Thôn Thạnh Nghĩa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 31)

II. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT

1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội,của các điểm xây dựng mô hình Khu hành chính

1.3. Thôn Thạnh Nghĩa

Thôn Thạnh Nghĩa nằm cách trung tâm xã chừng 1km, ngay sát với thị trấn huyện Đơn Dương và theo đường tỉnh lộ 27 chỉ cách ngã ba Đức Trọng 12 km, trong đó một đường đi lên Đà Lạt và một đường đi về thành phố Hồ Chí Minh. Thôn đang trong quá trình đô thị hóa. Nhờ có đường tỉnh lộ 27 chạy qua do đó vị trí của thôn Thạnh Nghĩa rất thuận tiện trong việc đi lại cũng như giao thương với bên

ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóa của người dân trong thôn nhất là sản phẩm rau sạch của thôn.

Diện tích đất của thôn Thạnh Nghĩa là 161 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 100 ha chiếm 62,11%, còn lại là các loại đất khác. Diện tích đất và điều kiện khí hậu (khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân trong năm khoảng 20- 220) của thôn rất thích hợp để phát triển sản xuất rau thương phẩm và dâu tằm, đây cũng là ngành mang lại thu nhập chính cho người dân trong thôn Thạnh Nghĩa nói riêng và nhân dân trong xã Thạnh Mỹ nói chung.

Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung của người dân trong thôn còn thiếu và không đảm bảo bảo chất lượng, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của người dân trong thôn. Một số trục đường chính đi từ huyện xuống các xã khác qua địa bàn của thôn là đường cấp phối không được tu bổ thường xuyên nên bị xuống cấp nghiêm trọng. Các trục đường chính và ngõ xóm trong nội bộ thôn và cả liên thôn với các thôn khác trong cùng xã đa phần vẫn là đường đất, một số đoạn được rải cấp phối nhưng cũng bị xuống cấp. Hệ thống đường từ khu dân cư đến các khu vực sản xuất, vùng rau hàng hóa đã hình thành hướng tuyến rõ ràng và đảm bảo chiều rộng nền và mặt đường, tuy vậy cũng chỉ là đường đất nên không thuận lợi cho việc vận chuyển, nhất là đây là vùng sản xuất rau hàng hóa yêu cầu sử dụng để vận chuyển cao. Tương tự như vậy, hệ thống kênh mương dẫn nước tưới rau chưa được cứng hóa nên còn gây thất thoát nước, chưa đáp ứng được nguồn nước kịp thời và đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp.

Tổng số hộ trong toàn thôn là 408 hộ, với 2.088 nhân khẩu (bình quân 5,11 người/hộ). Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ lực, chiếm 58% giá trị kinh tế. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp đã đạt được mức độ sản xuất hàng hóa tương đối cao, chủ yếu tập trung vào các loại rau quả có giá trị như súp lơ, cà chua, cải trắng,.. phần lớn sản phẩm thu hoạch được đều được xuất bán cho thương lái đưa về tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Các ngành nghề thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp cũng tương đối phát triển tại đây. Tham gia vào sản xuất rau hàng hóa yêu

cầu lao động liên tục quanh năm, nhiều thời điểm thiếu lao động đã phải thuê thêm lao động tại các xã lân cận.

Trên địa bàn của thôn có hợp tác xã nông nghiệp. Hiện HTX đang thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn. HTX là một trong số ít HTX có từ thời gian trước đây vẫn còn hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. HTX đang tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức cấp trên nhằm duy trì củng cố và hỗ trợ phát triển, xem như một hình mẫu về phát triển HTX.

Các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống trong thông đang hiện nay đang được người dân trong thôn triển khai khôi phục, bên cạnh đó tính cộng đồng của thôn cũng đang được duy trì. Các chi hội đoàn thể, chính trị-xã hội văn hóa gồm: mặt trận tổ quốc, chi bộ đảng, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,… đang hoạt động thường xuyên và ổn định thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân trong thôn. Các thành viên nòng cốt đa số đều nhiệt tình với các công tác chung. Các chi hội đoàn thể này đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động chung của thôn, trong việc huy động và tập hợp các thành viên tham gia tích cực vào các phong trào chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w