Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thành lập theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Trang 1Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010 92
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Tình hình huy động vốn qua các năm 2008-2009 42Bảng 2 Tình hình dư nợ qua các năm 2008-2009 44Bảng 3 Tình hình nợ xấu qua các năm 2008-2008 45Bảng 4 Kết quả kinh doanh qua các năm 2008-2009 46Bảng 5 Tình hình cho vay cầm cố bằng TS của khách hàng 57Bảng 6 Tình hình cho vay thế chấp bằng TS của khách hàng 59Bảng 7 Dư nợ cho vay bảo đảm bằng TS của bên thứ ba 61Bảng 8 DN cho vay bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay 63Bảng 9 DN cho vay không có bảo đảm bằng tài sản 64
Trang 2
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trang 3VHĐ Vốn huy động
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thành lập theo Luật các tổ chứctín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch
vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứngcác dịch vụ thanh toán Trong các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thì tín dụng là hoạtđộng mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất nhưng ngược lại nó cũng tiềm ẩnnhiều rủi ro nhất cho ngân hàng, đó chính là rủi ro tín dụng Đặc biệt rủi ro của ngânhàng rất dễ dẫn đến rủi ro hệ thống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh
tế quốc dân Do đó để hạn chế những rủi ro đó các ngân hàng đã tiến hành áp dụnghàng loạt các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng Một trong nhữngbiện pháp quan trọng nhất đó là bảo đảm tín dụng Tài sản bảo đảm là một trong nhữngcăn cứ quan trọng để ngân hàng xác định mức cho vay đối với khách hàng Ngân hàngcoi bảo đảm tín dụng là nguồn trả nợ thứ hai sau nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từhoạt động kinh doanh của khách hàng
Cùng với sự gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, thị trường tiền tệ Việt Namcũng đón nhận sự gia nhập của nhiều tổ chức tín dụng quốc tế, đặc biệt là chi nhánh,phòng giao dịch của các ngân hàng lớn trên thế giới Điều này đặt ra nhiều cơ hộinhưng cũng nhiều thách thức cho ngành ngân hàng Việt Nam Dưới áp lực cạnh tranh,các ngân hàng thương mại Việt Nam thường coi lãi suất là công cụ cạnh tranh đắc lực
và tương đối hiệu quả Bên cạnh đó, một số ngân hàng đã bắt đầu nới lỏng các điềukiện cho vay nhằm thu hút các khách hàng mới Một trong những điều kiện đó là điềukiện về tài sản bảo đảm Hiện nay đã có những ngân hàng cho vay không cần tài sảnbảo đảm đối với một số đối tượng khách hàng cụ thể Hình thức cho vay không cần tàisản bảo đảm thu hút một số lượng khách hàng đáng kể tuy nhiên cũng đem đến chongân hàng những rủi ro tiềm ẩn khá lớn
Như vậy, tài sản bảo đảm có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanhngân hàng Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng các quy định về tài sản bảo đảm còn nhiều
Trang 5khó khăn không những từ phía khách hàng, ngân hàng mà cả từ phía Chính phủ và các
bộ ngành có liên quan Xuất phát từ tình hình thực tế của thị trường tiền tệ Việt Nam
và cụ thể tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thủ đô, trên cơ
sở các vấn đề lý thuyết về bảo đảm tín dụng, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình củagiảng viên Nguyễn Anh Tuấn, sự quan tâm giúp đỡ của Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn chi nhánh Thủ Đô, em chọn đề tài "Giải pháp nâng cao bảo đảmtín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thủ đô" để làmchuyên đề tốt nghiệp
ra một số hướng giải pháp cho chi nhánh và đề xuất một số kiến nghị đối với các cơquan có thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại chi nhán
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp trừư tượng hoá khoa học, phép duy vật biện chứng,duy vật lịch sử, thống kê, so sánh phân tích trên cơ sở các số liệu thực tế tại chi nhánhqua các năm 2008, 2009
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các khoản tín dụng bao gồm cả có tài sản bảo đảm vàkhông có tài sản bảo đảm của tất cả các đối tượng khách hàng tại chi nhánh
Phạm vi nghiên cứu: các khoản tín dụng tại chi nhánh trong các năm 2008 2009
5 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Trang 6Chương 1: Lý luận chung về bảo đảm tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại
Chương này tập trung vào các vấn đề mang tính chất lý thuyết về bảo đảm tíndụng, làm rõ nội dung và quy trình thực hiện của từng hình thức bảo đảm tín dụng
Chương 2: Thực trạng bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Thủ Đô
Thông qua các số liệu thực tế tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thủ Đô,chương này đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện bảo đảm tín dụng tại chinhánh Qua đó thấy được những khó khăn, tồn tại của việc thực hiện bảo đảm tín dụngtại chi nhánh và những nguyên nhân của những khó khăn tồn tại đó
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh Thủ Đô
Trên cơ sở đánh giá môi trường kinh doanh năm 2010 và định hướng phát triểncủa chi nhánh, chương này sẽ đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chấtlượng của hoạt động bảo đảm tín dụng tại chi nhánh
Trang 7"vốn- tiền" Trong hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ
do rủi ro tín dụng – rủi ro có thể dễ dẫn đến tổn thất lớn nhất cho ngân hàng Không chỉ vậy, rủi ro của một ngân hàng hoàn toàn có thể kéo theo rủi ro cho toàn hệ thống, từ đó tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế Do đó, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tín dụng nhằm bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay là điều cần thiết
Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 có giải thích “ Cấp tín dụng là việc
tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng
và các nghiệp vụ khác.” Nguyên tắc có hoàn trả đã định rõ điều kiện quan trọng nhất khi ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh Theo đó, khi thực hiện cấp tín dụng, ngân hàng luôn phải xem xét thận trọng uy tín và năng lực ( bao gồm cả năng lực kinh doanh và năng lực hành vi ) của khách hàng để xác định hình thức cho vay phù hợp, hạnchế tối đa trường hợp khách hàng không trả được nợ
Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thoả mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người vay không thực hiện trả nợ theo quy định Hay nói cách khác, bảo đảm tín dụng là việc bảo vệ quyền lợicủa người cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của người thứ ba
Trang 8Tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản có thể được dùng làm tài sản đảm bảo bao gồm tất
cả các tài sản có quyền giao dịch hoặc có khả năng lưu chuyển tiền tệ Tài sản đảm bảo
có vai trò rất lớn trong quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt nam hiện nay không đơn giản vì nó là chỗ dựa tin cậy trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng
mà hơn thế nữa, tài sản đảm bảo có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của tâm lý ỷ lại của khách hàng sau khi đi vay
Đối với ngân hàng, việc cho vay có tài sản đảm bảo là cần thiết Theo đó, các đặc trưng cần có của tài sản đảm bảo bao gồm :
Giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm
Bảo đảm tín dụng không chỉ là nguồn thu nợ của ngân hàng mà còn có ý nghĩathúc giục người đi vay phải trả nợ, nếu không họ sẽ mất tài sản Nhưng nếu giá trị củatài sản nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm thị người đi vay hoàn toàn không có động cơtrả nợ
Nghĩa vị được bảo đảm bao gồm vốn gốc, lãi (kể cả lãi quá hạn) và các chi phíkhác trừ trường hợp các bên có thoả thuận lãi và các loại phí khác không thuộc phạm vibảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ
Mức độ thanh khoản của tài sản bảo đảm có liên quan trực tiếp đến lợi ích củangười cho vay Mức độ thanh khoản thấp hay nói cách khác tài sản khó bán thường khóđược ngân hàng chấp nhận Mức độ thanh khoản trung bình có thể chấp nhận được tuynhiên cần tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý
Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản
Đặc trưng này phải thể hiện được các mặt sau: Tài sản đem bảo đảm phải thuộcquyền sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bảo lãnh và được pháp luật chophép giao dịch Đồng thời phải có đủ cơ sở pháp lý để ngân hàng - chủ thể cho vayđược quyền xử lý tài sản nhằm thu hồi nợ khi người đi vay không thanh toán đúng hạn
1.1.2.Ý nghĩa của việc thực hiện bảo đảm tín dụng
Đối với ngân hàng
Trang 9Bảo đảm tín dụng giúp cho ngân hàng bảo đảm an toàn trong cấp tín dụng
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính không cho vay tiền của bản thânmình mà nó huy động vốn từ khách hàng để cấp tín dụng nên trách nhiệm hàng đầu làbảo vệ lợi ích của người gửi tiền Mặc dù phần lớn các ngân hàng đều dự tính trướcnhững rủi ro có thể xảy ra nhưng những rủi ro này vẫn phải được kiểm soát chặt chẽ đểbảo vệ số tiền mà ngân hàng đã huy động được Tài sản bảo đảm góp phần kiểm soáthạn chế các rủi ro trên
Thực chất, bảo đảm tín dụng là thiết lập những cơ sở pháp lý để có thêm nguồntrả nợ thứ hai Trong cho vay kinh doanh, nguồn trả nợ thứ nhất từ doanh thu thực tếđối với vay ngắn hạn, từ khấu hao và lợi nhuận đối với cho vay trung dài hạn Trongcho vay tiêu dùng, nguồn thu nợ thứ nhất là thu nhập cá nhân như tiền công, tiền lương,các khoản thu nhập tài chính (lãi tiền gửi, cổ tức, trái tức) và các khoản thu nhập khác.Các nguồn thu nợ thứ nhất này thể hiện dưới hình thức lưu chuyển tiền tệ của người đivay Trong hoạt động kinh doanh có muôn ngàn lý do dẫn đến nguồn thu nợ thứ nhấtkhông thể thực hiện được, nếu không có một nguồn bổ sung thứ hai thì tất yếu ngânhàng sẽ gặp rủi ro Vì vậy để bảo vệ lợi ích của mình ngân hàng thường yêu cầu người
đi vay phải có bảo đảm tín dụng ngoại trừ những khách hàng thật sự hoạt động tốt và cómối quan hệ tín dụng thường xuyên
Bảo đảm tín dụng giúp ngân hàng tạo lập quan hệ tín dụng với khách hàng
Khi quyết định cho vay ngân hàng phải phân tích đánh giá khách hàng dướinhiều góc độ khác nhau trong đó bảo đảm tín dụng được coi là một trong những tiêuchuẩn xét duyệt cho vay và giới hạn cho vay vì nó trả lời được phần nào các câu hỏi:
Khách hàng có mong muốn trả nợ không?
Khách hàng có khả năng trả nợ không?
Khả năng và ý muốn đó có duy trì trong suốt thời hạn vay vốn không?Tuy nhiên đây không phải là tiêu chuẩn mang tính bắt buộc khi cấp tín dụng chokhách hàng, nó chỉ là một trong những điều kiện cấp vốn TSBĐ giúp cho khách hàngcủng cố thêm lòng tin đối với ngân hàng Lòng tin là một trong những đặc trưng quan
Trang 10trọng của hoạt động tín dụng do vậy lòng tin chính là một trong những căn cứ để ngânhàng quyết định cho vay.
Bảo đảm tín dụng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người vay vốn trong việcquản lý và sử dụng tiền vay
Trong nền kinh tế, chủ thể kinh doanh( người vay vốn) khó có thể tránh hếtđược các rủi ro Do vậy khi đem tài sản của mình ra làm bảo đảm cho khoản vay họ sẽ
có trách nhiệm hơn trong việc quản lý và sử dụng vốn vay vì khi không trả được khoảnvay họ sẽ bị mất tài sản bảo đảm đó Tài sản bảo đảm thường có giá trị lớn hơn khoảnvay Mặt khác, bảo đảm tín dụng giúp ngân hàng giảm thiểu những rủi ro đạo đức cóthể xảy ra Đây được coi là ý nghĩa quan trọng nhất của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là tiêu chuẩn bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị tíndụng cũng như phòng tránh những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinhdoanh
Nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ nhân viên ngân hàng khi thực hiện bảođảm tiền vay Để phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để bảo đảm cho nguồntrả nợ thứ hai có thể bù đắp được các tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra thì việc định giátài sản bảo đảm là hết sức quan trọng Tuy nhiên, việc định giá tài sản bảo đảm thường
có ý nghĩa hơn trong trường hợp cho vay đối với khách hàng tư nhân, ít uy tín hoặcnhững doanh nghiệp nhỏ mới thành lập, làm ăn không ổn định Đối với những doanhnghiệp lớn có chính sách quản lý hiệu quả, có sản phẩm và dịch vụ được thị trườngchấp nhận, có lợi nhuận tương đối ổn định và có tình hình tài chính tốt, lành mạnh, uytín thanh toán nợ cũ thì đó là những khách hàng tiềm năng Trong trường hợp này, ngânhàng sẵn sàng cho vay không cần có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm có giá trị nhỏhơn giá trị khoản vay Do vậy, cán bộ tín dụng cần vận dụng bảo đảm tiền vay một cáchlinh hoạt trong từng điều kiện cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng đồng thờithu hút các khách hàng tốt
Đối với khách hàng
Người gửi tiền: Bảo đảm tín dụng cho người gửi tiền tăng thêm niềm tin vào ngânhàng, yên tâm hơn về khoản tiết kiệm của mình
Trang 11Người vay vốn: Khách hàng vay vốn phải sử dụng tài sản của mình để bảo dảm chokhoản vay, do đó họ sẽ có trách nhiệm hơn trong quản lý và sử dụng vốn vay Vì vậy,bảo đảm tín dụng là độnglực thúc đẩy khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quảđúng mục đích để có khả năng trả nợ và nhận lại tài sản của mình.
Đối với nền kinh tế
Bảo đảm tiền vay được thực hiện tốt sẽ có vai trò hạn chế nợ quá hạn, nợ khóđòi, hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng là một tổ chức tín dụng có vai trò đặc biệt quantrọng trong nền kinh tế, rủi ro trong ngành ngân hàng dễ dẫn đến rủi ro hệ thống toànnền kinh tế Do vậy bảo đảm tín dụng góp phần giữ cho nền kinh tế hoạt động lànhmạnh, hạn chế những tổn thất Mặt khác, bảo đảm tín dụng giúp cho ngân hàng tăngthêm uy tín thu hút được người gửi tiền để cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh thúcđẩy nền kinh tế phát triển
1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
Trang 12Theo Bộ Luật dân sự năm 1999: "Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ( khách
hàng hay bên cầm cố) giao tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên có
quyền ( bên cho vay hay nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự( nghĩa vuvay và trả lãi tiền vay khi đến hạn)
Theo Luật Dân sự năm 2005- điều 326, "Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đâygọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi làbên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự
Điểm khác biệt cơ bản nhất của hai quan điểm trên là quan niệm về tài sản cầm
cố là động sản hay không? Hiện nay các ngân hàng đang áp dụng theo Luật Dân sự
năm 2005, do đó quan điểm về tài sản cầm cố là động sản rất khó xác định, phân biệt vàkhông thật sự có ý nghĩa
b) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch cầm cố tài sản
Bên cầm cố tài sản
Quyền của bên cầm cố tài sản(Theo điều 331-Luật Dân sự năm 2005)
Bên cầm cố có các quyền sau đây:
1.Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trườnghợp quy định tại khoản 3 điều 333 của Bộ luật này, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố
có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
2 Được bán tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;
3 Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thoả thuận;
4.Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụđược bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
Trang 135.Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản ( Theo điều 330- Luật Dân sự 2005)
Bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau:
1 Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận;
2 .Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố,nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồngcầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhậnquyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;
3.Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lí để bảo quản, giữ gìn tài sảncầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác
Bên nhận cầm cố
Quyền của bên nhận cầm cố tài sản ( Theo điều 333- Luật Dan sự 2005)
Bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:
1.Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sảnđó;
2.Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quyđịnh của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;
3.Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sảncầm cố, nếu có thoả thuận;
4.Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản chobên cầm cố
Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố (theo điều 332-Luật Dân sự)
Bên nhận cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1.Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thìphải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
2.Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; khôngđược đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
Trang 143.Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếukhông được bên cầm cố đồng ý;
4.Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặcđược thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
c)Những loại tài sản cầm cố thông dụng để đảm bảo tiền vay
Hàng hoá dễ tiêu thụ trong hiện tại và tương lai
Hàng hoá được phép lưu thông và khách hàng được phép kinh doanh loạihàng hoá đó
Trên thực tế, hàng hoá cầm cố thông dụng bao gồm:
- Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
- Hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu
- Thiết bị, máy móc, xe cộ thông dụng
Các ngân hàng thường cầm cố các loại hàng hoá mới (chưa sử dụng) và chỉ chấpnhận các loại hàng hoá đã sử dụng với điều kiện thị trường chấp nhận một cách rộngrãi, ví dụ như phương tiện vận chuyển phổ cập
Việc quản lý hàng hoá cầm cố được thực hiện theo các cách sau:
- Quản lý tại kho ngân hàng
Trang 15- Quản lý tại kho của khách hàng hàng cầm cố
- Quản lý tại kho của bên thứ bao
Chiết khấu kí hoá thương phiếu
Chiết khấu ký hoá thương phiếu là hình thức cho vay có bảo đảm bằng quyền vềtài sản xuất phát từ hợp đồng ký thác bằng hàng hoá Các công ty kinh doanh kho đượcpháp luật cho phép kí gửi hàng hoá của các doanh nghiệp Cần lưu ý, các công ty kinhdoanh kho trước khi được cấp giấy phép hoạt động phải có hệ thống kho an toàn vàđược trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy Mặt khác, công ty kinh doanh về kí tháchàng hoá không được làm chức năng mua bán hàng hoá
Khi người kí thác hàng hoá có nhu cầu vốn ngắn hạn, họ có thể đến ngân hàngxin vay nợ trên cơ sở bảo đảm bằng hàng hoá đã kí thác tại công ty kinh doanh kho.Ngân hàng căn cứ vào biên lai và kí hoá phiếu - hai chứng từ của công ty kinh doanhkho giao cho người kí thác- để quyết định cho vay bằng một tỷ lệ nhất định của giá trịhàng hoá
Chiết khấu kí hoá phiếu tương đối an toàn và có nhiều thuận lợi vì các lí do sau:-Kí hoá phiếu đại diện cho một lượng hàng hoá có được lưu trữ tại các kho antoàn, mặt khác các hàng hoá thường xuyên được bảo hiểm đầy đủ
-Ngân hàng ít bị rủi ro về hư hỏng và mất mát hàng hoá, vì tại đây việc quản lý
đã có một đội ngũ nhân sự có năng lực về kiểm soát và bảo quản hàng hoá
-Chiết khấu kí hoá phiếu sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại có thêmnguồn vốn thông qua tái chiết khấu ở ngân hàng trung ương
Cầm cố các chứng khoán
Cho vay cầm cố chứng khoán là một nghiệp vụ cho vay đơn giản, khách hàngchuyển giao chứng khoán cho ngân hàng để nhận tiền vay Khi đáo hạn khách hàng trả
nợ cho ngân hàng và nhận lại các chứng khoán đã cầm cố
Hình thức cầm cố này rất phổ biến ở các nước trên thế giới Riêng ở nước ta dothị trường chứng khoán cũng mới phát triển do đó hình thức này mới trong quá trìnhhình thành, tuy nhiên trong vài năm tới hình thức này hứa hen sẽ phát triển rất nhanh
Trang 16Giá trị của các chứng khoán phần lớn được xác định theo giá thị trường chứkhông phải theo mệnh giá của chúng và đây là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi phải
có các chuyên gia chứng khoán mới có khả năng định giá được
Thông thường đối với các chứng khoán nhà nước, tỷ lệ cho vay so với giá trịđịnh giá cao hơn so với các chứng khoán công ty, vì chứng khoán công ty thường cómức độ rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất cao hơn, hay nói cách khác các chứng khoáncông ty có khả năng hoàn trả thấp và có giá cả biến động với biên độ cao
Đảm bảo bằng tiền gửi
Tiền gửi dùng làm bảo đảm cho khoản ứng trước của ngân hàng thường là tiềngửi có kì hạn và tiết kiệm, còn đối với tiền gửi thanh toán khi dùng làm bảo đảm chongân hàng phải được chuyển sang một tài khoản phong toả
Tiền gửi là tài sản bảo đảm an toàn và ít tốn kém vì lí do sau:
-Không cần định giá;
-Chi phí phát sinh trong việc quản lý tiền gửi bảo đảm không đáng kể;
-Việc xử lý tài sản để thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợtương đối đơn giản
Trang 17Với hình thức bảo đảm này thì tỷ trọng cho vay của ngân hàng tương đối cao vàmức cho vay được tính dựa vào công thức:
Trong đó : TV:Số tiền cho vay tối đa
TG: Mệnh giá của tiền gửi
r1:Lãi suất tiền gửi
r2:Lãi suất cho vay
Lãi suất tiền gửi được sử dụng trong công thức trên là lãi suất ngân hàng chấpnhận thanh toán, khi phải thanh lý tiền gửi để trả nợ Thông thường mức lãi suất nàynhỏ hơn mức lãi suất tiền gửi theo hợp đồng và thậm chí bằng 0 Mức lãi suất cụ thểđược quy định phụ thuộc vào từng ngân hàng
Trong trương hợp tiền vay và tiền gửi bảo đảm là hai loại tiền khác nhau thì phải
có một mức dự phòng về thay đổi tỷ giá hối đoái
Trong trường hợp tiền gửi được ký thác ở một ngân hàng khác hoặc chi nhánhkhác thì ngân hàng cho vay phải thẩm tra tính hiện thực của tiền gửi đó, đồng thời phải
có sự xác nhận của ngân hàng nhận kí thác chấp nhận cho phép ngân hàng cho vayđược phép thu nợ từ khoản tiền gửi của khách hàng trong trường hợp khách hàng khôngthanh toán tiền vay đúng hạn
Bảo đảm bằng vàng
Bảo đảm bằng vàng là hình thức bảo đảm trong cho vay cá nhân Vàng dùng bảođảm được kí gửi và bảo quản tại ngân hàng Phần lớn các NHTM Việt Nam đều cónghiệp vụ kinh doanh vàng, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phân kim và địnhgiá vàng làm cơ sở để xác định mức cho vay Đối với các ngân hàng hoặc chi nhánhkhông có nhân viên kĩ thuật về vàng nhất thiết phải nhờ đến dịch vụ phân kim và địnhgiá của các công ty kinh doanh vàng
TV =
TG (1+r1) 1+r2
Trang 18 Bảo đảm bằng các khoản phải thu
Các khoản nợ của người thứ ba đối với khách hàng vay vốn được coi là tài sảnbảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn
Việc bảo đảm bằng các khoản phải thu được thực hiện theo hai cách:
- Bảo đảm không thông báo: Các khoản phải thu dùng làm bảo đảm chỉ có sựthoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn- chủ nợ của khoản phải thu, màkhông thông báo cho con nợ biết về sự cầm cố này Theo cách này, khách hàng vay vốncam kết sẽ chuyển giao cho ngân hàng khi con nợ thanh toán
- Bảo đảm có thông báo: Theo cách này, việc cầm cố khoản phải thu phải thôngbáo cho con nợ biết và người này phải thanh toán trực tiếp cho ngân hàng thay vì thanhtoán cho chủ nợ- người vay vốn
Bảo đảm bằng các khoản phải thu không phải là hình thức bảo đảm có độ antoàn cao, vì vậy khi thực hiện việc cho vay theo hình thức này ngân hàng phải nghiêncứu và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn sau:
-Tính liêm khiết của khách hàng vay vốn;
-Bản chất và đặc tính của các khoản phải thu;
-Xác định mức độ rủi ro của các khoản phải thu để định tỷ trọng cho vay Nếurủi ro thấp thì tỷ trọng cho vay cao và ngược lại
Đối với các nước phát triển, cho vay có bảo đảm bằng các khoản phải thu tươngđối phát triển, điều này tạo điều kiện để mở rộng tín dụng Riêng ở Việt Nam hình thứcnày chưa phổ biến do việc thanh toán qua ngân hàng còn rất hạn chế, do đó ngân hàngkhông thể kiểm soát được các khoản chi trả của con nợ với khách hàng vay vốn
Bảo đảm bằng hợp đồng nhận thầu
Các công ty xây dựng hoặc các công ty thiết bị vật tư có hợp đồng về xây dựnghoặc hợp đồng về cung cấp, nếu thiếu vốn để thực hiện hợp đồng có thể nhượng lại hợpđồng đó cho ngân hàng để được tài trợ vốn ngắn hạn
Cho vay bảo đảm bằng hợp đồng nhận thầu đôi lúc cũng có rủi ro cho ngânhàng, rủi ro này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Trang 19-Người nhận thầu không đủ khả năng thực hiện hợp đồng
-Chủ đầu tư hay người nhận thầu chính không sẵn lòng thanh toán khi bên nhậnthầu đã thực hiện theo hợp đồng
Các hợp đồng nhận thầu xây dựng hoặc cung cấp hàng hoá cho các tổ chức nhànước được coi là an toàn hơn so với các hợp đồng tư nhân, tuy nhiên trong một sốtrường hợp cũng có thể gặp rủi ro thanh toán chậm Các hợp đồng tư nhân có rủi ro caohơn do đó ngân hàng phải nghiên cứu kĩ các bên hợp đồng đặc biệt là nghiên cứu nguồnvốn thanh toán của chủ đầu tư
1.2.1.1.2 Thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn
a) Khái niệm
Cũng như cầm cố, thế chấp cũng có thể hiểu theo hai quan điểm: theo Luật Dân
sự năm 1999 và theo Luật Dân sự năm 2005
Theo Luật Dân sự năm1999: "Thế chấp là việc bên đi vay dùng tài sản là bấtđộng sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảmthực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay
Theo Luật Dân sự năm 2005:"Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi làbên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đócho bên nhận thế chấp."
b) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thế chấp tài sản
Bên thế chấp tài sản
Quyền của bên thế chấp tài sản (theo điều 349-Luật Dân sự 2005)
Bên thế chấp tài sản có các quyền sau:
1 Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừtrường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận;
2 Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;
Trang 203 Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyểntrong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trìnhsản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặctài sản hình thành từ từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tàisản đã bán
4 Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luânchuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý
5 Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo với bên thuê,bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phảithông báo cho bên nhận thế chấp biết;
6 Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảmbằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
Nghĩa vụ của bên thế chấp (theo điều 348 -Luật Dân sự 2005)
Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1.Bảo quản, giũ gìn tài sản thế chấp;
2.áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai tháccông dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mấtgiá trị hoặc giảm sút giá trị;
3.Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tàisản thế chấ, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyềnhuỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng vàchấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;
4.Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp trừ trường hợp quy địnhtại khoản 3 và khoản 4 điều 349 của Bộ luật này
Bên nhận thế chấp
Quyền của bên nhận thế chấp (theo điều 351-Luật Dân sự 2005)
Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây:
Trang 211.Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp trong trường hợp quy định tạikhoản 5 điều 349 của Bộ luật này phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấ, nếu việc
sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;
2.Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trởhoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;
3.Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;4.Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn taid sản, giátrị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản
do việc khai thác, sử dụng;
5.Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đócho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụkhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
6.Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấptài sản hình thành trong tương lai;
7.Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại điều 355 hoặc khoản 3 điều
324 của Bộ luật này và được ưu tiên thanh toán
Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp (theo điều 350-Luật Dân sự 2005)
Bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1.Trong trường hợp các bên thoả thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sảnthế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thếchấp;
2.Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí giao dịch bản đảm xoá đăng
ký trong các trường hợp quy định tài các điều 355, 356 và 357 của Bộ luật này
Bên thứ ba giữ tài sản thế chấp
Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp( theo điều 353-Luật Dân sự 2005)Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:
Trang 221.Được khai thác công dụng của tài sản thế chấp, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tàisản thế chấp, nếu có thoả thuận;
2.Được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp,trừ trường hợp có thoả thuận khác
Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp (theo điều 352-Luật Dân sự 2005)Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây:
1.Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giátrị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;
2.Không được khai thác công dụng của tài sản thế chấp, trong trường hợp quyđịnh tại khoản 1 điều 353 của Bộ luật này, néu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làmmất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;
3.Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thoảthuận
c) Các loại thế chấp
Căn cứ vào nội dung pháp lý, thế chấp được chia làm 2 loại:
Thế chấp pháp lý: là hình thức thế chấp trong đó người đi vay( người thếchấp) thoả thuận chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng khi không không thực hiện đượcnghĩa vụ trả nợ Theo hình thức này, khi người đi vay không thanh toán được nợ ngânhàng được quyền bán tài sản hoặc cho thuê với tư cách là người chủ sở hữư mà khôngcần thực hiện các thủ tục tố tụng để nhìư sự can thiệp của toà án
Ưu điểm của loại thế chấp này là:
-Đảm bảo cho ngân hàng thu hồi nợ bằng cách bán tài sản thế chấp
-Không bị các chủ nợ khác tham gia chia phần đối với số tiền bán tài sản
Nhược điểm của thế chấp pháp lý:
-Tốn kém chi phí đăng kí và công chứng
-Mỗi hợp đồng vay gắn với một hợp đồng thế chấp riêng biệt vì vậy khi cấp tíndụng theo hợp đồng vay mới lại phải lập lại hợp đồng thế chấp
Trang 23Thế chấp công bằng( thế chấp thông thường) là hình thức thế chấp trong đóngân hàng chỉ nắm giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất để bảo đảm cho món vay Khi người đi vay không thực hiện đượcnghĩa vụ theo hợp đồng, việc xử lý tài sản phải dựa trên sự thoả thuận của người đi vay
và người cho vay hoặc phải nhờ đến sự can thiệp của toà án nếu có tranh chấp
Ưu điểm của thế chấp công bằng:
-Thủ tục đơn giản, chi phí cho thủ tục thế chấp thấp
-Khi thay đổi điều kiện vay theo hợp đồng mới không cần lập lại hợp đồng thếchấp
Nhược điểm của thế chấp công bằng:
-Tốn kém thời gian và chi phí liên quan đến toà án để có thể bán tài sản
-Có thể bị các chủ nợ khác tham gia chia phần trên số tiền bán tài sản thế chấp
Căn cứ vào thứ tự thế chấp:
Thế chấp thứ nhất: là việc thế chấp tài sản để bảo đảm cho món nợ thứ nhất.Cần lưu ý rằng, thế chấp thứ nhất không có nghĩa là lần đầu tiên đem tài sản đi thế chấpcho một khoản vay, mà thế chấp thứ nhất được xác định trong mối tương quan giữa cáckhoản vay có thế chấp, tức là việc sử dụng một tài sản làm bảo đảm cho nhiều khoảnvay và thế chấp cho khoản vay đầu tiên đang tồn tại gọi là thế chấp thứ nhất
Thế chấp thứ hai: là hình thức thế chấp trong đó người đi vay sử dụng phầngiá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp với khoản nợ thứ nhất được bảo đảm bằngtài sản đó để bảo đảm cho khoản nợ thứ hai
Trong thế chấp để thực hiện nhiều nghĩa vụ(thế chấp thứ nhất và thế chấp thứhai) có một số điểm cần lưu ý sau:
-Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thanh toán một khoản nợ đếnhạn, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn
-Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng kí thế chấp
Căn cứ vào phạm vi thế chấp:
Trang 24Thế chấp toàn bộ bất động sản: là hình thức thế chấp bất động sản trong đónếu bất động sản có vật phụ thì vật phụ cũng thuộc tài sản thế chấp.
Thế chấp một phần bất động sản: với hình thức thế chấp này, nếu bất động sản
có vật phụ thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thoả thuận
Riêng đối với thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà ở, công trình xây dựng khác,rừng trồng vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộctài sản thế chấp nếu có thoả thuận
1.2.1.1.3 Cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay có thể được hiểu là việckhách hàng vay dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với tổ chức tín dụng
Theo nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giaodịch bảo đảm thì: " Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bênbảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểmgiao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc
sở hữu của bên bảo đảm."
Tại nghị định này cũng quy định rõ:" Trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu đối vớimột phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các quyền đối với mộtphần hoặc toàn bộ tài sản đó Đối với tài sản phải đăng kí quyền sở hữu mà bên bảođảm chưa đăng kí thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý."
1.2.1.2 Bảo đảm đối nhân (Bảo lãnh)
1.2.1.2.1 Khái niệm
Theo điều 361-Bộ Luật Dân sự "Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi làngười bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thựchiện nghĩa vụ thay thế cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khiđến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
Trang 25vụ Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ khibên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình."
Người bảo lãnh là người thực hiện nghĩa vụ thay cho người đi vay đối với ngườicho vay (ngân hàng) Người bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc pháp nhân Một bảo lãnh cóthể có nhiều người cùng tham gia bảo lãnh Trong trường hợp này, những người thamgia bảo lãnh phải liên đới chịu trách nhiệm và ngân hàng cho vay có quyền yêu cầu bất
cứ ai trong số những người bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ
Người nhận bảo lãnh là người chủ nợ, người hưởng thụ bảo lãnh, trong quan hệtín dụng thì đó là các ngân hàng cho vay
Người được bảo lãnh là người đi vay, người có nghĩa vụ phải thanh toán nợ chongân hàng cho vay
(1)Trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và người đi vay được thể hiện trênhợp đồng tín dụng, ngân hàng là người có quyền yêu cầu người đi vay thanh toán nợ khiđáo hạn
(2)Người bảo lãnh và người đi vay thoả thuận về việc bảo lãnh, việc thực hiệnnghĩa vụ thay khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ
(3)Người bảo lãnh cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người
đi vay khi khoản nợ đáo hạn mà người đi vay không thực hiện được
1.2.1.2.2 Phân loại bảo lãnh
Căn cứ vào hình thức bảo lãnh:
(3)
Người bảo lãnh
Trang 26Bảo lãnh bằng tài sản: Là hình thức bảo lãnh trong đó bên bảo lãnh phải có tàisản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Việc bảo lãnh bằng tài sản có thể kèm theo biệnpháp thế chấp hoặc cầm cố tài sản để thực hiện nghĩa vụ.
Bảo lãnh bằng uy tín: Là hình thức bảo lãnh chỉ dựa vào uy tín của người bảolãnh Theo quy định hiện hành bên bảo lãnh không phải là tổ chức tín dụng chỉ được bảolãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình Còn các tổ chức tín dụng có thể bảo lãnh bằng
uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh
Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh:
Bảo lãnh toàn bộ: là hình thức bảo lãnh trong đó người bảo lãnh cam kết thựchiện thay toàn bộ nghĩa vụ của người được bảo lãnh nếu người đó không thực hiện đượcnghĩa vụ của mình khi đến hạn
Bảo lãnh một phần:Là hình thức bảo lãnh trong đó người bảo lãnh chỉ cam kếtthực hiện thay một phần nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa
vụ của mình Trong trường hợp này phải ghi rõ số tiền bảo lãnh
Căn cứ vào nghĩa vụ phải bảo lãnh:
Bảo lãnh riêng biệt: Là hình thức bảo lãnh được áp dụng cho một số tiền vay
cụ thể theo hợp đồng tín dụng và được hạch toán riêng trên tài khoản cho vay
Bảo lãnh duy trì: Là hành vi bảo lãnh cho một loạt các giao dịch và mức bảolãnh theo hạn mức tối đa Phương thức bảo lãnh này được áp dụng khi cho vay bằng kĩthuật thấu chi trên tài khoản vãng lai
1.2.2.Quy trình thực hiện bảo đảm tín dụng
Trang 27Sơ đồ: Quy trình thực hiện bảo dảm tín dụng 1.2.2.1 Nhận và kiểm tra hồ sơ bảo đảm
Quy trình tín dụng bắt đầu từ khâu lập hồ sơ tín dụng Trong giai đoạn này cán
bộ tín dụng yêu cầu khách hàng vay vốn lập các tài liệu liên quan đến khách hàng,phương án kinh doanh và tài sản bảo đảm Việc nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm
là một phần trong khâu lập hồ sơ tín dụng Với bước này, nhiệm vụ chủ yếu của cán bộtín dụng là kiểm tra về tính đầy đủ của hồ sơ bảo đảm so với hồ sơ tín dụng
1.2.2.2 Thẩm định tài sản bảo đảm
Ngân hàng sẽ phải thẩm định đánh giá tài sản khi áp dụng phương pháp cho vay
có tài sản bảo đảm đối với khách hàng Việc thẩm định đánh giá tài sản có ý nghĩa rấtquan trọng nhằm xác định tính hợp pháp của giao dịch bảo đảm, bảo vệ quyền lợi của cảkhách hàng và ngân hàng, làm cơ sở để định giá tài sản
Việc thẩm định các điều kiện của tài sản bảo đảm phải thực hiện trên các khíacạnh sau:
Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm
Được phép giao dịch và không có tranh chấp
Được mua bảo hiểm đối với những tài sản Nhà nước quy định phải mua bảohiểm
Định giá TSBĐ
Xác định mức cho vay
Nhận và
kiểm tra hồ sơ
bảo đảm
Thẩm định TSBĐ
Lập hợp đồng bảo đảm
Tái định giá
TS và xử lý sau tái định giá
Xử lý TSBĐ
khi đáo hạn
Trang 28 Xem xét đánh giá tính thị trường của tài sản bảo đảm
Đánh giá xu hướng biến động giá trị tài sản
Đánh giá giá trị tài sản
Việc thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện dựa vào 3 nguồn thông tin:
Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp: Đây là nguồn thông tinchủ yếu để xem xét đánh giá tình trạng và giá trị của tài sản bảo đảm vì vậy cần cố gắngthu thập càng nhiều càng tốt Tuy nhiên cũng cần chú ý, nguồn thông tin của khách hàngluôn có ý muốn chủ quan để làm tốt hồ sơ tín dụng do đó cũng cần chú ý đánh giá mức
độ chính xác của nguồn thông tin này
Khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế nhằm khẳng định lại các thông tin mà kháchhàng cung cấp và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp Kết quả khả sát thực
tế phải được lập thành biên bản làm việc và có ít nhất hai chữ kí nhằm đảm bảo tínhkhách quan của việc thẩm định
Các nguồn khác(Chính quyền địa phương, công an, toà án, cơ quan đăng kígiao dịch bảo đảm,…):Thực tế cho thấy những thông tin lấy từ nguồn này thường mangtính chất khách quan và chính xác cao Kết quả buổi làm việc với cơ quan hữu quancũng phải ghi chép lai, có chữ kí của ít nhất hai người và được lưu giữ cùng các hồ sơkhác
Chú ý: Việc xác định tính chất pháp lý về quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử
dụng đất thực ra không quá phức tạp nhưng ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn và xảy ranhiều rủi ro liên quan đến thủ tục pháp lý do những nguyên nhân sau:
-Nhiều loại tài sản chưa thực hiện việc đăng kí tài sản và cấp giấy chứng nhận vềquyền sở hữu tài sản như nhà ở vùng nông thôn, các cơ sở kinh doanh Riêng đối vớidoanh nghiệp nhà nước việc thế chấp chỉ dựa trên cơ sở giấy xác nhận của cơ quan quản
lý vốn nhà nước
-Các cơ quan quản lý nhà nước chưa quản lý hết tài sản có đăng kí hoặc quản lýphân tán ở nhiều đơn vị Từ đó không xác định được một cách chắc chắn các giấy tờhợp pháp về sở hữu tài sản.Như trường hợp có cá nhân có 2 giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và sử dụng nó để thế chấp cho hai ngân hàng
Trang 29-Đất đã giao cho cá nhân và tổ chức sử dụng nhưng chưa cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất Sự thiếu đồng bộ này sẽ dẫn đến tranh chấp về quyền sử dụng đất vàtài sản gắn liền với đất trong các hợp đồng thế chấp.
1.2.2.3 Định giá tài sản bảo đảm
Về nguyên tắc, việc định giá tài sản bảo đảm phải thực hiện theo giá thị trường.Nếu định giá cao hơn giá thị trường có thể sẽ dẫn đến khi phát mại tài sản thế chấp(hoặc chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng) trong trường hợp khách hàng không trảđược nợ không thu hồi đủ gốc, lãi và các khoản chi phí khác Nếu định giá thấp hơn giáthị trường thì an toàn cho ngân hàng nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu vốncho khách hàng và làm suy yếu tính cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng
Định giá tài sản là một công việc phức tạp đòi hỏi phải có các cán bộ có chuyênmôn và nhiều kinh nghiệm Đối với tài sản có giá trị lớn, phức tạp cần thiết phải thuêcác tổ chức tư vấn để thực hiện việc định giá tài sản thế chấp
1.2.2.4 Xác định mức cho vay tối đa theo giá trị tài sản bảo đảm
Có 3 căn cứ để ngân hàng xác định mức cho vay đối với một khách hàng đó là:Nhu cầu vốn của khách hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng và giá trị của tàisản bảo đảm Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ hai vì vậy thông thường giá trị tài sảnthế chấp khi thanh lý dưới hình thức chuyển nhượng để thu hồi nợ (phát mại hoặcchuyển chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng) phải lớn hơn số tiền vay ban đầu cộng vớilãi và các chi phí liên quan khác Như vậy giá trị tài sản thế chấp dùng để tính toán ởđây là giá trị dự kiến cho tương lai, tuy nhiên để đơn giản hoá việc tính toán các ngânhàng thường điều chỉnh tỷ lệ cho vay so với giá của tài sản thế chấp Đối với tài sản cógiá trị ổn định thì áp dụng tỉ lệ cho vay cao, còn đối với các tài sản thế chấp có xuhướng giảm giá hoặc giá cả biến động thất thường thì áp dụng tỷ lệ cho vay thấp Cácngân hàng được quyền quyết định tỷ lệ cho vay thích hợp so với giá trị tài sản bảo đảm,trừ trường hợp thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay ( theo quy định của thông tư
số 06/2000/TT-NHNN ngày 4/4/2000)
Nguyên tắc khi cấp tín dụng:
Trang 30Mức tín dụng cấp phải nhỏ hơn giá thị trường của TSBĐ (để đảm bảo thựchiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí liên quan khác trong trương hợp người đivay không trả được nợ)
Duy trì tỷ lệ cho vay trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng tín dụng
Hiện nay các ngân hàng thường áp dụng tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản bảođảm là 50-70%
Một trong những tài sản thế chấp, cầm cố có giá trị bảo đảm cao được các ngânhàng chấp nhận cho vay với tỷ lệ rất lớn đó là cầm cố thế chấp sổ tiết kiệm do chínhngân hàng phát hành Có những ngân hàng chấp nhận cho vay có bảo đảm bằng sổ tiếtkiệm do chính ngân hàng mình phát hành với tỷ lệ lên đến 90-95% giá trị sổ tiết kiệm.Tuy nhiên việc bảo đảm này cũng chứa đựng nhiều rủi ro xuất phát từ chính thái độ chủquan của ngân hàng đối với tài sản bảo đảm Theo quy định hiện hành (Bộ Luật Dân sự
2005 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP), một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thựchiện một hay nhiều nghĩa vụ dân sự Trong trường hợp thế chấp một tài sản để bảo đảmthực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự thì hợp đồng bảo đảm đó bắt buộc phải đăng kí giaodịch bảo đảm.Cần chú ý rằng đăng kí giao dịch bảo đảm là điều kiện có hiệu lực củahợp đồng bảo đảm Tuy nhiên, một số ngân hàng khi chấp nhận bảo đảm bằng thế chấp
sổ tiết kiệm do chính ngân hàng mình phát hành lại không thực hiện điều khoản trên.Điều này có thể dẫn đến rủi ro về thứ tự ưu tiên thanh toán hay rủi ro hợp đồng thế chấp
vô hiệu Như vậy mặc dù ngân hàng có nắm giữ tài sản bảo đảm là sổ tiết kiệm do chínhngân hàng mình phát hành nhưng vẫn có nguy cơ không thu hồi được khoản vay Do đóngân hàng cần đảm bảo thực hiện đúng đầy đủ các quy định về quy trình cho vay cầm
cố thế chấp và cho vay với tỷ lệ an toàn so với giá trị của tài sản bảo đảm
1.2.2.5 Lập hợp đồng bảo đảm
Hợp đồng bảo đảm tín dụng thường được kí kết cùng với hợp đồng tín dụng saukhi các giấy tờ thủ tục liên quan được hoàn tất Tuỳ theo hình thức bảo đảm và loại tàisản bảo đảm mà hợp đồng bảo đảm được lập riêng hay nằm trong hợp đồng tín dụng,
Trang 31phải có công chứng của Nhà nước theo quy định và đăng kí giao dịch bảo đảm haykhông.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với các ngân hàng là việccông chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm Thời gian công chứng là một trong nhữngvấn đề nan giải của bộ máy hành chính hiện nay Khó khăn thứ hai liên quan đến việccông chứng là công chứng đối với tài sản hình thành từ vốn vay Thực tế hình thức bảođảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay là hình thức bảo đảm có nhiều tiện ích chokhách hàng vay vốn đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên kể từ khiLuật công chứng được Quốc hội khoá XI, kì họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và
có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn với việccông chứng các hợp đồng bảo đảm bằng tào sản hình thành từ vốn vay Theo quan điểmcủa các công chứng viên thì đối tượng của hợp đồng giao dịch phải là "có thật", nghĩa
vụ được bảo đảm là "có thật" và "phải được xác định cụ thể" do vậy không thể côngchứng với các hợp đồng, giao dịch bảo đảm bằng các tài sản hình thành từ vốn vay(hìnhthành trong tương lai) vì đối tượng của hợp đồng này có đặc trưng là tài sản hình thànhtrong tương lai và không thể xác nhận cho hợp đồng
Bên cạnh những khó khăn về công chứng, việc đăng kí giao dịch bảo đảm cũng
có nhiều vấn đề gây nên nhiều tranh chấp trong thời gian qua
Khó khăn đầu tiên là hệ thống các cơ quan chịu trách nhiệm đăng kí giao dịchbảo đảm quá nhiều, phân tán ở nhiều nơi, từng loại tài sản khác nhau lại phải đăng kí ởmột cơ quan khác nhau:Tàu biển phải đăng kí tại cơ quan đăng kí tàu biển và thuyềnviên khu vực; máy bay phải đăng kí tại Cục hàng không dân dụng Việt Nam; Quyền sửdụng đất và các tài sản gắn liền với đất nếu bên bảo đảm là tổ chức kinh tế, người ViệtNam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài phải đăng kí tại vănphòng đăng kí thuộc Sở tài nguyên môi trường(nơi có đất và tài sản gắn liền vớiđất),nếu bên bảo đảm là hộ gia đình, cá nhân là người Việt Nam sinh sống tại Việt Namthì đăng kí tại Phòng đăng kí thuộc Phòng Tài nguyên mội trường Giả sử có một hợpđồng tín dụng được bảo đảm bằng nhiều loại tài sản thì việc đăng kí giao dịch bảo đảm
đã chiếm rất nhiều thời gian
Trang 32 Khó khăn thứ hai liên quan đến việc đăng kí giao dịch bảo đảm bằng tài sảnhình thành từ vốn vay Như trên đã phân tích, quan điểm về đối tượng của hợp đồng bảođảm phải "có thật" của các công chứng viên gây không ít khó khăn cho việc đăng kígiao dịch bảo đảm đối với các tài sản hình thành trong tương lai Một số địa phương từchối công chứng đối với giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai Mặc
dù quan điểm này đã được Bộ tư pháp chấn chỉnh bằng các văn bản số 2057/BTP-HCTPngày 09/05/2007, văn bản số 3744/BTP-HCTP ngày 04/09/2007 nhưng thực tế việc thựchiện các quy định trên vẫn còn nhiều bất cập
1.2.2.6 Tái định giá tài sản bảo đảm và xử lý sau tái định giá
Thực tế, tài sản bảo đảm có những mức biến động giá nhất định hoặc bất thườngtrong suốt thời gian khách hàng vay vốn Sự biến động này được ghi nhận tại một tàikhoản ngoại bảng của phòng kế toán Trong cho vay trung dài hạn, hàng năm ngân hàngphải đnáh giá lại giá trị của tài sản bảo đảm nhằm duy trì tỷ lệ cho vay trong suốt thờigian thực hiện hợp đồng Nếu giá trị của tài sản bảo đảm bị giảm sút thì ngân hàng phải
xử lý theo một trong hai cách sau:
Yêu cầu khách hàng vay vốn bổ sung tài sản bảo đảm
Thu hồi phần nợ thiếu bảo đảm
Nợ gốc * Giá trị tái định giá
Giá trị thu hồi = Nợ gốc - -
Giá trị định giá ban đầu
1.2.2.7 Xử lý tài sản bảo đảm khi đáo hạn
Khi hợp đồng tín dụng hết thời hạn có hai tình huống xảy ra: Thứ nhất kháchhàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng, khi đó ngân hàngtiến hành các thủ tục giải chấp và thanh lý hợp đồng tín dụng nhằm trả lại các giấy tờchứng nhận quyền sở hữu hay trả lại tài sản cầm cố cho khách hàng Trường hợp thứ hai
là khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình Với trường hợp này ngân
Trang 33hàng phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ gốc, lãi và các chi phí liên quankhác Việc xử lý tài sản là một biện pháp thu hồi nợ khó đòi, tuy nhiên vấn đề đặt ra làkhi nào thì phát sinh việc xử lý tài sản bảo đảm Không phải cứ khi nào phát sinh tìnhtrạng khách hàng không trả nợ đúng hạn thì ngân hàng tiến hành xử lý tài sản bảo đảm.Thông thường ngân hàng sẽ tiến hành xem xét khả năng khả năng trả nợ của khách hàng
và cho gia hạn nợ nếu xét thấy khó khăn của khách hàng chỉ là tạm thời và vẫn còn cókhả năng thanh toán Mục tiêu của ngân hàng không phải là bắt nợ khách hàng mà là cốgắng tối đa để khách hàng trả nợ cho mình Ngân hàng có thể cấp thêm vốn sau khi xemxét dự án và khả năng kinh doanh của khách hàng, đồng thời với những khoản cấp vốn
bổ sung này ngân hàng phải theo dõi sát sao việc sử dụng vốn
Việc xem xét đến tài sản bảo đảm chỉ nên áp dụng khi ngân hàng đánh giá kháchhàng không còn khả năng trả nợ, phương án kinh doanh của khách hàng không còn tínhkhả thi hoặc doanh nghiệp bị phá sản
Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm:
-Khi đến hạn mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đầy đủ nghĩa vụ đối với TCTD thì tài sản bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ
- Tài sản bảo đảm phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thoảthuận trong hợp đồng, trường hợp các bên không xử lý được theo các phương thức đãthoả thuận thì TCTD có quyền:
+ Bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ;
+ Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu bên bảo lãnhkhông thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì xử lý tài sản củabên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
-TCTD có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ và uỷ quyền cho bên thứ ba xử
lý tài sản bảo đảm tiền vay; trong trường hợp này bên thứ ba cũng có quyền xử lý tài sảnbảo đảm tiền vay để thu hồi nợ như TCTD
-Trường hợp một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu phải xử lý tàisản bảo đảm để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưađến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ
Trang 34Thứ tự thanh toán được tiến hành theo thứ tự đăng kí giao dịch bảo đảm hoặc thứ tự xáclập hợp đồng tín dụng.
-Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận phải được tiến hành nhanhchóng, công khai , bảo đảm lợi ích của các bên, nếu tài sản không xử lý được do khôngthống nhất được giá bán thì TCTD có quyền quyết định giá bán tài sản để thu hồi nợ
- Các chi phí phát sinh từ việc xử lý tài sản bảo đảm do khách hàng vay, ngườibảo lãnh chịu Tiền thu từ xử lý tài sản bảo đảm sau khi trừ đi chi phí xử lý thì TCTDthu nợ theo thứ tự: nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, các chi phí khác (nếu có).Tài sản bảođảm tiền vay sau khi xử lý nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khách hàngvay, bên bảo lãnh phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết
- Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện hỗ trợ cácbên xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho TCTD
-Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là biện pháp để thu hồi nợ không phải làhoạt động kinh doanh tài sản của TCTD
1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTMVIỆT NAM
Cho đến nay đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về giao dịchbảo đảm và biện pháp bảo đảm tiền vay của các TCTD
Thời kì đầu căn cứ pháp lý về bảo đảm tiền vay được quy định trong Bộ LuậtDân sự ngày 28/10/1995 bao gồm 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: cầm
cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí quỹ, kí cược, bảo lãnh, phạt vi phạm
Đến năm 1999 sau hơn 3 năm Bộ Luật Dân sự có hiệu lực mới có nghị định số165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ quy định chi tiết về 3 biên pháp cầm
cố, thế chấp và bảo lãnh trong số 7 biện pháp nói trên
Ngày 19/12/1999 Chính phủ ban hành nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảmtiền vay của các TCTD Cả hai nghị định trên đều có hiệu lưc thi hành sau 15 ngày
Nghị định 178 ra đời đánh dấu sự phát triển hoàn thiện của hệ thống pháp luật vềbảo đảm tiền vay của các TCTD So với các quy định của pháp luật trước đây thì nghị
Trang 35định 178 có nhiều điểm thông thoáng cởi mở hơn trong việc nhận cầm cố, thế chấp, bảolãnh và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các TCTD và đây cũng là một biện pháp cấpbách kịp thời để giải ngân nguồn vốn tín dụng và số lượng lớn tài sản thế chấp cầm cốcòn tồn đọng tại các TCTD.
Ngày 04/04/2000, NHNN ban hành thông tư số 06/2000/TT-NHNN1, về việchướng dẫn thực hiện nghị định 178/1999/NĐ-CP Thông tư này hướng dẫn về các biệnpháp bảo đảm tiền vay áp dụng trong việc các TCTD cấp tín dụng dưới hình thức chovay đối với khách hàng vay theo quy định của Luật các TCTD,
Ngày 23/4/2001, liên bộ NHNN Việt Nam, Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ tài chính,
Bộ Tài nguyên môi trường đã ban hành thông tư liên tịch số 3 hướng dẫn cho việc thihành nghị định 178 được tốt hơn Từ đó công tác bảo đảm tiền vay ở nước ta đã cónhiều chuyển biến tích cực và thông thoáng hơn
Nhằm đảm bảo tính thống nhất thi hành nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp ban hành thông tư số06/2002/TT-BTP ra ngày 28/02/2002 Thông tư này ra đời tạo điều kiện thuận lợi hơncho các bên tham gia giao dịch bảo đảm tài sản vì nó cụ thể hơn những quy định tại nghịđịnh 165
Ngày 25/10/2002, Nghị định 85/2002/NĐ-CP được Chính phủ ban hành nhằmsửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay Nghịđịnh này có ý nghĩa lớn trong việc tháo gỡ các vướng mắc trong thực tế thực hiện bảođảm bằng tài sản, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các bên tham gia, đồngthời góp phần làm hoàn thiện hơn công tác bảo đảm tín dụng của các NHTM
Việc đăng kí giao dịch bảo đảm được quy định trong nghị định 08/2002/NĐ-CPngày 10/03/2002 và hướng dẫn thực hiện chi tiết tại thông tư 01/2002/TT-BTP ngày09/01/2002 đối với động sảm và thông tư 03/2003/TTLT-BTP-BTNMT ngày 4/7/2003đối với bất động sản
Ngày 19/05/2003 NHNN ban hành thông tư số 07/2003/TT-NHNN về hướng dẫnthực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các TCTD Thông tư này nhằm cụthể hoá và thống nhất thực hiện những quy định trong nghị định số 178/1999/NĐ-CP và
Trang 36nghị định 85/2002/NĐ-CP Thông tư này thay thế cho thông tư số 06/2000/TT-NHNN1ngày 4/4/200 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bộ Luật Dân sự 2005 được Quốc hội nước ta thông qua ngày 14/6/2005 cũngquy định có 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng thay thế biện phápphạt vi phạm bằng hình thức tín chấp, cụ thể 7 biện pháp đó là: Cầm cố, thế cháp, bảolãnh, kí cược, kí quỹ, đặt cọc và tín chấp Bộ Luật Dân sự 2005 thay thế Bộ Luật Dân sự
1999 nhằm bảo đảm sự phù hợp của luật pháp với tình hình kinh tế, chính trị trong thời
kì phát triển kinh tế hội nhập
Ngày 29/12/2006, Chính phủ ban hành nghị định số 163/2006/NĐ-CP Nghị địnhnày quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự 2005 về việc xác lập,thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảođảm Nghị định 163 ra đời thay thế nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 vềgiao dich bảo đảm Nghị định 163 cũng bãi bỏ nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảmtiền vay của các TCTD, bãi bỏ nghị định 85/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một
số điều của NĐ 178/1999/NĐ-CP Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm ra đời nhằmthống nhất các quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm với các quy định mới của BộLuật Dân sự 2005 Nó đánh dấu bước phát triển mới của luật pháp Việt Nam trong thời
kì kinh tế hội nhập
Tuy nhiên do Bộ Luật Dân sự mới đi vào có hiệu lực được 3năm nên các văn bảnpháp lý quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Dân sự còn ít và chưa thật sựđồng bộ Đặc biệt hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay còn rất nhiềukhúc mắc trong quá trình thực hiện và chưa có các văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết
Tóm lại, các giao dịch bảo đảm hiện nay được thực hiện theo Bộ Luật Dân sự
2005 và nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm Bên cạnh đó các ngân hàngthương mại có thể ban hành các quyết định nhằm cụ thể hoá nghị định 163 nhưNHNo&PTNN Việt Nam có quyết định số 300/QĐ-HĐQT-TD ngày 24/9/2003 quyđịnh về các hình thức bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại hệ thốngNHNo&PTNN Việt Nam
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỦ ĐÔ
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNN CHI NHÁNH THỦ ĐÔ
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành
Sự gia nhập nền kinh tế toàn cầu bằng việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO), tình hình kinh tế Hà Nội có nhiều bước phát triển nhưng cũng cónhiều cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài Ngànhngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó Sự gia nhập của các chi nhánh và vănphòng đại diện ngân hàng nước ngoài làm cho các ngân hàng trong nước mất đi một thịphần đáng kể đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội
Ngân hàng NN&PTNT Thủ Đô tên tiếng anh là Agribank Thủ đô (Viết tắt củaVietNam bank of Agriculture and Rural Development) là Chi nhánh cấp I trực thuộcNgân hàng NN&PTNT Việt Nam – Một Ngân hàng Thương mại hàng đầu có vốn điều
lệ lớn nhất, hệ thống màng lưới rộng khắp Việt Nam
Trước đây Ngân hàng NN&PTNT Thủ đô là phòng Giao dịch Bùi Thị Xuân thuộcchi nhánh Tây Hà Nội Ngày 29/02/2008 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Bùi Thị Xuân được thành lập theo quyết định số: 146/QĐ- HĐQT-TCCB của Chủtịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Có trụ
sở chính tại 40 Bùi Thị Xuân, Phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, thành phố HàNội.Chi nhánh NHNN&PTNT Bùi Thị Xuân có con dấu, bảng cân đối tài khoản; được
tổ chức và hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàngNN&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT- TCCB ngày14/12/2007 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam
Trang 38Ngày 25/11/2008 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bùi Thị Xuânđược đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thủ Đô theo quyếtđịnh số 1445/QĐ- HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Thay đổi địa điểm đặt giao dịch đến địa điểmmới là 91 phố Huế, Phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.Ban đầu thành lập, trụ sở chính chỉ có 14 cán bộ công nhân viên, gặp nhiều khó khăntrở ngại nhưng vượt lên tất cả để xây dựng chi nhánh vững mạnh Ngân hàng NN&PTNT Thủ đô sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có
bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôntrong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt trong những tháng đầu hoạt động, cùng với sự
hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam cũng chỉ đáp ứng được mộtphần nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn Hà Nội
Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, gópphần đổi mới Nông thôn ngoại thành Hà Nội, Ngân hàng NN&PTNT Thủ đô nhanhchóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các Thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tưcho Nông nghiệp Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắcphục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau chưa đến hai năm hoạtđộng Ngân hàng NN&PTNT Thủ đô đã có những kết quả đáng kể Hết năm 2009, kháchhàng của chi nhánh đã lên tới 6.000 lượt khách hàng Trong đó: Khách hàng tiền gửi là5.200, khách hàng tiền vay là 800 lượt với thu lãi tiền vay 133 tỷ đồng, chi trả lãi tiềngửi 112 tỷ đồng
Trang 394.Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như chuyển tiền điện tửtron nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT CODE,…
5.Chi trả, mua bán ngoại tệ, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá
6.Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhautrong và ngoài nước
7.Thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác
Cơ cấu tổ chức
Trong nhiều năm qua, cùng với sự mở rộng của hệ thống NHNN&PTNT ViệtNam và sự phát triển của chi nhánh cũng kéo theo những thay đổi về cơ cấu tổ chứctheo hướng mở rộng hơn, nhiều phòng ban mới, nhiều chi nhánh mới, số lượng cán bộcông nhân viên vì thế mà cũng tăng lên để đáp ứng được yêu cầu mới
Trong công tác xây dựng, ổn định mô hình tổ chức, chi nhánh Thủ Đô luôn coi trọngđội ngũ cán bộ, luôn bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực chuyên môn, năng lựcquản lý điều hành và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu
Đến ngày nay thì cơ cấu tổ chức của chi nhánh có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:
Trang 40(Nguồn tài liệu:Phòng hành chính và nhân sự)
GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG DV&
MARKETING
PHÒNG KH KINH DOANH
PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ
PHÒNG GD TRỰC THUỘC
PHÓ GIÁM ĐỐC