1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện chí linh

114 605 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 15,51 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

LÊ CAO SƠN

THỰC TRANG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG, QUAN LY VA SU DUNG CONG TRINH THUY LOI NHỎ TREN DIA BAN HUYEN CHI LINH TINH HAI DUONG

LUAN VAN THAC Si KINH TE

Chuyén nganh : KINH TE NONG NGHIEP

Mã số :5.02.01

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS DO KIM CHUNG

HANOI - 2005

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt

tình của các tổ chức và cá nhân Tôi xin chân thành cảm ơn những tổ chức, cá

nhân đó

Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Kim

Chung, người thày đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thày giáo, cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa

Kinh tế và PTNT, Bộ môn Phát triển nông thôn đã giúp đỡ và tạo điều kiện về

mọi mặt để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Chí Linh, Xí nghiệp KTCTTL huyện; UBND, HTX nông nghiệp và nhân dân 2 xã Chí Minh và Nhân Huệ đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu thực tế của tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã chia sẻ những khó khăn, động viên tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ Mo dau

1.1 _ Tính cấp thiết của đề tài 1.2 _ Mục tiêu nghiên cứu của để tài

1.3 _ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong

xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ

2.1 Công trình thủy lợi nhỏ và vai trị trong nơng nghiệp

2.1.1 Thuỷ lợi trong nông nghiệp và cơng trình thuỷ lợi nhỏ 2.1.2 Cơng trình thuỷ lợi nhỏ, một số đặc điểm kỹ thuật, kinh

tế xã hội

2.1.3 Vai trò của cơng trình thuỷ lợi nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn

2.2 _ Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ

2.2.1 Cộng đồng và sự tham gia

2.2.2 Nội dung, hình thức và công cụ tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ

2.2.3 Cơ sở của sự tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ

2.2.4 Vài nét về mơ hình PIM và yêu cầu tham gia quản lý

cơng trình

2.2.5 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ trên thế giới và ở Việt Nam

3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2

3.1.1

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên Đặc điểm kinh tế - xã hội

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Trang 5

4.1

4.2

4.3

5

Thực trạng tham gia của cộng đông trong xây dung, quan lý và sử dụng công trình thuỷ lợi nhỏ ở huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương

Tình hình phát triển thuỷ lợi nhỏ

4.1.1 Đặc điểm phát triển thuỷ loi

4.1.2 Đặc điểm xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi

Thực trạng tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng hai cơng trình nghiên cứu

4.2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của hai cơng trình nghiên cứu 4.2.2 Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong xây dựng,

quản lý và sử dụng hai cơng trình nghiên cứu

4.2.3 Một số kết luận về những ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ ở huyện Chí Linh

Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ

4.3.1 Quan điểm

4.3.2 Định hướng

4.3.3 Giải pháp

Trang 6

BQLCT DT GT DVNN HTX IA IMT INPIM KTCTTL LID NIA NWRB PIM PLA PRA Sx TB UBND WUA

DANH MUC CAC CHUVIET TAT

Ban quản lý cơng trình Diện tích

Giá trị

Dịch vụ nông nghiệp Hợp tác xã

Hiệp hội người dùng nước (Phillipines)

Chuyển giao quản lý thuỷ nông

Tổ chức các nước có mơ hình PIM

Khai thác cơng trình thuỷ lợi

Vùng khai hoá thổ nhưỡng (Nhật Bản) Cơ quan quản lý tưới quốc gia (Phillipines) Ban tài nguyên quốc gia (Phillipines) Tham gia quản lý thuỷ nông

Phương pháp cùng tham gia và hành động

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân Sản xuất

Tram bom

Uy ban nhan dan

Trang 7

Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3 Bang 3.4 Bang 3.5 Bang 4.1 Bang 4.2 Bang 4.3 Bang 4.4 Bang 4.5 Bang 4.6 Bang 4.7 Bang 4.8 Bang 4.9 Bang 4.10 Bang 4.11 Bang 4.12 Bang 4.13 Bang 4.14 Bang 4.15 Bang 4.16

DANH MUC CAC BANG

Phân loại hệ thống thuỷ nông theo năng lực thiết kế Những tác động của PIM

Tình hình đất đai của huyện Chí Linh Tình hình dân số, lao động của huyện

Đặc điểm kỹ thuật, kinh tế, xã hội của hai cơng trình nghiên cứu

Đặc điểm tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng hai cơng trình nghiên cứu

Các phương pháp PRA và cách thức thực hiện Diện tích tưới qua các năm phân theo nguồn nước

Tình hình phân bổ nguồn nước theo địa bàn xã ở huyện Chí Linh

Số lượng cơng trình thuỷ lợi phân theo loại hình và quy mơ Số lượng cơng trình phân theo quy mơ và hình thức quản lý Tỷ lệ giá trị đóng góp của cộng đồng theo quy mơ cơng trình và các giai đoạn quản lý

Kết quả phục vụ tưới chủ động

Đặc điểm kinh tế xã hội của hai cơng trình nghiên cứu Tình hình tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu và khảo sát thiết kế cơng trình

Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế hai công trình nghiên cứu

Tình hình tham gia của cộng đồng trong xây dựng trạm bơm

Mẫu Sáu

Một số chỉ tiêu thực hiện trong xây dựng công trình

Tình hình tham gia của cộng đồng trong quản lý trạm bơm Mẫu Sáu

Một số chỉ tiêu thực hiện trong quản lý cơng trình Mức thu thuỷ lợi phí theo quy định của UBND tỉnh

Tình hình phân bổ thuỷ lợi phí cơng trình trạm bơm Mẫu Sáu

Một số chỉ tiêu thực hiện thuỷ lợi phí ở trạm bơm Nhân Huệ và trạm bơm Mẫu Sáu

Trang 8

Bảng 4.17 Tình hình duy tu bảo dưỡng ở hai cơng trình Nhân Huệ và 84

Mẫu Sáu

Trang 9

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 4.1 Sơ đồ 4.2 Sơ đồ 4.3 Sơ đồ 4.4 Sơ đồ 4.5 Sơ đồ 4.6 Sơ đồ 4.7 Sơ đồ 4.8 Sơ đồ 4.9 Sơ đồ 4.10 So dé 4.11 So d6 4.12 Sơ đồ 4.13 Sơ đồ 4.14 Sơ đồ 4.15 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Khái quát đặc điểm công tác thuỷ lợi

Mơ hình nhà nước quản lý trước tháng 6/2003 Mơ hình nhà nước quản lý sau tháng 6/2003 Mô hình nhân dân quản lý cơng trình Đặc điểm trong sử dụng cơng trình

Ngun nhân hạn chế năng lực phục vụ của cơng trình

Cây vấn đề về nguyên nhân cộng đồng không tham gia xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế cơng trình

Cây vấn đề về cơ sở tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế trạm bơm Mẫu Sáu

Cây vấn đề về cơ sở tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế trạm bơm Mẫu Sáu

Tổ chức bộ máy quản lý trạm bơm Nhân Huệ Tổ chức bộ máy quản lý trạm bơm Mẫu Sáu Kế hoạch tưới tiêu trạm bơm Nhân Huệ Kế hoạch tưới trạm bơm Mẫu Sáu

Mối quan hệ giữa cộng đồng hưởng lợi và cơng trình trạm

bơm Nhân Huệ

Mối quan hệ giữa cộng đồng hưởng lợi và cơng trình

Mối quan hệ giữa cộng đồng hưởng lợi và cơng trình thủy

Trang 10

1.MỞ ĐẦU

11 TINH CAP THIET CUA DE TAI

Ở hầu hết các quốc gia hiện nay, mơ hình người dân tham gia quản lý thuỷ

nông (PIM - Participatory Irrigation Management) dugc ép dung nhu mot diéu

kiện tiên quyết để phát triển thuỷ lợi hiệu quả và bên vững Mơ hình bắt đầu hình thành vào những năm cuối của thập kỷ 80 khi một số quốc gia thực hiện chuyển giao quyền quản lý cơng trình từ nhà nước sang cho người dân Việc chuyển giao ban đầu chỉ đơn thuần là cắt giảm những trợ cấp cho công tác thuỷ lợi nhằm mục tiêu ổn định nền tài chính quốc gia Tuy nhiên, khi thực hiện nó lại tạo ra bước

phát triển quan trọng mang tính cách mạng trên phạm vi tồn cầu, đó là mở ra cho người dân khả năng tham gia nhiều hơn trong công tác thuỷ lợi Nông dân là những người được hưởng lợi trực tiếp từ cơng trình, vì vậy họ có động cơ mạnh

mẽ hơn ai hết để có thể thực hiện quản lý, sử dụng công trình một cách tốt nhất Họ tự quyết định việc tổ chức quản lý như thế nào, khi nào thì duy tu bảo dưỡng cơng trình, thực hiện kế hoạch tưới ra sao Tính hợp lý của các quyết định này được xem xét một cách hệ thống trên cơ sở đáp ứng yêu cầu sản phát triển sản xuất nông nghiệp và sử dụng bền vững những nguồn lực của người dân Cơ sở thành công của PIM dựa trên việc khai thác hiệu quả những nguồn lực to lớn của

người dân (phát huy toàn tối đa lợi thế so sánh) PIM vừa là phương tiện vừa là

mục tiêu trong tiến trình phát triển thuỷ lợi của hầu hết các quốc gia hiện nay Ở Việt Nam, khái niệm về PIM mới được phổ biến từ năm 1997 (Hội thảo quốc gia về PIM từ ngày 07+10/4/1997 tại Nghệ An) Song "lũ lụt thì lút cả làng", nội dung tham gia của người dân trong công tác thuỷ lợi đã tồn tại và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử của nền văn minh lúa nước Thống kê những thành tựu đạt được, đến năm 2001 cả nước đã có 8.265 cơng trình thuỷ nơng các

loại, trong đó có 743 hồ chứa vừa và lớn, 1.017 đập dâng, 4.712 cống tưới tiêu

Trang 11

đảm bảo tưới cho trên 3 triệu ha diện tích đất canh tác, tiêu cho 1,4 triệu ha, ngăn

mặn cho 70 vạn ha, cải tạo 1,6 triệu ha đất phèn chua ở đồng bằng sông Cửu Long [9] Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, q trình phát triển thuỷ lợi ở nước ta còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế Các đánh giá cho thấy, đa số các hệ thống cơng trình mới khai thác được 50-60% năng lực thiết kế, có hệ thống chỉ

đạt 30%[9] do những nguyên nhân như xây dựng không đồng bộ, sai sót trong

thiết kế và thi công, không duy tu bảo dưỡng cơng trình thường xuyên Phần lớn các công ty quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi của nhà nước hoạt động không hiệu quả, mất cân đối giữa thu và chi, thua lỗ triền miên Nguồn vốn đầu

tư hàng năm quá hạn hẹp nên cơng trình đã xuống cấp nay càng xuống cấp hơn

Tồn tại của hình thức quản lý quan liêu bao cấp có ảnh hưởng không tốt tới năng

lực quản lý cơng trình cũng như chất lượng dịch vụ tưới tiêu Ở nhiều nơi, nông

dân không tham gia xây dựng, quản lý cơng trình hoặc có chăng chỉ là hình thức

đo bị tác động theo kiểu huy động, áp đặt một chiều từ trên xuống dưới Người

dân quan niệm cơng trình là của nhà nước, hư hỏng thì nhà nước sửa chữa Tình

trạng người dân sử dụng sai mục đích, lãng phí nước, nợ đọng thuỷ lợi phí, lấn

chiếm đất trong phạm vi, đục phá cơng trình là kết quả của việc không phát

huy được vai trò của cộng đồng trong công tác thuỷ lợi hiện nay

Đánh giá được vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc tháo gỡ những

tồn tại của công tác thuỷ lợi, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức liên kết các nước có mơ hình PIM (INPIM) và thực hiện phát triển mơ hình ở các địa phương như

Tuyên Quang, An Giang, Nghệ An, Thanh Hoá Thực tế cho thấy người dân

hồn tồn có thể quản lý cơng trình thuỷ lợi, kể cả công trình phức tạp nếu có cơ

chế tác động phù hợp, được giao quyền (thông qua tổ chức do chính họ lập ra), được đào tạo, hướng dẫn PIM ở Việt Nam không phụ thuộc vào quy mô, tên gọi

Trang 12

vốn có của mơ hình, đặc biệt với các cơng trình thuỷ lợi nhỏ, mắt xích quan trọng trong hệ thống tổng thể các cơng trình thủy lợi

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện Chí Linh tinh Hai Dương”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TÀI

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu cơ bản của đề tài là nghiên cứu thực trạng, để xuất một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý, sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ

- Đánh giá thực trạng, phân tích được những ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ tại huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương

- Đề xuất những định hướng và giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ

13 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CUA DE TAI

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 13

Đối tượng khảo sát của đề tài là cơng trình thuỷ lợi nhỏ, cộng đồng hưởng lợi từ cơng trình và những đối tượng khác có liên quan tới việc nghiên cứu trên địa bàn huyện Chí Linh

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi về thời gian

- Thời gian nghiên cứu thực trạng: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng

tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng của cộng đồng trong thời gian 3 năm (từ năm 2002 - 2004) Những khoảng thời gian khác có liên quan (chủ yếu là thời gian xây dựng) tuỳ thuộc vào mỗi công trình và nội dung nghiên cứu

- Thời gian cho định hướng và giải pháp: Đề tài đề xuất những giải pháp cho vấn đề nghiên cứu trong khoảng thời gian tới

1.3.2.2 Phạm vi về không gian

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương

1.3.2.3 Phạm vi nội dung

- Nghiên cứu thực trạng tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện Chí Linh

- Từ thực trạng nghiên cứu, đề tài đưa ra những giải pháp tăng cường hơn

Trang 14

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ SỰ THAM GIA

CUA CONG DONG TRONG XAY DUNG, QUAN LY VA SU DUNG CONG TRINH THUY LOI NHO

2.1 CƠNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ VÀ VAI TRỊ TRONG NƠNG NGHIỆP 2.1.1 Thuỷ lợi và cơng trình thuỷ lợi trong nông nghiệp

Các nguồn nước cơ bản trong tự nhiên bao gồm nước ngầm, nước mặt và

nước mưa Chúng phân bố không đều và gây ra tình trạng thiếu nước hoặc thừa nước ở những không gian và thời gian khác nhau Do vậy, công tác thuỷ lợi hình

thành và phát triển như là một hoạt động không thể thiếu nhằm điều hoà giữa lượng nước đến của tự nhiên với yêu cầu về nước của con người Công tác thuỷ lợi bao gồm tổng hợp những biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ các nguồn

nước và hạn chế những thiệt hại do nước gây ra như hạn hán, lũ lụt

Đầu vào Công tác Đầu ra

thuỷ lợi

- Nguồn nước tự nhiên - Nguồn nước theo nhụ cầu sử (nước ngâm, nước mưa, nước mặt) dụng (sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, năng lượng, - Nguồn lực

Suen ie đời sống sinh hoạt )

(lao động, vật tư, thiết bị )

Sơ đồ 2.1: Khái quát đặc điểm công tác thuỷ lợi

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung chủ yếu được đề cập là công tác thuỷ lợi phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp (thủy nông) "Nhất

nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thuỷ lợi trong nơng nghiệp có ý nghĩa quyết

định tới năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi trên cơ sở đáp ứng yêu cầu về

nước trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển Công tác thuỷ lợi bao gồm tổng hợp các biện pháp như quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình;

Trang 15

ni, từ đó tạo điều kiện mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất, đa dạng hoá

cơ cấu cây trồng, vật nuôi Bên cạnh đó cơng tác thuỷ lợi trong nông nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội nông thôn như cung cấp nguồn nước trong sinh hoạt và các ngành nghề nông thôn, tạo cảnh quan môi trường sinh thái nông nghiệp nông thơn thuận lợi

Về cơng trình thuỷ lợi, nó là cơng cụ cơ bản để con người thực hiện việc

điều tiết nguồn nước theo nhu cầu của mình Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi nêu rõ: Cơng trình thủy lợi là cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, cơng trình trên kênh và bờ bao các loại[12] Trong nông nghiệp, cơng trình thuỷ lợi có nhiều hình thái khác nhau với những kết cấu và tính năng khác nhau như tạo nguồn (hồ, đập ), điều phối (kênh,

mương máng ), động lực (trạm bơm tưới, tiêu) Chúng thường được phân loại theo quy mô xây dựng hay năng lực phục vụ Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 285 (2002), việc phân phân loại dựa trên diện tích phục vụ của cơng trình

với những cấp thiết kế như sau:

Bảng 2.1: Phân loại hệ thống thuỷ nông theo năng lực thiết kế [I]

Cấp thiết kế

Loại cơng trình thuỷ lợi

I Il rT Iv V

Hệ thống thuỷ nơng có DT được

tưới hoặc DT tự nhiên khu tiêu 250 | <50+10 < 10+2 <2+0,2 | <0,2

(10° ha)

Do đặc điểm địa bàn sản xuất nông nghiệp dàn trải rộng trên diện rộng nên các công trình thuỷ lợi thường liên kết thành hệ thống, mạng lưới Việc đánh giá cơng trình hay hệ thống cơng trình vì thế thường mang tính tương đối Theo tiêu chí phân loại trên có thể phân biệt quy mô công trình thuỷ lợi như sau:

Trang 16

- Loại vừa: cơng trình thuộc cấp thiết kế III và IV - Loại nhỏ: cơng trình thuộc cấp thiết kế V

2.1.2 Công trình thuỷ lợi nhỏ, một số đặc điểm kỹ thuật, kinh tế xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật

Cơng trình thuỷ lợi nhỏ, đó là đánh giá về mặt quy mơ và diện tích phục

vụ của cơng trình Cơng trình có cơng suất nhỏ, phạm vi phục vụ không lớn, chủ

yếu cho cộng đồng khu dân cư hoặc làng, xã Theo TCXDVN 285 (2002), có thể

coi cơng trình thuỷ lợi nhỏ thuộc phân cấp thiết kế V với diện tích tưới hoặc tiêu nhỏ hơn 200 ha Cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng, vị trí cố định và chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện địa chất, thuỷ văn, khí hậu, thời tiết địa phương Cơng trình thường khơng địi hỏi kỹ thuật cao, đa số cơng trình được đào đắp hoặc xây dựng đơn giản với vật liệu tại chỗ như gạch, đá, cát, sỏi, các loại vật liệu trong nước sản xuất được như xi măng, sắt thép , người dân có thể tự tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành được[6] Công trình thuỷ lợi nhỏ thường là hệ thống trên mặt ruộng, điểm cuối cùng trong tổng thể mạng lưới phân phối nước Ở một số nơi, chủ yếu là vùng trung du, đồi núi, cơng trình thuỷ lợi nhỏ đứng

độc lập và trực tiếp khai thác, sử dụng những nguồn nước địa phương Cơng trình

thuỷ lợi nhỏ cịn được tính cho cả những cơng trình có thời gian sử dụng ngắn do

người dân địa phương tự làm

2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Công trình thuỷ lợi nhỏ có quy mô và công suất nhỏ, trực tiếp phục vụ sản xuất nơi cộng đồng dân cư Do vậy, về đặc điểm kinh tế xã hội, cơng trình mang một số nét đặc trưng sau:

- Công trình thuộc cơ sở hạ tầng, là tài sản chung phục vụ cho lợi ích cộng đồng địa phương

Trang 17

- Vốn đầu tư cho cơng trình khơng lớn, do vậy có thể huy động từ nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là nguồn vốn, nguyên vật liệu và lao động trong nhân dân Việc huy động vốn khá linh hoạt và có tính khả thi cao

- Cơng trình mang tính địa phương do chịu những ảnh hưởng về điều kiện

tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn phục vụ Tính địa phương thường giới hạn theo phạm vi không gian nhỏ hẹp với một hay một vài cộng đồng nông thôn cư trú thành thôn, làng, bản

- Công trình gần gũi, gắn bó với người dân qua các hoạt động sản xuất và

sinh hoạt hàng ngày Ở một số nơi, cơng trình còn là biểu trưng cho văn hoá

truyền thống của cộng đồng địa phương

2.1.3 Vai trị của cơng trình thuỷ lợi nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn Thực tế cho thấy, hiệu quả phục vụ của hệ thống cơng trình thuỷ lợi không chỉ do công trình lớn đầu mối mang lại mà còn phụ thuộc vào mạng lưới cơng trình nhỏ trên mặt ruộng Cơng trình nhỏ là sự hoàn thiện tính đồng bộ và thống nhất của toàn bộ hệ thống thuỷ lợi Nó là điểm nút cuối trực tiếp đưa nước tới từng đơn vị diện tích sản xuất, mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống cơng trình Cơng trình thuỷ lợi nhỏ đặc biệt phát huy hiệu quả trong công tác chống

úng, hạn cục bộ

Ở những vùng khó khăn, xa xơi, địa hình phức tạp, nơi mà hệ thống thuỷ lợi lớn khơng đáp ứng được thì cơng trình thuỷ lợi nhỏ là giải pháp thay thế hữu

hiệu Các cơng trình mang nét đặc trưng vùng, miền như giếng, đập nước, guồng nước, nong máng khai thác tại chỗ nguồn nước địa phương phục vụ sản xuất

nông nghiệp và đời sống của người dân Những nguồn nước địa phương này có

trữ lượng thấp và thường không ổn định theo các mùa trong năm Do vậy công

Trang 18

Cơng trình thuỷ lợi nhỏ, dù nằm trong hệ thống thuỷ lợi hay đứng độc lập đều là bộ phận trực tiếp đưa nước tới vùng sản xuất, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng phát triển Công trình là tiền đề để ứng dụng

những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp Công trình góp phần thúc đẩy việc mở rộng diện tích canh tác, thâm canh tăng vụ, đa dạng hoá

cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn cơ cấu sản xuất phù hợp và hiệu quả Phát triển thuỷ lợi nhỏ còn đồng nghĩa với phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, xố đói giảm nghèo tiến tới từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người người dân, đặc biệt là những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa Thực tế cho thấy nơi nào thuỷ lợi phát triển thì đói nghèo được xoá bỏ, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của

người dân được nâng cao, an ninh chính trị, xã hội được ổn định

Cơng trình thuỷ lợi nhỏ được coi như tài sản chung của cộng đồng Cộng đồng thường có ý thức cao trong việc tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình do được hưởng lợi từ cơng trình Thông qua sự tham gia này, tính cộng đồng trong mối quan hệ xã hội truyền thống của địa phương được củng cố,

tăng cường

Với khả năng thu hút đông đảo sự tham gia của cộng đồng địa phương trong xây dựng, quản lý và sử dụng, cơng trình sẽ phát huy tốt năng lực thiết kế và mang lại những hiệu quả kinh tế xã hội vốn có của nó Bên cạnh đó, sự tham

Trang 19

2.2 SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DUNG CONG TRINH THUY LOI NHO

2.2.1 Cộng đông và sự tham gia 2.2.1.1 Cộng đơng

Có nhiều quan điểm và khái niệm về cộng đồng Tuy nhiên có thể hiểu một cách chung nhất, đó là một tập hợp những người sống thành xã hội, có quan điểm chung với nhau, gắn bó thành một khối Cộng đồng bao gồm hai loại hình cơ bản sau: 1) Cộng đồng địa lý: Bao gồm những người dân cư trú trong cùng

một địa bàn với các đặc điểm xã hội đồng nhất và có một mối quan hệ ràng buộc với nhau Họ cùng được áp dụng chính sách chung; 2) Cộng đồng chức năng:

Gồm những gồm người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức (Phạm Thanh Hải, 1999) [3]

Như vậy, khái niệm cộng đồng chỉ mang ý nghĩa tương đối Tuỳ thuộc vào khía cạnh xem xét, đánh giá (tính chất, tiêu chuẩn) mà có thể có cộng đồng lớn hay nhỏ, liên kết lỏng hay chặt chẽ (cộng đồng trong cộng đồng) Mặt khác, những tính chất hay tiêu chuẩn đánh giá này cũng chỉ là tương đối (thậm chí biến

đổi theo thời gian) nên khái niệm cộng đồng thường mang tính bao quát như một phạm trù

Trong những thập kỷ gần đây, khái niệm về Cộng đồng hưởng lợi được bổ xung thêm như là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu phát triển Khái niệm Cộng đông hưởng lợi là sự kết hợp của Cộng đông địa lý và Cộng đồng chức

năng trong đó nhấn mạnh khía cạnh cùng hưởng lợi ích chung Trong cộng đồng

hưởng lợi, mỗi thành viên đều có trách nhiệm tham gia đóng góp (tài sản hay sức lao động) và có quyền lợi hợp lệ, hợp pháp từ việc sử dụng những thành quả chung của cộng đồng (theo mức độ thống nhất chung của cộng đồng) Cộng đồng hưởng lợi thông thường là sự hợp tác vì lợi ích Trong đó, sự tham gia của

Trang 20

Cộng đồng theo nội dung nghiên cứu của đề tài là cộng đồng hưởng lợi với đặc điểm là những cư dân nông thôn cư trú, sinh sống thành thôn bản, làng

xã có chung phong tục, tập quán và truyền thống văn hố nơng nghiệp nơng

thơn Địa bàn cư trú của cộng đồng thuộc vùng phục vụ của cơng trình thuỷ lợi nhỏ Trong cộng đồng, các thành viên đều có đóng góp theo những hình thức nhất định và được hưởng lợi ích, tác dụng của cơng trình Như vậy, bên cạnh mối quan hệ mật thiết từ cuộc sống xã hội chung, các thành viên trong cộng đồng cịn có mối liên kết từ việc chung hưởng lợi ích của cơng trình Mức độ liên kết này có thể là rất chặt chẽ để đảm bảo mang lại những lợi ích thường xuyên, lâu bền cho mỗi thành viên cũng như cho cả cộng đồng, song cũng có thể chỉ dừng ở tính chất giống nhau về nguồn gốc của lợi ích được hưởng

2.2.1.2 Sự tham gia - khái niệm, nội dung và hình thức

Theo cách hiểu chung thì tham gia là góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó [11] Cách hiểu này tương đối đơn giản và không khái quát được bản chất, nội dung của tham gia trong tổng thể các mối quan hệ của nó, đặc biệt là trong phát triển cộng đồng Theo quan điểm của

các nhà nghiên cứu phát triển, tham gia (Participation) là một triết lý đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu phát triển cộng đồng Oakley P (1989) cho rằng

tham gia là một quá trình tạo khả năng nhạy cảm của người dân và làm tăng khả năng tiếp thu và năng lực của người dân nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển

cũng như khích lệ các sáng kiến địa phương Quá trình này hướng tới sự tăng cường năng lực tự kiểm soát các nguồn lực và tổ chức điều hành trong những

hoàn cảnh nhất định Tham gia bao hàm việc ra quyết định, thực hiện, phân chia

lợi ích và đánh giá các hoạt động phát triển của người dân[4] Như vậy, theo

Trang 21

Về mặt nội dung và hình thức của tham gia, chúng là sự nhận biết và chuyển hoá của nhau nên việc phân biệt thường mang tính tương đối Liên quan đến nội dung và hình thức tham gia có hai quan điểm cơ bản của Call M và Prety như sau:

- Sự tham gia có ba mức độ: 1) Tham gia là một phương tiện để tạo ra các điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện các can thiệp từ bên ngoài vào; 2) Tham gia là một phương tiện để dung hoà trong quá trình ra quyết định và tạo lập chính sách cho các can thiệp từ bên ngoài vào; 3) Tham gia là một mục đích tự thân để các cộng đồng có quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và ra quyết định Tham gia tự nó là mục đích chứ khơng phải là phương tiện Cộng đồng tự xác

định và thay đổi các giải pháp cho các nhu cầu phát triển của mình[4]

- Sự tham gia có bảy mức độ: 1) Tham gia bị động: cộng đồng tham gia

được tiếp nhận thông tin một chiều từ bên ngoài vào cho biết là sự kiện gì sẽ xảy ra Phản ứng của cộng đồng không tác động tới sự kiện đó; 2) Tham gia bằng cách cung cấp thông tin: cộng đồng trả lời những câu hỏi do cá nhân, tổ chức

nghiên cứu phát triển hay các lực lượng xã hội khác đặt ra Theo cách này cộng

đồng khơng có cơ hội được chia sẻ thông tin trong kết quả nghiên cứu; 3) Tham

gia bằng cách tư vấn: cộng đồng xác định vấn đề, trình bày quan điểm, góp ý, tư

vấn về giải pháp giải pháp thực hiện Tuy nhiên, sự tham gia này không đảm bảo cho cộng đồng bất kỳ sự chia sẻ nào trong việc ra quyết định; 4) Tham gia bằng

khuyến khích vật chất: cộng đồng tham gia bằng cách cung cấp các nguồn lực như vật chất hay sức lao động; 5) Tham gia mang tính chất chức năng: cộng đồng xây dựng các nhóm nhằm thoả mãn mục tiêu phát triển Sự tham gia này thường xuất hiện sau khi quyết định quan trọng đã được đưa ra và có xu hướng

phụ thuộc vào những người khởi xướng, hướng dẫn từ bên ngoài; 6) Tham gia có

tác động qua lại: cộng đồng tham gia phân tích chung để xây dựng kế hoạch

Trang 22

ngoài để có được nguồn lực kỹ thuật cần thiết song vẫn duy trì sự kiểm sốt việc ra quyết định, xây dựng và thực thi kế hoạch Sự vận động có thể hướng tới mục tiêu cải thiện sự phân phối phúc lợi và quyền lực hiện tại[4]

Với những mức độ và khía cạnh phát triển khác nhau cho thấy nội dung tham gia của cộng đồng không chỉ đa dạng mà cịn có hàm chứa tính vận động

cao Nó có thể là một hay một chuỗi các hoạt động hướng tới sự phát triển có mục đích của cộng đồng Hình thức là biểu hiện của nội dung song sự tham gia là một quá trình nên đánh giá hình thức tham gia thường mang tính tương đối tại những thang bậc, mức độ xác định khác nhau Mỗi mức độ tham gia có thể có 1 hay nhiều hình thức song nhìn chung có thể khái quát theo các hình thức sau:

- Hình thức bị động: Cộng đồng được tiếp nhận thông tin một chiều từ bên

ngồi vào

- Hình thức cung cấp thông tin: Cộng đồng cung cấp thông tin của mình cho các đối tượng bên ngồi thơng qua việc trả lời câu hỏi

- Hình thức tham khảo ý kiến (tham gia bằng cách tư vấn): Phạm vi và đối tượng của hình thức này hẹp, đòi hỏi các chủ thể tư vấn phải có kiến thức và sự tổng hợp, phân tích và suy luận nhất định Hình thức này giúp các quyết định có được sự ủng hộ của cộng đồng

- Vì lợi ích: Sự tham gia xuất phát từ lợi ích của chính cộng đồng Đây là

hình thức rất quan trọng để có thể thu hút tốt nhất sự tham gia của cộng đồng cũng như mang lại hiệu quả thiết thực cho các hoạt động phát triển

- Vì nhiệm vụ: Sự tham gia tạo nên quyền lực của cộng đồng, một dạng

đặc biệt của lợi ích (lợi ích tiềm năng) Trong thực tế nó thể hiện sự phân cấp,

trao quyên cho cộng đồng, ví dụ như lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện các kế hoạch, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động

- Tương hỗ: Là tổng hợp của các loại hình tham gia Nó có tác động tương

Trang 23

mạnh tập thể Nó có ảnh hưởng chi phối tới cả quá trình phát triển chung trên cơ sở tác động tới tổ chức, cộng đồng bên ngoài hay các lực lượng xã hội khác

Sự tham gia giúp cộng đồng tự nâng cao năng lực khám phá và giải quyết các vấn đề thực tiễn quan tâm Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy quá trình phát

triển của chính cộng đồng Tuy nhiên, sự tham gia chỉ có ý nghĩa khi cộng đồng có một số quyền năng nhất định để có thể kiểm soát và tự quyết định những vấn đề phát triển đó Do vậy, tăng cường sự tham gia thường đi đôi với trao quyền

kiểm soát và quyết định cho cộng đồng

2.2.2 Nội dung, hình thức và cơng cụ tham gia của cộng đông trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ

2.2.2.1 Nội dung tham gia

Xu hướng chuyển giao quản lý hệ thống cơng trình hiện nay đã thực sự tạo

ra cho cộng đồng khả năng được tham gia nhiều hơn vào tiến trình phát triển thuỷ lợi Nó khơng chỉ là sự mở rộng về mức độ, nội dung tham gia mà còn về cả phạm vi và tính chất cộng đồng theo một xu hướng mở: xu hướng xã hội hố cơng tác thuỷ lợi Trong xu hướng này có thể thấy cả hai yếu tố là cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng cùng biến đổi Về thực chất đó là sự phát triển của cộng đồng thông qua sự tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực thuỷ lợi Quá trình tham gia đóng vai trò phương tiện đồng thời là mục tiêu của sự phát triển của cộng đồng

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng cho thấy tính tương đối và không

cụ thể trong việc xác định nội dung tham gia Tuy nhiên trong từng lĩnh vực cụ

thể (ví dụ như lĩnh vực thuỷ lợi), có thể xác định nội dung tham gia của cộng

đồng theo các giai đoạn của quá trình phát triển Ví dụ theo nội dung của đề tài,

Trang 24

nhóm sử dụng, giám sát, đánh giá Như vậy có thể chấp nhận nội dung tham gia theo các giai đoạn của quá trình phát triển với câu hỏi thứ nhất và nội dung

tham gia theo các mức độ tham gia với câu hỏi thứ hai Ở mỗi mức độ tham gia

lại có những biểu hiện (hình thức) cụ thể khác nhau Như vậy sự phân biệt nội dung và hình thức tham gia trong trường hợp này chỉ mang tính tương đối

Nội dung tham gia của cộng đồng không chỉ đánh giá qua những việc họ làm mà về cơ bản nó phải được xem xét trong giới hạn quyền năng của cộng đồng trong những nội dung phát triển thuỷ lợi: xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình Một thực tế khá phổ biến là các chính phủ thay bằng chuyển giao quyền đối với tài sản thì lại cố gắng chuyển giao trách nhiệm đối với tài sản trong khi vẫn duy trì những quyền sở hữu cơ bản Điều này đã không đem lại bất kỳ sự cải thiện nào bởi cộng đồng sẽ có xu hướng mất đi sự quan tâm thực sự do

cảm thấy bị khai thác, lạm dụng chứ không phải được trao quyền nắm giữ thực

sự[15] Đối với cộng đồng sử dụng nước, nhận thức về quyên sở hữu hay quyền kiểm sốt ln có ảnh hưởng quyết định đến việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi một cách tốt nhất Và các quyền này cũng chỉ được thực hiện

khi mang lại lợi ích hay đáp ứng sự quan tâm của cộng đồng Vì vậy, hoàn thiện nội dung tham gia luôn được xác định trên cơ sở lợi ích và những quyền năng

thực sự của cộng đồng đối với các cơng trình thuỷ lợi

2.2.2.2 Hình thức tham gia

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý cơng trình đã tạo ra

bước phát triển quan trọng trong công tác thuỷ lợi ở hầu hết các quốc gia hiện

nay Việc tăng cường dựa trên cơ sở chuyển giao một phần hay toàn bộ quyên quản lý công trình từ chính phủ sang cho cộng đồng thông qua những tổ chức

của họ (HTX, nhóm, hiệp hội dùng nước ) Tại hội nghị quốc tế về “Chuyển giao quản lý tưới” tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 9/1994 với sự tham gia của

216 nước trên thế giới, các chuyên gia đã tổng kết những hình thức chuyển giao

Trang 25

- Cạnh tranh cung cấp dịch vụ tưới giữa các tổ chức khu vực tư nhân: Các

tổ chức khu vực tư nhân được chính phủ khuyến khích cung cấp các dịch vụ tưới, đặc biệt là các dịch vụ từ các nguồn nước mặt Các tổ chức này có quyền sở hữu

một phần hay tồn bộ hệ thống cơng trình và tự chủ việc sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh bình đẳng Mơ hình này phổ biến ở Bangladesh, Pakistan, Nigeria, Canada

- Hợp đồng: Hiệp hội những người dùng nước hợp đồng với chính phủ về

việc thực hiện những công việc như xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, vận hành cơng trình hay điều tiết nước Hợp đồng mang lại những khía cạnh lợi ích khác nhau

cho cả hai bên Đây là một mơ hình nhà nước và nhân dân cùng làm thuỷ lợi Trong hình thức hợp đồng cịn có một dạng thay đổi nhỏ, đó là hình thức cho thuê Cho thuê thường được áp dụng khi hệ thống công trình ở trong tình trạng tốt, người ký hợp đồng không phải bỏ ra khoản đầu tư ý nghĩa ban đầu Thời hạn cho thuê thường từ 5 đến 10 năm, ngắn hơn nhiều so với thời hạn của hợp đồng có thể kéo dài đến 30 năm

- Uỷ quyền: Nhà nước uỷ quyền cho các tổ chức phi chính phủ cung cấp một dịch vụ thuỷ lợi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định Khác với hình

thức hợp đồng, người sử dụng nước phải chỉ trả trực tiếp các khoản thuỷ lợi phí cho tổ chức được uỷ quyền

- Cùng đầu tư với chính phủ: Trong trường hợp này, các nhóm dùng nước

được chính phủ cung ứng vật tư, kỹ thuật nếu họ cam kết đóng góp cơng lao

động để tham gia toàn bộ hoặc một số cơng đoạn của cơng trình, đặc biệt là công đoạn bảo dưỡng, duy trì cơng trình Mơ hình này thịnh hành ở Trung Quốc Tỷ lệ đóng góp của hai bên thường là 50/50

- Tổ chức thuỷ lợi tự chủ cân đối thu chỉ tài chính: Nhà nước không bao

cấp, hỗ trợ bằng ngân sách quốc gia cho các tổ chức quản lý cơng trình Các tổ chức này được chuyển thành các cơ quan độc lập cân đối thu chi từ nguồn thu

Trang 26

- Đồng quản lý giữa tổ chức nhà nước và các nhóm sử dụng nước: Các nhóm sử dụng nước được quyền tham gia vào quá trình quyết định về các vấn đề liên quan đến thuỷ lợi bao gồm từ quy trình cấp nước, vận hành cơng trình, duy tu cơng trình đến nâng cấp cơng trình Trung Quốc, Mexico là những nước áp dụng phổ biến mơ hình này

- Uỷ thác giám sát: Các tổ chức người sử dụng nước hoặc đại diện được

chính phủ giao toàn bộ quyền quản lý cơng trình Chính phủ chỉ giữ lại một số

Vai trò giám sát chung

- Tham gia hoàn toàn: Nhà nước hoàn toàn từ bỏ vai trò quản lý thuỷ lợi ở tất cả các cấp chính quyền Đây là trường hợp của Sênêgal và một số nước

châu Phi

- Tư nhân hoá các cơng trình thuỷ lợi: Chính phủ thực hiện việc bán tài sản, bán cổ phiếu hoặc chuyển giao sở hữu pháp lý cơ sở vật chất thuỷ lợi cho

người dân[5]

Các hình thức trên mang tính khái quát về sự tham gia của cộng đồng trong công tác thuỷ lợi Tuỳ theo đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội của mỗi quốc gia mà có các hình thức tham gia khác nhau Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các hình thức chuyển giao trên chỉ được xem như việc tham khảo để nhận biết về hình thức tham gia của cộng đồng Các hình thức tham gia không phải là bất biến bởi sự tham gia luôn phát triển như một quá trình đào thải và chọn lọc không ngừng nhằm đảm bảo lợi ích tối đa của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình

2.2.2.3 Cơng cụ để cộng đồng tham gia xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình

thuỷ lợi

Trang 27

chứng tốt nhất những hoạt động phát triển Sự ủng hộ, cam kết của họ luôn là điều kiện đảm bảo cho các hoạt động có kết quả tốt nhất Xuất phát từ những lý do đó nên quá trình phát triển thuỷ lợi luôn hướng tới sự tham gia cao nhất của

cộng đồng Những công cụ huy động sự tham gia được tìm kiếm và phát triển không ngừng trong suốt quá trình tiếp cận nghiên cứu nông nghiệp nông thôn

Vào cuối những năm 70, yêu cầu thơng tin nhanh, chính xác để nhận dạng

và đánh giá các chương trình phát triển nông thôn đã thúc đẩy cho việc ra đời

của phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA - Rapid Rural Appraisal)

Phương pháp này có ưu điểm là có thể nắm bắt nhanh những thông tin cơ bản về

đối tượng nghiên cứu thông qua việc để người dân tham gia vào việc cung cấp

thông tin và bày tỏ quan điểm của mình đối với những vấn đề quan tâm Nhược điểm của RRA là vai trò của người dân còn mờ nhạt Họ chỉ là nơi cung cấp và lưu trữ thông tin chứ chưa thực sự tham gia vào quá trình nghiên cứu Sự cải tiến RRA thành PRRA (Đánh giá nhanh nông thơn có sự tham gia - Participatory Rural Rapid Appraisal) là để khắc phục một phần hạn chế này

Vào cuối thập kỷ 80, trên cơ sở các phương pháp RRA, Conway G., Chambers R và một số nhà nghiên cứu khác đã đề xuất một hướng tiếp cận

nghiên cứu mới: Đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân (PRA- Participatory Rural Appraisal) PRA tạo ra khả năng cho cộng đồng nông thôn

tham gia vào việc soạn thảo và thực hiện các kế hoạch quản lý tài nguyên của làng xã một cách bền vững Ở phương pháp này, người dân giữ vai trò chủ yếu là tư vấn, với những điều kiện nhất định, sự tham gia của cộng đồng có thể phát triển thành các hành động nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn

Những quan điểm gần đây cho rằng, điều quan trọng trong phát triển nông

thôn là phải xác định đúng các vấn đề, tìm ra các giải pháp thích hợp, tổ chức

thực hiện và đánh giá các giải pháp đó Do vậy, phương pháp cùng tham gia, học hỏi và hành động (PLA - Participatory Leaning and Action) đang được sử dụng

Trang 28

bình đẳng với các nhà nghiên cứu phát triển Vai trò của họ được thể hiện rõ

ràng trong việc phân tích, lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động cụ thể

Các phương pháp nghiên cứu phát triển, đặc biệt là PRA và PLA đã được áp dụng rộng rãi trong quá trình chuyển giao quản lý thuỷ lợi từ chính phủ cho cộng đồng địa phương PRA và PLA kết hợp khá linh hoạt và được xem là điều kiện để thực hiện thành công mục tiêu tăng cường sự tham gia của cộng đồng

trong xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi * Cơng cụ PRA

PRA là tập hợp các hoạt động nghiên cứu thực tiễn, các cách thức tiếp cận

và ứng xử cho phép cộng đồng đưa ra và phân tích các vấn đề trong cuộc sống của họ để tự họ có thể xây dựng kế hoạch hành động cũng như giám sát việc thực hiện và đánh giá các kết quả thực hiện đó PRA sử dụng tổng hợp những biện pháp nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng đưa ra và phân tích những thơng tin theo những nhìn nhận vốn có của họ PRA khuyến khích và giúp đỡ cộng đồng bày tỏ cách nhìn, cách nghĩ của họ về các vấn đề quan tâm Người ngồi cộng đồng chỉ đóng vai trò xúc tác, hỗ trợ để năng lực cộng đồng được phát huy một cách tốt nhất trong việc tự xác định và giải quyết các vấn đề có liên quan tới chính cộng đồng Coi sự tham gia vừa là mục tiêu vừa là phương tiện, PRA khơi dậy và thu hút sự tham gia của mỗi thành viên trong cộng đồng, đồng thời làm bền vững sự tham gia đó Theo Robert Chamberst: Cốt lõi của PRA là những thay đổi và những đảo ngược vai trò, cách xử sự và sự hiểu biết Những người

ngồi cuộc khơng thống trị và răn dạy, họ tạo điều kiện thuận lợi, ngồi và học

hỏi Người ngoài cuộc không chuyển giao công nghệ, thay vì thế họ chia sẻ các phương pháp mà người dân địa phương có thể sử dụng để phục vụ việc thẩm định, phân tích, lập kế hoạch, hành động, giám sát và đánh giá của bản thân họ Người ngoài cuộc tin tưởng khả năng của người dân địa phương

Trang 29

điểm về thuỷ lợi: nguồn nước, nhu cầu, khả năng đáp ứng của các cơng trình trong hiện tại và tương lai Cộng đồng được khuyến khích và tạo điều kiện tự bộc lộ quan điểm, trao đổi, thảo luận các vấn đề để xây dựng lên kế hoạch hành động cụ thể về biện pháp để quản lý sử dụng tốt hơn những nguồn lực, những cơng trình sẵn có; đầu tư, tìm hỗ trợ để sửa chữa nâng cấp hoặc xây dựng thêm cơng

trình (cơng trình loại gì, mục đích phục vụ, nguồn lực của cộng đồng và hỗ trợ là

bao nhiêu, sử dụng ra sao, đóng góp của mỗi thành viên trong từng giai đoạn như thế nào ) Kế hoạch này có thể coi như là một báo cáo dự án khả thi, một đề

nghị thu hút sự hỗ trợ từ bên ngoài Trong một số trường hợp, nó cịn gợi ý cho

việc điều chỉnh chính sách ở tầm vĩ mô PRA tạo khả năng dẫn đến hành động tập thể của cộng đồng thông qua việc giúp đỡ cộng đồng tự thực hiện, giám sát và đánh giá việc thực hiện những kế hoạch do chính họ xây dựng lên Cách tiếp cận linh hoạt để khuyến khích cộng đồng tham gia việc hình thành các chương

trình phát triển và chịu trách nhiệm cao đối với việc thực hiện chương trình là điểm quan trọng để công cụ PRA đạt được tính hiệu quả trong công tác thuỷ lợi

* Céng cu PLA

PLA là tập hợp các phương pháp giúp người dân địa phương trình bày, trao

đổi và phân tích trên cơ sở những hiểu biết để lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch

đó PLA là sự phát triển bổ sung của PRA PLA được xem như là quá trình giáo

dục trên cơ sở yêu cầu sử dụng tri thức và kỹ năng của các thành viên tham gia một cách có phê phán PLA có quan điểm giống với PRA trong việc khích lệ để có sự tham gia nhiều hơn của cộng đồng song PLA tập trung chủ yếu vào phân tích, lập kế hoạch và tiến hành hành động hướng tới sự đổi mới của cộng đồng

PLA là công cụ hữu hiệu để có thể huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác thuỷ lợi một cách toàn diện, hiệu quả và bền vững nhất, cu thể:

Trang 30

hợp với điều kiện và khả năng của họ cũng như nâng cao khả năng tiếp cận với bên ngoài, hội nhập với sự phát triển chung của xã hội Do được cùng tham gia học hỏi và hành động, lòng tin của cộng đồng được củng cố, các tri thức và kỹ

năng được nâng lên thông qua việc tiếp nhận những tiến bộ xã hội, từ đó cộng

đồng sẽ tự mình giải quyết các vấn đề một cách tự chủ Đây là cơ sở đảm bảo để thực hiện các chương trình, dự án có thể phát huy hiệu quả bên vững cùng với sự phát triển của cộng đồng

PLA tạo điều kiện để cộng đồng trở thành người trong cuộc: PLA tạo cơ

hội cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ và những người yếm thế trong xã hội tham

gia vào việc đóng góp ý kiến và đề ra quyết định Với vai trò là người trong cuộc,

cộng đồng sẽ xác định được vấn để khó khăn, các tiểm năng và trở ngại phát triển của mình, từ đó đưa ra được những giải pháp khắc phục Cộng đồng hiểu vấn đề một cách toàn diện và có hệ thống Điều này không chỉ giúp cho mỗi cá nhân có sự chuẩn bị tốt hơn cho những nhu cầu của mình mà còn hướng cả cộng đồng tới sự phát triển bên vững Sau khi được tạo điều kiện nhập cuộc, cộng đồng có thể làm chủ được tiến trình phát triển của chính mình

PLA tạo ra một câu nối trực tiếp từ cộng đồng đến các nhóm hỗ trợ, nhà quản lý: Thông qua PLA, các kế hoạch phát triển được hoạch định trên cơ sở thông tin và sự phối hợp hai chiều với những mục tiêu rõ ràng và những cam kết cụ thể Người dân được trình bày, phản ánh những khó khăn, nhu cầu chính đáng cũng như những giải pháp của mình đề ra, đồng thời các nhà quản lý, nhóm hỗ

trợ theo dõi và đánh giá các hoạt động một cách chặt chẽ theo hướng mục tiêu đề

ra Họ thường xuyên được tiếp nhận những phản ánh về khó khăn, vướng mắc

nảy sinh từ phía cộng đồng Cộng đồng cũng tích cực trong hoạt động của mình ,

Trang 31

PLA đưa ra những cách nhìn nhận và đánh giá mới: PLA cung cấp cho

cộng đồng những kỹ năng mới để nhận định, phân tích các vấn đề giúp cho việc xác định các nguyên nhân thành công, thất bại của những hoạt động trước đây theo quan điểm của chính mình, từ đó rút ra kinh nghiệm trong điều chỉnh và

xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai[4]

PRA và PLA là hai công cụ hữu hiệu nhằm phát huy vai trò của cộng đồng một cách tốt nhất Nó đặc biệt phù hợp trong công tác thuỷ lợi, nơi mà sự tham gia của cộng đồng vừa mục tiêu vừa là điều kiện tiên quyết để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình

2.2.3 Cơ sở của sự tham gia xây dung, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ

Phát triển thuỷ lợi là nhiệm vụ quan trọng đối với hầu hết các quốc gia bởi

nó có ảnh hưởng to lớn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước

Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu nhằm phát triển nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế quan trọng khác, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần xố đói giảm nghèo và nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho phần đông dân số nghèo khổ đang sống tại khu vực nông thôn Đầu tư cho thuỷ lợi mang tính chiến lược lâu dài, địi hỏi nguồn kinh phí lớn cho toàn bộ quá trình quản lý từ quy hoạch, đầu tư xây dựng đến bảo dưỡng, vận hành sử dụng cơng trình Do vậy, quan niệm phổ biến cho rằng chỉ có chính phủ (nhà nước) mới có khả năng thực hiện quản lý thuỷ lợi một cách tốt nhất Chính phủ là uỷ nhiệm hợp pháp và hiệu lực nhất trong việc thực hiện phân phối và thu phí nguồn tài nguyên nước của quốc gia Ở hầu hết các nước trên thế giới, công tác thuỷ lợi được đặt dưới sự quản lý của chính phủ thơng qua các đơn vị hành chính hay cơ quan chức năng chuyên môn

Những đơn vị này thực hiện quản lý toàn bộ quá trình xây dựng, vận hành hệ

Trang 32

Chính phủ thực hiện quản lý thuỷ lợi là vấn đề không phải thảo luận nếu không bộc lộ những yếu kém mà việc cải cách thường ít có kết quả Đó là tình trạng đầu tư kém hiệu quả, nguồn thu không đủ bù chi, cơng trình xuống cấp, những nỗ lực cải thiện không tạo ra chuyển biến đáng kể Trong khi đó, thực tế lại cho thấy một quang cảnh khác hẳn khi mà việc quản lý cơng trình được

chuyển giao cho những hiệp hội người sit dung nuéc (WUAs - Water User

Associations) Những hiệp hội này tự quản lý, hạch toán thu chi trong việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng một số khâu hay toàn bộ hệ thống theo hợp đồng với chính phủ hay những điều khoản ràng buộc vật chất và pháp lý khác Người sử dụng nước tiếp nhận quyền quản lý thuỷ lợi đồng nghĩa với việc tiếp nhận gánh

nặng chi phí quản lý và duy trì hệ thống đang có xu hướng tăng lên Tuy nhiên,

họ nhìn thấy lợi ích từ việc tự mình tổ chức quản lý cơng trình: tiết kiệm chỉ phí đi lại, lưu trú, chế độ bảo hiểm hay phụ cấp công tác, kiểm soát tốt hơn nguồn thu chi, hiểu rõ những tác động ngoại cảnh để có những giải pháp phù hợp, tận dụng được những nguồn lực giá rẻ, chủ động tưới tiêu trong sản xuất Như vậy, người sử dụng nước khơng chỉ có điều kiện tốt mà cịn có động cơ mạnh mẽ dé có thể thực hiện quản lý một cách tốt nhất

Được xem như là một quy luật tất yếu của quá trình phát triển, mơ hình chuyển giao quyền quản lý cơng trình cho người sử dụng nước đang phổ biến

một xu hướng chung trên phạm vi toàn cầu: xu hướng tăng cường sự tham gia

của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi Phân tích xu hướng này cho thấy một số cơ sở của cộng đồng tham gia như sau:

Trang 33

điều này, thậm chí thuỷ lợi phí cịn khơng đủ để trang trải cho riêng chỉ phí quản lý hàng năm Các chi phí duy tu bảo dưỡng cơng trình thì ln có xu hướng gia tăng theo thời gian trong khi nguồn thu lại quá ít, do vậy tình trạng cơng trình nhanh xuống cấp là điều khó trách khỏi Do thuỷ lợi có tác động lớn đến cả đời sống kinh tế, chính trị xã hội nên đứng trước thực trạng trên, các chính phủ phải cắt giảm một phần ngân sách (thường không nhỏ) để chi trả, trợ cấp cho các hoạt động thuỷ lợi Thâm hụt cán cân chi tiêu công cộng khiến các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát

triển phải tính đến biện pháp san sẻ gánh nặng trợ cấp thuỷ lợi Trên thực

tế, mô hình chuyển giao quyền quản lý cơng trình từ chính phủ cho người sử dụng nước không phải bắt nguồn từ việc nghiên cứu đánh giá nội dung tham gia của cộng đồng mà bắt nguồn từ chính yêu cầu ổn định nền tài chính quốc gia thông qua cắt giảm trợ cấp thuỷ lợi

Cơ chế quản lý "từ trên xuống" (top down) tiềm ẩn những "căn bệnh" về cơ cấu tổ chức Việc lập kế hoạch và thực thi các biện pháp thuỷ lợi tại các vùng nông thôn nhiều khi không mang lại hiệu quả như mong muốn khiến những nỗ lực và tiền của bỏ ra trở nên lãng phí Khơng hiểu biết đầy đủ điều kiện tự nhiên cũng như nhu cầu của cộng đồng địa phương dẫn đến những thiết kế không phù hợp; xây dựng kém chất lượng, không đồng bộ làm giảm năng lực phục vụ của cơng trình Một yếu tố khác là mức tiền công của nhân viên thuỷ lợi thường không đánh giá trực tiếp qua hiệu quả

công việc (quyền lợi không đi đôi với trách nhiệm) nên tạo ra sức ì, năng

lực quản lý suy giảm Đây là những vấn đề thường gặp khi chính phủ thực hiện quản lý thuỷ lợi tập trung Do vậy, chuyển giao quản lý thuỷ lợi cho các hiệp hội sử dụng nước địa phương là biện pháp giải quyết tận gốc

đt

"căn bệnh" của cơ chế quản lý "từ trên xuống”

Trang 34

một số nước sử dụng nguồn vốn nước ngoài để phát triển thuỷ lợi phải cam kết có sự tham gia quản lý của cộng đồng thuộc các tầng lớp thấp xã

hội, đặc biệt là tầng lớp bình dân Những tác động này tạo ra môi trường thuận lợi để cộng đồng tham gia vào công tác thuỷ lợi

Sự tham gia của cộng đồng là động lực cơ bản của phát triển Nó tạo ra một chuỗi phát triển liên tục cả bên trong lẫn bên ngoài cộng đồng Về mặt bản chất, sự tham gia đồng nghĩa với sự vận động để có thể chuyển

hố sự vật, hiện tượng theo hướng phát triển quy luật của nó Đây là

nguyên lý cơ bản của những thành công trong quá trình chuyển giao quản lý cơng trình thủy lợi hiện nay

Cộng đồng tham gia cũng có nghĩa là năng lực của cộng đồng được phát

huy Năng lực này bao gồm tổng thể những nguồn lực như kiến thức bản địa, sức lao động, vốn, tài nguyên và chúng sẽ được phát huy tối đa khi mà chính cộng đồng có động cơ tốt nhất để sử dụng nó Q trình xây dựng, quản lý và sử dụng công trình địi hỏi cả những nguồn lực vật chất và phi vật chất (kiến thức tự nhiên trong khảo sát thiết kế; vốn, tài sản trong xây dựng; kinh nghiệm, sức lao động trong quản lý, sử dụng cơng trình) Do vậy, sự tham gia của cộng đồng là sự bổ sung cần thiết cho những điều kiện còn hạn chế của chính phủ trong cơng tác thuỷ lợi

Trang 35

Theo nội dung nghiên cứu của đề tài, một cơ sở đặc trưng để cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thủy lợi nhỏ là đặc tính kinh tế kỹ thuật của công trình Cơng trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật không quá phức tạp, vốn đầu tư khơng cao Cơng trình nằm rải rác tại các khu vực sinh sống của cộng đồng, gắn bó với cộng đồng Đó là những điều kiện rất thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia tích cực

2.2.4 Vài nét về mơ hình PIM (mơ hình tham gia quản lý thuỷ nông) 2.2.4.1 PIM là gì?

PIM là viết tắt của cum tir “Participatory Irrigation Management” Thuat

ngữ này dùng để nói đến sự tham gia của những người sử dụng thuỷ lợi ở tất cả các cấp (cấp tỉnh, huyện, xã, các hệ thống cơng trình đầu mối, cơng trình thứ cấp, các dự án hay toàn ngành thuỷ lợi) và các phương diện quản lý (lập kế

hoạch, xây dựng, giám sát, cấp vốn, vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra, đánh giá hay

thiết lập chính sách) Có thể có nhiều dạng thức cũng như cấp độ tham gia khác nhau song quan điểm của PIM đặc biệt nhấn mạnh vai trò quản lý trực tiếp của người sử dụng thuỷ lợi Thay bằng quan niệm phổ biến cho rằng quản lý thuỷ lợi địi hỏi phải có vai trò quan trọng của chính phủ thì PIM lại bắt đầu bằng việc cho rằng những người sử dụng mới là những người phù hợp nhất để quản lý nguồn nước và cơ sở vật chất thuỷ lợi một cách tốt nhất [ 15]

2.2.4.2 Nguồn gốc của PIM

Có thể nói nguồn gốc của PIM được hình thành từ rất sớm và gắn liền với

hình thức hợp tác thuỷ lợi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên để được đánh giá và ghi nhận như một mơ hình thuỷ lợi thì phải đến cuối thập kỷ §0, PIM mới chính thức mở rộng và phát triển (mặc dù trước đó, từ đầu thập kỷ 70, phương pháp tham gia đã được áp dụng ở Philippin) Khái niệm PIM được

khởi nguồn phát triển từ Mêhicô khi vào giữa những năm 80, nên kinh tế nước này rơi vào tình trạng khủng hoảng, chính phủ tan rã, các mạng lưới thủy lợi lớn

Trang 36

chi trả Vượt ra ngoài sự cần thiết, chính phủ tái tổ chức cơ quan thủy lợi nhà nước để thành lập một uỷ ban quốc gia về nước (gọi tắt là CNA) cùng với sự cho phép để chuyển giao quản lý các đơn vị thuỷ lợi sang cho các hiệp hội người sử

dụng nước (WUA - Water Users Association) được thành lập một cách đặc biệt

cho mục đích này Việc chuyển giao gánh nặng chi phí O&M cho WUA được xem như là một phương thức nhanh nhất, hiệu quả nhất cho sự ổn định của nền tài chính quốc gia Chính sách chuyển giao quản lý được thực hiện vào năm

1989 và cũng trong năm đó, Liên bang Xơ viết bắt đầu sụp đổ Chính sách được

đón nhận như là phát hiện mới để mở ra kỹ năng quản lý của người sử dụng chứ không phải chỉ dựa vào sự quản lý của nhà nước Năm 1990, Mêhicô đã chuyển giao đơn vị thủy lợi đầu tiên cho người sử dụng và đến năm 1995, 80 đơn vị thuỷ

lợi phục vụ hơn 2/3 trong tổng số 3,2 triệu hecta đất nông nghiệp gồm đã được

chuyển giao sang cho 316 WUAs Tiêu chí quan trọng cho việc lựa chọn là

WUAs có thể tự chủ về tài chính và trang trải được các chi phí hành chính và

duy trì hệ thống Do vậy, việc chuyển giao ban đầu được thực hiện ở các đơn vị được tổ chức tốt, hoạt động có hiệu quả và nơng dân ở đó là những người có xu hướng thương mại hoá Người dân được giao quyên sử dụng các cơ sở vật chất

kỹ thuật, tự do tạo ra các quy tắc riêng cho việc cho việc quản lý như khi nào thì

làm sạch kênh, phân phối nước như thế nào, thuê nhân viên kỹ thuật gì để thực

hiện công việc Được xác nhận trên cơ sở pháp lý, các con kênh sẽ được nhà nước trao quyền sở hữu trong thời gian 20 năm Trong trường hợp người nông

Trang 37

Philippin lại là trường hợp khá đặc biệt Nội dung của PIM được bắt đầu từ năm 1975 trên cơ sở làm sống lại vai trò truyền thống của người nông dân trong việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi kết hợp với vai trò của cơ quan thuỷ lợi quốc gia trong việc hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho người nông dân Hiện nay đã có hơn 6.200 hệ thống thuỷ lợi được các hiệp hội thuỷ lợi quản lý, tuy nhiên, số lượng các hiệp hội chịu trách nhiệm đầy đủ đối với việc vận hành và duy trì (O&M) các hệ thống của họ còn rất khiêm tốn Trường hợp của Philippin là có sự tham gia của cộng đồng nhưng thiếu sự chuyển giao thực sự [15]

Mơ hình chuyển giao quản lý ở Mêhicô đã tác động tới một loạt các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Trung Quốc, Marốc, Nhật Bản, Pakistan, Nêpan, Ấn Độ,

Inđônêxia, Albania, Algiéry, Armenia, Bukinafaso, Hi Lạp, Sênêgan,

Uzobékistan Tuy viéc hoc tap kinh nghiém va dụng mơ hình vào thực tiễn phát

triển thuỷ lợi ở mỗi nước có tên gọi khác nhau song về bản chất vẫn là tăng cường vai trò quản lý của người dân đối với hệ thống cơng trình thuỷ lợi Có thể nói rằng lĩnh vực thuỷ lợi trên thế giới đang chuyển sang xu hướng của PIM và

một phong trào toàn cầu đang diễn ra mà ở đó quyền lực tập trung trong tay nhà

nước đang chuyển sang một tầm quan trọng mới dựa trên những quyết định của người dân sử dụng nước

2.2.4.3 PIM và IMT

Khi nói tới PIM, người ta thường hay liên hệ tới chuyển giao quản lý thuỷ

nong (IMT - Irrigation Management Transfer) Chuyén giao quan ly thuc chất là sự dịch chuyển quyền kiểm soát những quyết định quản lý hệ thống cơng trình trong tay nhà nước sang người sử dụng thuỷ lợi Chuyển giao là phần nội dung của PIM (có thể coi IMT là một biện pháp quan trọng để thực hiện PIM) song trên thực tế hai nội dung này thường ít được chú ý phân biệt và thậm chí là đánh đồng lẫn nhau Những lý do được giải thích như sau: (1) Sự hoàn thiện của PIM dựa trên cơ sở IMT Khi IMT đã trở thành một phong trào thì PIM mới bắt đầu

Trang 38

IMT (2) IMT là biện pháp cốt lõi của IPM Các quyền quản lý thuỷ nông vốn đã nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước thì chỉ có một lựa chọn duy nhất để thực hiện PIM là trao những quyền đó cho người sử dụng thuỷ lợi (3) IMT thiết lập nên những điều kiện cơ bản và quan trọng để việc tham gia quản lý được thực hiện dễ dàng hơn Kết quả của IMT là nội dung của PIM

2.2.4.4 Tính hợp lý của PIM

PIM được xem xét như một phương pháp quản lý thuỷ lợi linh hoạt và bền vững Tính hợp lý của phương pháp này được thể hiện qua một số điểm sau:

- Khắc phục những khó khăn về tài chính: 1) Nguồn thu thuỷ lợi phí có xu hướng sụt giảm; 2) Chi phí duy trì các hệ thống để vận hành tiêu chuẩn có xu

hướng tăng; 3) Ngân sách hỗ trợ từ nhà nước bị cắt giảm Như vậy, với mơ hình tham gia quản lý, gánh nặng chi phí sẽ được chuyển giao sang cho người sử dụng

để có thể tạo ra triển vọng phát triển mới cho các cơ quan quản lý thuỷ lợi của

nhà nước

- Mang lại lợi ích cho người sử dụng thuỷ lợi: Điều kiện để người nông

dân tham gia quản lý là quá trình chuyển giao phải nằm trong lợi ích của họ Người nơng dân có thể nhìn thấy lợi ích từ việc tự tổ chức quản lý cơng trình

- Động cơ tham gia của người sử dụng: người nông dân phụ thuộc nhiều

vào nguồn nước thuỷ lợi trong đời sống sản xuất và sinh hoạt hằng ngày Do vậy họ có động cơ mạnh mẽ nhất để quản lý nguồn nước cũng như giải quyết những vấn đề khó khăn có tác động trực tiếp Nếu có một vấn đề không đáng kể trong quản lý nhưng lại quan trọng trong sản xuất nông nghiệp thì nó vẫn được người nơng dân ưu tiên giải quyết Trường hợp này sẽ khác đối với những cơ quan quản lý thuỷ lợi của nhà nước Như vậy, động cơ tham gia của người nơng dân cho thấy tính bên vững trong suốt quá trình quản lý cơng trình

2.2.4.5 Phạm vi của PIM

Trang 39

quản lý) trong đó phân chia thành các giới han ở mức độ tương đối như sau: l) Chính phủ kiểm sốt hồn tồn mọi quyết định quản lý nguồn nước và cơng trình, người dân khơng có vai trị ảnh hưởng; 2) Chính phủ kiểm sốt có sự giúp đỡ của người dân Đây là phương pháp quản lý truyền thống ở hầu hết những cơng trình thuỷ lợi lớn; 3) Người dân kiểm soát và chính phủ tạo điều kiện thuận lợi Đây là mô hình IMT trong đó chính phủ có hỗ trợ trong cả quá trình chuyển giao hồn tồn, ít nhất cũng là sự trợ giúp về mặt pháp lý; 4) Người dân kiểm sốt hồn tồn Phạm vi này thường thấy ở các hệ thống thuỷ lợi truyền thống do người dân địa phương quản lý

Với phạm vi tham gia, giới hạn thể hiện ở các cấp độ tham gia khác nhau

của người dân như sau: 1) Không tham gia: người dân không tham gia vào các

quyết định quản lý hoặc sự tham gia chỉ được đánh giá ở mức thụ động thông qua việc tiếp nhận thông tin I chiều về quyết định quản lý; 2) Cung cấp thông tin; 3) Tham khảo ý kiến: người dân được tham khảo trước khi hình thành hoặc đưa ra các quyết định; 4) Chia sẻ các quyết định: người dân có được quyền kiểm soát quản lý trực tiếp; 5) Hoàn toàn quyết định: người dân là những nhà quản lý[15]

Hai yếu tố quản lý và tham gia có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau Trong chừng mực nhất định chúng là hai khía cạnh phản ánh của cùng một vấn đề Do vậy, để phạm vi của PIM được mở rộng, bền vững thì nhất thiết tham gia và quản lý phải được hướng đến một sự hoà nhập tốt nhất trên cơ sở một liên kết rộng rãi, chặt chẽ (tính cộng đồng) và quyền kiểm soát thực sự Tiểm lực của PIM được coi như một chiến lược quản lý để đáp ứng tất cả các mục tiêu phát triển dựa trên việc kết hợp cân bằng sự tham gia và kiểm soát của người sử dụng thủy lợi [15]

2.2.4.6 Tác động của PIM

Trang 40

định trong quản lý cơng trình Tác động cuả quá trình này lên các chủ thể chịu ảnh hưởng được xem xét trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Những tác động của PIM [1 I]

Đối tượng chịu tác động

Tinh chat tac dong

Tich cuc Tiéu cuc

Người sử dụng thuỷ lợi

- Nhận thức về quyền sở hữu

- Tang tinh minh bạch - Tang cudng bao dưỡng

- Giảm mâu thuẫn giữa các cá

- Doi hoi nhiều thời gian công sức để quản lý

(Người nông dân) an - ft được hỗ trợ thiên tai

- Chủ động sản xuất - Ít được hỗ trợ cải tạo, nâng cấp

- Tang năng suất nông nghiệp

- Giảm chỉ phí của chính phủ - Kiểm soát cơ cấu mùa vụ ít hơn

Chính phủ - Giảm nhân viên phục vụ - Khả năng thực thi chính sách nơng

- Giảm chỉ phí cho nền kinh tế

- Người nông dân được hài lịng

nghiệp thơng qua cơ quan quản lý

thuỷ lợi giảm

Cơ quan quản lý nhà nước

~ Ít phải giải quyết những mâu thuẫn, xung đột

- Giảm thiểu sự tham gia vận hành

- Có được những trách nhiệm mới

- Giảm những can thiệp mang tính chính trị

- Giảm ảnh hưởng chính trị - Giảm sự kiểm soát đối với nguồn nước

- Vai trị khơng chắc chắn

2.2.5 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.5.1 Sự tham gia của cộng đông trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ ở một số nước trên thế giới

Người dân tham gia quản lý thủy nông đã trở thành một xu hướng toàn

cầu Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia hay địa phương khác nhau lại có những hình thái,

tính chất, mức độ tham gia khác Với sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơng trình thuỷ lợi nhỏ, đề tài nêu lên kinh nghiệm ở một số

Ngày đăng: 09/08/2014, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w