Thôn Ninh Quý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 34)

II. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT

1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội,của các điểm xây dựng mô hình Khu hành chính

1.4. Thôn Ninh Quý

Thôn Ninh Quý 2 nằm cách trung tâm xã Phước Sơn 3 km và cách trung tâm huyện Ninh Phước 8 km.Vị trí của thôn nhìn chung rất thuận tiện cho người dân trong thôn trong việc đi lại và giao thương với bên ngoài. Nhờ có vị trí thuận tiện nên đã tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóa của người dân trong thôn nhất là những sản phẩm nông nghiệp.

Tổng diện tích đất tự nhiên của thôn là 258 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của thôn là 193 ha (trong đó diện tích đất trồng lúa là 98 ha còn lại là đất trông màu và đất trồng cây lâu năm như nho, táo,…) chiếm 74,8%, còn lại là đất vườn và các loại đất khác. Nhờ có vị trí nằm kề sông Dinh nên việc lấy nước để

phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong thôn khá thuận lợi.

Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung trong thôn đã xây dựng một vài công trình như: nhà văn hóa, nhà mẫu giáo, đường bê tông,… nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển của người dân trong thôn. Hiện nay trong toàn thôn có khoảng 1,7 km đường giao thông trong thôn đã được bê tông hóa, còn lại đường giao thông trong thôn vẫn còn là đường đất. Hệ thống thủy lợi và đường giao thông nội đồng của thôn hiện nay vẫn chưa được cứng hóa do đó chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân trong thôn. Thôn vẫn chưa có hệ thống nước sạch tập trung để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân

Toàn thôn có 722 hộ với tổng số nhân khẩu là 3.685 nhân khẩu. Kinh tế của thôn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, toàn thôn có đến 686 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp (chiếm 95%), sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính nhỏ lẻ là chính nhưng cũng đang bắt đầu phát triển sản xuất mang tính hàng hóa. Người dân có trình độ canh tác cao, trước đây là vùng sản xuất thuốc lá nổi tiếng, hiện nay đây vẫn là vùng đi tiên phong trong việc sản xuất các loại cây giống cây trồng như lúa, ngô và các loại cây có giá trị kinh tế cao như táo, nho. Toàn thôn chỉ có 5% số hộ tham gia sản xuất các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp,… lực lượng lao động của thôn hiện nay đang có sự chuyển dịch, nhất là đối với bộ phận thanh niên, họ thường tìm các ngành nghề phi nông nghiệp tại địa phương, các tỉnh khác (làm việc tại các khu chế xuất công nghiệp) hoặc đi xuất khẩu lao động nước ngoài.

Hợp tác xã nông nghiệp với ban chủ nhiệm năng động đang hoạt động có hiệu quả. Hoạt động của hợp tác xã bao gồm cung cấp các dịch vụ vật tư đầu vào như thóc giống, phân bón và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như làm đất, tưới nước cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra HTX còn thực hiện việc kinh doanh lúa giống thông qua việc ký hợp đồng thuê các hộ sản xuất lúa giống theo yêu cầu của HTX. Lúa

giống sản xuất ra được HTX bao tiêu theo giá cả thỏa thuận và sau đó HTX sẽ bán lại cho các hộ khác mua làm thóc giống.

Các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống của thôn cũng đang được khôi phục, bên cạnh đó thì tính cộng đồng của người dân trong thôn cũng đang được duy trì ở mức cao. Trong thôn có đầy đủ các tổ chức, các chi hội đoàn, các tổ chức chính trị-xã hội bao gồm: hội cựu chiến binh, chi hội người cao tuổi, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên,… các tổ chức này đóng vai trò chủ đạo và là nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động chung của thôn, cũng như trong việc huy động và tập hợp các thành viên tham gia tích cực vào các phong trào.

1.5. Ấp ÔKàđa

ẤP Ôkàđa nằm cách quốc lộ 53 khoảng 2,6 km, cách trung tâm xã Phước Hảo 4 km và cách thị xã Trà Vinh khoảng 17 km. Nhờ hệ thống kênh rạch dày đặc tạo điều kiện cho việc vận chuyển vật tư, hàng hóa bằng tàu, xuồng. Hệ thống đường bộ bao gồm đường chính từ quốc lộ 53 vào thôn đã được đổ bê tông nhưng có bề mặt hẹp nên chưa thật thuận tiện cho việc giao thông đi lại và vận chuyển. Mặc dù không nằm cách xa các trung tâm xã, thị xã, nhưng điều kiện để giao thương cũng còn những khó khăn nhất định.

Tổng diện tích đất tự nhiên của ấp Ôkàđa là 153,3 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 132,4 ha chiếm 86,36% còn lại là các loại đất khác. Phần lớn diện tích đất nhiễm phèn, hàm lượng dinh dưỡng thấp, nhưng nhờ có hệ thống kênh rạch đầy đủ có thể cung cấp nước đầy đủ cho việc ém phèn nên vẫn đảm bảo được năng suất lúa. Một số diện tích đất cao được trồng màu và ngô nhưng hiệu quả không cao do đất xấu và không chủ động được việc tưới.

Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung của người dân trong ấp còn hạn chế. Tuyến đường chính từ đường quốc lộ 53 qua trụ sở xã vào vào ấp đã được bê tông hóa theo chương trình 135 với chiều rộng 1,2m đã tương đối thuận lợi nhưng do chiều rộng còn hẹp nên cũng hạn chế việc

giao thông đi lại. Các tuyến đường chính trong ấp vẫn là đường đất, hệ thống các cầu đều chỉ là cầu tạm do vậy hạn chế nhiều đến việc giao thông đi lại trong ấp. Ngoài lớp học tiểu học và thala (nhà của cộng đồng ấp) đã được đầu tư xây mới, các công trình khác còn đang thiếu. Hệ thống cấp nước sạch do trung tâm nước sạch và VSMT tỉnh xây dựng đã hoàn thành nhưng chưa được khánh thành và bàn giao cho thôn quản lý sử dụng.

Toàn ấp có 198 hộ dân với tổng số nhân khẩu là 1.000 người đều là dân tộc Khơ me. Do tốc độ phát triển kinh tế của người dân trong ấp còn thấp nên trong ấp có tới 150 hộ thuộc loại hộ nghèo. Là một ấp thuần nông nên kinh tế của ấp chủ yếu dựa vào phát triển sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên sản xuất vẫn còn đang ở quy mô nhỏ, sản xuất hàng hóa trong ấp hiện nay chưa được phát triển. Lực lượng lao động trong ấp chủ yếu là lao động thuần nông trình độ sản xuất và kỹ năng của người lao động là chưa cao, lực lượng lao động phi nông nghiệp trong ấp chiếm tỷ lệ nhỏ cùng với khoảng 10% số hộ không có đất sản xuất chủ yếu là làm thuê, làm mướn.

Các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống của người dân trong ấp đang được khôi phục, tính cộng đồng của ấp được duy trì tuy nhiên mới chỉ ở mức chung bình. Ấp có một số tổ chức các chi hội đoàn thể bao gồm: Hội người cao tuổi, hội phụ nữ, Ban quản lý nhà chùa, hội chữ thập đỏ,… các thành viên nòng cốt trong các tổ chức này đa số đều nhiệt tình với các công tác chung. Các tổ chức hội đoàn thể này đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chung trong ấp, trong việc huy động và tập hợp các thành viên tham gia tích cực vào các phong trào chung của ấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w