II. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT
2. Sự tham gia đóng góp của cộng đồng vào kế hoạch phát triển nông thôn 1 Kế hoạch kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phát triển qua các năm
2.2. Các yếu tố nguồn lực và huy động nguồn lực
Các nội dung của phát triển nông thôn cấp cơ sở có cách thức tổ chức thực hiện khác nhau nhưng có điểm chung, đối với các hoạt động hưởng lợi chung của cả cộng đồng, là quy mô nhỏ và mức độ kỹ thuật không phức tạp. Các cộng đồng địa phương có thể chủ động tổ chức thực hiện phần lớn các hoạt động với sự hỗ trợ tối thiểu từ bên ngoài. Nguồn lực để thực hiện dựa vào cộng đồng là chính, vừa đảm bảo vai trò làm chủ của cộng đồng vừa đảm bảo tính bền vững của từng hoạt động phát triển. Do đó, tính toán khả năng và mức độ cân đối nguồn lực của cộng đồng có vai trò quan trọng. Nó cho phép xây dựng kế hoạch thực hiện có tính khả thi cao, bao gồm khả năng huy động nguồn lực và bố trí thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
2.2.1.Nguồn nhân lực
Tại tất cả các điểm, lao động làm nông nghiệp chiếm đa số, lao động các ngành nghề khác hoặc kết hợp nông nghiệp với phi nông nghiệp, thương mại chiếm
tỷ lệ nhỏ. Như vậy nguồn nhân lực và lao động phổ thông là chủ yếu. Đang có hiện tượng dịch chuyển lao động ra khỏi cộng đồng, nhất là thanh niên, đi làm ăn xa. Điều này xảy ra ngay cả tại các thôn điểm ở xa các thành phố lớn như thôn Hạ (Vĩnh Phúc),… Phần lớn thời gian trong năm, chỉ còn người già và trẻ em ở lại địa phương. Điều này ảnh hưởng đến việc huy động lao động của cộng đồng để thực hiện việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đơn giản tại thôn. Mặc dù đây là nguồn lực luôn được xem là dồi dào, dễ huy động đóng góp của địa phương. Đó cũng là cách thức để thực hiện sự tham gia có tổ chức qua đó nâng cao tính cộng đồng của người dân.