Quan điểm và mục tiêu về sự tham gia của cộng đồng 1 Quan điểm về sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 61)

1. Quan điểm về sự tham gia của cộng đồng

1.1. Quan điểm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phát triển nông thôn phát triển nông thôn

Thông thường người dân trong thôn sẽ thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương hoặc các cơ quan cấp trên. Cộng đồng thôn không trong vai trò như “người chủ” của quá trình phát triển của chính họ, nên không chủ động tham gia, không huy động được nguồn lực một cách tối ưu, và không phát huy được tính sáng tạo của cộng đồng. Nếu là các chương trình, dự án liên thôn, liên xã hoặc lớn hơn thì sự tham gia của cộng đồng thôn là rất nhỏ, do quy mô và mức độ phức tạp về kỹ thuật nên người dân không tham gia vào việc ra các quyết định. Khi công việc được triển khai thì đa phần do các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài vào thực hiện, họ có thể thuê lại lao động địa phương hoặc mua vật liệu xây dựng ngay tại địa phương. Người dân chỉ thấy mình trong vai trò của người làm thuê nên không thấy có trách nhiệm trong việc tham gia. Nhưng ngay với các công trình, công việc quy mô nhỏ do xã hay thôn đứng ra tổ chức thì vai trò của cộng đồng địa phương cũng hạn chế, người dân còn tham gia một cách bị động. Trong những trường hợp yêu cầu phải có sự tham vấn của cộng đồng, quá trình tham vấn còn mang tính hình thức.

Để cộng đồng địa phương đứng ra làm chủ quá trình phát triển của chính họ, cần thiết phải nhấn mạnh và luôn nhắc lại để làm chuyển biến và thay đổi nhận thức của cộng đồng. Quá trình này sẽ chỉ đạt được kết quả sau một thời gian dài, qua trực tiếp chứng kiến việc thực sự phân cấp và phân quyền từ các cơ quan, từ các cấp chính quyền cho cộng đồng địa phương. Chỉ khi đó, người dân trong cộng đồng mới thấy mình là người chủ thực sự đối với các hoạt động phát triển trong cộng đồng, họ coi những công việc phát triển là “của họ”. Vấn đề này đã được trình bày ở phần Sự tham gia của cộng đồng.

1.2. Quan điểm phát triển tổ chức cộng đồng

Cộng đồng thôn làm chủ và dựa vào nội lực được coi như nguyên tắc chính nên khi đó phát triển các tổ chức cộng đồng sẽ có tính then chốt đảm bảo xây dựng thành công mô hình nông thôn mới. Ban quản lý thôn có nhiệm vụ hỗ trợ cho UBND xã trong thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, trong khi các tổ chức

hội đoàn thể chính trị, xã hội và các nhóm khác có hội viên riêng có thể được huy động cho hoạt động theo mục tiêu của các tổ chức hội đoàn thể tương ứng. Củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức đó dựa trên nền tảng tinh thần tự nguyện, cống hiến và hợp tác của các thành viên cho sự phát triển chung của từng tổ chức cũng như của cả thôn là công việc thường xuyên, liên tục trong xây dựng nông thôn mới.

Đội ngũ cán bộ thôn hiện tại cùng với cán bộ các chi hội tổ chức quần chúng trong thôn thực hiện các công việc hành chính, đoàn thể do cấp xã giao phó để tổ chức thực hiện ở cộng đồng. Họ có khả năng và từng có kinh nghiệm tổ chức thực hiện các hoạt động “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tuy nhiên, hoạt động của họ còn rời rạc, không liên tục vì thiếu sự gắn kết, điều phối thống nhất . Họ còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch phát triển của thôn – điểm khởi đầu cho việc xây dựng nông thôn mới; và các vấn đề liên quan đến tổ chức phát triển cộng đồng – nội dung đảm bảo cho sự phát triển cộng đồng bền vững nhưng đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Với thời gian thử nghiệm xây dựng mô hình trong 3 năm, ưu tiên trong việc phát triển tổ chức cộng đồng được tập trung vào xây dựng Ban phát triển thôn BPT, đồng thời nâng cao năng lực của họ trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thôn KHPT trên cơ sở tự lực cánh sinh, dựa vào cộng đồng là chính.

*Hình thành BPT tại các thôn điểm

Cho đến nay, BPT đã được hình thành tại tất cả các thôn, chủ yếu trên cơ sở do người dân trong thôn bầu ra. BPT có nhiệm vụ chính là tổ chức người dân trong thôn thực hiện xây dựng nông thôn mới theo nguyên tắc dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ. Mỗi BPT thường gồm từ 5 đến 9 người, ngoại trừ Ninh Thuận với 720 hộ đã thành lập BPT gồm 15 người. Để họ có thể hiểu và thực hiện tổ chức xây dựng nông thôn mới theo cách tiếp cận mới, cán bộ Viện đã thực hiện các đợt tuyên truyền giới thiệu chính thức, được tăng cường bằng trực tiếp thực hành về nội dung và điểm quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, nhất là việc phân cấp, trao quyền làm chủ cho cộng đồng thôn và phương châm tự lực cánh sinh. Cho đến nay,

thành viên trong phần lớn các BPT, nhất là các trưởng ban, hiểu được các vấn đề cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

*Tiếp tục nâng cao năng lực BPT

Một nội dung quan trọng là nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển thôn theo cách tiếp cận từ dưới lên cho BPT. Qua tập huấn và thực hành trực tiếp qua trường hợp bản thân cộng đồng của họ, BPT đã nắm được quy trình bao gồm các bước chính trong lập kế hoạch phát triển hàng năm của thôn. Tuy nhiên việc tiếp tục củng cố thông qua nhắc lại quy trình, nhất là được gắn với thực hành ngay trường hợp của bản thân cộng đồng là cần thiết. Trong khi đó, năng lực của BPT trong việc xây dựng và theo đuổi kế họach phát triển dài hạn của thôn, dù đã được tập huấn, cũng vẫn còn hạn chế, vì vậy nó cần phải được nghiên cứu thêm, cũng như tiếp tục nâng cao năng lực cho BPT về nội dung này. Ngoài ra, các hướng dẫn theo định hướng dự án (chứ không phải định hướng quá trình) cũng có thể ảnh hưởng không thuận lợi đến nhận thức về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch phát triển dài hạn của thôn.

2. Mục tiêu

Chương trình NTM xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển của bản thân. Đích đến là cộng đồng có đủ sự tự tin và năng lực để làm chủ thực sự, chủ động đứng ra tổ chức việc phát triển chung của địa phương. Đây là một quá trình phát triển dần dần. Việc huy động các nguồn lực của bản thân cộng đồng là quan trọng nhất, nhưng trong những năm đầu, khi điều kiện khi các nguồn nội lực còn hạn chế, nguồn hỗ trợ của Nhà nước cũng rất cần thiết.

Để sử dụng các nguồn lực tiết kiệm và có hiệu quả, các quy định cần tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng. Hoạt động hay công trình

có quy mô lớn cần huy động nguồn lực nhiều, tập trung trong thời gian ngắn ; có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w