng là việc tập trung phát triển nguồn nhân lực, phát triển conngười để họ có đủ năng lực đứng ra chủ động tổ chức việc phát triển của bản thân.Việc nâng cao năng lực được thực hiện qua một quá trình liên tục Vai trò của cácbên liên quan khác nhau có sự thay đổi Các tổ chức chính quyền, tổ chức cấp trên

Trang 4

từ vị trí lãnh đạo chuyển sang làm người hỗ trợ Người dân, cộng đồng địa phương

từ vị trí cấp dưới, thực hiện theo định hướng, mệnh lệnh từ trên đưa xuống chuyểnsang người làm chủ, trực tiếp lãnh đạo tổ chức thực hiện các hoạt động Vấn đềquan trọng nhất trong phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng liên quan đến sựtham gia của người dân, cộng đồng địa phương vào các hoạt động tại địa phương

4 Khái niệm về vấn đề liên quan “ sự tham gia ” trong phát triển

4.1 Những vấn đề chung về sự tham gia trong phát triển

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện phát triển theo định hướng cộngđồng từ những năm 1970 thì các khái niệm như “sự tham gia” hay “tăng cườngquyền lực” đã được sử dụng rất phổ biến, nhất là trong các tài liệu về các biệnpháp xoá đói giảm nghèo và cải thiện hiệu quả và tính bền vững của các biệnpháp thúc đẩy sự phát triển Tuy vậy không có một định nghĩa duy nhất về “sựtham gia” để có thể áp dụng cho tất cả các chương trình hay dự án phát triển, việcdiễn giải bản chất cũng như quá trình tham gia phụ thuộc vào yêu cầu phát triểncủa mỗi tổ chức

Cohen và Uphoff cho rằng “liên quan đến phát triển nông thôn sự thamgia bao gồm sự liên quan của người dân vào quá trình ra quyết định, vào việc thựchiện các chương trình, sự chia sẻ lợi ích có được từ chương trình phát triển;và/hoặc các cố gắng để đánh giá những chương trình như vậy”

OECD cho rằng “sự phát triển có người dân tham gia là việc xây dựng mốiquan hệ đối tác trên cơ sở thảo luận giữa các bên liên quan khác nhau, trong đómột chương trình sẽ được các bên liên quan cùng nhau thiết lập lên, và ý kiến,kiến thức của địa phương được tôn trọng Điều này cho thấy kế hoạch của dự án

sẽ được đàm phán qua lại hơn là bị áp đặt từ bên ngoài Nhờ vậy mà người dân trởthành “các nghệ sĩ thực thụ”-những người tham gia tích cực, thay vì chỉ là nhữngngười hưởng lợi”-tham gia một cách thụ động

Trang 5

Một số tác giả thông qua các công việc nghiên cứu của mình đã đưa ra cácđịnh nghĩa và các nguyên tắc của lý thuyết về phát triển với sự tham gia của ngườidân và cộng đồng địa phương Hai tác giả đã xuất bản nhiều cuốn sách và bài báo

về lý thuyết đó là Norman Uphoff và Robert Chambers

- Norman Uphoff có được các kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việctại các dự án thuỷ lợi tại Xri-lan-ca và Nê pan Các nghiên cứu của ông tập trungvào các vấn đề về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động pháttriển Tuy vậy khái niệm về sự tham gia của người dân còn tương đối rộng khi ôngcho rằng chỉ cần có sự liên quan cũng được coi như sự tham gia

- Robert Chambers có rất nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển ở châu á

và châu phi Năm 1983, ông đã xuất bản cuốn sách được nhiều người biết tới vớicái tên “Phát triển nông thôn – hãy bắt đầu từ những người cùng khổ” nhằm vàoviệc thay đổi nhận thức về những người nghèo ở nông thôn

Năm 1994, ông đã viết một loạt các bài báo giới thiệu về Đánh giá nôngthôn với sự tham gia của người dân (PRA), trong đó cán bộ của các tổ chức bênngoài chỉ hoạt động như những người trợ giúp, trong khi người dân và cộng đồngđịa phương mới là những người thực hiện và quản lý quá trình phát triển của chính

họ, thông qua một loạt các công cụ được liên tục cải biến và hoàn thiện

Trong các tác phẩm của mình, ông cũng luôn nhấn mạnh rằng quan điểm vàcách hành xử của cán bộ hỗ trợ còn quan trọng hơn nhiều so với kỹ năng của họtrong việc áp dụng phương pháp này Cùng với thời gian thì PRA đã trở thành mộtphương pháp phát triển nông thôn (Chambers, 1997)

Các lĩnh vực tham gia thay đổi tùy theo mục tiêu của người nghiên cứu.Tuy nhiên, việc ra quyết định luôn được xem là lĩnh vực quyết định nhất cho bất kìmục tiêu nào và không đựơc bỏ qua Cohen và Uphoff (1979) đã đưa ra khungphân tích để giám sát vai trò của tham gia trong các dự án và chuwong trình phát

Trang 6

triển Họ thấy có 4 lĩnh vực tham gia: (1) ra quyết định, (2) Thực hiện, (3) Hưởnglợi, (4) Đánh giá

Trong khi đó, Finsterbusch và Wiclin(1987) nhận thấy dự án có 3 pha và 5hình thức tham gia là (1) Lập kế hoạch (nguyên gốc và thiết kế), (2) Thực hiện( thực hiện và thiết kế lại), và (3) bảo dưỡng Khung phân tích Cohen và Uphoff

có mục tiêu tham gia và khung phân Finsterbusch và Wiclin có mục tiêu dự án,nhưng chúng tương hợp để phù hợp với thực tế

Trong nghiên cứu sự tham gia của địa phương về các hoạt động phát triển ởnông thôn Thái Lan, Pong quan (1992) quan sát thấy tham gia bao gồm thànhphần sau : đóng góp, hưởng lợi, liên quan đến ra quyết định và đánh giá Thamgiam hưởng lợi trong đánh giá dự án là không đánh kể nên điều này có thể bỏ quatrong nghiên cứu của chúng ta, điều này cũng thấy trong nghiên cứu củaFinsterbusch và Wiclin (1987)

4.2 Các tiêu chí đánh giá sự tham gia của cộng đồng (Với từng dự án cụ thể )

4.2.1 Tính minh bạch và công khai

* Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Việc thực hiện dân chủ cấp xã được thực hiện trên nguyên tắc: Bảo đảm trật

tự, kỷ cương trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền của nhândân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiệndân chủ ở cấp xã; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân; công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã;bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước Các nội dung cần côngkhai để nhân dân biết bao gồm: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương ánchuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của xã; dự

án, công trình đầu tư thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù hỗ trợgiải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấpxã; quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch

Trang 7

khu dân cư trên địa bàn cấp xã Ngoài ra người dân có quyền được biết việc quản

lý, sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấpxã; các khoản huy động nhân dân đóng góp; chủ trương, kế hoạch vay vốn chonhân dân để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; phương thức và kết quả bìnhxét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tìnhthương, cấp thẻ BHYT

Đối tượng mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chínhquyền cấp xã thu trực tiếp Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giảiquyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền xã trực tiếp thực hiện

Đề án điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã Kết quả thanhtra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, cán

bộ thôn bản

* Các tiêu chí đánh giá:

+ Tỷ lệ dân cư biết đến dự án

+ Mức độ tham gia của người dân

(Lượng hóa sự tham gia của người dân)

4.2.2 Tính công bằng

VD: 1 dự án xóa đói giảm nghèo tính công bằng thể hiện ở chỗ: phải xemxét đối tượng hưởng thụ của dự án có đúng với mục tiêu của dự án không, nhữnggiải pháp để các đối tượng được hưởng sự công bằng

4.2.3 Tính hiệu quả

Xem xét việc sử dụng các đầu vào của dự án đã được hiệu quả và hợp lýchưa?; chí phí để được đầu ra mong muốn; so sánh hiệu quả đạt được và chi phí bỏra

Trang 8

VD : 1 dự án xóa đói giảm nghèo đánh giá hiệu quả qua : bao nhiêu % vốnđược giải ngân; bao nhiêu % người dân được vay vốn giảm nghèo; bao nhiêu %thoát nghèo nhờ vay vốn giảm nghèo.

4.2.4 Tính bền vững

Tăng năng lực của người dân; chính quyền… Các hoạt động phát triển tiếptục phát huy tác dụng khi dự án kết thúc

4.3 Xác định mức độ của sự tham gia

Có các phương pháp khác nhau để xác định phạm vi tham gia Một số giátrị được gán cho một chỉ số tham gia, sau đó thông qua các phưong trình tươngứng phạm vi tham gia trong mỗi lĩnh vực và sau đó là tổng thể đã được xác định.Khi nghiên cứu tham gia của người dân trong quản lý rừng ở Ấn Độ, Lise (2000)nhận thấy rằng người dân địa phương đã tham gia vào các hoạt động khác nhau.Các hoạt động được xem là chỉ số tham gia bao gồm : trồng rừng, đóng góp chorừng, Trong trường hợp này, mức độ tham gia là tổng của các chỉ số tham gia.Nghiên cứu không phân biệt lĩnh vực tham gia như đã nêu ở trên của Cohen hoặcFinster busch Tuy nhiên , dường như là các hoạt động liên quan đến ra quyết định

đã được nhấn mạnh Các hoạt động rất quan trọng đó là: hội Họp, tham gia hộihọp, thỏa thuận với các quyết định vv

Trong đó, khi nghiên cứu phát triển tham gia ở vùng nông thôn Nigeria,Okarfor(1997) nhận thấy 4 lĩnh vực tham gia, và do đó 4 yếu tố để đo phạm vitham gia là: (1) tham giam vào cuộc họp của dự án,(2) tham gia vào giám sát các

dự án phát triển;(3) đóng góp vốn; và (4) tham gia vào việc ra quyết định Phạm vitham gia được đo bằng phản ứng của người được hỏi thông qua cho điểm mức độtham gia theo thang có 3 điểm ; tương ứng với 5 là tham gia rất chặt ; 3 là thamgia từng phần; và 1 là không tham gia Chỉ số tham gia(PI) sau đó được tính dựavào giả thiết rằng những điểm trả lời về tất cả 4 yếu tố tạo thành chỉ số thực

Trang 9

nghiệm về mức độ tham gia Theo Thuật ngữ thống kê chỉ số PI cho dự án pháttriển như sau:

100

1

1 x D

d

i i

N i

i d

Trong tài liệu nghiên cứu về tổ chức quản lý tài nguyên có sự tham giatrong quản lý rừng cộng đồng ở Ấn Độ, Seker (2001) đã phân tích sự tham giagồm có 3 dạng quản lý tài nguyên: thiết lập qui tắc; thực hiện qui tắc; và bảodưỡng tài nguyên Ông đã phát hiện có 7 chỉ số tham gia, trong số đó có 5 biến sốtham gia trực tiếp nư thạm gia vào việc trồng cây, mức độ đóng góp tài chính, vàvv Còn 2 chỉ số còn lại là "bản chất " và "mức độ" tham gia vào các hoạt độngtrồng rừng Chỉ số tham gia này đã đựơc đo bằng thang 5 điểm từ 1 = "không"hoặc không có gì, đến 5 = cao/rất tốt

Sự tham gia có thể áp dụng cho rất nhiều các hoạt động để tăng hiệu quảcủa các hoạt động hoặc dự án

Sự tham gia cũng đặc trưng cho quản lý tài nguyên thiên nhiên (Lise 2000;Dupar 2002; Seker 2001;) Sự tham gia cũng đóng vai trò đáng kể trong xâydựng cơ sở hạ tầng, như công trình thủy lợi, giao thông, hệ thống điện, và vv ( UNCDF; Feachem, 1980; Jogresen et al., 2001; lam 2001) Nó cũng có vai tròtích cực trong các hoạt động văn hóa xã hội như là các dụ án về y tế, giáodục vv.(Rao et al., 2004)

Trang 10

II Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia và mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia

1.1 Điều kiện hộ gia đình

Trong nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy điều kiện hộ gia đình ảnhhưởng đến sự tham gia của người dân trong các họat động phát triển Trong khuônkhổ nghiên cứu về sự tham gia Cohen và Uphoff (1979) đã liệt kê các đặc trưng hộgia đình ảnh hưởng tới sự tham gia Đó là : độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân,điều kiện kinh tế, quan hệ xã hội, và vv Trong nghiên cứu khác, W Alters và cáccộng sự (1999) thấy rằng lịch sử di dân và định cư của hộ gia đình cũng ảnhhưởng tới sự tham gia

Về tình trạng nghiên cứu của các nước đang phát triển, Abeyrama vàWebberr (1983), chỉ ra rằng cơ sở nghiên cứu của bất kì xã hội nào cũng là mộttrong những khía cạnh quan trọng nhất phải tính đến khi đề cập tới sự tham giacủa người dân trong phát triển

Các đặc trưng tự nhiên của bất kì của dự án nào cũng không đủ để huyđộng sự tham gia của người dân, nếu không có cơ sở nghiên cứu về các yếu tốchính trị, kinh tế và văn hóa xã hội, lịch sử và nếu không thuyết phục và cho phépngười dân tham gia phát triển

Poudyal (1990) trong luận án của ông về " liên quan của người dân với pháttriển huyện thông qua việc phân cấp ở Nêpan", kết luận rằng có 6 yếu tố là: điềukiện kinh tế, giáo dục /đào tạo, địa vị , cấu trúc tuổi, số nguời trong hộ, thuộc tổchức nào có ảnh hưởng tới năng lực tham gia của người dân Mô hình trongnghiên cứu của ông giả thiết rằng sự tham gia bị tác động bởi phạm vi, năng lực,nhu cầu và những lợi ích

1.2 Điều kiện môi trường cộng đồng

Trang 11

Điều kiện môi trường cộng đồng cũng ảnh hưởng tới mức độ tham gia củangười dân Các yếu tố môi trường khác nhau có ảnh hưởng tới việc thammgia vào

dự án (Cohen và Uphoff, 1980; Finterbusch, 1989) Xu thế và sự kiện lịch sử cónhững hệ quả quan trọng đối với sự tham gia của người dân Các sự kiện như: lịch

sử di dân và định cư; dòng giống gia đình và nhóm, lịch sử của các tổ chức chínhtrị xã hội và các xung đột vv ( Walter và cộng sự, 1999) các hoạt động phát triểntrong cộng đồng được tổ chức thông qua hoạt động tập thể, ngừơi dân địa phương

tụ họp cùng nhau để làm việc

Ở các cộng đồng nông thôn, ở mức độ nào đó, người dân luôn duy trì một

số các họat động tập thể.; ví dụ: các hoạt động cộng đồng như là xây dựng nhà, lễhội vv

1.3 Tính cộng đồng

Ý thức cộng đồng có thể tự thể hiện bằng việc tự nguyện tham gia vào cáchoạt động tập thể của cộng đồng Khái niệm ý thức cộng đồng có tính lý thuyếthơn, dựa vào quyền lợi của những thành viên và các nhà nghiên cứu( Gardner vàStern, 1996; Zanetell, 2000) trong tương quan giữa ý thức cộng đồng và mức độtham gia của dân địa phương trong quản lý phát triển Cộng đồng là khái niệm có

2 khía cạnh tự nhiên và tinh thần mà các thành viên cộng đồng đã từng trải Là nơi

mà người dân cùng sống, cùng chia sẻ các dịch vụ, và xem như là ngôi nhà chungcủa họ, cộng đồng như là cấp tổ chức con người cơ bản nhất về thời gian và khônggian Khái niệm các hoạt động phát triển ở nông thôn dựa vào lãnh thổ, hoặc dướitên gọi khác là các hoạt động phát triển ở nông thôn dựa vào cộng đồng, dẫn tớiviệc phân cấp các hoạt động phát triển ở cấp địa phương

Cộng đồng cũng thể hiện những kinh nghiệm được chia sẻ kết nối cuộcsống của người dân trong cùng một không gian Điều này dẫn tới tình cảm và sựgắn kết về tinh thần Ý thức của từng cá thể cộng đồng ảnh hưởng tới việc tựnguyện tham gia vào các hoạt động để trợ giúp và hoàn thiện cộng đồng(McMillan,1996; St Anne, 1999) Ý thức cộng đồng được hình thành qua lịch sử

Trang 12

cộng đồng Nó bao gồm sự tự nguyện ở lại cộng đồng, thăm hỏi lẫn nhau, có cùngcảm xúc với các thành viên cộng đồng, tranh thủ hoặc trao đổi tình cảm vớinhauvv (Zanetell và Knuth, 2004; Buckners, 1988)

Điều kiện tự nhiên như đất canh tác, nguồn nước tưới và các yếu tố kháccũng ảnh hưởng tới sự tham gia

Hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, vàvv hỗ trợ người dân địa phương tiếp xúc với cộng đồng bên ngoài có đựoc thôngtin và trao đổi hàng hóa, củng cố năng lực và lòng tin cho họ Nhìn chung, do cơ

sở hạ tầng còn nghèo ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu , vùng xa, vàđiều này đã cô lập các cộng đồng làm cho việc phát triển kinh tế xã hội gặp nhiềukhó khăn, và điều này đã ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân địa phưong(Walters và cộng sự, 1999)

2 Mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng

2.1 Nguyên tắc chung

Việc xem xét tổng quan phát triển nông thôn cấp cơ sở - xã, thôn, bao gồmkinh nghiệm và bài học rút ra từ các mô hình, các nội dung và cách tiếp cận đã có,bước đầu, cho phép đưa ra định nghĩa chung về mô hình phát triển nông thôn dựavào cộng đồng:

Xây dựng nông thôn cấp cơ sở dựa vào cộng đồng là việc tăng cường nhậnthức và nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng địa phương, từ đó tạo rađộng lực để họ có thể đứng ra chủ động làm chủ việc phát triển kinh tế, xã hội vàmôi trường của bản thân theo hướng bền vững với sự hỗ trợ phù hợp, có hiệu quảcủa Nhà nước

Phát triển nông thôn là một khái niệm rộng Có nhiều cách tiếp cận tươngứng với mục tiêu, nội dung khác nhau trong phát triển nông thôn Tùy theo điềukiện cụ thể của mỗi khu vực nông thôn để có phương pháp tiếp cận và nội dungphù hợp

Trang 13

Đối với phát triển nông thôn cấp cơ sở, có các phương pháp phổ biến đểtriển khai trên diện rộng như: phát triển nông thôn theo cách tiếp cận truyền thống(hay là phát triển từ trên xuống), phát triển dựa vào cộng đồng (hay là phát triển từdưới lên hoặc kết hợp cả từ trên xuống và dưới lên, với các công cụ điển hình nhưRRA – đánh giá nhanh nông thôn, PRA – đánh giá nông thôn có sự tham gia củangười dân, PLA – học hỏi và hành động có sự tham gia của người dân)

Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển nông thôncòn hạn chế, hướng tới triển vọng một chương trình xây dựng NTM trên phạm vi

cả nước, có thể thấy phát triển dựa vào nội lực và do người dân làm chủ là cáchtiếp cận phù hợp Theo cách tiếp cận này, xây dựng nông thôn mới cấp cơ sở đảmbảo đồng thời phát triển con người và tổ chức cộng đồng, và phát triển kinh tế, xâydựng bộ mặt mới của địa phương Trong đó phát triển con người và tổ chức cộngđồng phải được coi là then chốt, là động lực cho phát triển các lĩnh vực khác

2.2 Vai trò của cấp thôn và cấp xã

Bản chất và quy mô chương trình phát triển nông thôn sẽ quyết định nộidung và cách tiếp cận được sử dụng Chương trình nông thôn mới với bản chất docộng đồng địa phương tự thực hiện với sự hỗ trợ kích hoạt của Nhà nước vì vậy sẽ

áp dụng cách tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ Cộng đồng địaphương ở khu vực nông thôn thông thường vẫn được xác định là cấp làng xã, tuyvậy do khác biệt về các điều kiện kinh tế, xã hội và tự nhiên giữa các vùng khácnhau, nên quy mô và tính chất cộng đồng làng xã cũng rất đa dạng

Nhìn chung khi sử dụng cách tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng làmchủ có thể chọn đơn vị cộng đồng cấp thôn (bản, làng, ấp-sau đây gọi tắt là thôn)làm đơn vị cộng đồng cơ sở trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển.Cấp xã giữ vai trò tổng hợp các kế hoạch phát triển của các thôn trong xã, điềuphối, hỗ trợ và làm cầu nối khi được các thôn yêu cầu Cấp xã cũng xây dựng kếhoạch phát triển xã bao gồm các hoạt động phát triển chung, liên thôn và các hoạt

Trang 14

động phát triển quy mô lớn, mức độ kỹ thuật phức tạp, vượt quá khả năng tổ chứcthực hiện, vận hành,v.v của các thôn.

Tuy thôn không phải là một cấp chính quyền, nhưng nó vẫn có các tổ chứchội đoàn thể và lại là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, người dân có tính gắnkết cao do cùng chia sẻ các giá trị cộng đồng cũng như các nguồn tài nguyên tựnhiên Hơn nữa thôn cũng là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi

Vì vậy, muốn huy động được sức mạnh của người dân để phát triển nông thôn mớigiàu đẹp và văn minh thì mô hình nông thôn mới thực hiện tại cấp thôn là phù hợp

và đảm bảo tính thực tiễn và khả thi cao

Mô hình phát triển nông thôn mới đề cập ở đây là mô hình phát triển Môhình này khác với thuật ngữ dùng để chỉ các mô hình kỹ thuật đang được sử dụngrộng rãi trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Mô hình mới thửnghiệm thí điểm việc áp dụng phương pháp tiếp cận và cách lập kế hoạch nhằmphát huy và huy động sức mạnh của toàn thể cộng đồng tham gia vào phát triểnnông thôn

2.3 Vai trò làm chủ của cộng đồng thôn

* Việc xây dựng nông thôn mới xuất phát từ các yêu cầu khách quan:

-Nhu cầu thực tế đòi hỏi phải có mô hình phát triển nông thôn ở cấp thôn.-Sự phát triển sẽ bền vững nếu dựa trên cơ sở tự lực cánh sinh

-Lý thuyết và các nguyên tắc cơ bản phát triển dựa vào nội lực và do cộngđồng làm chủ

-Các bài học thành công về phát triển nông thôn cơ sở ở trong và ngoàinước

-Tinh thần chỉ đạo của Trung ương “người dân địa phương chịu tráchnhiệm chính và thực hiện việc xây dựng và phát triển thôn mới, Trung ương, tỉnh,huyện và các đơn vị tư vấn, hỗ trợ và thúc đẩy”

Trang 15

Theo quan điểm trên, lực lượng tham gia vào hệ thống phát triển nông thônnói chung và phát triển thôn nói riêng được chia thành 2 cấp: (1) Cấp hỗ trợ từ trênxuống hay từ bên ngoài cộng đồng cư dân thôn và (2) Cấp thực hiện là các cộngđồng thôn mà người dân tại đó chính là tác nhân chính của phát triển nông thôn.Vai trò của cấp hỗ trợ là xây dựng khung pháp luật thể chế, hoạch định các chínhsách hỗ trợ cho PTNT, hỗ trợ về phương pháp phát triển nông thôn và chuyển giaotiến bộ khoa học kỹ thuật, cung cấp thông tin phù hợp, kịp thời, giúp đỡ hỗ trợcộng đồng cư dân nông thôn, khơi dậy phát huy nội lực của người dân để huyđộng có hiệu quả cho xây dựng nông thôn mới Họ cũng tăng cường năng lực chongười dân để họ có đủ sự tự tin và năng lực để tận dụng và sử dụng các cơ hội pháttriển, nguồn hỗ trợ tài chính cho các hoạt động phát triển một cách có hiệu quả

Như đã được đề cập ở trên, cấp xã giữ vai trò tổng hợp các kế hoạch pháttriển của các thôn trong xã, điều phối, hỗ trợ và làm cầu nối khi được các thôn yêucầu Cấp xã cũng xây dựng kế hoạch phát triển xã bao gồm các hoạt động pháttriển chung, liên thôn và các hoạt động phát triển quy mô lớn, mức độ kỹ thuậtphức tạp, vượt quá khả năng tổ chức thực hiện, vận hành, v.v của các thôn

Cấp xã còn có vai trò quan trọng là cấp đóng vai trò cầu nối và là điểm giaothoa của các hỗ trợ từ trên xuống và các nhu cầu về phát triển từ các cộng đồngthôn đưa lên

Cấp xã: Đóng vai trò cầu nối

Cấp hỗ trợ bao gồm:

Địa phương: huyệnCác tổ chức chuyên môn: nông nghiệp, xây dựng, vv

Cầu nối đề xuất hỗ trợ và thực hiện

hỗ trợ

Cấp thực hiện:

Đóng vai trò chính trong phát triển nông thôn (thôn)

Trang 16

Hình 1: Các lực lượng chính tham gia vào xây dựng nông thôn mới

Để khơi dậy sự khởi đầu cho phát triển thôn, người dân cần sự hỗ trợ củacác nhân viên hỗ trợ phát triển cộng đồng hay nhân viên hỗ trợ phát triển nôngthôn giúp họ nâng cao tính tự chủ, tự lực và tạo động lực ban đầu, nhất là đối vớingười dân thuộc các nhóm thiệt thòi như vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu

số, người khuyết tật và phụ nữ

Nhân viên hỗ trợ phát triển là người giúp đỡ và tư vấn chứ không phải làngười ra quyết định Vai trò của nhân viên phát triển là giúp đỡ và tư vấn chongười dân thôn xác định các mục tiêu phát triển và xây dựng kế hoạch phát triểnthôn Mọi người đều có thể trở thành nhân viên phát triển nếu hội tụ đủ các tiêu

Trang 17

Hình 2: Vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Người dân tại cộng đồng thôn đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạtđộng phát triển nông thôn Người dân của thôn cần đổi mới tư duy về phát triểnnông thôn từ nhận thức và cách nghĩ rằng các ý tưởng và hoạt động phát triểnđược khởi xướng và bắt đầu từ bên ngoài, do người ngoài làm hộ, làm thay sangnhận thức và cách nghĩ năng động, tự chủ hơn rằng mọi việc phải được bắt đầu vàkhởi xướng từ người dân, do người dân đề xuất, bên ngoài chỉ hỗ trợ và giúp đỡkhi cần thiết thì sự nghiệp phát triển nông thôn mới mang lại hiệu quả thiết thực vàbền vững

2.4 Vai trò quan trọng của sự tham gia của cộng đồng thôn

Các mức độ hay là sự biến đổi về chất lượng sự tham gia của người dân

Xây dựng mô hình nông thôn mới được thực hiện thông qua tăng cườngnăng lực cho người dân và cộng đồng để họ “tham gia” thực sự vào các hoạt độngphát triển thôn Tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, văn hoá, điều kiện kinh tế, địa

lý của từng vùng miền khác nhau, mức độ tham gia của người dân vào phát triểnthôn ở các cấp độ khác nhau Các mức độ tham gia của người dân có thể được coinhư một tiến trình liên tục và chia thành 5 cấp độ khác nhau (xem hình 3) thể hiệnchất lượng sự tham gia

Vai trò hỗ trợ củabên ngoài

Vai trò của ngườidân tại thôn

Trang 18

Tham gia thụ động: Người dân thụ động tham gia vào các hoạt động pháttriển thôn, bảo gì làm đấy, không tham dự vào quá trình ra quyết định, xây dựng

kế hoạch

Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: thông qua việc trả lời các câuhỏi điều tra của các nhà nghiên cứu Người dân không tham dự vào quá trình phântích và sử dụng thông tin

1 Cung cấp thông tin

Thụ động

Hình 3: Các mức độ tham gia khác nhau của người dân vào xây dựng

mô hình nông thôn mới

Tham gia bởi nghĩa vụ hay bị bắt buộc: thông qua việc đóng góp lao động,tiền hay một số nguồn lực khác Người dân cho rằng đây là nghĩa vụ họ phải đónggóp Các hoạt động thường do các tổ chức quần chúng, cán bộ dự án khởi xướng,định hướng và hướng dẫn

Trang 19

Tham gia bởi định hướng từ bên ngoài: Người dân tự nguyện tham gia vàocác tổ, nhóm do dự án hoặc các chương trình khởi xướng Bên ngoài hỗ trợ vàngười dân tự chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định.

Tự nguyện: Người dân tự khởi xướng về việc xác định, lập kế hoạch, thựchiện và đánh giá các hoạt động phát triển không có sự định hướng từ bên ngoài

2.5 Vai trò của việc lập kế hoạch phát triển thôn

Việc xây dựng mô hình phát triển nông thôn theo cách tiếp cận dựa vàocộng đồng trước tiên thông qua quá trình lập kế hoạch phát triển thôn Việc lập kếhoạch đó giúp người dân tại thôn tạo ra các kết quả trong tương lai mà họ thực sựmong muốn và quan tâm biến những kết quả đó thành hiện thực Động lực xâydựng thôn mới phải xuất phát từ mong muốn và nguyện vọng của người dân địaphương Kế hoạch phát triển thôn sẽ là cơ sở ban đầu để xây dựng nông thôn mới,

kế hoạch này phải là của người dân tại thôn chứ không phải của cơ quan chuyênmôn hay của chính phủ hoặc của chính quyền địa phương

Muốn có một kế hoạch phát triển phù hợp và thu hút sự tham gia của cộngđồng thôn, trước hết người dân tại thôn phải biết rất rõ ràng mục đích mà họ muốnđạt được trong tương lai là gì? Sau đó người dân xem hiện tại họ có những gì? Khi

họ đã có một bức tranh toàn cảnh về những kết quả mong muốn cuối cùng và xácđịnh được xuất phát điểm hiện tại họ có gì, họ sẽ nhận thấy rằng những mongmuốn sẽ chỉ là viễn cảnh và ước mơ nếu họ không thực sự nỗ lực tìm kiếm giảipháp để đạt được Các kế hoạch phát triển là từng bước của một lộ trình thay đổihiện trạng thực tế với những nguồn lực hiện có để đạt được tương lai mong muốn

Phát triển nông thôn nói chung cũng như phát triển của từng thôn cụ thể làmột quá trình liên tục, kéo dài, gồm nhiều nội dung và đi kèm là cách thực hiệnkhác nhau do đó được thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch phát triển thôn Kếhoạch phát triển thôn (viết tắt là KHPT) gồm có mục tiêu hay kế hoạch phát triểndài hạn và kế hoạch phát triển hàng năm Xây dựng mục tiêu hay kế hoạch phát

Trang 20

triển dài hạn cho phép cộng đồng xác định và thống nhất được hướng đi của mìnhtrong một khoảng thời gian trung hạn, từ ba đến năm năm so với hiện tại, tùythuộc vào trình độ và khả năng của mỗi cộng đồng, cũng như nội dung phát triển.Nếu như nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng có thể xây dựng kế hoạch tương đối dàihạn (5 năm), thì nội dung phát triển kinh tế, do sự biến đổi liên tục của thị trường,thường chỉ có thể xây dựng kế hoạch trong thời gian ngắn hơn (3 năm)

Việc xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn giúp cho việc tính toán (hìnhdung) nhu cầu phát triển trong tương lai của cộng đồng hay của mỗi loại côngtrình nên các hoạt động phát triển hay công trình được thực hiện hiện tại nhưnghoàn toàn đáp ứng tốt yêu cầu phát triển trong tương lai Đó cũng là cơ sở để cộngđồng huy động một cách tập trung những nguồn lực phù hợp cho việc thực hiệnphấn đấu đạt được mục tiêu đề ra Trên nền tảng KHPT dài hạn, kế hoạch pháttriển hàng năm của thôn bao gồm các hoạt động ưu tiên sẽ được xây dựng, đó là cụthể hóa KHPT dài hạn khi được gắn vào với các điều kiện về nguồn lực và tổ chưctại địa phương

Có sự khác nhau giữa KHPT dài hạn cũng như hàng năm khi so sánh vớicác kế hoạch và quy hoạch do các đơn vi chuyên môn lập KHPT dài hạn và hàngnăm do thôn lập sẽ đơn giản, có tính định hướng và linh hoạt nhiều hơn, phù hợpvới khả năng và trình độ của địa phương, giúp thôn có thể chủ động được và thựchành được vai trò làm chủ Nhưng đặc biệt là phù hợp với sự đa dạng và tínhthường xuyên thay đổi khi tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển của cộngđồng Các kế hoạch này sẽ được điều chỉnh sau kết quả thực hiện mỗi năm

III Sự cần thiết và khả năng

1 Sự cần thiết

Xây dựng NTM nhằm tìm kiếm cơ chế vận động trong nội bộ mỗi cộngđồng và các tổ chức bên ngoài một cách phù hợp Dựa vào việc phát hiện và huy

Trang 21

động các nguồn lực tiềm năng, tính sáng tạo dồi dào của mỗi cộng đồng thôn,cộng với sự hỗ trợ (nhỏ, có hạn) của Nhà nước sẽ tạo ra những thay đổi, chuyểnbiến lớn trong công việc phát triển nông thôn tại mỗi địa phương Như vậy, xâydựng NTM không có nghĩa tập trung vào tất cả các vấn đề, nội dung của phát triểnnông thôn Thử nghiệm xây dựng mô hình NTM chính là kiểm nghiệm các giảthiết đặt ra (ví dụ như: khi cộng đồng được giao quyền làm chủ họ có thể xây dựngđược NTM của họ) khi mô phỏng mô hình theo các cơ chế, nội dung và cách tiếpcận dự định sẽ được sử dụng để xây dựng NTM trong giai đoạn nhân rộng đại tràsau này

Nguyên tắc bao trùm, chi phối xây dựng NTM là dựa vào cố gắng của cộngđồng thôn là chính, sự giúp đỡ của Nhà nước là quan trọng, nhưng chỉ là thêm vàocho nhanh hơn Bên cạnh đó khi thử nghiệm xây dựng NTM theo cách tiếp cậndựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ cần lưu ý:

Mang tính quá trình, vì phải lưu ý đến phát triển con người và tổ chức cộngđồng để nâng cao khả năng làm chủ trong tổ chức thực hiện các nội dung pháttriển cộng đồng thôn

Sự tham gia tự nguyện và nhiệt tình của cộng đồng thôn có vai trò quyếtđịnh đến thành công xây dựng NTM Hiện mô hình được xây dựng ở thôn có trình

độ phát triển trung bình so với mỗi địa phương

Không phải dự án, không chỉ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phụthuộc vào duy nhất nguồn hỗ trợ từ bên ngoài

Gắn với khả năng nhân rộng đại trà: chỉ được xem là mô hình tốt khi có khảnăng nhân rộng đại trà

Cần ghi nhận các kết quả khác nhau do ảnh hưởng từ các cơ chế mới đượcđưa vào áp dụng, các kết quả ngược với mong muốn cần phải được xem xét mộtcách khách quan trong tổng hợp kết quả thử nghiệm sau này

Trang 22

Thông qua việc xây dựng mô hình để xem xét các vấn đề liên quan theotừng chủ đề như vai trò làm chủ của cộng đồng thôn, cơ chế huy động sự tham giacủa cộng đồng, phát triển tổ chức cộng đồng, vai trò và quy trình lập, tổ chưc thựchiện kế hoạch phát triển cộng đồng thôn, nội dung hoạt động phát triển, quản lý tàichính, cơ chế và cách thức hỗ trợ của các cấp liên quan – cấp xã, huyện, vv…

2 Khả năng

Nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển nông thôn cấp cơ sở là côngviệc khó khăn Để tìm ra cách thức, mô hình có hiệu quả trong phát triển nôngthôn nói chung và phát triển nông thôn cấp cơ sở nói riêng luôn là công việc khókhăn do vừa là vấn đề kỹ thuật vừa là vấn đề quản lý, xã hội Việc xây dựng môhình thử nghiệm cần có sự tiếp thu và học hỏi từ các kinh nghiệm và bài học đã cótrước đây Đến thời điểm hiện nay, số lượng các chương trình, các mô hình thửnghiệm trong nước và ngoài nước đã tương đối nhiều có thể đưa ra các kinhnghiệm và bài học phong phú cho việc thiết kế chương trình xây dựng nông thôncấp cơ sở Điều cần thiết của việc thử nghiệm mới là tiếp tục củng cố các vấn đề

đã được khẳng định tương đối rõ, tìm tòi thử nghiệm các vấn đề mới cho thấy cókhả năng thành công Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian và nguồn lực, cũng cầnlưu ý tránh lặp lại các vấn đề, các nội dung và cách làm trước đây đã được khẳngđịnh là không thành công

Trang 23

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

I Tổng quan về quá trình phát triển nông thôn của Việt Nam

1 Phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1954 đến nay

- Từ năm 1954-1959, ruộng đất được giao cho người dân với mục tiêu

“người cày có ruộng” Giai đoạn này quan hệ sản xuất chuyển từ địa chủ phongkiến sang quan hệ sản xuất mới: nông dân làm chủ ruộng đất và sản xuất độc lậptrên ruộng đất của mình

- Từ 1960-1985: chia làm 2 giai đoạn nhỏ: Mô hình tổ chức sản xuất dướidạng hợp tác xã nông nghiệp

- Từ 1960-1975: mô hình hợp tác xã hóa nông nghiệp được triển khai trêntoàn miền Bắc Trong thời kỳ này Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho nông thôn

về cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu để phát triển HTX: phát triển các công trình kỹthuật (nhà kho, sân phơi, các trại giống,…) đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học

kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi… đã có những tác động tích cực đến sản xuấtnông nghiệp

- Từ 1976-1980: mô hình tổ chức hợp tác xã nông nghiệp được triển khaitrên phạm vi cả nước Trong đó vai trò của cấp huyện được coi trọng, là cấp quản

lý kinh tế chủ yếu đối với việc thực hiện các chiến lược phát triển nông nghiệp vànông thôn Hình ảnh của người nông dân lúc này là hình ảnh của người xã viênHTX

Mô hình khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động (1981-1985):

Chỉ thị 100 CT-TW (13/01/1981) về “khoán sản phẩm đến nhóm và ngườilao động”, cho phép người lao động được HTX giao đất và thu hồi một phần sảnphẩm theo một mức “khoán” nhất định

Trang 24

Chỉ thị chỉ nói đến việc khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động chứchưa nhắc đến khoán hộ; gia đình mới chỉ được làm 3 khâu là cấy, chăm sóc vàthu hoạch còn tập thể đảm nhiệm 5 khâu trong quá trình sản xuất cây lúa Chỉ thị

đã tạo ra một không khí mới trong nông thôn: nông dân đã phấn khởi sản xuất,năng suất tăng lên rõ rệt Tuy nhiên, người dân vẫn còn nhiều băn khoăn, khôngchịu bó buộc ở “5 khâu” do tập thể đảm nhiệm

Giai đoạn này, mục tiêu sản xuất vẫn bị áp đặt bởi kế hoạch từ trên xuống,nông dân vẫn chưa có quyền làm chủ thực sự

Từ 1986-1991: cơ chế khoán cho nhóm và người lao động:

Nghị quyết 10 (Bộ chính trị ngày 05/08/1988) trong nông nghiệp đã khắcphục được những tồn tại của chỉ thị 100

Nét đổi mới của Nghị quyết 10 so với chỉ thị 100 là “một chủ, bốn tự”

“Một chủ” là xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ Đó chính là sự đột phárất quan trọng của Nghị quyết 10

“Bốn tự”, nghĩa là hợp tác xã tự xác định phương hướng, nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh; tự xác định hình thức, quy mô sản xuất; tự xác định hình thức phânphối, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm để xã viên tự vào ra hợp tác xã

Điều đáng nói ở đây là: Đảm bảo tự xác định hình thức, quy mô sản xuất cónghĩa là xóa bỏ việc chỉ đạo nhất loạt lên hợp tác xã cấp cao, lên quy mô xã to.Đảm bảo tự xác định hình thức quản lý nghĩa là không nhất thiết “năm khâu, bakhâu” như Chỉ thị 100 mà khoán theo mức, đơn giá, gia đình làm được khâu nàothì cứ tính theo đơn giá mà hưởng Trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, tư tưởng chínhsách “thuận mua vừa bán” trong nghị quyết là xóa cách bắt buộc bán theo nghĩa vụđang thực hiện Chính sách này chỉ có thể thực hiện được khi đổi mới đồng bộkhâu lưu thông, phân phối mà trong Chỉ thị 100 đã chưa đề cập đến

- Mô hình sản xuất nông nghiệp bằng việc giao đất cho nông hộ:

Trang 25

Từ 1991 đến nay, đất đai được giao toàn quyền sử dụng cho các nông hộ,người nông dân được hoàn toàn chủ động sản xuất trên mảnh đất được giao.

Giai đoạn này, nông hộ là đơn vị sản xuất cơ bản Người nông dân đã chútrọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất và đóng góp nhiều cho phát triển

cơ sở hạ tầng, làm cho bộ mặt nông thôn có những thay đổi đáng kể

Mô hình này có tác dụng làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịchmạnh theo hướng tích cực Đời sống của người dân nông thôn đã ngày càng nângcao, đẩy mạnh tiến trình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa

2 Định hướng của phong trào xây dựng nông thôn mới là phát triển nông thôn cấp cơ sở

Phát triển nông thôn thôn cấp cơ sở là một nội dung của phát triển nôngthôn, gắn với địa bàn cụ thể Qua quá trình Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn cho pháttriển nông nghiệp, nông thôn đã chứng tỏ không thành công Ngày nay, phát triểnnông thôn cấp cơ sở thay đổi phương pháp hỗ trợ của nhà nước cho cộng đồng địaphương, phải gắn liền với khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương.Một loạt công cụ và phương pháp mới được giới thiệu như đánh giá nhanh nôngthôn – RRA, đánh giá nông thôn có sự tham gia – PRA,…

Phát triển nông thôn tại Việt nam được đề cập trực tiếp từ đầu những năm

1990 Được bắt đầu muộn hơn nhưng điều đó không có nghĩa là nội dung vàphương pháp phát triển nông thôn có nhiều khác biệt, tách rời với lý thuyết và nộidung phát triển nông thôn của thế giới Phát triển nông thôn cấp cơ sở tại ViệtNam đã bắt nhịp được với xu thế phát triển chung của thế giới Các phương pháptiếp cận, nội dung phát triển nông thôn cấp cơ sở về lý thuyết cũng như thực tiễnđược áp dụng trên thế giới cũng được tổ chức ở Việt Nam, dù có thể ở những quy

mô và hình thức khác nhau

Trang 26

Định hướng của phong trào xây dựng nông thôn mới là phát triển nông thôncấp cơ sở với các mục tiêu: (1) Từng bước thay đổi vai trò của người dân từ kháchthể sang chủ thể trong thực hiện phong trào xây dựng phát triển nông thôn, (2)Từng bước phân cấp và trao quyền để người dân chủ động thực hiện các hoạt độngphát triển, bên ngoài hỗ trợ và thúc đẩy và (3) huy động sự tham gia, nguồn lựccủa cộng đồng kết hợp với nguồn hỗ trợ có hiệu quả của nhà nước.

Để phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững và hiệu quả,việc thử nghiệm xây dựng mô hình phát triển nông thôn cấp cơ sở nhằm thửnghiệm các cơ chế, chính sách, nội dung, phương pháp để tìm ra cơ chế, chínhsách phù hợp là việc làm cần thiết trước khi xây dựng một chương trình phát triểnnông thôn cho toàn quốc Trong đó, việc tìm ra cách thức huy động sự tham gia tựnguyện, có tổ chức của người dân và các cộng đồng cấp cơ sở là chìa khóa thànhcông Có khả năng đáp ứng được yêu cầu này, do vậy, phát triển dựa vào cộngđồng để từ đó huy động được nguồn nội lực là rất khả thi

Phát triển nông thôn dựa vào nội lực là chiến lược phát triển bắt đầu vớinhững gì hiện có, đó là năng lực của người dân tại thôn, là thế mạnh của các mốiquan hệ của thôn với các cơ quan, đoàn thể Phương pháp tiếp cận phát triển nôngthôn dựa vào nội lực của cộng đồng là một quá trình khơi dậy, vận động và huyđộng sự tham gia tối đa và tích cực của người dân vào các hoạt động phát triểnthôn bản, đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ người dân chuyển từ trạng thái bị động tiếpnhận những gì bên ngoài mang lại sang trạng thái năng động tự tìm kiếm và biếttận dụng cơ hội phát triển và sự trợ giúp từ bên ngoài

Để hiểu rõ về mô hình phát triển nông thôn mới chúng ta đi sâu vào phântích sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan vào phát triển nông thôn quamột sô thôn điểm được chọn làm thử nghiệm

Để tiến hành xây dựng mô hình thử nghiệm, lựa chọn 5 thôn tại các tỉnhkhác nhau tham gia Các lãnh đạo các thôn cũng được tham vấn trong quá trìnhlựa chọn điểm hỗ trợ nghiên cứu Các thôn đều có điều kiện tư nhiên và mức phát

Trang 27

triển kinh tế-xã hội ở mức trung bình, không có các đặc thù, so với các thôn, xãtrong cùng địa bàn Các thôn đều thuộc khu vực nông thôn, nhưng do nằm cách xatại các địa bàn hoàn toàn khác nhau nên mỗi thôn có những đặc thù riêng về tựnhiên, kinh tế và xã hội.

Các điểm tham gia bao gồm:

Biểu 1 Các điểm thử nghiệm xây dựng mô hình

Nhân

Lập Thạch (năm 2009sau chia tách thànhhuyện Sông Lô)

VĩnhPhúc

Đồng bằngsông Hồng

Nghĩa

ThạnhMỹ

Thuận

Duyên hảitrung bộ

Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

II THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

1 Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội,của các điểm xây dựng mô hình

1.1 Khu hành chính 13

Trang 28

Nằm dọc theo đường quốc lộ số 32, cách trung tâm xã 2 km, tương đốithuận lợi cho việc giao thương, đi lại Diện tích đất tự nhiên của thôn là 87 ha,trong đó đất hai vụ lúa la x ha Đất nông nghiệp của thôn không đồng nhất, diệntích đất bằng chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khi diện tích đất chân cao, đất đồi và đất trũngngập sâu trong vụ mùa chiếm tỷ lệ lớn.

Thôn có 300 hộ, trong đó 90% hộ thuần nông nghiệp, số hộ kết hợp buônbán nhỏ, chuyên làm dịch vụ, thương mại và làm nghề phi nông nghiệp chỉ vàokhoảng 10% số hộ Thanh niên, lao động trẻ của thôn bắt đầu có sự dịch chuyển,tìm kiếm các công việc phi nông nghiệp, nhất là đi xây dựng, làm thợ xây, thợ nềtại các địa phương khác

Các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội hoạt động tích cực, thu hút người dântham gia Sự hoạt động tích cực của các hội viên các tổ chức này thúc đẩy cácphong trào trong thôn phát triển sâu rộng và có hiệu quả

1.2 Thôn Hạ - Vĩnh Phúc

Thôn nằm trên đất bãi ngoài đê của sông Lô, cách trung tâm xã 1 km vàcách trung tâm huyện mới khoảng 10 km Mặc dù đường giao thông đến thônthuận lợi, tuy vậy do không nằm gần trục đường chính nên việc giao thương, pháttriển kinh tế, nhất là các ngành nghề phi nông nghiệp bằng đường bộ còn gặpnhiều hạn chế Tuy vậy, vị trí của thôn nằm đối diện với thị trấn Bãi Bằng quasông Lô nên cũng có nhiều thuận lợi trong việc trồng và tiêu thụ các loại rau trái

Diện tích đất tự nhiên của thôn là 54,5ha Một phần diện tích là đất phù sathuận lợi cho gieo trồng các loại cây hàng năm Tuy nhiên do ảnh hưởng của dòngsông dẫn đến sự chia cắt địa hình, điều kiện tưới tiêu phát triển cây trồng khôngthuận lợi Một phần diện tích chân cao không tưới chủ động được, phụ thuộc hoàntoàn vào nước trời Trong khi đó một diện tích lớn là ruộng trũng, chỉ canh tácđược vụ đông xuân, bị ngập không canh tác được trong vụ mùa

Trang 29

Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung

đã có nhưng chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của thôn Trong tổng số5km đường liên thôn mới có 1km đường được làm bằng bê tông, hệ thống đườngxương cá vào các ngõ xóm đều là đường đất Hệ thống thủy lợi bao gồm kênhmương chính mới chỉ có một phần được xây cứng hóa, chưa đáp ứng được nhucầu phục vụ sản xuất nông nghiệp Thôn không có hệ thống cấp nước sạch tậptrung

Toàn thôn có 120 hộ với 534 khẩu Kinh tế của thôn dựa vào sản xuất nôngnghiệp là chính, ở dạng sản xuất nhỏ là chính, sản xuất hàng hóa chưa phát triển.Thôn có một số hoạt động về sản xuất phi nông nghiệp và thương mại, nhưng chỉchiếm tỷ trọng nhỏ Đang diễn ra sự chuyển dịch lao động, nhất là đối với bộ phậnthanh niên, học sinh tổt nghiệp cấp III mới gia nhập vào lực lượng lao động, chủyếu đi làm công nhân tại các khu công nghiệp

Các hoạt động giữ gìn văn hóa truyền thống đang được khôi phục, tínhcộng đồng của thôn được duy trì ở mức trung bình khá Thôn có đầy đủ các chi hộiđoàn thể bao gồm mặt trận tổ quốc, chi bộ đảng, hội nông dân, hội phụ nữ, đoànthanh niên,… Các thành viên nòng cốt đa số đều nhiệt tình với các công tác chung

Do vậy các tổ chức này đều đóng vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt độngchung trong thôn, trong huy động và tập hợp các thành viên tham gia tích cực vàocác phong trào

1.3 Thôn Thạnh Nghĩa

Thôn Thạnh Nghĩa nằm cách trung tâm xã chừng 1km, ngay sát với thị trấnhuyện Đơn Dương và theo đường tỉnh lộ 27 chỉ cách ngã ba Đức Trọng 12 km,trong đó một đường đi lên Đà Lạt và một đường đi về thành phố Hồ Chí Minh.Thôn đang trong quá trình đô thị hóa Nhờ có đường tỉnh lộ 27 chạy qua do đó vịtrí của thôn Thạnh Nghĩa rất thuận tiện trong việc đi lại cũng như giao thương với

Trang 30

bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóacủa người dân trong thôn nhất là sản phẩm rau sạch của thôn.

Diện tích đất của thôn Thạnh Nghĩa là 161 ha, trong đó diện tích đất nôngnghiệp là 100 ha chiếm 62,11%, còn lại là các loại đất khác Diện tích đất và điềukiện khí hậu (khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân trong năm khoảng 20-220) của thôn rất thích hợp để phát triển sản xuất rau thương phẩm và dâu tằm,đây cũng là ngành mang lại thu nhập chính cho người dân trong thôn Thạnh Nghĩanói riêng và nhân dân trong xã Thạnh Mỹ nói chung

Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chungcủa người dân trong thôn còn thiếu và không đảm bảo bảo chất lượng, nhìn chungvẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của người dân trong thôn Một số trụcđường chính đi từ huyện xuống các xã khác qua địa bàn của thôn là đường cấpphối không được tu bổ thường xuyên nên bị xuống cấp nghiêm trọng Các trụcđường chính và ngõ xóm trong nội bộ thôn và cả liên thôn với các thôn khác trongcùng xã đa phần vẫn là đường đất, một số đoạn được rải cấp phối nhưng cũng bịxuống cấp Hệ thống đường từ khu dân cư đến các khu vực sản xuất, vùng rauhàng hóa đã hình thành hướng tuyến rõ ràng và đảm bảo chiều rộng nền và mặtđường, tuy vậy cũng chỉ là đường đất nên không thuận lợi cho việc vận chuyển,nhất là đây là vùng sản xuất rau hàng hóa yêu cầu sử dụng để vận chuyển cao.Tương tự như vậy, hệ thống kênh mương dẫn nước tưới rau chưa được cứng hóanên còn gây thất thoát nước, chưa đáp ứng được nguồn nước kịp thời và đầy đủcho sản xuất nông nghiệp

Tổng số hộ trong toàn thôn là 408 hộ, với 2.088 nhân khẩu (bình quân 5,11người/hộ) Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ lực, chiếm 58% giá trị kinh tế.Tuy vậy sản xuất nông nghiệp đã đạt được mức độ sản xuất hàng hóa tương đốicao, chủ yếu tập trung vào các loại rau quả có giá trị như súp lơ, cà chua, cảitrắng, phần lớn sản phẩm thu hoạch được đều được xuất bán cho thương lái đưa

về tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh Các ngành nghề thương mại, dịch vụ và

Trang 31

tiểu thủ công nghiệp cũng tương đối phát triển tại đây Tham gia vào sản xuất rauhàng hóa yêu cầu lao động liên tục quanh năm, nhiều thời điểm thiếu lao động đãphải thuê thêm lao động tại các xã lân cận

Trên địa bàn của thôn có hợp tác xã nông nghiệp Hiện HTX đang thực hiệncác hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn HTX là một trong số ít HTX có

từ thời gian trước đây vẫn còn hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng HTX đangtiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức cấp trên nhằm duy trì củng cố và hỗtrợ phát triển, xem như một hình mẫu về phát triển HTX

Các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống trong thông đang hiện nayđang được người dân trong thôn triển khai khôi phục, bên cạnh đó tính cộng đồngcủa thôn cũng đang được duy trì Các chi hội đoàn thể, chính trị-xã hội văn hóagồm: mặt trận tổ quốc, chi bộ đảng, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,…đang hoạt động thường xuyên và ổn định thu hút được sự tham gia đông đảo củangười dân trong thôn Các thành viên nòng cốt đa số đều nhiệt tình với các côngtác chung Các chi hội đoàn thể này đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chứccác hoạt động chung của thôn, trong việc huy động và tập hợp các thành viên thamgia tích cực vào các phong trào chung

1.4 Thôn Ninh Quý 2

Thôn Ninh Quý 2 nằm cách trung tâm xã Phước Sơn 3 km và cách trungtâm huyện Ninh Phước 8 km.Vị trí của thôn nhìn chung rất thuận tiện cho ngườidân trong thôn trong việc đi lại và giao thương với bên ngoài Nhờ có vị trí thuậntiện nên đã tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóacủa người dân trong thôn nhất là những sản phẩm nông nghiệp

Tổng diện tích đất tự nhiên của thôn là 258 ha, trong đó diện tích đất nôngnghiệp của thôn là 193 ha (trong đó diện tích đất trồng lúa là 98 ha còn lại là đấttrông màu và đất trồng cây lâu năm như nho, táo,…) chiếm 74,8%, còn lại là đấtvườn và các loại đất khác Nhờ có vị trí nằm kề sông Dinh nên việc lấy nước để

Trang 32

phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong thôn kháthuận lợi

Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chungtrong thôn đã xây dựng một vài công trình như: nhà văn hóa, nhà mẫu giáo, đường

bê tông,… nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển của người dântrong thôn Hiện nay trong toàn thôn có khoảng 1,7 km đường giao thông trongthôn đã được bê tông hóa, còn lại đường giao thông trong thôn vẫn còn là đườngđất Hệ thống thủy lợi và đường giao thông nội đồng của thôn hiện nay vẫn chưađược cứng hóa do đó chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệpcủa người dân trong thôn Thôn vẫn chưa có hệ thống nước sạch tập trung để phục

vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân

Toàn thôn có 722 hộ với tổng số nhân khẩu là 3.685 nhân khẩu Kinh tế củathôn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, toàn thôn có đến 686 hộ tham gia sảnxuất nông nghiệp (chiếm 95%), sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính nhỏ lẻ làchính nhưng cũng đang bắt đầu phát triển sản xuất mang tính hàng hóa Người dân

có trình độ canh tác cao, trước đây là vùng sản xuất thuốc lá nổi tiếng, hiện nayđây vẫn là vùng đi tiên phong trong việc sản xuất các loại cây giống cây trồng nhưlúa, ngô và các loại cây có giá trị kinh tế cao như táo, nho Toàn thôn chỉ có 5% số

hộ tham gia sản xuất các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp,… lực lượng laođộng của thôn hiện nay đang có sự chuyển dịch, nhất là đối với bộ phận thanhniên, họ thường tìm các ngành nghề phi nông nghiệp tại địa phương, các tỉnh khác(làm việc tại các khu chế xuất công nghiệp) hoặc đi xuất khẩu lao động nướcngoài

Hợp tác xã nông nghiệp với ban chủ nhiệm năng động đang hoạt động cóhiệu quả Hoạt động của hợp tác xã bao gồm cung cấp các dịch vụ vật tư đầu vàonhư thóc giống, phân bón và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như làm đất, tưới nướccho sản xuất nông nghiệp Ngoài ra HTX còn thực hiện việc kinh doanh lúa giốngthông qua việc ký hợp đồng thuê các hộ sản xuất lúa giống theo yêu cầu của HTX

Trang 33

Lúa giống sản xuất ra được HTX bao tiêu theo giá cả thỏa thuận và sau đó HTX sẽbán lại cho các hộ khác mua làm thóc giống

Các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống của thôn cũng đang được khôiphục, bên cạnh đó thì tính cộng đồng của người dân trong thôn cũng đang đượcduy trì ở mức cao Trong thôn có đầy đủ các tổ chức, các chi hội đoàn, các tổ chứcchính trị-xã hội bao gồm: hội cựu chiến binh, chi hội người cao tuổi, mặt trận tổquốc, đoàn thanh niên,… các tổ chức này đóng vai trò chủ đạo và là nòng cốttrong việc tổ chức các hoạt động chung của thôn, cũng như trong việc huy động vàtập hợp các thành viên tham gia tích cực vào các phong trào

1.5 Ấp ÔKàđa

ẤP Ôkàđa nằm cách quốc lộ 53 khoảng 2,6 km, cách trung tâm xã PhướcHảo 4 km và cách thị xã Trà Vinh khoảng 17 km Nhờ hệ thống kênh rạch dày đặctạo điều kiện cho việc vận chuyển vật tư, hàng hóa bằng tàu, xuồng Hệ thốngđường bộ bao gồm đường chính từ quốc lộ 53 vào thôn đã được đổ bê tông nhưng

có bề mặt hẹp nên chưa thật thuận tiện cho việc giao thông đi lại và vận chuyển.Mặc dù không nằm cách xa các trung tâm xã, thị xã, nhưng điều kiện để giaothương cũng còn những khó khăn nhất định

Tổng diện tích đất tự nhiên của ấp Ôkàđa là 153,3 ha trong đó diện tích đấtnông nghiệp là 132,4 ha chiếm 86,36% còn lại là các loại đất khác Phần lớn diệntích đất nhiễm phèn, hàm lượng dinh dưỡng thấp, nhưng nhờ có hệ thống kênhrạch đầy đủ có thể cung cấp nước đầy đủ cho việc ém phèn nên vẫn đảm bảo đượcnăng suất lúa Một số diện tích đất cao được trồng màu và ngô nhưng hiệu quảkhông cao do đất xấu và không chủ động được việc tưới

Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chungcủa người dân trong ấp còn hạn chế Tuyến đường chính từ đường quốc lộ 53 quatrụ sở xã vào vào ấp đã được bê tông hóa theo chương trình 135 với chiều rộng1,2m đã tương đối thuận lợi nhưng do chiều rộng còn hẹp nên cũng hạn chế việc

Trang 34

giao thông đi lại Các tuyến đường chính trong ấp vẫn là đường đất, hệ thống cáccầu đều chỉ là cầu tạm do vậy hạn chế nhiều đến việc giao thông đi lại trong ấp.Ngoài lớp học tiểu học và thala (nhà của cộng đồng ấp) đã được đầu tư xây mới,các công trình khác còn đang thiếu Hệ thống cấp nước sạch do trung tâm nướcsạch và VSMT tỉnh xây dựng đã hoàn thành nhưng chưa được khánh thành và bàngiao cho thôn quản lý sử dụng

Toàn ấp có 198 hộ dân với tổng số nhân khẩu là 1.000 người đều là dân tộcKhơ me Do tốc độ phát triển kinh tế của người dân trong ấp còn thấp nên trong ấp

có tới 150 hộ thuộc loại hộ nghèo Là một ấp thuần nông nên kinh tế của ấp chủyếu dựa vào phát triển sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên sản xuất vẫn còn đang ởquy mô nhỏ, sản xuất hàng hóa trong ấp hiện nay chưa được phát triển Lực lượnglao động trong ấp chủ yếu là lao động thuần nông trình độ sản xuất và kỹ năng củangười lao động là chưa cao, lực lượng lao động phi nông nghiệp trong ấp chiếm tỷ

lệ nhỏ cùng với khoảng 10% số hộ không có đất sản xuất chủ yếu là làm thuê, làmmướn

Các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống của người dân trong ấp đangđược khôi phục, tính cộng đồng của ấp được duy trì tuy nhiên mới chỉ ở mứcchung bình Ấp có một số tổ chức các chi hội đoàn thể bao gồm: Hội người caotuổi, hội phụ nữ, Ban quản lý nhà chùa, hội chữ thập đỏ,… các thành viên nòngcốt trong các tổ chức này đa số đều nhiệt tình với các công tác chung Các tổ chứchội đoàn thể này đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chungtrong ấp, trong việc huy động và tập hợp các thành viên tham gia tích cực vào cácphong trào chung của ấp

2 Sự tham gia đóng góp của cộng đồng vào kế hoạch phát triển nông thôn 2.1 Kế hoạch kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phát triển qua các năm

Biểu 2.Chi tiết kinh phí hỗ trợ năm 2007 theo loại hình hoạt động phát triển chính

Trang 35

Cơ sở

hạ tầng

triển kinh tế thiện điều

Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

Năm 2007, theo loại hoạt động lựa chọn, điểm Phú Thọ chỉ lựa chọn làmCSHT, các điểm còn lại đều có nhiều loại hoạt động khác nhau Tuy vậy, dựa trên

tỷ lệ phân bổ kinh phí từ nguồn hỗ trợ có thể thấy phần lớn kinh phí được sử dụngcho hoạt động xây dựng công trình CSHT

Riêng điểm Lâm Đồng chỉ sử dụng 116 triệu đồng, chiếm 40% kinh phí hỗtrợ cho xây công trình CSHT – xây nhà văn hóa Các điểm khác đều phân bổ tỷ lệlớn kinh phí hỗ trợ cho xây dựng công trình CSHT Điểm Vĩnh Phúc có tỷ lệ thấpnhất cũng chiếm đến 81% kinh phí hỗ trợ, điểm Phú Thọ sử dụng tuyệt đối 100%kinh phí hỗ trợ cho xây dựng công trình CSHT Điều đó cho thấy mặc dù đa số cácđiểm có thêm các hoạt động ngoài xây dựng CSHT, nhưng các hoạt động gồm cảithiện điều kiện ở và phát triển kinh tế hộ chỉ được phân bổ dưới 30% tổng kinh phí

hỗ trợ

Biểu 3 Chi tiết kinh phí NTM 2008 theo loại hình hoạt động phát triển chính

STT Điểm Tổng số Xây dựng Cơ sở hạ

tầng

Cải thiện điều kiện ở

Trang 36

Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

Năm 2008, xu hướng phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phát triểnchung cũng tương tự như đã diễn ra trong năm 2007 Phần lớn kinh phí hỗ trợđược được sử dụng cho xây dựng công trình CSHT Thấp nhất là điểm Lâm Đồngcũng phân bổ đến 82,5% kinh phí hỗ trợ cho xây dựng công trình CSHT Các điểmkhác sử dụng gần như tuyệt đối kinh phí hỗ trợ cho xây dựng công trình CSHT

Biểu 4 Chi tiết kinh phí hỗ trợ 2009 theo loại hình hoạt động phát triển chính

số

Xây dựng Cơ

sở hạ tầng

Phát triển kinh tế

Cải thiện điều kiện ở

Trang 37

5 Trà Vinh Kinh phí (tr đ) 130 130

Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

Năm 2009, ngoài điểm Phú Thọ chỉ nhận được hỗ trợ từ nguồn khác, vớibốn điểm còn lại nhận được hỗ trợ từ nguồn Bộ NN và PTNT, lượng kinh phí hỗtrợ đã giảm đi nhiều, từ 290 triệu đồng mỗi điểm năm 2007, 240 triệu đồng mỗiđiểm năm 2008, xuống chỉ có 130 triệu đồng Việc giảm mạnh kinh phí hỗ trợ cóthể là nguyên nhân điểm tỉnh Lâm Đồng không lựa chọn hoạt động xây dựng côngtrình CSHT mà phân bổ hết kinh phí hỗ trợ cho hoạt động phát triển kinh tế và cảithiện điều kiện ở

Tuy vậy, với các điểm khác, xu hướng lựa chọn loại hoạt động và trên cơ

sở đó phân bổ kinh phí hỗ trợ vẫn tương tự như trong các năm 2007 và 2008 Cácđiểm phân bổ toàn bộ 100% kinh phí hỗ trợ cho hoạt động xây dựng công trìnhCSHT

2.2 Các yếu tố nguồn lực và huy động nguồn lực

Các nội dung của phát triển nông thôn cấp cơ sở có cách thức tổ chức thựchiện khác nhau nhưng có điểm chung, đối với các hoạt động hưởng lợi chung của

cả cộng đồng, là quy mô nhỏ và mức độ kỹ thuật không phức tạp Các cộng đồngđịa phương có thể chủ động tổ chức thực hiện phần lớn các hoạt động với sự hỗtrợ tối thiểu từ bên ngoài Nguồn lực để thực hiện dựa vào cộng đồng là chính, vừađảm bảo vai trò làm chủ của cộng đồng vừa đảm bảo tính bền vững của từng hoạtđộng phát triển Do đó, tính toán khả năng và mức độ cân đối nguồn lực của cộngđồng có vai trò quan trọng Nó cho phép xây dựng kế hoạch thực hiện có tính khảthi cao, bao gồm khả năng huy động nguồn lực và bố trí thời gian cần thiết để đạtđược mục tiêu đề ra

2.2.1.Nguồn nhân lực

Tại tất cả các điểm, lao động làm nông nghiệp chiếm đa số, lao động cácngành nghề khác hoặc kết hợp nông nghiệp với phi nông nghiệp, thương mại

Trang 38

chiếm tỷ lệ nhỏ Như vậy nguồn nhân lực và lao động phổ thông là chủ yếu Đang

có hiện tượng dịch chuyển lao động ra khỏi cộng đồng, nhất là thanh niên, đi làm

ăn xa Điều này xảy ra ngay cả tại các thôn điểm ở xa các thành phố lớn như thôn

Hạ (Vĩnh Phúc),… Phần lớn thời gian trong năm, chỉ còn người già và trẻ em ở lạiđịa phương Điều này ảnh hưởng đến việc huy động lao động của cộng đồng đểthực hiện việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đơn giản tại thôn Mặc dùđây là nguồn lực luôn được xem là dồi dào, dễ huy động đóng góp của địaphương Đó cũng là cách thức để thực hiện sự tham gia có tổ chức qua đó nângcao tính cộng đồng của người dân

2.2.2 Nguồn lực tài chính

Tại tất cả các điểm đều rất hạn chế Ngoại trừ các điểm có phát triển sảnxuất hàng hóa như Thạnh Nghĩa (Lâm Đồng), nguồn thu tiền mặt và nguồn lực tàichính, nguồn tiết kiệm có thể khá hơn một chút Trong điều kiện phát triển kinh tế

hộ gia đình bao gồm cả nông nghiệp và các ngành nghề còn nhiều hạn chế, trong

đó thiếu kinh phí là một trong những hạn chế chính Nguồn lực tài chính, tiền mặtđược ưu tiên cho đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình Do vậy việc huy động thamgia của cộng đồng địa phương bằng đóng góp tiền mặt cho thực hiện các hoạtđộng chung của cộng đồng là rất hạn chế

2.2.3 Nguồn lực tự nhiên

Thể hiện qua tài nguyên đất đai, nguồn nước Nhìn chung, nguồn lực tựnhiên của các điểm ở mức trung bình so với khu vực xung quanh Đây là nguồnlực chính, tư liệu sản xuất chính của phần lớn các hộ dân trên địa bàn các điểm thửnghiệm khi các điểm này đều dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính Điểm thôn

Hạ (Vĩnh Phúc) có khó khăn hơn do diện tích đất hẹp, địa hình chia cắt, diện tíchgieo trồng lại bị giảm nhiều do bị ngập không canh tác được trong vụ hè-thu.Điểm Ôkàđa (Trà Vinh) gồm toàn bộ là đồng bào dân tộc Khơ me đều có một số

hộ không có đất sản xuất, do vậy nguồn lực tự nhiên đối với các hộ này là rất hạnchế

Trang 39

Mặc dù tất cả các điểm đều có hoạt động xây dựng công trình cơ sở hạtầng, phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung của các cộng đồng, nhưng đa số cáccông trình đều có vị trí, hướng tuyến và phạm vi dựa trên các công trình hiện có.Các công trình dạng tuyến dài như đường giao thông, kênh mương đều dựa trên hệthống hiện có, hệ thống đường cũ có nền đường đủ rộng nên khi mở rộng mặtđường chưa phải vận động việc hiến đất của các hộ nằm sát phạm vi tuyến đường

đi qua Tại điểm Ôkàđa (Trà Vinh), một hộ dân đã hiến đất cho ấp để làm nhà mẫugiáo Đây cũng có thể được xem như huy động nguồn tài chính của cá nhân hộ giađình cho hoạt động phát triển của cộng đồng

2.3 Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển nông thôn

2.3.1 Sự tham gia đóng góp ý kiến

Tùy theo cách đánh giá, sự tham gia của cộng đồng được phân loại theo cáccách khác nhau, như tham gia theo giai đoạn tổ chức thực hiện hoạt động pháttriển nông thôn, hay tham gia theo loại hình đóng góp như lao động, nguyên vậtliệu Tuy vậy trong bất cứ trường hợp nào, sự tham gia của cộng đồng được thể

Ngày đăng: 15/04/2013, 11:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kinh tế phát triển, GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, nhà xuất bản lao động – xã hội, 2005 Khác
2. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia: Hà nội-2001 Khác
3. Hoa, Do Xuan (2004). The 135 Program and Implementation Experience on Democratic Management and Utilization of Funds at Commune Level, Ministry of Agriculture and Rural Development Khác
4. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 của cả nước (Dự thảo, tháng 11 năm 2009) Khác
5. Chính sách phát triển nông thôn mới, TS Jan Rudenger, CTA MSCP-TA, ngày 8 tháng 1 năm 2008 Khác
6. Báo Bưu điện Việt Nam số 125 ra ngày 19/10/2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Các lực lượng chính tham gia vào xây dựng nông thôn mới - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay
Hình 1 Các lực lượng chính tham gia vào xây dựng nông thôn mới (Trang 16)
Hình 1: Các lực lượng chính tham gia vào xây dựng nông thôn mới - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay
Hình 1 Các lực lượng chính tham gia vào xây dựng nông thôn mới (Trang 16)
Hình 3: Các mức độ tham gia khác nhau của người dân vào xây dựng mô hình nông thôn mới - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay
Hình 3 Các mức độ tham gia khác nhau của người dân vào xây dựng mô hình nông thôn mới (Trang 18)
Hình 3: Các mức độ tham gia khác nhau của người dân vào xây dựng mô  hình nông thôn mới - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay
Hình 3 Các mức độ tham gia khác nhau của người dân vào xây dựng mô hình nông thôn mới (Trang 18)
Biểu 1. Các điểm thử nghiệm xây dựng mô hình - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay
i ểu 1. Các điểm thử nghiệm xây dựng mô hình (Trang 27)
Biểu 3. Chi tiết kinh phí NTM 2008 theo loại hình hoạt động phát triển chính - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay
i ểu 3. Chi tiết kinh phí NTM 2008 theo loại hình hoạt động phát triển chính (Trang 35)
Biểu 4. Chi tiết kinh phí hỗ trợ 2009 theo loại hình hoạt động phát triển chính - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay
i ểu 4. Chi tiết kinh phí hỗ trợ 2009 theo loại hình hoạt động phát triển chính (Trang 36)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w