Định hướng của phong trào xây dựng nông thôn mới là phát triển nông thôn cấp cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)

thôn cấp cơ sở

Phát triển nông thôn thôn cấp cơ sở là một nội dung của phát triển nông thôn, gắn với địa bàn cụ thể. Qua quá trình Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn đã chứng tỏ không thành công. Ngày nay, phát triển nông thôn cấp cơ sở thay đổi phương pháp hỗ trợ của nhà nước cho cộng đồng địa phương, phải gắn liền với khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương. Một loạt công cụ và phương pháp mới được giới thiệu như đánh giá nhanh nông thôn – RRA, đánh giá nông thôn có sự tham gia – PRA,…

Phát triển nông thôn tại Việt nam được đề cập trực tiếp từ đầu những năm 1990. Được bắt đầu muộn hơn nhưng điều đó không có nghĩa là nội dung và phương pháp phát triển nông thôn có nhiều khác biệt, tách rời với lý thuyết và nội dung phát triển nông thôn của thế giới. Phát triển nông thôn cấp cơ sở tại Việt Nam đã bắt nhịp được với xu thế phát triển chung của thế giới. Các phương pháp tiếp cận, nội dung phát triển nông thôn cấp cơ sở về lý thuyết cũng như thực tiễn được áp dụng trên thế giới cũng được tổ chức ở Việt Nam, dù có thể ở những quy mô và hình thức khác nhau.

Định hướng của phong trào xây dựng nông thôn mới là phát triển nông thôn cấp cơ sở với các mục tiêu: (1) Từng bước thay đổi vai trò của người dân từ khách thể sang chủ thể trong thực hiện phong trào xây dựng phát triển nông thôn, (2) Từng bước phân cấp và trao quyền để người dân chủ động thực hiện các hoạt động phát triển, bên ngoài hỗ trợ và thúc đẩy và (3) huy động sự tham gia, nguồn lực của cộng đồng kết hợp với nguồn hỗ trợ có hiệu quả của nhà nước.

Để phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững và hiệu quả, việc thử nghiệm xây dựng mô hình phát triển nông thôn cấp cơ sở nhằm thử nghiệm các cơ chế, chính sách, nội dung, phương pháp để tìm ra cơ chế, chính sách phù hợp là việc làm cần thiết trước khi xây dựng một chương trình phát triển nông thôn cho toàn quốc. Trong đó, việc tìm ra cách thức huy động sự tham gia tự nguyện, có tổ chức của người dân và các cộng đồng cấp cơ sở là chìa khóa thành công. Có khả năng đáp ứng được yêu cầu này, do vậy, phát triển dựa vào cộng đồng để từ đó huy động được nguồn nội lực là rất khả thi.

Phát triển nông thôn dựa vào nội lực là chiến lược phát triển bắt đầu với những gì hiện có, đó là năng lực của người dân tại thôn, là thế mạnh của các mối quan hệ của thôn với các cơ quan, đoàn thể. Phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào nội lực của cộng đồng là một quá trình khơi dậy, vận động và huy động sự tham gia tối đa và tích cực của người dân vào các hoạt động phát triển thôn bản, đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ người dân chuyển từ trạng thái bị động tiếp nhận những gì bên ngoài mang lại sang trạng thái năng động tự tìm kiếm và biết tận dụng cơ hội phát triển và sự trợ giúp từ bên ngoài

Để hiểu rõ về mô hình phát triển nông thôn mới chúng ta đi sâu vào phân tích sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan vào phát triển nông thôn qua một sô thôn điểm được chọn làm thử nghiệm

Để tiến hành xây dựng mô hình thử nghiệm, lựa chọn 5 thôn tại các tỉnh khác nhau tham gia. Các lãnh đạo các thôn cũng được tham vấn trong quá trình lựa chọn điểm hỗ trợ nghiên cứu. Các thôn đều có điều kiện tư nhiên và mức phát triển kinh

tế-xã hội ở mức trung bình, không có các đặc thù, so với các thôn, xã trong cùng địa bàn. Các thôn đều thuộc khu vực nông thôn, nhưng do nằm cách xa tại các địa bàn hoàn toàn khác nhau nên mỗi thôn có những đặc thù riêng về tự nhiên, kinh tế và xã hội.

Các điểm tham gia bao gồm:

Biểu 1. Các điểm thử nghiệm xây dựng mô hình

STT Thôn Huyện Tỉnh Vùng

1 Khu

hành chính 13

Đào Xá Thanh Thủy Phú

Thọ

Trung du miền núi phía Bắc

2 Hạ Đôn

Nhân

Lập Thạch (năm 2009 sau chia tách thành huyện Sông Lô)

Vĩnh Phúc Đồng bằng sông Hồng 3 Thạnh Nghĩa Thạnh Mỹ

Đơn Dương Lâm

Đồng Tây nguyên 4 Ninh Quý 2 Phước Sơn

Ninh Phước Ninh

Thuận Duyên hải trung bộ 5 ÔKàđa Phước Hảo Châu Thành Trà Vinh Đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w