Thôn Hạ Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 29)

II. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT

1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội,của các điểm xây dựng mô hình Khu hành chính

1.2. Thôn Hạ Vĩnh Phúc

Thôn nằm trên đất bãi ngoài đê của sông Lô, cách trung tâm xã 1 km và cách trung tâm huyện mới khoảng 10 km. Mặc dù đường giao thông đến thôn thuận lợi, tuy vậy do không nằm gần trục đường chính nên việc giao thương, phát triển kinh tế, nhất là các ngành nghề phi nông nghiệp bằng đường bộ còn gặp nhiều hạn chế. Tuy vậy, vị trí của thôn nằm đối diện với thị trấn Bãi Bằng qua sông Lô nên cũng có nhiều thuận lợi trong việc trồng và tiêu thụ các loại rau trái.

Diện tích đất tự nhiên của thôn là 54,5ha. Một phần diện tích là đất phù sa thuận lợi cho gieo trồng các loại cây hàng năm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dòng sông dẫn đến sự chia cắt địa hình, điều kiện tưới tiêu phát triển cây trồng không thuận lợi. Một phần diện tích chân cao không tưới chủ động được, phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời. Trong khi đó một diện tích lớn là ruộng trũng, chỉ canh tác được vụ đông xuân, bị ngập không canh tác được trong vụ mùa.

Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung đã có nhưng chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của thôn. Trong tổng số 5km đường liên thôn mới có 1km đường được làm bằng bê tông, hệ thống đường xương cá vào các ngõ xóm đều là đường đất. Hệ thống thủy lợi bao gồm kênh mương chính mới chỉ có một phần được xây cứng hóa, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thôn không có hệ thống cấp nước sạch tập trung.

Toàn thôn có 120 hộ với 534 khẩu. Kinh tế của thôn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, ở dạng sản xuất nhỏ là chính, sản xuất hàng hóa chưa phát triển. Thôn có một số hoạt động về sản xuất phi nông nghiệp và thương mại, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Đang diễn ra sự chuyển dịch lao động, nhất là đối với bộ phận thanh niên, học sinh tổt nghiệp cấp III mới gia nhập vào lực lượng lao động, chủ yếu đi làm công nhân tại các khu công nghiệp.

Các hoạt động giữ gìn văn hóa truyền thống đang được khôi phục, tính cộng đồng của thôn được duy trì ở mức trung bình khá. Thôn có đầy đủ các chi hội đoàn thể bao gồm mặt trận tổ quốc, chi bộ đảng, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,… Các thành viên nòng cốt đa số đều nhiệt tình với các công tác chung. Do vậy các tổ chức này đều đóng vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động chung trong thôn, trong huy động và tập hợp các thành viên tham gia tích cực vào các phong trào.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w