Sự tham gia đóng góp ý kiến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 40)

II. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT

2. Sự tham gia đóng góp của cộng đồng vào kế hoạch phát triển nông thôn 1 Kế hoạch kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phát triển qua các năm

2.3.1. Sự tham gia đóng góp ý kiến

Tùy theo cách đánh giá, sự tham gia của cộng đồng được phân loại theo các cách khác nhau, như tham gia theo giai đoạn tổ chức thực hiện hoạt động phát triển nông thôn, hay tham gia theo loại hình đóng góp như lao động, nguyên vật liệu. Tuy vậy trong bất cứ trường hợp nào, sự tham gia của cộng đồng được thể hiện thông

qua đóng góp ý kiến tác động đến quyết định của chung cộng đồng về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, … luôn được coi là quan trọng nhất.

Tham gia đóng góp ý kiến thể hiện trình độ và năng lực của cá nhân cũng như của cả cộng đồng nói chung. Nội dung và mức độ tham gia này được đặt trong bối cảnh thực hành dân chủ cơ sở tại các địa phương có những tiến bộ, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là do thói quen còn lại từ cơ chế quản lý tập trung, trong đó các kế hoạch được xác định và xây dựng từ các cấp chính quyền, quản lý cấp trên, cộng đồng địa phương chỉ giữ vai trò thụ động.

Tham gia đóng góp ý kiến được tập trung vào hai trường hợp. Thứ nhất là của các nhóm có nhiều khó khăn so với các nhóm khác trong bản thân cộng đồng. Các nhóm khó khăn thường tự ti, ít phát biểu tham gia đóng góp ý kiến ngay những vấn đề liên quan đến họ, việc tạo môi trường và cơ hội thuận lợi khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến là cần thiết. Thứ hai là của chung của cộng đồng cơ sở thông qua đại diện của mình – ban phát triển thôn, so với các cơ quan chính quyền, quản lý bên trên. Thông thường, các cơ quan chính quyền, quản lý cấp trên thực hiện việc quản lý, chỉ đạo từ trên xuống với tất cả các nội dung hoạt động tại địa phương. Khi các cơ quan này trực tiếp quản lý các nguồn lực hỗ trợ (không giao quyền cho cộng đồng địa phương), đồng thời có sự khác nhau về kế hoạch do địa phương xây dựng, bao giờ cũng dẫn đến kết quả địa phương phải chấp nhận kế hoạch do cấp trên đưa ra. Ở đây, việc thay đổi quan điểm làm việc của các cấp chính quyền bên trên, thực sự phân cấp và phân quyền cho cộng đồng địa phương để tạo ra môi trường khuyến khích sự tham gia ý kiến là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w