Các chính sách thực hành dân chủ cơ sở, tăng cường sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 61 - 66)

điều kiện như khả năng hưởng lợi, sự linh hoạt cho phép, và nhất là mức độ phân cấp, trao quyền cho cộng đồng trong tổ chức và quản lý các hoạt động đều có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của cộng đồng.

III. Các chính sách thực hành dân chủ cơ sở, tăng cường sự tham gia của cộng đồng cộng đồng

1. Văn hoá - xã hội và môi trường:

Từ bao đời nay, làng xã luôn là cái nôi văn hóa của cộng đồng dân cư, mỗi làng mang một bản sắc riêng biệt. Tuy nhiên những nét đặc trưng mà người ta dễ nhận thấy nhất là sự thể hiện tính dân chủ của cộng đồng: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã, cộng đồng trong sản xuất bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hóa, lối sống, đạo đức…); ý thức tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương ước, lệ làng); các biểu trưng văn hóa mang giá trị truyền thống như các làn điệu dân ca, dân vũ… Dân chủ cộng đồng cùng với nền văn hóa truyền thống luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, gìn giữ và phát huy. Thể hiện rõ nhất là chính sách của Nhà nước trong việc xây dựng hương ước thôn. Bản hương ước quy định một trật tự xã hội phù hợp với điều kiện của địa phương, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh trong thôn xóm. Hương ước thôn được xây dựng dựa trên sự đồng thuận và nhất trí của người dân nên mọi người dân đều có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến. Đây là một hình thức dân chủ thảo luận. Tuy nhiên, hương ước thôn phải tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng. Theo quy định ở mục 2 của Pháp lệnh dân chủ cơ sở, đây là một trong những nội dung mà người dân bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định. Trong quá trình xây dựng nội dung của bản hương ước, người dân trong thôn hoàn toàn được chủ động thảo luận và biểu quyết các vấn đề mà họ quan tâm.

Thực tế, việc thực hiện dân chủ cơ sở có sự tham gia của các tổ chức đại diện quần chúng đã và đang diễn ra sôi động. Hoạt động của Hội phụ nữ xã là các

chương trình về bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc, vận động sinh đẻ có kế hoạch… Mặt trận tổ quốc là tổ chức có nhiều hoạt động đa dạng, cụ thể là các cuộc tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, phòng chống tội phạm ma túy, HIV/AID, chống tệ nạn mại dâm, hay toàn dân tham gia bảo vệ môi trường…

2. Hạ tầng kinh tế - xã hội

Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có sự tham gia của cộng đồng là một trong những nội dung quan trọng mà các dự án quốc tế cũng như Chính phủ chú trọng phát triển. Đây là hình thức dân chủ tham gia và khởi nguồn được thực hiện ở Việt nam qua dự án cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (RIDEF) của Quỹ phát triển vốn Liên hợp quốc, chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam - Thụy Điển (MRDF) và một số dự án nhỏ thiết lập các cơ chế tham gia đối với hạ tầng cơ sở nông thôn của Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD). Dự án tài trợ của Ngân hàng thế giới và dự án Phát triển nông thôn Miền núi phía Bắc đều là những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có sự tham gia của cộng đồng được nhiều người biết tới. Cả hai dự án này đều do người dân xác định và quản lý.

Trong Pháp lệnh, trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền, đoàn thể và cá nhân cũng được quy định rõ ràng.

Điều 17 : Quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

(1). Uỷ ban nhân dân cấp xã lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện, chỉ đạo trưởng thôn, tổ trưởng dân phố thực hiện kế hoạch đã được thông qua.

(2). Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm lập biên bản tổng hợp kết quả về những nội dung đã đưa ra nhân dân toàn cấp xã bàn và quyết định; tổ chức triển khai thực hiện những nội dung đã được nhân dân quyết định; phối hợp

với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng dân phố.

(3). Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung nhân dân bàn và quyết định tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.

Điều 18 : Quy định trách nhiệm của trưởng thôn, tổ trưởng dân phố

(1). Chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để nhân dân thực hiện.

(2). Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc thuộc phạm vi cấp xã, báo cáo kết quả cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

(3). Tổ chức thực hiện những công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân quyết định.

3. Kinh tế - xã hội

(1). Các nội dung công khai để nhân dân biết được quy định trong Pháp lệnh dân chủ cơ sở

Bao gồm: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của cấp xã; Dự án công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã, các khoản huy động nhân dân đóng góp; Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, phương thức và kế hoạch bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã

hội…; Đối tượng , mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền xã trực tiếp thu.

* Các hình thức công khai

- Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm niêm yết những nội dung trên chậm nhất là 2 ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên. Thời gian niêm yết ít nhất là 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.

- Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã và thông khai thông qua trưởng thôn, tổ trưởng dân phố để thông báo đến nhân dân. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm công khai những nội dung trên chậm nhất là 2 ngày kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.

Trường hợp công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã thì thời hạn công khai là 3 ngày liên tục.

* Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã là lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung công khai, trong đó nêu rõ cách thức triển khai thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, phương án đã được thông qua. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp vè quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.

(2) Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định

Bao gồm: Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; Đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã; Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý sử dụng quỹ đất của cấp xã; Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã, chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phương án quy hoạch khu dân cư.

Việc lấy ý kiến của người dân được thực hiện qua 3 hình thức: Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình và hình thức thông qua hòm thư góp ý.

4. Giám sát có sự tham gia

Theo dõi, giám sát công việc của chính phủ là một hình thức dân chủ trực tiếp. Giám sát có sự tham gia là một trong những hoạt động quan trọng đã được Nghị định dân chủ cơ sở cho phép từ năm 1998. Tuy nhiên cơ chế thực tế để giám sát vẫn chưa được xác định rõ ràng trong chính văn bản pháp luật này. Thực tế đây là khâu chưa mạnh trong Nghị định dân chủ cơ sở.

Trong Pháp lệnh dân chủ cơ sở năm 2007, những lĩnh vực và nội dung công khai cho dân biết và những nội dung dân được bàn, biểu quyết và lấy ý kiến (như đã đề cập ở các phần trước) thì người dân tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện.

Người dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. trình tự, thủ tục hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật

Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, ban thanh tra

nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng. trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w